Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát

Tóm tắt. Việc sử dụng nguồn tư liệu là âm nhạc và các bài hát vào việc dạy học ngôn ngữ đã

được khẳng định là mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài hát có chứa đựng

yếu tố văn hóa vào việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc

thiểu số cấp tiểu học như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần được trao đổi. Bài

viết này đề xuất một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu

hỗ trợ mang tính liên ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho

học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so

với việc dạy tiếng Việt đơn thuần. Kết quả cho thấy việc đưa bài hát vào trong lớp học tiếng

Việt đã mang lại hiệu quả là tăng cường động cơ học tập và giúp học sinh được trải nghiệm

trong một môi trường ngôn ngữ - văn hóa thực sự.

Từ khóa: Văn hóa, tiếng Việt, ngôn ngữ thứ hai, dân tộc thiểu số, bài hát.

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 1

Trang 1

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 2

Trang 2

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 3

Trang 3

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 4

Trang 4

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 5

Trang 5

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 6

Trang 6

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 7

Trang 7

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 8

Trang 8

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 9

Trang 9

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 8140
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát

Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học thông qua nguồn tư liệu bài hát
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0068 
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 120-129 
This paper is available online at  
 TÍCH HỢP YẾU TỐ VĂN HÓA VÀ ÂM NHẠC VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 
 CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC 
 THÔNG QUA NGUỒN TƯ LIỆU BÀI HÁT 
 Đỗ Việt Hùng1, Nguyễn Thị Ngân Hoa2 và Đỗ Phương Thảo3 
 1,2Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
 3Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
 Tóm tắt. Việc sử dụng nguồn tư liệu là âm nhạc và các bài hát vào việc dạy học ngôn ngữ đã 
 được khẳng định là mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài hát có chứa đựng 
 yếu tố văn hóa vào việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc 
 thiểu số cấp tiểu học như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần được trao đổi. Bài 
 viết này đề xuất một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu 
 hỗ trợ mang tính liên ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho 
 học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so 
 với việc dạy tiếng Việt đơn thuần. Kết quả cho thấy việc đưa bài hát vào trong lớp học tiếng 
 Việt đã mang lại hiệu quả là tăng cường động cơ học tập và giúp học sinh được trải nghiệm 
 trong một môi trường ngôn ngữ - văn hóa thực sự. 
 Từ khóa: Văn hóa, tiếng Việt, ngôn ngữ thứ hai, dân tộc thiểu số, bài hát. 
1. Mở đầu 
 1.1. Văn hóa là một khái niệm quan trọng trong giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc 
dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Một thực tế mà nhiều người thừa nhận là việc thiếu 
hiểu biết kiến thức văn hóa trong môi trường giáo dục đa văn hóa, môi trường song ngữ thường 
dẫn tới việc “sốc văn hóa” và sử dụng những chiến lược giao tiếp không phù hợp, ngay cả với 
những người nắm vững ngữ pháp và có vốn từ vựng tương đối. Chính vì thế, trong những năm 
qua, việc đưa những tri thức nền về văn hóa vào trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ trên thế 
giới nói chung và chương trình dạy tiếng Việt ở Việt Nam nói riêng được quan tâm đặc biệt. 
 Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, truyền thông và đặc biệt là truyền thông kĩ thuật 
số, việc tích hợp các sản phẩm dạy học và các sản phẩm của công nghệ truyền thông là một xu thế 
tất yếu. Trong các loại sản phẩm truyền thông đa phương tiện thì các CD, DVD hoặc video clip 
của các bài hát được sử dụng vào việc dạy học ngôn ngữ đã được khẳng định là mang lại nhiều lợi 
ích, đặc biệt là về mặt tâm lí và tư duy. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài hát có chứa đựng yếu tố 
văn hóa vào việc dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp 
tiểu học như thế nào cho có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần được trao đổi. Bài viết này đề xuất 
một số cách sử dụng bài hát như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu hỗ trợ mang tính liên 
ngành Ngôn ngữ, Âm nhạc, Văn hóa trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 
cấp tiểu học, đồng thời khảo sát hiệu quả của phương pháp này so với việc dạy tiếng Việt 
đơn thuần. 
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/4/2018. Ngày nhận đăng: 10/5/2018. 
Tác giả liên hệ: Đỗ Phương Thảo. Địa chỉ e-mail: phuongthaovnh@gmail.com 
120 
 Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 
 1.2. Trong nhiều năm qua, các nhà phương pháp luận dạy học tiếng Anh như một ngoại ngữ 
(EFL) trên thế giới đã tích cực xem xét khả năng sử dụng âm nhạc và bài hát trong lớp học (Ví dụ: 
Judith Weaver Failoni (1993), Eken (1996), Brian Cullen (1998), Saricoban (2000), Kevin 
Schoepp (2001), Robert Lake (2002), Natalia F. Orlova (2003) ).. Họ đã phân tích và nhận thấy 
việc sử dụng âm nhạc vào dạy học ngôn ngữ là cách tiếp cận hứng thú và có hiệu quả đối với 
người học. 
 Về mối quan hệ giữa âm nhạc và ngôn ngữ, các nhà thần kinh học đã phát hiện ra rằng việc 
xử lí âm nhạc và ngôn ngữ xảy ra trong cùng một phần của bộ não và dường như có sự tương 
đồng trong cách xử lí cú pháp âm nhạc và ngôn ngữ. Lí thuyết giáo dục về "đa trí tuệ" của 
Gardner (1993) khẳng định rằng: âm nhạc và ngôn ngữ là hai trong số bảy loại trí thông minh của 
con người. Ông cho rằng mặc dù giáo viên ngoại ngữ không quan tâm đến việc phát triển trí tuệ 
âm nhạc, họ vẫn có thể sử dụng trí thông minh âm nhạc của học sinh để đạt được các kỹ năng 
khác. Âm nhạc có thể được tích hợp vào các hoạt động của lớp học, mà không cần giả định rằng 
giáo viên hoặc học sinh có thể soạn nhạc hoặc biểu diễn âm nhạc. Do đó, một chức năng của âm 
nhạc là có thể trở thành công cụ giảng dạy, tương tự như tài liệu nghe nhìn hoặc phần mềm máy 
tính [dt 4; tr.97]. 
 Về lí do của việc sử dụng bài hát trong lớp học ngoại ngữ, Kevin Schoepp (2001) đã đưa ra 
ba lí do của việc sử dụng bài hát trong lớp học tiếng Anh như một ngoại ngữ, đó là các lí do về 
tình cảm, nhận thức và ngôn ngữ, tất cả đều dựa trên lí thuyết học tập và cung cấp cái nhìn sâu sắc 
về những lợi  ... hảo sát hiệu quả của thực nghiệm: 
 Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát để đánh giá hiệu quả của hai mô hình thực nghiệm trên. 
 - Công cụ khảo sát: Để khảo sát và đánh giá hiệu quả của việc Nghe hiểu bài hát tiếng Việt, 
chúng tôi đã thiết kế 2 mẫu Bảng hỏi (Mẫu A: dành cho học sinh lớp 2 thuộc mô hình 1; Mẫu B: 
dành cho học sinh lớp 5 thuộc mô hình 2). Mỗi mẫu gồm 10 câu hỏi, trong đó có: 9 câu hỏi trắc 
nghiệm đã được định dạng các phương án trả lời để người đọc tự lựa chọn và 1 câu hỏi tự luận. 9 
câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra năng lực từ và câu, năng lực hiểu nội dung chính của bài hát, 
hiểu các vấn đề văn hóa liên quan và độ hứng thú của học sinh đối với bài học; 1 câu hỏi tự 
luận yêu cầu học sinh viết suy nghĩ của mình về 1 vấn đề có liên quan đến nội dung bài hát. 10 
câu hỏi cũng được điều chỉnh khác nhau ở hai mẫu A và B cho phù hợp với đối tượng học sinh. 
 - Thu thập và phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập lại được chúng tôi phân tích theo 2 thông 
số: Số lượng (số lượng học sinh) và Tỉ lệ phần trăm (%). Các mức độ thông hiểu của học sinh 
được xếp vào 5 mức độ: từ mức độ 1 (Hoàn toàn không); mức độ 2 (Một chút); mức độ 3 (Trung 
bình); mức độ 4 (Khá cao) đến mức độ 5 (Cao). Đối với câu hỏi tự luận, chúng tôi dùng phương 
pháp tìm lỗi, thống kê và phân tích lỗi. 
 Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành chấm điểm hai bài tập Nghe của học sinh hai lớp và thu 
thập dữ liệu theo 2 thông số: Số lỗi sai (Số lần) và tỉ lệ phần trăm (%). 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
 Trên cơ sở tổng hợp các kết quả khảo sát từ 2 mẫu Bảng hỏi và kết quả khảo sát chất lượng 
Nghe hiểu của 2 mẫu bài tập thực nghiệm, chúng tôi thu thập được các kết quả như sau: 
 Bảng 1. Bảng thống kê tỉ lệ học sinh lớp 2A đạt các mức độ 
 Nghe hiểu bài hát (Đơn vị tính: số lượng học sinh, tỉ lệ %. Tổng số: 23 học sinh) 
 Phương diện Các mức độ nghe hiểu của học sinh 
 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 
 A. Hiểu từ mới và nhớ từ mới 1 5 12 5 0 
 4,3 21,7 52,2 21,7 0 
 B. Nắm cấu trúc ngữ pháp 2 12 8 1 0 
 8,7 52,2 34,8 4,3 0 
 C. Hiểu các vấn đề về văn hóa 2 5 12 4 0 
 8,7 21,7 52,2 17,4 0 
 D. Hiểu nội dung chính của bài hát 1 7 11 4 0 
 và chủ đề có liên quan 4,3 30,4 47,8 17,4 0 
 E. Nói lại/ Hát lại chính xác lời của 4 11 6 2 0 
 bài hát 17,4 47,8 26,1 8,7 0 
 F. Có thể thảo luận hoặc viết về các 3 14 5 1 0 
 vấn đề xoay quanh nội dung bài hát 13 60,8 21,7 4,3 0 
 Bảng 2. Bảng thống kê tỉ lệ học sinh lớp 5B đạt các mức độ Nghe hiểu bài hát 
 (Đơn vị tính: số lượng học sinh, tỉ lệ %. Tổng số: 20 học sinh) 
 125 
 Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa và Đỗ Phương Thảo 
 Phương diện Các mức độ nghe hiểu của học sinh 
 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 
 A. Hiểu từ mới và nhớ từ mới 2 3 6 8 1 
 10 15 30 40 5 
 B. Nắm cấu trúc ngữ pháp 3 8 7 2 0 
 15 40 35 10 0 
 C. Hiểu các vấn đề về văn hóa 0 5 5 7 3 
 0 25 25 35 15 
 D. Hiểu nội dung chính của bài hát 0 3 9 7 1 
 và chủ đề có liên quan 0 15 45 35 5 
 E. Nói lại/ Hát lại chính xác lời của 1 6 5 6 2 
 bài hát 5 30 25 30 10 
 F. Có thể thảo luận hoặc viết về các 2 5 8 4 1 
 vấn đề xoay quanh nội dung bài hát 10 25 40 20 5 
 Các mức độ hiểu này được chúng tôi sắp xếp từ hiểu bộ phận đến hiểu toàn bộ, từ thông hiểu 
đến tái hiện và hồi đáp. Trong đó, ở phương diện hiểu từ vựng và các vấn đề văn hóa có khá nhiều 
học sinh được xếp mức độ “khá cao”, đặc biệt là việc hiểu các vấn đề văn hóa sau khi nghe bài hát 
và xem video clip (có 35% học sinh lớp 5 hiểu ở mức độ “khá cao” và 52,2% học sinh lớp 2 được 
xếp loại “trung bình”). Còn các hoạt động nắm ngữ pháp, tái hiện lời bài hát hay thảo luận/ viết 
được cho là chưa đạt hiệu quả cao. Lí do là khi học một bài hát, học sinh thường chú trọng tìm 
hiểu nghĩa của từ mới và quan tâm đến các yếu tố văn hóa thể hiện trong bài hát. Việc tìm hiểu 
cấu trúc ngữ pháp, học hát và thảo luận xung quanh các vấn đề của bài hát đòi hỏi có nhiều thời 
gian hơn. 
 - Về việc bài hát có ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh hay không, có 40% học sinh 
lớp 2 và 30,4% học sinh lớp 5 khẳng định ở mức độ “khá cao” cho thấy bài hát đã góp phần làm 
tăng động lực, khuyến khích học sinh trong việc học nghe một cách đáng kể, giúp cho tâm lí “sợ 
nghe” của các em được giảm bớt. Học sinh hào hứng và thích thú với việc học nghe hơn. 
 - Về mức độ nhận thức bài hát có nhạc dân ca dân tộc thiểu số, lời Việt so với bài hát có nhạc 
và lời đều là của người Kinh, kết quả của 2 bài tập thực nghiệm trên 2 nhóm đối tượng có trình độ 
tiếng Việt khác nhau là: Khối học sinh lớp 2 nghe bài hát Xòe hoa có nhạc dân ca Thái, lời Việt và 
điền 10 từ vào chỗ trống: tổng số lỗi sai là 45 lần; Khối học sinh lớp 5 nghe bài hát Ngày Tết quê 
em có nhạc Việt, lời Việt và điền 10 từ vào chỗ trống: tổng số lỗi sai là 52 lần. Như vậy, mặc dù 
các học sinh lớp 5 có khả năng thụ đắc ngôn ngữ cao hơn nhưng lại bị sai nhiều hơn. Việc này có 
thể có sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa nguồn đến tâm lí tiếp nhận và khả năng thụ đắc ngôn ngữ 
của nhóm học sinh lớp 2, khiến cho các em hứng thú hơn, tập trung hơn trong khi làm bài, đồng 
thời các yếu tố về ngữ cảnh đã hỗ trợ các em trong việc hiểu nghĩa của bài hát, khiến các em đạt 
kết quả tốt hơn. 
 Như vậy, so với việc Nghe hiểu một văn bản ngôn ngữ đơn thuần, không sử dụng tư liệu 
bài hát thì việc nghe một file mp3 một bài hát và/ hoặc kết hợp với xem một video clip bài hát đó 
có lồng ghép các hình ảnh chứa đựng các yếu tố văn hóa liên quan, thì hiệu quả rõ rệt được đọng 
lại ở hai vấn đề: 
126 
 Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 
 Về mặt tâm lí, học sinh có động cơ học tập cao hơn rất nhiều. Các em thấy hứng thú, giảm 
căng thẳng, nặng nề. Giờ học sẽ thú vị, sinh động hơn với các tư liệu trực quan chứ không khô 
khan, bó hẹp trong các vấn đề ngôn ngữ hoặc thông tin kiến thức. 
 Về mặt nhận thức, học sinh thụ đắc ngôn ngữ dễ dàng hơn (hiểu và nhớ nghĩa của từ, ), 
từ đó tiếp thu các vấn đề về văn hóa có liên quan và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp cũng hiệu quả 
hơn. Những giai điệu, hình ảnh dễ đi sâu vào tâm trí, nhận thức của học sinh hơn là những lời 
thuyết giảng. Các em được “tai nghe mắt thấy”, nhận thức các vấn đề về ngôn ngữ thông qua các 
yếu tố phi ngôn ngữ. Đúng như Gardner nói: “trí thông minh của một người và sự quan tâm đến 
âm nhạc có thể được sử dụng để đạt được các kỹ năng trong các lĩnh vực phi âm nhạc như ngoại 
ngữ” [dt 4; tr.97] . Đồng thời, cũng cần chú ý đến vai trò của yếu tố văn hóa nguồn và văn hóa 
đích trong việc hỗ trợ khả năng thụ đắc ngôn ngữ của người học. 
2.4. Một số đề xuất cho việc tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học tiếng 
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học 
 Dựa trên cơ sở tiến hành các phương pháp thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả, thu thập các 
ý kiến đề xuất của học sinh và giáo viên về việc lồng ghép các yếu tố văn hóa, âm nhạc vào dạy 
học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai thông qua nguồn tư liệu bài hát, chúng tôi xin đưa ra một 
số vấn đề để cùng trao đổi. Theo chúng tôi, phương pháp lồng ghép yếu tố văn hóa vào việc dạy 
nghe bài hát cần được tiến hành phù hợp với trình độ của học sinh. 
 Ở trình độ ban đầu: Giáo viên nên sử dụng yếu tố văn hóa nguồn của người học (yếu tố có 
sẵn ở người học, thuộc về nền văn hóa của cộng đồng dân tộc người học) nhằm khai thác kiến 
thức nền về văn hóa, những yếu tố liên hội về mặt ngữ cảnh và kinh nghiệm cá nhân của người 
học. Cụ thể, đối với việc sử dụng bài hát vào việc dạy tiếng Việt trình độ ban đầu, giáo viên có thể 
dùng bài hát có nhạc dân ca của các dân tộc thiểu số, lời tiếng Việt. Những bài hát này thường là 
những bài hát truyền thống của các dân tộc ít người, có giai điệu quen thuộc với người học nhưng 
được thể hiện bằng lời tiếng Việt. Đối với từng khối lớp, giáo viên Tiếng Việt và giáo viên Âm 
nhạc có thể kết hợp để dạy những giờ học liên môn trên cơ sở nguồn tư liệu là các bài hát của dân 
tộc thiểu số, lời Việt có trong chương trình môn Âm nhạc của tiểu học. Ví dụ: Quê hương tươi đẹp 
(dân ca Nùng, lớp 1), Xòe hoa (dân ca Thái, lớp 2), Gà gáy (dân ca Cống – Lai Châu, lớp 3), Ngày 
mùa vui (dân ca Thái, lớp 3), Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba-na, lớp 4), Hoa Chăm-pa (bài hát Lào, 
lớp 5), Màu xanh quê hương (dân ca Khmer Nam Bộ, lớp 5), Hát mừng (dân ca Hrê Tây Nguyên, 
lớp 5) Hoặc có thể sử dụng các bài hát có phần nhạc và lời tiếng Việt nhưng có một số nội dung 
thuộc về văn hóa của các dân tộc thiểu số như: các hình ảnh đặc trưng của miền núi: “nhà sàn”, 
“suối”, “nương cao” trong bài hát Đi tới trường (lớp 1), hay các hình ảnh: “chú voi”, “bản”, 
“rừng già”, “buôn làng” trong bài hát Chú voi con ở Bản Đôn (lớp 4) Sử dụng những bài hát 
này vào giờ học Nghe tiếng Việt là một trong những biện pháp nhằm tăng cường động cơ học tập 
ở người học, dùng “liệu pháp tâm lí” và phông kiến thức văn hóa nền làm công cụ hỗ trợ việc thụ 
đắc một ngôn ngữ mới. 
 Ở trình độ nâng cao: Giáo viên có thể sử dụng yếu tố văn hóa đích (văn hóa Việt) một cách 
hoàn toàn trong việc lựa chọn và sử dụng bài hát, cụ thể, có thể dùng bài hát có nhạc Việt Nam, 
lời tiếng Việt, có chứa đựng một số yếu tố văn hóa đặc trưng của người Việt. Vì ở trình độ này, 
học viên đã có vốn tiếng Việt vừa đủ, khả năng nghe cũng tăng lên, đồng thời nhu cầu của học 
viên không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mà còn mở rộng ra 
việc tiếp thu các tri thức về văn hóa đích. Vì vậy, việc lồng ghép văn hóa Việt Nam vào trong việc 
dạy tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, nên có sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh, kênh 
tiếng và kênh hình để hỗ trợ người học trong việc nắm bắt thông tin, thụ đắc các vấn đề ngôn ngữ 
- văn hóa. Đối với một số chủ điểm, có thể lựa chọn ra các bài hát phù hợp. Ví dụ: 
 + Chào hỏi: Con chim vành khuyên (Hoàng Vân) 
 127 
 Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa và Đỗ Phương Thảo 
 + Gia đình: Ba ngọn nến lung linh (Phương Thảo, Ngọc Lễ) 
 + Trường lớp: Đi học (Thơ: Hoàng Minh Chính; Nhạc: Bùi Đình Thảo) 
 + Truyền thống: Ngày Tết quê em (Từ Huy) 
 + Tình hữu nghị: Trái đất này là của chúng mình 
3. Kết luận 
 Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy bài hát có thể được 
đưa vào chương trình dạy học tiếng Việt như một công cụ dạy học hay một nguồn tư liệu hỗ trợ 
mang tính liên ngành Ngôn ngữ - Âm nhạc – Văn hóa rất hiệu quả. Chúng tôi nhấn mạnh vai trò 
của các yếu tố văn hóa nguồn và văn hóa đích và cũng đề xuất một số biện pháp nhằm lồng ghép 
các yếu tố này vào việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học. Hiệu quả 
nổi trội nằm ở hai mặt: tình cảm (hứng thú, động cơ học tập) và nhận thức (về các vấn đề ngôn 
ngữ và văn hóa) của người học. Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là mới chỉ 
được tiến hành ở những nhóm đối tượng có số lượng chưa lớn. Trong tương lai, chúng tôi sẽ mở 
rộng phạm vi nghiên cứu rộng hơn, đa dạng hơn (thử nghiệm trên nhiều nhóm mẫu đến từ các dân 
tộc thiểu số khác nhau, các vùng miền khác nhau ở Việt Nam) để có được kết quả nghiên cứu sâu 
sắc và toàn diện hơn. Đồng thời, trong một bài viết khác, chúng tôi sẽ cố gắng mô tả cụ thể hơn 
nữa quy trình và phương pháp dạy học tiếng Việt thông qua một bài hát. 
 Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm của đề tài cấp Bộ, mã số B2015-17-77. Nhóm tác giả trân 
trọng cảm ơn sự tài trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đề tài. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cullen, B., 1998. The Internet TESL Journal, Music and Song in Discussion. Vol. IV, No. 10,. 
 Retrieved on June 12th 2017 from:  
[2] Đỗ Ảnh, 2000. Một số suy nghĩ về chức năng văn hóa của hệ thống ngữ liệu trong sách giáo 
 khoa tiếng. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia Thành tố văn hóa trong dạy – học ngoại ngữ 
 (tr. 234-236). Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà 
 Nội. Hà Nội. 
[3] Đỗ Việt Hùng, 2010), Quan hệ ngôn ngữ - văn hoá và việc dạy học bản ngữ ở bậc phổ thông. 
 Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 11, trang 1 – 5. 
[4] Failoni J.W., 1993. Music as Means To Enhance Cultural Awareness and Literacy in the 
 Foreign Language Classroom. Mid-Atlantic Journal of Foreign Language Pedagogy, 1, 97-108. 
[5] Gardner H., 1993. Frames of mind: The theory of multiple intelligences. New York: Basic book. 
[6] Hoàng Văn Vân, 2000. Văn hóa trong dạy ngoại ngữ: Bình diện lịch sử. Kỷ yếu Hội thảo Khoa 
 học Quốc gia Thành tố văn hóa trong dạy – học ngoại ngữ (tr. 354-358). Hội Ngôn ngữ học 
 Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội. 
[7] Krashen S.D., 1982. Principles and Practice in Second Language Acquisition. New York: 
 Pergamon Press. 
[8] Lake R., 2002. Enhancing Acquisition through Music. The Jourmal of the imagination in 
 Language Learning and Teaching, Volume VII, 98-106. 
[9] Nguyễn Thị Ngân Hoa, 2013. Vai trò của công cụ media trong bộ sản phẩm dạy tiếng Việt như 
 một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ từ 5 – 10 tuổi. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 5 (211); tr.8-11. 
128 
 Tích hợp yếu tố văn hóa và âm nhạc vào dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 
[10] Nguyễn Trọng Báu, 2000. Về quan hệ văn hóa và ngôn ngữ trong lí luận dạy và học ngoại ngữ. 
 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia Thành tố văn hóa trong dạy – học ngoại ngữ (tr. 239-241). 
 Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội. 
[11] Orlova N.F., 2003. The Internet TESL Journal, Helping Prospective EFL Teachers Learn How 
 to Use Songs in Teaching Conversation Classes. Vol. IX, No. 3,. Retrieved on June 12th 2017 
 from:  
[12] Schoepp K., 2001. The Internet TESL Journal, Reasons for Using Songs in the ESL/EFL 
 Classroom. Vol. VII, No. 2,. Retrieved on June 12th 2017 from:  
 Schoepp-Songs.html. 
 ABSTRACT 
 Intergrating cultural and musical elements in teaching Vietnamese as a second language for 
 ethnic minority pupils at primary level through song material 
 Do Viet Hung1, Nguyen Thị Ngan Hoa2, Do Phương Thao3 
 1,2 Faculty of Philology, Hanoi National University of Education 
 3 Faculty of Vietnamese Study, Hanoi National University of Education 
 The use of music and songs for teaching languages has been claimed to have many benefits. 
However, how to use the songs which contain cultural elements in teaching Vietnamese as a 
second language for ethnic minority pupils at primary level effectively is still a problem for 
further research. This article proposes some ways of using the songs as a teaching tool or an 
interdisciplinary resource (Language, Music and Culture) in teaching Vietnamese for ethnic 
minority pupils at primary level. Besides, we also survey the effectiveness of this method. The 
results show that using songs in Vietnamese classrooms has been effective in enhancing the 
learning motivation and helping them to live in a real cultural and linguistic environment. 
 Keywords: Culture, listening comprehension, Vietnamese, foreigners, songs. 
 129 

File đính kèm:

  • pdftich_hop_yeu_to_van_hoa_va_am_nhac_vao_day_hoc_tieng_viet_ch.pdf