Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 được coi là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt từ sau

chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, kẻ thù vô hình này như một cơn sóng thần âm thầm đổ bộ vào

từng quốc gia trên mọi lĩnh vực. Cho đến nay, các chuyên gia khẳng định chúng ta chưa thể đánh

giá được mức độ và thời gian mà Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Đứng trước một bức

tranh có phần ảm đạm của nền kinh tế gần 3,5 vạn doanh nghiệp đã không thể trụ vững và phải

rút khỏi thị trường nhưng đâu đó vẫn có những tia sáng mang lại hy vọng giúp nhiều doanh nghiệp

xoay chuyển tình thế biến "nguy" thành "cơ" vì ở một góc nhìn khác, chính Covid-19 lại đang thúc

đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển

sang mô hình online và công nghệ hóa ” hướng đi của con đường Cách mạng 4.0. Dễ dàng nhận

thấy, từ đơn đặt hàng thực phẩm, mua sắm tạp hóa, các cuộc họp kinh doanh đến giải trí, tất cả

dường như đang được ‚số hóa‛ trên các công cụ thông minh qua Internet, đây vừa là cơ hội vừa là

thách thức dành cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử.

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 7560
Bạn đang xem tài liệu "Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19

Thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19
1960 
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 
CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG 
MÙA DỊCH COVID-19 
Trần Thị Ánh Tuyết, Phạm Thanh Hương, Nguyễn Thị Ng c Mai 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Hà Thị Thùy Trang 
TÓM TẮT 
Đại dịch Covid-19 được coi là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt từ sau 
chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, kẻ thù vô hình này như một cơn sóng thần âm thầm đổ bộ vào 
từng quốc gia trên mọi lĩnh vực. Cho đến nay, các chuyên gia khẳng định chúng ta chưa thể đánh 
giá được mức độ và thời gian mà Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Đứng trước một bức 
tranh có phần ảm đạm của nền kinh tế gần 3,5 vạn doanh nghiệp đã không thể trụ vững và phải 
rút khỏi thị trường nhưng đâu đó vẫn có những tia sáng mang lại hy vọng giúp nhiều doanh nghiệp 
xoay chuyển tình thế biến "nguy" thành "cơ" vì ở một góc nhìn khác, chính Covid-19 lại đang thúc 
đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển 
sang mô hình online và công nghệ hóa ” hướng đi của con đường Cách mạng 4.0. Dễ dàng nhận 
thấy, từ đơn đặt hàng thực phẩm, mua sắm tạp hóa, các cuộc họp kinh doanh đến giải trí, tất cả 
dường như đang được ‚số hóa‛ trên các công cụ thông minh qua Internet, đây vừa là cơ hội vừa là 
thách thức dành cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử. 
Từ khóa: Cơ hội, đại dịch Covid-19, số hóa, thách thức, thương mại điện tử. 
1 GIỚI THIỆU 
Thương mại điện tử (TMĐT , hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm 
hay dịch vụ bằng phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng 
rãi, ở mức độ cao nhất có thể. TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý 
chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, 
các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Các quy trình cơ bản 
của một giao dịch thương mại gồm tìm kiếm (mua gì, ở đâu... , đánh giá (có hợp với mình không, 
giá cả và điều kiện ra sao...), giao hàng, thanh toán và xác nhận. 
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam 
là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, chính vì thế Việt Nam 
không còn quá xa lạ với thế giới TMĐT và đang dần trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối 
với các nhà đầu tư trên toàn cầu [1]. Theo số liệu thống kê và dự báo về doanh thu của Hiệp hội 
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, thị trường TMĐT nước ta bao gồm 35,4 triệu người dùng và 
đã tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ USD vào năm 2019. Việt Nam hiện có 59,2 triệu người dùng Internet, 
chiếm hơn một nửa dân số. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 67,8 triệu vào năm 2021, với 35 triệu 
1961 
người dùng đang sở hữu ít nhất một thiết bị, con số đó dự kiến sẽ tăng lên 40 triệu vào năm 2021 
[7]. 
Hình 1: Biểu đồ doanh thu TMĐT Việt Nam qua các năm. (Tạp chí tài chính 10/2019) 
Theo cập nhật của trang Worldometers, tính đến hết ngày 15/04/2020 số ca bệnh Covid-19 trên 
toàn cầu đã vượt quá 2 triệu ca, trong đó có hơn 120.000 ca tử vong, một nửa dân số thế giới phải 
tạm thời ở nhà, hàng quán đóng cửa, sản xuất đ nh trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành 
nông nghiệp, du lịch, giao thông, vận tải và một kịch bản tồi tệ hơn là Covid-19 có thể sẽ đẩy nền 
kinh tế thế giới rơi vào cảnh suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử hiện đại [10]. Trong bối cảnh cả 
thế giới đang gồng mình lên để vượt qua cơn khủng hoảng mang tên Covid-19, TMĐT trên toàn cầu 
nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang lội ngược dòng một cách ngoạn mục. Do tâm lý ngại ra 
ngoài đi chợ, mua hàng vì sợ lây nhiễm bệnh, nhiều người dân đã lựa chọn mua các sản phẩm 
thiết yếu, các vật dụng y tế qua mạng Internet. Chính vì thế mà hoạt động TMĐT trong thời gian gần 
đây khá sôi nổi. Cụ thể, nếu như các năm trước, hoạt động mua bán trên mạng chỉ nở rộ vào thời 
điểm trước tết, đến sau tết thường trầm xuống thì trong thời điểm này hoạt động mua bán trên 
mạng vẫn rất sôi động. Kể từ khi dịch bùng phát đến đầu tháng 4/2020, các trang TMĐT tăng 
trưởng ít nhất 20% so với những tháng cuối năm 2019, cá biệt một số trang mua sắm có mức tăng 
trưởng lên đến 150% so với ngày thường [8]. Nắm bắt được cơ hội này, các nhãn hàng cũng tung ra 
hàng loạt ưu đãi mua sắm tới khách hàng qua dịch vụ bán hàng online. Theo nhiều ý kiến, đây là 
cơ hội để thúc đẩy TMĐT tăng trưởng vượt bậc khi thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi. 
Tuy nhiên, việc kiểm soát giá và chất lượng sản phẩm cũng là vấn đề mà không ít người tiêu dùng 
(NTD) quan ngại khi nhiều mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu cao, đang diễn biến phức tạp. Mục đích 
của bài nghiên cứu này là phân tích cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp (DN) trên thị 
trường TMĐT mùa dịch Covid-19. 
2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
2.1 Cơ hội 
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch, TMĐT đã thực sự cứu cánh cho vô số DN tại Việt Nam. 
1962 
Đầu tiên, TMĐT giúp chuyển đối số nhanh chóng các dịch vụ và hàng hóa, tăng doanh số và giảm 
chi tiêu. Dù đang đối diện với khủng hoảng nhưng thời điểm này cũng là cơ hội để kiện toàn hệ 
thống kinh doanh trên online. Từ khi TP.HCM ra chỉ thị đóng cửa các điểm kinh doanh dịch vụ ẩm 
thực, vui chơi giải trí thì ngay lập tức nhiều doanh nghiệp trong ngành này đã bật chế độ phản ứng 
nhanh với việc chuyển hàng lên các gian hàng trên không gian mạng Internet (kinh doanh online), 
tạo cơ hội phát triển ngành thương mại điện tử hơn trong thời điểm hiện tại. Chủ tịch HĐQT Tập 
đoàn Nafoods Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sản lượng kinh doanh trong quý I tăng trưởng 40% so 
với năm ngoái nhờ những biện pháp đối phó Covid-19 được áp dụng sớm. Sự cải tổ lại hệ thống 
phần mềm, quản trị, số hoá sản phẩm từ khi chớm dịch chính là cơ hội kinh doanh cho thương mại 
điện tử của doanh nghiệp phát triển xuyên suốt thời gian giãn cách xã hội [4]. Có thể thấy sự thức 
thời và phản xạ nhanh chóng của các DN bằng cách vận dụng TMĐT trong mùa dịch Covid-19 đã 
giúp số hóa sản phẩm, cải tiến việc sản xuất và bán sản phẩm từ khâu nhỏ nhất, như áp dụng các 
công nghệ đóng gói mới nhằm tối ưu hoá chi phí và giúp thực phẩm bảo quản được lâu hơn. 
Thứ hai, TMĐT giúp hoàn thiện hệ thống bán hàng, tạo dấu ấn và thay đổi thói quen mua sắm của 
khách hàng. Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ, từ đầu tháng 
03/2020, kênh mua sắm online qua điện thoại của hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc đã 
tăng gấp 10 lần so với trước đây. Trên website chính thức, chuỗi siêu thị thông báo miễn phí vận 
chuyển cho đơn hàng trị giá trên 500.000 đồng và chỉ thu phí 10.000 đồng với đơn hàng giá trị nhỏ 
hơn, thời gian giao hàng trong vòng 24 giờ [6]. Có thể thấy, nếu trước kia DN còn chưa chú trọng 
đến hệ thống bán hàng online thì giờ đây họ đã hình thành một hệ thống chính sách và chiến lược 
phù hợp, các mạng lưới phân phối đã phối hợp với nhau một cách tự nhiên, khăng khít để giao 
dịch và vận chuyển, tiện lợi cho cả người mua và người bán. Điều này giúp DN tạo ấn tượng với 
khách hàng, đồng thời cũng làm cho thói quen mua sắm của khách hàng thay đổi. Cụ thể, nếu như 
năm 2019, TMĐT chỉ chiếm 5% giá trị bán lẻ, thì hiện có tới 76% NTD mua sắm ít nhất 1 lần trong 3 
tháng qua và đạt mức tăng trưởng hơn 20% năm [3]. 
Thứ ba, TMĐT đẩy nhanh quá trình hình thành hệ thống mua bán online dài hạn, giúp các DN nước 
nhà hiện đại hóa và theo kịp đường đua công nghiệp 4.0. Đây là cơ hội để các công ty công nghệ 
giới thiệu sản phẩm của mình tới những đối tượng khách hàng mới, đồng thời nâng cấp, đa dạng 
dịch vụ để phục vụ tốt hơn nhóm đối tượng khách hàng thân quen. Thực tế, NTD không chỉ thay đổi 
thói quen mua hàng mà còn thay đổi cả thói quen mua sắm hạn chế sử dụng tiền mặt, đây là cơ 
hội để ngành ngân hàng phát triển thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt. Khi dịch 
bệnh bùng phát, một số ngân hàng đã cải tiến ứng dụng Mobile Banking tích hợp thêm nhiều tiện 
ích, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người dùng thay vì chỉ xoay quanh một số giao dịch cơ bản 
như trước đây. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 
Nam (BIDV) khẳng định ngoài việc tích hợp các giải pháp công nghệ mới tiện lợi cho khách hàng, 
phục vụ người dùng trong mùa dịch, ngân hàng còn phối hợp cùng đối tác nhằm đảm bảo chất 
lượng, giá cả, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, mang lại sự an tâm cho khách hàng. Sự cập nhật 
nhanh chóng này đã làm hài lòng những khách hàng của BIDV và mở ra cơ hội để họ trải nghiệm 
các mô hình ví điện tử. Sự hình thành thói quen tiêu dùng này nếu tiếp tục được củng cố và phát 
triển sẽ giúp BIDV định hình một lượng khách hàng trung thành về lâu về dài. Có thể thấy, việc ứng 
1963 
dụng TMĐT trong thời kỳ dịch bệnh không chỉ là một kế hoạch ngắn hạn mà còn là một chiến lược 
dài hạn của mỗi DN trong nền kinh tế. Sau một thời gian sử dụng, nếu các DN chứng minh được 
chất lượng, sự tiện lợi thì NTD sẽ dần thay đổi thói quen, chuyển sang các dịch vụ trực tuyến, giao 
lưu TMĐT nhiều hơn [2]. 
2.2 Thách thức 
 Bên cạnh những cơ hội mà TMĐT mang lại trong mùa dịch này, việc chuyển đổi từ dịch vụ trực tiếp 
sang dịch vụ trực tuyến cũng đồng thời mang lại một số thách thức cho DN. 
Một là, các DN bán hàng truyền thống phải giải quyết vấn đề về cơ sở hạ tầng công nghệ và nhân 
lực. Nhà quản lý trang TMĐT Speed L cho biết hệ thống đang tập trung mở rộng mua sắm online 
trong mùa cao điểm của dịch bệnh. Số lượng đơn hàng của sàn này tăng 150-200% so với ngày 
thường từ khi dịch Covid-19 bùng phát [5]. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nguồn hàng hệ thống 
siêu thị Lotte Mart phân bổ cho trang online tăng gấp đôi. Nhà bán lẻ cũng phải cắt cử thêm nhân 
sự lo bán online. Trong thực tế, Lotte Mart là một tập đoàn đã đầu tư vào hệ thống TMĐT từ trước. 
Cũng như các DN lớn khác, tập đoàn này đã phát triển sẵn hệ thống mua hàng trực tuyến và có cơ 
sở để đẩy mạnh nó thông qua mùa dịch này. Thế nhưng, công nghệ lại trở thành vấn đề cho các 
DN vừa và nhỏ, vốn chiếm tỷ trọng 98.1% trong tổng số DN quốc dân [7]. Về nhân lực, vì TMĐT có 
nền tảng là công nghệ cao nên yêu cầu người tham gia phải có một đội ngũ các nhà tin học đủ 
khả năng vận hành, nắm bắt và phát triển các công nghệ phục vụ chung. Điều này đặt ra yêu cầu 
về trình độ nhân lực cao, đặc biệt trong bối cảnh bệnh dịch, các DN có xu hướng tái cấu trúc, giảm 
thiểu nhân lực. Điều này đặt ra yêu cầu các nhà quản trị phải xây dựng một kế hoạch dài hạn cho 
hệ thống của mình. 
Hai là, các doanh nghiệp thực hiện TMĐT phải quan tâm đến khả năng đáp ứng của các nhà bán 
hàng từ quản lý đến hệ thống logistics. Ông Julien Brun (2020), quản lý đối tác thuộc Tập đoàn CEL 
cho rằng ‚Những thay đổi và chuyển giao về TMĐT buộc doanh nghiệp phải đổi mới, tự sắp xếp lại 
phù hợp hoàn cảnh, nhu cầu mới, khuôn mẫu và xu hướng mới. Bởi các DN không thể thích nghi 
đủ nhanh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi" [5]. Một trong những trở ngại chính trong lĩnh vực TMĐT ở Việt 
Nam là vấn đề hậu cần, đặc biệt là việc giao hàng cho khách; hiện chỉ có 34% dân số Việt Nam 
hiện đang sống ở các thành thị, có đến 34,1% NTD chưa hài lòng với dịch vụ chuyển phát hàng của 
các doanh nghiệp TMĐT. Ngoài ra, ở Việt Nam bình quân phải mất 5,6 ngày sản phẩm mới chuyển 
đến tay người nhận ” được coi là tốc độ chậm thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á [9]. Hiện nay, một 
số trang TMĐT đã nhận rõ được vấn đề quan trọng này và đã đầu tư nhiều hơn nhằm rút ngắn thời 
gian giao hàng cho khách, cụ thể Tiki hứa sẽ giao hàng bình quân trong 2h đồng hồ, Shopee giao 
hàng trong 4h và Sendo phấn đấu giao hàng trong 3h đồng hồ. Thế nhưng, trong hoàn cảnh dịch 
bệnh phức tạp, việc hoàn thiện gấp rút một hệ thống kênh phân phối cũng như đảm bảo thời gian 
cam kết với khách hàng chính là thử thách lớn với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ 
hậu cần chung tay giải quyết. 
Cuối cùng, doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thông qua TMĐT. Chẳng hạn 
Lazada vừa tung ra gian hàng online chuyên mặt hàng sữa bột với các cam kết về chất lượng và 
1964 
giá cả với NTD. Theo bà Kaya Qin (2020)- giám đốc vận hành Lazada Việt Nam, ngoài mặt hàng 
sữa, sàn cũng đang tính toán có thêm nhiều thương hiệu cùng chung tay cam kết chất lượng, bán 
đúng giá gốc. Khi nhận hàng, cần có bước kiểm tra/đối chiếu thông tin giữa đơn hàng nhận được 
và đơn hàng đặt mua trên sàn TMĐT. Người dùng có thể từ chối nhận hàng nếu thông tin đơn hàng 
nhận được không khớp với đơn hàng đã đặt mua [5]. Lazada là một ví dụ thành công trong quá 
trình xây dựng hệ thống TMĐT. Nhưng, đối với hệ thống mạng rộng lớn còn tồn đọng nhiều kẽ hở, 
việc các nhà kinh doanh trong nước vẫn sử dụng TMĐT để bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí 
tuệ và thậm chí là hàng dán nhãn thương mại là nỗi lo không tránh khỏi. Các rủi ro khi mua hàng 
online từ lâu đã không còn xa lạ đối với khách hàng, những thương vụ ‚mua sữa tắm, nhận chai 
nước ngọt‛ như Shopee phải giải quyết cũng trở thành nỗi trở ngại mà mọi doanh nghiệp cần giải 
quyết khi tham gia TMĐT. Ngoài ra, những vụ lừa đảo trên mạng như đánh cắp thông tin, dữ liệu và 
tài khoản ngân hàng đã khiến NTD thận trọng và cảm thấy không yên tâm khi mua sắm online, đặc 
biệt khi sàn thương mại này đang diễn ra sôi nổi trong mùa dịch. 
3 KẾT LUẬN 
Covid-19 có thể là rào cản nhưng cũng có thể là bước ngoặt lớn đối với các doanh nghiệp, nếu nắm 
bắt được cơ hội, tận dụng tối đa nguồn lực và định hướng phát triển bền vững thì họ nhất định sẽ 
đứng vững và có những bước đột phá mới, với những doanh nghiệp không chịu đổi mới sẽ bị đào 
thải khỏi thương trường khốc liệt. Con đường phát triển TMĐT này tuy mang lại vô số cơ hội cho 
doanh nghiệp, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là chất lượng, dịch vụ. DN tham gia TMĐT cần bán 
những sản phẩm chất lượng, có địa chỉ rõ ràng, phát triển các dịch vụ hậu mãi thật tốt, đặt quyền 
lợi của khách hàng trong quá trình giao nhận. Tương lai nên phát triển TMĐT hình thức hợp đồng 
mang tính chất bảo lãnh, các bên nhận phí bảo lãnh phải có trách nhiệm đối với cả 2 bên, đây là 
hình thức thúc đẩy TMĐT phát triển trong tương lai. 
Bên cạnh đó, để TMĐT phát triển lâu dài và gắn bó với nền kinh tế, các doanh nghiệp cần có sự 
ủng hộ từ Nhà nước trong việc bổ sung, ban hành những chính sách mới, khuôn khổ pháp lý và cơ 
chế chính sách thuận lợi cho phát triển TMĐT. Nhà nước cần đầu tư trực tiếp cũng như khuyến 
khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh TMĐT mới, ứng dụng công 
nghệ tiên tiến để phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử, đẩy mạnh phát triển các dịch 
vụ công phục vụ cho TMĐT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đỗ Lê (2020), ‚Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam: Kinh tế tỏa sáng và động lực để tiếp tục‛, 
Thời báo ngân hàng, https://thoibaonganhang.vn/giam-doc-quoc-gia-adb-tai-viet-nam-
kinh-te-toa-sang-va-dong-luc-de-tiep-tuc-96679.html, truy cập ngày 16/4/2020. 
[2] Lê Phương (2020), ‚Cơ hội để thanh toán số bùng nổ do lo ngại dịch bệnh Covid-19‛, Báo 
Vietnam+, https://www.vietnamplus.vn/co-hoi-de-thanh-toan-so-bung-no-do-lo-ngai-dich-
benh-Covid19/634712.vnp, truy cập ngày 16/4/2020. 
1965 
[3] Minh Vân (2020), ‚Doanh nghiệp lớn chỉ chiếm gần 2% với 10 nghìn doanh nghiệp‛, Tạp chí 
Enternews, https://enternews.vn/doanh-nghiep-lon-chi-chiem-gan-2-phan-tram-voi-10-
nghin-doanh-nghiep-136315.html, truy cập ngày 16/4/2020. 
[4] Brands Việt Nam (2020), ‚Doanh nghiệp tự duy trì để tồn tại qua mùa dịch Covid-19‛, Brands 
Việt Nam, https://www.brandsvietnam.com/20124-Doanh-nghiep-tu-duy-de-ton-tai-qua-
mua-dich-COVID19, truy cập ngày 16/4/2020. 
[5] Như Bình (2020), ‚Mua sắm trên mạng ” thói quen thời Covid-19‛, Báo Tuổi trẻ, 
https://tuoitre.vn/mua-sam-tren-mang-thoi-quen-thoi-Covid-19-20200315094319376.htm, 
truy cập ngày 16/4/2020. 
[6] Phạm Tuyên - Ngọc Mai (2020), ‚Sức mua tăng đột biến thời Covid-19‛, Báo Cafebiz, 
https://cafebiz.vn/suc-mua-tai-sieu-thi-tang-dot-bien-thoi-Covid-19-
20200321080432953.chn, truy cập ngày 16/4/2020. 
[7] Phùng Thế Đông (2019), ‚Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát triển trong giai đoạn 
hiện nay‛, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 10/2019, 
doanh/ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-viet-nam-phat-trien-trong-giai-doan-hien-nay-
314736.html, truy cập ngày 16/4/2020. 
[8] Trung tâm Tin tức VTV24 (2020), ‚Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử hỗ trợ đối tác trong 
mùa dịch‛, https://vtv.vn/cong-nghe/nhieu-doanh-nghiep-thuong-mai-dien-tu-ho-tro-doi-
tac-trong-mua-dich-20200415134811046.htm, truy cập ngày 16/4/2020. 
[9] Vũ Vinh Phú (2020), ‚Thương mại điện tử Việt Nam - Cơ hội và thách thức‛, Tạp chí thương gia 
thị trường. https://thuonggiathitruong.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc, 
truy cập ngày 16/4/2020. 
[10] Worldometers (2020), Corona Update (Live), https://www.worldometers.info/coronavirus/, 
truy cập ngày 16/4/2020. 

File đính kèm:

  • pdfthuong_mai_dien_tu_co_hoi_va_thach_thuc_cho_cac_doanh_nghiep.pdf