Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực trung

du miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế còn

nhiều khó khăn, số hộ nghèo còn cao. Để giảm

tỷ lệ đói nghèo trong những năm qua, tỉnh Thái

Nguyên đã tích cực thực hiện các chương trình

xóa đói, giảm nghèo. Một trong những biện

pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này là

tăng cường nguồn vốn hỗ trợ hoạt động sản

xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế - xã

hội trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở phân tích,

đánh giá thực trạng công tác huy động vốn trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, bài

viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả công tác huy động vốn góp phần quan

trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian tới.

KHÁI NIỆM VỀ VỐN

- Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí vật chất để

phục vụ cho hoạt động đầu tư bao gồm việc

thay thế, phục hồi, sửa chữa, phát triển các

công trình kinh tế, văn hóa, xã hội [2, tr.98].

- Vốn đầu tư còn là tiền tích lũy của xã hội,

của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là

tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động của

các nguồn vốn khác được đưa vào sử dụng

trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy

trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn

cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt

xã hội, gia đình [3, tr.84].

- Vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu

nhập và bản thân nó cũng được cái khác tạo

ra - cái làm cho sản xuất trở thành hiện thực.

Ngoài ra, vốn bản thân nó cũng là những sản

phẩm của lao động, nguyên liệu những giá trị

được tích lũy từ những sản phẩm của lao

động [5, tr.56].

Từ sự phân tích trên có thể hiểu: vốn là một

phạm trù kinh tế, phản ánh giá trị bằng tiền

của các nguồn lực đang và sẽ vận động trong

quá trình tái sản xuất để bảo tồn và đảm

nhiệm chức năng sinh lời.

Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 26900
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Phạm Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 201 - 205
201 
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC 
HUY ĐỘNG VỐN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN 
TỈNH THÁI NGUYÊN 
 Phạm Thị Nga* 
 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Vốn là tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong thời 
gian qua, mặc dù tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thu hút vốn 
đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thể hiện qua số lượng vốn đầu tư nhanh, các kênh huy động 
vốn từng bước được đa dạng hóa, thu hút nhiều thành phần tham gia đầu tư. Tuy nhiên, công tác 
huy động và sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng 
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước yêu cầu đó, tác giả nghiên cứu, lý giải các 
cơ sở lý luận và thực trạng công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh thời gian qua, từ đó đề xuất 
một số giải pháp phù hợp trong thời gian tới. 
Từ khóa: Huy động vốn, nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, vốn viện trợ phát triển 
chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phi chính phủ (NGO). 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực trung 
du miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế còn 
nhiều khó khăn, số hộ nghèo còn cao. Để giảm 
tỷ lệ đói nghèo trong những năm qua, tỉnh Thái 
Nguyên đã tích cực thực hiện các chương trình 
xóa đói, giảm nghèo. Một trong những biện 
pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này là 
tăng cường nguồn vốn hỗ trợ hoạt động sản 
xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế - xã 
hội trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở phân tích, 
đánh giá thực trạng công tác huy động vốn trên 
địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, bài 
viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu 
quả công tác huy động vốn góp phần quan 
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên 
địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian tới. 
KHÁI NIỆM VỀ VỐN 
- Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí vật chất để 
phục vụ cho hoạt động đầu tư bao gồm việc 
thay thế, phục hồi, sửa chữa, phát triển các 
công trình kinh tế, văn hóa, xã hội [2, tr.98]. 
- Vốn đầu tư còn là tiền tích lũy của xã hội, 
của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là 
*
 ĐT: 0962260638; Email: vietanh8909@gmail.com 
tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động của 
các nguồn vốn khác được đưa vào sử dụng 
trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy 
trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn 
cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt 
xã hội, gia đình [3, tr.84]. 
- Vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu 
nhập và bản thân nó cũng được cái khác tạo 
ra - cái làm cho sản xuất trở thành hiện thực. 
Ngoài ra, vốn bản thân nó cũng là những sản 
phẩm của lao động, nguyên liệu những giá trị 
được tích lũy từ những sản phẩm của lao 
động [5, tr.56]. 
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: vốn là một 
phạm trù kinh tế, phản ánh giá trị bằng tiền 
của các nguồn lực đang và sẽ vận động trong 
quá trình tái sản xuất để bảo tồn và đảm 
nhiệm chức năng sinh lời. 
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN 
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 
* Tình hình huy động vốn trong nước 
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN): 
nguồn vốn từ NSNN đầu tư phát triển trên địa 
bàn tỉnh có xu hướng tăng lên qua các năm, chi 
tiết cụ thể từng năm được thể hiện ở bảng 1. 
Phạm Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 201 - 205
202 
Bảng 1. Vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 
Đơn vị tính: triệu đồng 
 2006 2007 2008 2009 2010 
Ngân sách nhà nước 
Trung ương quản lý 
Địa phương quản lý 
266.516 
95.890 
170.626 
635.597 
481.205 
154.392 
718.903 
527.235 
191.668 
632.533 
395.372 
237.161 
663.800 
402.848 
 20.952 
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011 
Như vậy, trong những năm vừa qua nguồn 
vốn NSNN (cả trung ương và địa phương) 
ngày càng được chú trọng huy động cho phát 
triển kinh tế của tỉnh, lượng vốn từ NSNN 
trung ương huy động vào đầu tư phát triển 
trên địa bàn tỉnh đã có sự tăng lên khá rõ rệt, 
năm 2006 là 95.890 triệu đồng và đến năm 
2010 là 402.848 triệu đồng. 
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp: Đối 
với các doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn 
đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đang có 
chiều hướng giảm. Cụ thể: Năm 2007 là 
35.266 triệu đồng, năm 2008 là 87.092 triệu 
đồng, năm 2009 là 86.955 triệu đồng, đến 
năm 2010 giảm xuống cũn 43.039 triệu đồng 
và năm 2011 là 53.690 triệu đồng [1, tr.95]. 
Vốn tín dụng: Qua Báo cáo của chi nhánh 
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên thì 
tổng nguồn vốn của các Ngân hàng, các quĩ 
tín dụng nhân dân trong toàn tỉnh năm 2010 
đạt 2.953 tỷ đồng, tăng 25,02% so với năm 
2009 và tăng 3,02% so với mục tiêu kế hoạch 
đặt ra. Trong đó số tiền gửi của các tổ chức 
kinh tế và dân cư tăng 19,28%. Riêng số tiền 
gửi tiết kiệm tăng 21,08% [4, tr.50]. 
Vốn của dân và tư nhân: Nguồn vốn huy 
động của dân và tư nhân được đầu tư phát 
triển duy trì ở đà tăng trưởng khá. Do vậy, 
việc sản xuất các sản phẩm đa dạng phong 
phú, phù hợp với tập quán địa phương và 
cung cầu vốn trên địa bàn. 
Nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn để 
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên 
ta thấy: 
Các hoạt động tín dụng tiếp tục được mở rộng 
và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Khách 
hàng có nhu cầu vay vốn, đủ điều kiện vay đã 
được đáp ứng kịp thời. Hoạt động tín dụng đã 
gắn kết với các dự án kinh tế của tỉnh và các 
huyện, thị, thành phố. Chất lượng tín dụng 
ngày càng được nâng cao. Các ngân hàng đã 
thực hiện tốt các cơ chế qui trình nghiệp vụ 
của ngành. Đặc biệt đã chú trọng khâu kiểm 
tra, thanh tra, kiểm soát, nên đã tuân thủ được 
mục tiêu tín dụng, chất lượng tín dụng được 
nâng cao an toàn. Do đó, dư nợ năm 2010 
tăng, các món nợ xấu giảm đáng kể so với 
năm 2009. 
Có thể nói chất lượng huy động vốn của các 
ngân hàng tỉnh Thái Nguyên là tương đối tốt. 
Qui mô nguồn vốn huy động đã đáp ứng nhu 
cầu sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động đã đạt 
được qui mô như kế hoạch và phù hợp với 
nhu cầu sử dụng vốn mà các ngân hàng trong 
tỉnh cần đáp ứng để phát triển kinh tế - xã hội. 
Sự phù hợp về nguồn vốn huy động và cho 
vay được thể hiện trên bình diện cơ cấu 
nguồn vốn là điều kiện thuận lợi tạo ra sự 
phát triển kinh tế bền vững. Do đó chất lượng 
huy động vốn ở tỉnh Thái Nguyên trong 
những năm qua đã thực sự góp phần tăng 
trưởng kinh tế - xã hội ổn định. 
* Tình hình huy động vốn nước ngoài 
Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xă 
hội việc huy động vốn từ nước ngoài của tỉnh 
Thái Nguyên cũng đạt được những kết quả 
nhất định. Các nguồn vốn huy động từ nước 
ngoài bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính 
thức (ODA), viện trợ phi chính phủ (NGO), 
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
- Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
(FDI), trong những năm qua các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn 
tỉnh Thái Nguyên vẫn duy trì kinh doanh ổn 
định. Song cơ cấu vốn qua các năm còn có sự 
chênh lệch lớn. Cụ thể là năm 2006 là: 7.075 
Phạm Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 201 - 205
203 
triệu, năm 2007 là: 8.035 triệu, năm 2008 là: 
1.774 triệu, năm 2009 là: 3.589 triệu và đến 
năm 2010 tăng lên là: 8.627 triệu đồng 
[6,tr.96]. 
- Vốn viện trợ nước ngoài tại tỉnh Thái 
Nguyên trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 
539,8 tỷ đồng, tăng gấp hơn hai lần so với 
năm 2000- 2005. Trong đó: Vốn ODA đạt 
480,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với giai 
đoạn 2000 - 2005. Vốn NGO đạt 58,9 tỷ 
đồng, tăng gấp 4,6 lần so với giai đoạn 2000 -
2005. Tốc độ tăng bình quân nguồn vốn ODA 
và NGO giai đoạn 2006 - 2010 đạt 
13,5%/năm [6, tr.10-12]. Đây là nguồn vốn n-
ớc ngoài chủ yếu, chiếm tỷ trọng 46,9% tổng 
vốn viện trợ nước ngoài. 
* Những tồn tại và hạn chế 
Công tác huy động vốn trong những năm vừa 
qua tuy đã đạt được kết quả đáng kể, song vẫn 
còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, nhằm 
thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 
Một là, do điểm xuất phát về kinh tế thấp, quy 
mô các ngành sản xuất nhỏ bé, hệ thống kết 
cấu hạ tầng kém phát triển, trình độ công 
nghệ chưa cao nên việc thu hút huy động các 
nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã 
hội gặp nhiều khó khăn. Về chủ quan: Công 
tác cải cách hành chính của tỉnh vẫn còn hạn 
chế. Môi trường đầu tư kinh doanh không 
thuận lợi vẫn còn tình trạng gây cản trở, ách 
tắc, chậm trễ trong việc giải quyết các nhu 
cầu phát triển sản xuất của doanh nghiệp và 
người dân. Nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, 
tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. 
Hai là, trong công tác tín dụng ngân hàng: 
quy mô nguồn vốn huy động so với tiềm năng 
huy động vốn và yêu cầu phát triển kinh tế - 
xã hội của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhỏ bé, 
chưa khơi dậy được nguồn vốn nhàn rỗi trong 
dân Cơ cấu nguồn vốn biến động không 
thuận lợi cho tín dụng ngân hàng. Tỷ trọng 
nguồn vốn lãi suất cao ngày một tăng. Các 
hệ thống quỹ tín dụng và ngân hàng chậm 
đổi mới cơ cấu khách hàng. Nghiệp vụ huy 
động vốn còn mang nặng tính thủ công, 
chưa rút ngắn được thời gian giao dịch của 
khách hàng. 
Nhìn chung, việc huy động nguồn vốn bền 
vững, nguồn vốn có chất lượng từ nội lực 
kinh tế nông thôn và các địa bàn nông nghiệp 
vẫn còn nhiều khó khăn. Các hoạt động trong 
khuôn khổ pháp lý trong hoạt động tín dụng ở 
nông thôn đã từng bước được bổ sung, hoàn 
thiện. Song vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, 
chưa đồng bộ. Ví dụ như vấn đề thế chấp tài 
sản vay vốn, giấy tờ chứng nhận quyền sử 
dụng đất, thủ tục công chứng vẫn còn ảnh 
hưởng không nhỏ đến các hoạt động có hiệu 
quả của tín dụng ngân hàng. 
Ba là, nguồn vốn huy động qua NSNN, của 
các doanh nghiệp và dân cư vẫn còn nhiều hạn 
chế. Mức huy động tăng thêm cho NSNN hằng 
năm chỉ đạt khoảng 8%. Thu ngân sách trên 
địa bàn hàng năm chỉ đáp ứng 20% tổng chi 
ngân sách. Phần còn lại phụ thuộc vào nguồn 
trợ giúp của Trung Ương. Việc thực hiện 
nhiệm vụ tài chính - ngân sách của địa phương 
còn không ít những khó khăn, thách thức. 
- Về huy động vốn thông qua các doanh 
nghiệp, hiện nay tỉnh Thái Nguyên đã có 
nhiều giải pháp, đổi mới, sắp xếp lại các 
doanh nghiệp để các doanh nghiệp và các đơn 
vị kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 
Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế thị 
trường, hệ thống các doanh nghiệp ở tỉnh 
Thái Nguyên còn có nhiều hạn chế. Các 
doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh 
lâu dài, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu 
sản phẩm và chất lượng hàng hoá, các công 
nghệ máy móc còn nặng tính truyền thống, 
chưa có ý thức vận dụng cải tổ đưa các công 
nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Các 
chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các 
doanh nghiệp còn thiếu tập trung, chưa đồng 
bộ. Sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ quan 
quản lý, giúp đỡ các doanh nghiệp chưa chặt 
chẽ. Các đặc điểm trên đây đã hạn chế không 
nhỏ đến việc huy động vốn đầu tư của các 
doanh nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội. 
- Nguồn vốn huy động trong dân cư chưa hiệu 
quả, trên góc độ huy động vốn để phát triển 
kinh tế; tỉnh cần giải quyết nhiều vấn đề vừa 
cấp bách vừa cơ bản như chính sách vĩ mô 
của nhà nước phải cụ thể và ổn định để nhân 
Phạm Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 201 - 205
204 
dân yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Thủ 
tục hành chính về đăng ký sản xuất kinh 
doanh còn rườm rà, tốn kém thời gian, công 
sức của nhân dân. Do vậy, một mặt đã không 
khuyến khích được nhân dân bỏ vốn vào đầu 
tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn, mặt khác 
do tính trì trệ, khó khăn nên một số hộ khác đi 
vào hoạt động sản xuất kinh doanh không qua 
đăng ký kinh doanh, có tình trốn lậu thuế. 
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 
Một là, giải pháp về chính sách 
Thứ nhất, đổi mới và hoàn thiện chính sách 
tài chính 
- Tiếp tục đổi mới sắp xếp lại các doanh 
nghiệp, đi sâu đi sát trong việc quản lý giá và 
công sản, quản lý tài sản công, hoạt động của 
quỹ bảo lãnh tín dụng, hoạt động bảo hiểm, 
xổ số kiến thiếtTừng bước nâng cao chất 
lượng công tác quản lý và hoạt động của các 
tổ chức tài chính đáp ứng nhanh nhạy, kịp 
thời, chính xác tạo ra sự đồng bộ trong hoạt 
động tài chính nhằm nuôi dưỡng phát triển 
nguồn thu để thu đúng, thu đủ đảm bảo có 
nguồn vốn đủ mạnh để huy động vào NSNN. 
- Đảm bảo cân đối ngân sách theo hướng tích 
cực, hiện thực, vững chắc. Cân đối vốn đầu 
tư để phát triển các dự án theo nguyên tắc 
dứt điểm, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, 
tránh thất thoát hoặc chi dùng vào các mục 
đích khác. 
Thứ hai, phải đổi mới và hoàn thiện chính 
sách thuế. 
- Xúc tiến chương trình cải cách thuế theo 
hướng sắp xếp lại cho phù hợp với tính chất 
của từng sắc thuế, phù hợp với thông lệ quốc 
tế, mở rộng diện thu. Giảm bớt số lượng thuế 
suất, qui định thuế suất ở mức chấp nhận 
được của cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy các 
doanh nghiệp và dân cư mở rộng đầu tư ứng 
dụng công nghệ tiên tiến, trang bị kỹ thuật 
mới, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. 
- Triển khai có hiệu quả các luật thuế, các văn 
bản của Chính phủ, của Bộ tài chính trong 
việc kê khai thuế của các tổ chức và cá nhân 
để sớm phát hiện những trường hợp kê khai 
không đúng, xử phạt các trường hợp trốn 
thuế, lậu thuế, buôn lậu và gian lận thương 
mại. Tăng cường kiểm tra, thanh tra chống 
thất thu thuế và các loại phí, lệ phí trên địa 
bàn toàn tỉnh. 
Thứ ba, chính sách tài chính đối với các 
doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là một 
bộ phận của tài chính toàn tỉnh Thái Nguyên. 
Để các doanh nghiệp chủ động trong quá trình 
hoạt động sản xuất kinh doanh tỉnh cần tạo 
điều kiện để mỗi doanh nghiệp có nguồn tài 
chính đủ mạnh. Do đó các doanh nghiệp phải 
có các biện pháp tích tụ tập trung vốn, mở 
rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 
Tiếp tục đẩy mạnh công tác hành chính, sắp 
xếp lại các Sở, Ngành theo đúng chức năng 
nhiệm vụ. Thực hiện chính sách tinh giảm 
biên chế theo Nghị định 132 của Thủ tướng 
Chính phủ. Thực hiện cơ chế “một cửa”, giảm 
thiểu các thủ tục hành chính, nâng cao năng 
lực, trách nhiệm của người đứng đầu, của đội 
ngũ cán bộ công chức, viên chức các cấp các 
ngành. 
Hai là, đổi mới quản lý nhà nước (QLNN) về 
kinh tế để đảm bảo huy động ngày càng có 
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư 
Để đảm bảo huy động ngày càng có hiệu quả 
các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã 
hội, tỉnh Thái Nguyên cần tập trung vào các 
khâu QLNN về kinh tế trong thời gian tới với 
các nội dung sau: 
- QLNN về ngân sách: Để công tác QLNN về 
ngân sách đi vào nề nếp khoa học, tỉnh cần 
tăng cường quản lý có hiệu quả đối với các 
nguồn thu. Bao gồm: 
- Thu thuế: cần cải tiến, hoàn thiện các sắc 
thuế theo luật định trên cơ sở bao quát tổng 
hợp đầy đủ các nguồn thu, làm cho nguồn thu 
về thuế ngày càng tăng trưởng với phương 
châm: Đúng mục tiêu, bình đẳng, đúng đối 
tượng, đúng pháp luậtThực hiện nghiêm 
túc việc quản lý các nguồn chi: Chi đúng, chi 
đủ, chi kịp thời, hợp lý, có hiệu quả chống 
thất thoát, lãng phí, chi sai kế hoạch, không 
đúng mục đích. 
- QLNN đối với tín dụng tiền tệ: cần đẩy 
mạnh các biện pháp chống lạm phát, cắt giảm 
Phạm Thị Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 201 - 205
205 
các công trình chưa thật hiệu quả, mở rộng 
thanh toán bằng Séc hoặc các chứng từ thay 
cho tiền mặt. Tiến hành thanh tra, kiểm tra, 
kiểm soát lưu thông hàng hóa, giữ vững bình 
ổn bằng cách kiềm chế gia tăng. Thúc đẩy sản 
xuất đủ các mặt hàng thiết yếu trong đời sống 
nhân dân. 
- QLNN về thị trường vốn: Tỉnh cần có biện 
pháp tích cực, hướng dẫn các doanh nghiệp, 
các công ty cổ phần mua bán cổ phiếu bằng 
cách hình thành trung tâm giao dịch mua bán 
cổ phiếu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để 
thị trường vốn hoạt động lành mạnh có hiệu 
quả thiết thực. Vận dụng sáng tạo các bộ luật 
như: Luật thuế, luật tài chính, luật ngân hàng, 
luật bảo hiểm 
Ba là, giáo dục ý thức tiết kiệm 
Tiết kiệm đối với nước ta từ lâu đã trở thành 
quốc sách hàng đầu. Thực chất của tiết kiệm 
chính là biết tiêu dùng sử dụng vốn hợp lý, có 
hiệu quả, nhờ đó sẽ giúp cho nền kinh tế có 
khả năng huy động được các nguồn vốn tối 
ưu nhất để phát triển kinh tế - xã hội. 
Trong công tác QLNN, ở tất cả các cấp các 
ngành, từ tỉnh đến các đơn vị cơ sở xã, 
phường, thị trấn cần nâng cao ý thức tiết kiệm 
trong việc chi tiêu NSNN. Hạn chế đến mức 
thấp nhất trong chi tiêu thường xuyên. Dành 
nguồn vốn để đầu tư cho các chương trình, 
các dự án trọng điểm, hạn chế thấp nhất việc 
mua sắm những phương tiện, thiết bị tiêu 
dùng đắt tiền, không phù hợp với công việc, 
điều kiện kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. 
Đối với tiết kiệm trong dân: Tỉnh tiếp tục duy trì 
ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, động 
viên khuyến khích nhân dân các dân tộc đầu tư 
phát triển nông lâm nghiệp, hạn chế những tiêu 
dùng chưa cần thiết để đầu tư phát triển sản 
xuất. Cần tuyên truyền giáo dục ý thức thực 
hành tiết kiệm trong toàn dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên 
giám thống kê năm 2011. 
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
[3]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1998),Toàn tập, tập 25, 
Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội. 
[4]. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên (2008), 
Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng 
nhiệm vụ năm 2011. 
[5]. PGS,TS Vũ Văn Phúc (2006), Lý luận Tuần 
hoàn, chu chuyển tư bản và vấn đề vốn cho 
CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
[6]. Sở Tài chính (2010), Báo cáo tình hình thực 
hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách địa phương 
năm 2010.Triển khai nhiệm vụ năm 2011. 
SUMMARY 
SITUATION AND PROBLEMS EXIST IN WORKING CAPITAL 
RAISING FOR ECONOMIC DEVELOPMENT - SOCIAL PROVINCE IN 
THAI NGUYEN 
 Pham Thi Nga* 
College of Economics and Business Administration – TNU 
Capital is very important precondition for economic growth - a society of nations. In recent years, 
though Thai Nguyen province has achieved important results in attracting investment for economic 
development - social reflected by the number of rapid investment, capital mobilization channels 
gradually diversified, attracting investment component involved. However, the mobilization and 
use of Thai Nguyen province still faces many difficulties, did not meet the requirements of 
economic development - economic development of the province. Prior to that requirement, the 
study's authors, explains the rationale and status mobilization and effective use of resources in the 
province over time, which proposes a number of solutions to suit in the near future. 
Key words: Mobilization, domestic capital, foreign capital, official development assistance 
(ODA), Foreign direct investment (FDI), non-governmental organizations (NGO). 
Phản biện khoa học: PGS.TS. Hà Huy Thành – Viện NC Môi trường và Phát triển bền vững 
*
 ĐT: 0962260638; Email: vietanh8909@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_nhung_van_de_con_ton_tai_trong_cong_tac_huy_do.pdf