Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo

Mở đầu

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục địa phương (NDGDĐP) là nội dung giáo dục

bắt buộc thống nhất trong cả nước, gồm những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, KT-XH, môi

trường, hướng nghiệp của địa phương (Bộ GD-ĐT, 2018, tr 31). Các địa phương và nhà trường được trao quyền

chủ động, trách nhiệm trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp

với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương. Mỗi địa phương sẽ có một bộ tài liệu giáo dục địa phương riêng

trên cơ sở đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh (HS) toàn

quốc (Nguyễn Thị Bảo Hoa, 2019, tr 11).

Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trực thuộc Bộ GD-ĐT - cơ sở giáo dục chuyên biệt có

HS là người dân tộc thiểu số (DTTS), DTTS ít người đến từ nhiều địa phương khác nhau, việc thực hiện NDGDĐP

sẽ gặp không ít khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện NDGDĐP tại các trường PTDTNT trực thuộc

Bộ GD-ĐT là cần thiết để có những giải pháp phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của nhà trường.

2. Kết quả nghiê

Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trang 1

Trang 1

Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trang 2

Trang 2

Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trang 3

Trang 3

Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trang 4

Trang 4

Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 12580
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo

Thực trạng và một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
49 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
DÂN TỘC NỘI TRÚ TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
Phạm Thu Hà 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 
Email: phamthuha137@gmail.com 
Article History 
Received: 15/9/2020 
Accepted: 21/10/2020 
Published: 05/12/2020 
Keywords 
local education content, 
ethnic minority boarding 
schools, ethnic minorities, 
special education. 
ABSTRACT 
The local educational content in new general education program is one of the 
subjects that provide students the knowledges about life, country and know 
how to search and apply their knowledge to resolve the local issues. Teaching 
local education content for ethnic minority students at ethnic minority 
boarding schools has some advantages and disadvantages. Researching on the 
current situation to teach local educational content at special schools in order 
to propose suitable measures for ethnic learners according to the orientation 
of new general curriculum. Ethnic boarding schools under the Ministry of 
Education and Training have now implemented the content of local education 
and achieved certain results; however, there are still many shortcomings in 
many aspects. Therefore, this research is definitely necessary in the current 
period. 
1. Mở đầu 
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục địa phương (NDGDĐP) là nội dung giáo dục 
bắt buộc thống nhất trong cả nước, gồm những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, KT-XH, môi 
trường, hướng nghiệp của địa phương (Bộ GD-ĐT, 2018, tr 31). Các địa phương và nhà trường được trao quyền 
chủ động, trách nhiệm trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp 
với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương. Mỗi địa phương sẽ có một bộ tài liệu giáo dục địa phương riêng 
trên cơ sở đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh (HS) toàn 
quốc (Nguyễn Thị Bảo Hoa, 2019, tr 11). 
Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trực thuộc Bộ GD-ĐT - cơ sở giáo dục chuyên biệt có 
HS là người dân tộc thiểu số (DTTS), DTTS ít người đến từ nhiều địa phương khác nhau, việc thực hiện NDGDĐP 
sẽ gặp không ít khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện NDGDĐP tại các trường PTDTNT trực thuộc 
Bộ GD-ĐT là cần thiết để có những giải pháp phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của nhà trường. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Phương pháp, đối tượng và phạm vi khảo sát thực trạng 
Trong bài báo này, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với: 07 cán bộ quản lí (CBQL), 43 
giáo viên (GV), 296 HS (HS được khảo sát là HS Việt Nam đang theo học chương trình quốc gia); phương pháp 
phỏng vấn sâu các CBQL, GV. Phạm vi khảo sát là 3 trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT gồm: Trường Phổ 
thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu nghị T78, Trường Hữu nghị 80; thời gian khảo sát: tháng 6/2020. 
2.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ 
Giáo dục và Đào tạo 
2.2.1. Về nội dung giáo dục 
Căn cứ vào định hướng NDGDĐP tại Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GD-ĐT về 
việc Biên soạn và tổ chức thực hiện NDGDĐP trong chương trình giáo dục phổ thông, chúng tôi tiến hành khảo sát 
về việc thực hiện NDGDĐP ở 7 lĩnh vực, phân hóa với 2 điểm là tại địa phương nơi HS sinh ra và tại địa phương 
nơi trường đóng, gồm: - Văn hóa: Phong tục tập quán, nghệ thuật, lễ hội truyền thống; - Lịch sử: Di sản văn hóa, 
lịch sử cách mạng, anh hùng dân tộc; - Địa lí: Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí KT-XH, địa lí du lịch địa phương; 
- KT-XH địa phương: Các ngành kinh tế mũi nhọn, chính sách an sinh xã hội; - Hướng nghiệp: Các ngành nghề, 
làng nghề địa phương, nghề truyền thống; - Giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, kĩ năng: nâng cao sức khỏe, phòng 
tránh bệnh tật, phòng chống ma túy, bạo lực học đường; - Môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng 
phó với biến đổi khí hậu. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
50 
Đối với GV, các lĩnh vực thuộc NDGDĐP trên đều được thực hiện ở mức độ khá cao và đồng đều: trên 72% ở 
tất cả các lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực về Văn hóa, Lịch sử, Giáo dục tư tưởng đạo đức, Môi trường chiếm tỉ lệ cao 
nhất, đều trên 93%. Nội dung giáo dục tại địa phương trường đóng chiếm ưu thế hơn so với các nội dung giáo dục 
tại địa phương nơi HS sinh ra, chỉ có lĩnh vực Văn hóa là mức độ thực hiện tương đương nhau (xem bảng 1): 
Bảng 1. Tỉ lệ các NDGDĐP được GV thực hiện (đơn vị %) 
TT Nội dung giáo dục Địa phương nơi HS sinh ra Địa phương nơi trường đóng 
1 Văn hóa 95 98 
2 Lịch sử 79 93 
3 Địa lí 72 84  ... ng giữa GV và HS phản ánh việc thực hiện các NDGDĐP chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung tại địa phương 
HS sinh ra và nội dung tại địa phương trường đóng; các lĩnh vực Địa lí, KT-XH, Hướng nghiệp cũng đã phần nào được 
đưa vào hoạt động dạy học nhưng chưa nhận được sự chú ý, hứng thú của HS. Điều này được thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Mức độ hứng thú của HS đối với các lĩnh vực thuộc NDGDĐP (đơn vị %) 
TT Lĩnh vực 
Mức độ 
1 2 3 4 5 
1 Văn hóa 4 6 28 40 18 
2 Lịch sử 3 6 27 38 21 
3 Địa lí 2 9 34 27 17 
4 KT-XH 3 8 32 25 17 
5 Hướng nghiệp 4 8 27 31 18 
6 Giáo dục tư tưởng, đạo đức 4 4 21 44 24 
7 Môi trường 4 5 21 44 24 
(Mức độ 1: Rất không hứng thú; Mức độ 2: Không hứng thú; 
Mức độ 3: Khá hứng thú; Mức độ 4: Hứng thú; Mức độ 5: Rất hứng thú) 
Lĩnh vực Văn hóa, Lịch sử, Giáo dục tư tưởng đạo đức, Môi trường cũng là 4 lĩnh vực HS có mức độ hứng thú 
và rất hứng thú cao nhất; trong khi đó, các GV đều trả lời HS tham gia thực hiện 7 lĩnh vực thuộc NDGDĐP khá 
đồng đều. Riêng đối với lĩnh vực Hướng nghiệp, tỉ lệ HS có nguyện vọng học ngành nghề truyền thống của địa 
phương tương đối thấp, cụ thể: Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc là 29%, Trường Hữu nghị 80 là 24%, Trường 
Hữu nghị T78 có tỉ lệ rất thấp (7%). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
51 
2.2.2. Về phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện 
NDGDĐP ở các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT được tổ chức dưới nhiều phương pháp, hình thức và 
mức độ có sự khác nhau giữa các trường. Cụ thể: 
Phương pháp tổ chức thực hiện NDGDĐP tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT khá đa dạng, gồm: 
Tích hợp với các môn học khác; Tổ chức trò chơi dân gian của địa phương; Tham quan, dã ngoại; Sưu tầm vốn cổ 
dân tộc; Biểu diễn nghệ thuật; Hội thi văn hóa; Tổ chức câu lạc bộ; Mời chuyên gia nói chuyện. Các trường đều sử 
dụng các phương pháp trên với tỉ lệ khá cao (từ 76-94%); chỉ có phương pháp Sưu tầm vốn cổ dân tộc ít được các 
trường sử dụng (39%); trong đó, Trường Hữu nghị 80 không sử dụng phương pháp này (xem bảng 4). 
Phương pháp tổ chức đa dạng nhưng mức độ thực hiện lại có sự khác nhau giữa các trường: Trường Phổ thông 
Vùng cao Việt Bắc và Trường Hữu nghị 80 có tỉ lệ cao và đồng đều giữa các phương pháp thể hiện; 2 trường này tổ 
chức thực hiện NDGDĐP với các hình thức đa dạng bên cạnh việc tích hợp với các môn học khác. Trường Hữu nghị 
T78, tỉ lệ các hoạt động thấp hơn tỉ lệ chung, một số phương pháp chiếm tỉ lệ dưới 50% phản ánh các phương pháp 
trên không được tổ chức nhiều hoặc nhà trường còn tổ chức với các phương pháp khác. 
Bảng 4. Phương pháp tổ chức thực hiện NDGDĐP tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT (đơn vị %) 
TT Phương pháp 
Tỉ lệ 
chung 
Trường Phổ thông 
vùng cao Việt Bắc 
Trường 
Hữu nghị 
T78 
Trường 
Hữu nghị 
80 
1 Tích hợp với các môn học khác 92 100 81 94 
2 Tổ chức trò chơi dân gian của địa phương 80 91 50 100 
3 Tham quan, dã ngoại 94 100 81 100 
4 Sưu tầm vốn cổ dân tộc 39 91 25 0 
5 Biểu diễn nghệ thuật 87 73 88 100 
6 Hội thi văn hóa 86 82 75 100 
7 Tổ chức câu lạc bộ 83 100 50 100 
8 Mời chuyên gia nói chuyện 76 91 44 94 
Ngoài ra, các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT tổ chức các phương pháp trên dưới nhiều hình thức khác 
nhau, gồm: Tổ chức học chung theo lớp; theo nhóm dân tộc; theo vùng dân tộc; theo sở thích của HS. Tuy nhiên, 
chủ yếu các trường vẫn thực hiện NDGDĐP theo lớp, chiếm tỉ lệ cao nhất từ 94-100%. Các hình thức còn lại chỉ có 
Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc tổ chức nhiều và thường xuyên hơn (tỉ lệ cao 64-82%); Trường Hữu nghị T78 
và Trường Hữu nghị 80 tổ chức theo nhóm dân tộc, theo vùng dân tộc, theo sở thích HS ít hơn (tỉ lệ khá thấp 6-31%) 
(xem bảng 5): 
Bảng 5. Hình thức tổ chức thực hiện NDGDĐP tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT (đơn vị %) 
TT Hình thức 
Trường Phổ thông vùng 
cao Việt Bắc 
Trường 
Hữu nghị T78 
Trường 
Hữu nghị 80 
1 Chung cả lớp 100 94 100 
2 Theo nhóm dân tộc 82 13 13 
3 Theo vùng dân tộc 64 19 13 
4 Theo sở thích HS 82 31 6 
Ngoài các hình thức trong phiếu khảo sát đưa ra, đối với phần câu hỏi “mở”, các trường còn tổ chức hoạt động 
liên quan đến NDGDĐP theo khối lớp, theo toàn trường: tham quan, dã ngoại tại các di tích lịch sử, bảo tàng dân tộc 
theo khối lớp; mặc trang phục dân tộc truyền thống vào mỗi thứ hai hàng tuần; hội thi ẩm thực toàn trường 
Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: do chủ yếu NDGDĐP tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT 
được tích hợp vào các môn học và tổ chức dưới các hình thức hoạt động ngoài giờ nên việc kiểm tra, đánh giá kết 
quả học tập cũng rất linh hoạt. Đối với các nội dung được tích hợp vào các môn học, việc kiểm tra, đánh giá sẽ 
được tiến hành cùng với môn học (như: lấy điểm kiểm tra 15 phút ở Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc); đối 
với các hoạt động, HS sẽ viết bài thu hoạch theo cá nhân hoặc lớp; tùy vào từng hoạt động nhà trường sẽ đánh giá 
thi đua khen thưởng (ở Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc: sau mỗi hoạt động, các lớp sẽ viết bài thu hoạch, 
nộp về tổ Tư vấn HS, sinh viên, các bài thu hoạch tốt sẽ được cộng điểm thi đua cho lớp và đăng tải trên Website 
của nhà trường). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
52 
2.2.3. Về các điều kiện đảm bảo thực hiện 
- Đội ngũ GV, CBQL: Tuy không có tài liệu NDGDĐP và hướng dẫn thực hiện cụ thể nhưng tại các trường 
PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT, các hoạt động liên quan đến giáo dục địa phương đều được CBQL xây dựng kế 
hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và có định hướng vào đầu mỗi năm học, gồm: mục đích, yêu cầu của hoạt động; 
nội dung, thời lượng và phân phối chương trình; phân công GV thực hiện; phương pháp thực hiện; tài liệu, phương 
tiện dạy học; kiểm tra, đánh giá 
Hầu hết GV tham gia khảo sát đều được tập huấn và tham gia thực hiện NDGDĐP tại trường: 77% số GV ở các 
bộ môn tại 3 trường trả lời là được tập huấn hàng năm và 84% số GV có tham gia thực hiện NDGDĐP. Nhưng khi 
được hỏi về việc hiện nay nhà trường đang thực hiện tài liệu giáo dục địa phương nào thì 40% số GV trả lời là tài 
liệu giáo dục địa phương của Sở GD-ĐT ban hành, 56% GV trả lời là tài liệu giáo dục địa phương do nhà trường tổ 
chức biên soạn trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD-ĐT; 4% còn lại không có câu trả lời; trong khi thực tế, các CBQL 
đều cho biết trường không có và không sử dụng tài liệu giáo dục địa phương nào. Điều này cho thấy, tuy được tập 
huấn và thực hiện tổ chức NDGDĐP nhưng GV tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT chưa có kiến thức 
sâu sắc và đồng bộ về NDGDĐP. 
Chất lượng đội ngũ GV tại các trường cơ bản đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Trường 
Hữu nghị T78 có 100% GV đạt chuẩn, trong đó có 41% GV đạt trên chuẩn; Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc 
có 100% GV đạt chuẩn, với 59% GV đạt trên chuẩn. Các trường đều có GV là người DTTS, điều này tạo điều kiện 
để GV thực hiện NDGDĐP đối với môi trường đa văn hóa, đa địa phương. Tuy nhiên, số GV người DTTS chỉ chiếm 
số ít: Trường Hữu nghị T78 chỉ có 2 GV là người DTTS (chiếm 2,3% tổng số GV); Trường Phổ thông Vùng cao 
Việt Bắc có 61 GV, cán bộ là người DTTS (chiếm 24,5%). Ngoài ra, khi phỏng vấn sâu các GV tại Trường Phổ 
thông Vùng cao Việt Bắc, các GV đều tự đánh giá bản thân chưa có nhiều kiến thức về các dân tộc, các địa phương 
nên gặp nhiều khó khăn trong công tác thực hiện NDGDĐP. 
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT 
về cơ bản đáp ứng được việc thực hiện NDGDĐP. Các CBQL đều đánh giá thực trạng trường, lớp, điều kiện môi 
trường ở mức đủ về số lượng, chất lượng sử dụng ở mức trung bình đến tốt; tuy nhiên, một số cơ sở vật chất tại các 
trường đã bắt đầu xuống cấp như: thư viện, nhà ở nội trú. Dụng cụ, đồ dùng học tập tại Trường Hữu nghị T78 còn 
thiếu và chất lượng kém. 
- Chính sách - văn bản: Các chính sách - văn bản liên quan đến thực hiện NDGDĐP dành riêng cho các trường 
PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT hiện chưa có nên gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực 
hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả. 
2.3. Một số giải pháp thực hiện nội dung giáo dục địa phương tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông mới 
Để thực hiện NDGDĐP tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT đáp ứng mục tiêu của Chương trình Giáo 
dục phổ thông mới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: 
- Cần xây dựng tài liệu NDGDĐP riêng cho các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT. Theo Chương trình 
Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, NDGDĐP nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi 
dưỡng HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề 
của quê hương. Với mục tiêu này, HS tại các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT nếu chỉ được tìm hiểu kiến 
thức địa phương nơi trường đóng là không phù hợp và chưa đủ. HS cần phải có kiến thức địa phương nơi mình sinh 
ra để sau khi học tập, quay trở lại xây dựng và phát triển quê hương. Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu môn học 
trong chương trình mới và phù hợp với đối tượng HS, các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT cần có tài liệu 
giáo dục địa phương riêng. Nội dung của tài liệu này bao gồm kiến thức địa phương tại nơi trường đóng và tại nơi 
HS sinh ra. Tài liệu giáo dục địa phương riêng này sẽ giúp các trường tổ chức thực hiện NDGDĐP hiệu quả, đồng 
bộ và thống nhất. 
- Tiếp tục phát huy tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục của 
các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT. Chương trình Giáo dục phổ thông mới là chương trình “mở”, thể hiện 
ở việc trao quyền chủ động, trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung 
giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, cơ sở giáo 
dục trên cơ sở đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc. Tính “mở” 
của chương trình này cho phép các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT tiếp tục phát huy tính sáng tạo, chủ động, 
linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của nhà trường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
53 
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung và phương pháp thực hiện cần hướng tới việc hình thành phát triển phẩm chất 
và năng lực cho HS, đặc biệt là tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải 
quyết những vấn đề của quê hương. 
- Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; bồi 
dưỡng chuyên sâu cho GV trực tiếp dạy môn học, các môn, nhóm môn có liên quan đến NDGDĐP. Ngoài ra, GV 
trực tiếp dạy NDGDĐP cần phải nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc, kiến thức của nhiều địa phương các tỉnh 
miền núi phía Bắc. 
- Tập trung rà soát, bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ quá trình học tập NDGDĐP. Cơ 
sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu dạy 
và học tại trường; tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, trong đó có NDGDĐP, các trường cần 
phải rà soát, bổ sung và sửa chữa, nhất là trong điều kiện nhà trường phải giáo dục kiến thức của nhiều địa phương 
khác nhau cho HS. 
3. Kết luận 
Các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT hiện đang thực hiện NDGDĐP chủ yếu ở các lĩnh vực văn hóa, lịch 
sử, môi trường, giáo dục đạo đức lối sống với nội dung kiến thức địa phương tại nơi trường đóng và tại nơi HS sinh 
ra; hình thức và phương pháp thực hiện linh hoạt và đa dạng thông qua việc dạy học tích hợp vào các môn học và 
các hoạt động ngoài giờ trên cơ sở phù hợp với đặc điểm HS đến từ nhiều địa phương khác nhau. Tuy nhiên, do chưa 
có tài liệu và hướng dẫn thực hiện NDGDĐP riêng nên có sự khác nhau về mức độ thực hiện giữa các trường; các 
trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, thời lượng, tổ chức quản lí Vì vậy, 
chúng tôi có đề xuất sau: - Đối với Bộ GD-ĐT: Cần biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và có hướng dẫn tổ chức 
thực hiện riêng cho các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT để phù hợp với đối tượng HS đến từ nhiều địa 
phương khác nhau và điều kiện cụ thể của nhà trường; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV về nội dung, phương 
pháp môn học; - Đối với các trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD-ĐT: Cần chuẩn bị các điều kiện để triển khai tổ 
chức thực hiện NDGDĐP, cụ thể: Bố trí GV trực tiếp dạy học NDGDĐP, ưu tiên GV là người DTTS, có kiến thức 
về nhiều địa phương; rà soát, bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ việc thực hiện NDGDĐP. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ GD-ĐT (2008). Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 về Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục 
địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông từ năm học 2008-2009. 
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 
32/2018/BGDĐT ngày 26/12/2018). 
Bộ GD-ĐT (2019). Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/03/2019 về Biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung 
giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông. 
Bộ GD-ĐT (2020). Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa 
phương. 
Bùi Quý Khiêm (2019). Một số biện pháp triển khai thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương trong chương trình 
mới. Cổng thông tin điện tử Sở GD-ĐT Đồng Tháp. Truy cập tại 
bien-phap-trien-khai-thuc-hien-tot-noi-dung-giao-duc-.html. 
Nguyễn Thị Bảo Hoa (2019). Một số định hướng thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở vùng dân tộc thiểu số 
theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Dạy và học ngày nay, kì I - 10, tr 11-13. 
UBND tỉnh Thái Nguyên (2019). Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 10/07/2019 về Biên soạn, thẩm định, tổ chức 
thực hiện tài liệu giáo dục địa phương trong Chương trình Giáo dục phổ thông. 
UBND TP. Hà Nội (2019). Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 31/12/2019 về Tổ chức biên soạn và thực hiện nội 
dung giáo dục địa phương trong Chương trình Giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_thuc_hien_noi_dung_giao_duc_d.pdf