Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng

Mở đầu

GD-ĐT nói chung và giáo dục (GD) phổ thông nói riêng ở nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới

để phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình hội nhập với GD thế giới (Đặng Thị Thanh

Huyền, 2017). Vấn đề xây dựng chuẩn mực để đánh giá các hoạt động GD, các cơ sở GD-ĐT, các thành tố tham gia

vào quá trình GD là điều kiện cần thiết để GD-ĐT đi đúng hướng, phát triển nhanh và bền vững. Chuẩn hiệu trưởng

các cơ sở giáo dục phổ thông (CSGDPT), trong đó có hiệu trưởng các trường THPT nhằm thực hiện, cụ thể hóa các

chủ trương về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD (Ban Chấp hành Trung ương, 2004), về thực hiện

pháp luật trong GD-ĐT (Quốc hội, 2019). Nhiều chính sách về thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT đã được

ban hành, triển khai và đạt được kết quả cũng như có những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn phát triển GD ở các

trường THPT trên nhiều địa bàn của cả nước. Bài báo này phân tích thực trạng và nêu lên một số đề xuất nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả việc áp dụng chuẩn hiệu trưởng CSGDPT ở các trường THPT trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng trang 1

Trang 1

Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng trang 2

Trang 2

Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng trang 3

Trang 3

Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng trang 4

Trang 4

Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10660
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng

Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hải Phòng
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
49 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
THỰC HIỆN CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
Hoàng Anh Tuấn 
Trường Trung học phổ thông Thái Phiên (quận Ngô Quyền, thành phố 
Hải Phòng) 
Email: tuantoan@thaiphien.edu.vn 
Article History 
Received: 28/8/2020 
Accepted: 14/9/2020 
Published: 20/10/2020 
Keywords 
standard for principals, 
education, high school, Hai 
Phong city. 
ABSTRACT 
Implementing the standard of high school principals for high school 
principals is an important and necessary task in the context of the industrial 
revolution 4.0. From the practical implementation at high schools of Hai 
Phong city, the article proposes the implementation of principal standard of 
general education institutions. Firstly, thorough understanding of the 
implementation of principal standard is an urgent task and necessary cases. 
Secondly, all resources should be mobilized, and forms of implementation of 
principal standard should be diversified. Thirdly, it is necessary to promote 
the spirit of self-study, self-training and training in order to quickly and 
effectively implement the standard of principals. Finally, the organization, 
direction, examination and supervision of the implementation of principal 
standards need to be strengthened. The aforementioned suggestions 
contribute to improving the quality and efficiency of the implementation of 
the current standard of presidents of general education institutions. 
1. Mở đầu 
GD-ĐT nói chung và giáo dục (GD) phổ thông nói riêng ở nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới 
để phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình hội nhập với GD thế giới (Đặng Thị Thanh 
Huyền, 2017). Vấn đề xây dựng chuẩn mực để đánh giá các hoạt động GD, các cơ sở GD-ĐT, các thành tố tham gia 
vào quá trình GD là điều kiện cần thiết để GD-ĐT đi đúng hướng, phát triển nhanh và bền vững. Chuẩn hiệu trưởng 
các cơ sở giáo dục phổ thông (CSGDPT), trong đó có hiệu trưởng các trường THPT nhằm thực hiện, cụ thể hóa các 
chủ trương về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD (Ban Chấp hành Trung ương, 2004), về thực hiện 
pháp luật trong GD-ĐT (Quốc hội, 2019). Nhiều chính sách về thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT đã được 
ban hành, triển khai và đạt được kết quả cũng như có những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn phát triển GD ở các 
trường THPT trên nhiều địa bàn của cả nước. Bài báo này phân tích thực trạng và nêu lên một số đề xuất nhằm nâng 
cao chất lượng, hiệu quả việc áp dụng chuẩn hiệu trưởng CSGDPT ở các trường THPT trên địa bàn TP. Hải Phòng. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 
Việc xác định chất lượng trong GD-ĐT thường được thực hiện bằng hoạt động kiểm định và đo lường chất lượng, 
đây là một hoạt động không thể thiếu trong tiến trình phát triển GD-ĐT của các nước trên thế giới. Việc kiểm định, 
đo lường chất lượng GD được thực hiện dựa vào một hệ thống chuẩn mực, tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với mục tiêu, 
chính sách và điều kiện phát triển GD của mỗi quốc gia ở các thời kì khác nhau. Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT 
ngày 20/7/2018 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng CSGDPT (Bộ GD-ĐT, 2018) là hệ 
thống chuẩn mực, tiêu chuẩn, tiêu chí để kiểm định, đo lường trình độ, phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng trường 
THPT trong bối cảnh hiện nay. 
Chuẩn hiệu trưởng CSGDPT áp dụng đối với hiệu trưởng trường THPT là hệ thống khung phẩm chất, năng lực, kĩ 
năng mà hiệu trưởng cần phải có để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trần Hữu Hoan và Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, 
2017). Quá trình thực hiện chuẩn hiệu trưởng CSGDPT có thể xem là quá trình kiểm định của thực tiễn GD đối với 
những lí luận của khoa học GD (Douglas J. Fiore, 2004). Chuẩn hiệu trưởng CSGDPT là hệ thống phẩm chất, năng lực 
mà hiệu trưởng cần đạt được để lãnh đạo và quản trị nhà trường. Chuẩn hiệu trưởng có 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí được 
cụ thể hóa ở các mức: tốt, khá, đạt; trong đó, tiêu chuẩn là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn 
hiệu trưởng; tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn (Bộ GD-ĐT, 2018). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
50 
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy định chuẩn hiệu 
trưởng CSGDPT, có 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí. Tiêu chuẩn 1. “Phẩm chất nghề nghiệp” có 3 tiêu chí; tiêu chuẩn 
2. “Quản trị nhà trường” có 7 tiêu chí; tiêu chuẩn 3. “Xây dựng môi trường GD” có 3 tiêu chí; tiêu chuẩn 4. “Phát 
triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội” có 3 tiêu chí; tiêu chuẩn 5. “Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ 
thông tin” có 2 tiêu chí. 
2.2. Thực trạng đáp ứng chuẩn hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ở thành phố Hải Phòng 
Kết thúc năm học 2019-2020, chúng tôi đã khảo sát ý kiến Ban Giám hiệu 40 trường THPT công lập trên địa bàn 
TP. Hải Phòng về kết quả thực hiện Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD-ĐT về việc ban 
hành quy định chuẩn hiệu trưởng CSGDPT. 
Nội dung khảo sát của chúng tôi về kết quả đáp ứng được ở các mức (tốt, khá, đạt, chưa đạt) các tiêu chuẩn và 
tiêu chí theo Thông tư số 14; về chu kì, quy trình, thẩm quyền xếp loại, đánh giá chuẩn hiệu trưởng. Kết quả thu được 
từ 100 phiếu khảo sát với ý kiến đánh giá các mức độ (tốt / khá / đạt / chưa đạt) thể hiện ở bảng sau: 
Tiêu chuẩn Tiêu chí 
Đánh giá mức đạt được 
Tốt Khá Đạt 
Chưa 
đạt 
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề 
nghiệp: Có đạo đức nghề nghiệp 
chuẩn mực và tư tưởng đổi mới 
trong lãnh đạo, quản trị nhà 
trường; có năng lực phát triển 
chuyên môn, nghiệp vụ bản 
thân 
Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp 98 2 0 0 
Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh 
đạo, quản trị nhà trường 
85 15 0 0 
Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên 
môn, nghiệp vụ bản thân 
80 20 0 0 
Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà 
trường: Lãnh đạo, quản trị các 
hoạt động trong nhà trường đáp 
ứng yêu cầu phát triển phẩm 
chất, năng lực học sinh (HS), 
phù hợp với phong cách học tập 
đa dạng, nhu cầu, sở thích và 
mức độ sẵn sàng học tập của 
mỗi HS 
Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch 
phát triển nhà trường 
85 15 0 0 
Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, 
GD HS 
90 10 0 0 
Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường 85 15 0 0 
Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính 
nhà trường 
85 15 0 0 
Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường 85 12 3 0 
Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị 
và công nghệ trong dạy học, GD HS của 
nhà trường 
85 12 3 0 
Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng GD trong 
nhà trường 
70 25 5 0 
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi 
trường GD: Xây dựng được môi 
trường GD an toàn, lành mạnh, 
thân thiện, dân chủ, phòng, 
chống bạo lực học đường 
Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trường 70 26 4 0 
Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở 
trong nhà trường 
75 23 2 0 
Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an toàn, 
phòng chống bạo lực học đường 
70 25 5 0 
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối 
quan hệ giữa nhà trường, gia 
đình, xã hội: Tổ chức các hoạt 
động phát triển mối quan hệ 
giữa nhà trường, gia đình, xã hội 
trong dạy học, GD đạo đức, lối 
Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia 
đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy 
học cho HS 
77 20 3 0 
Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia 
đình, xã hội để thực hiện GD đạo đức, lối 
sống cho HS 
75 20 5 0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
51 
sống cho HS và huy động, sử 
dụng nguồn lực để phát triển 
nhà trường 
Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia 
đình, xã hội trong huy động và sử dụng 
nguồn lực để phát triển nhà trường 
79 18 3 0 
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại 
ngữ và công nghệ thông tin: Có 
khả năng sử dụng ngoại ngữ 
(ưu tiên tiếng Anh) và ứng 
dụng công nghệ thông tin trong 
quản trị nhà trường 
Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ 50 30 20 0 
Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông 
tin 
55 30 15 0 
Sau hai năm thực hiện Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT, kết quả trên đã cho những số liệu, thông tin bổ ích đối 
với việc thực hiện chuẩn hiệu trưởng CSGDPT nói chung và hiệu trưởng các trường THPT nói riêng. Kết quả khảo 
sát cho thấy, với tiêu chuẩn 1 “phẩm chất nghề nghiệp”, đội ngũ hiệu trưởng trường THPT hiện nay đã đạt chuẩn từ 
mức tốt và khá trở lên, trong đó, có 80% đến 98% ý kiến đánh giá đạt mức tốt. Trong khi đó, đối với tiêu chuẩn 2 
“Quản trị nhà trường” thì 4 tiêu chí đầu được đánh giá 100% đạt mức tốt và khá; 3 tiêu chí sau có 3% đến 5% ý kiến 
đánh giá mức đạt. Các tiêu chí của tiêu chuẩn 3, tiêu chuẩn 5 vẫn có tỉ lệ đánh giá mức độ đạt (tiêu chí 17 về ngoại 
ngữ có tỉ lệ 20% đánh giá mức đạt, tiêu chí 18 về công nghệ thông tin có tỉ lệ đánh giá mức đạt là 15%). Tất cả những 
thông số trên cho thấy, việc áp dụng chuẩn hiệu trưởng CSGDPT của hiệu trưởng các trường THPT ở TP. Hải Phòng 
đã có những kết quả nhất định, nhưng có những tiêu chuẩn và nhiều tiêu chí chưa đáp ứng tốt yêu cầu về chức năng, 
nhiệm vụ của người hiệu trưởng trong bối cảnh hiện nay. 
Nhiều ý kiến khảo sát cũng thẳng thắn cho rằng, việc đạt chuẩn ở một số tiêu chí được thể hiện trên bằng cấp, 
chứng chỉ nhưng năng lực thực sự chưa tương ứng. Một số hiệu trưởng có thâm niên công tác nhiều năm, gần tuổi 
nghỉ hưu, có uy tín về phẩm chất nghề nghiệp (tiêu chuẩn 1), có kinh nghiệm về xây dựng môi trường GD (tiêu 
chuẩn 3) và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội (tiêu chuẩn 4) nhưng lại hạn chế về năng lực 
quản trị nhà trường (tiêu chuẩn 2) và trình độ, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin (tiêu chuẩn 5). 
2.3. Một số đề xuất về việc áp dụng chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông đối với hiệu trưởng trường trung 
học phổ thông ở thành phố Hải Phòng 
2.3.1. Cần quán triệt nhận thức về việc thực hiện chuẩn hiệu trưởng các trường trung học phổ thông là một nhiệm 
vụ cấp bách, cần thiết trong bối cảnh hiện nay 
Xác định đúng mục đích thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT là làm căn cứ để hiệu trưởng trường THPT 
tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực 
lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới GD; làm căn cứ để các cơ quan quản lí nhà nước đánh giá 
phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng trường THPT; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán 
bộ quản lí trường THPT; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lí trường THPT cốt cán; làm căn cứ để các cơ sở 
đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí GD xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 
phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lí trường THPT; làm căn cứ để 
các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh 
hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm 
chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường. Việc thực hiện chuẩn không chỉ là trách nhiệm của cá nhân hiệu trưởng 
mà là nhiệm vụ, trách nhiệm của tập thể nhà trường, của các cấp quản lí nhằm làm cho mỗi trường THPT thực hiện 
đúng chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ đã quy định (Bộ GD-ĐT, 2011). 
2.3.2. Huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức thực hiện chuẩn hiệu trưởng các trường trung học 
phổ thông 
Mục đích là làm cho đội ngũ hiệu trưởng trường THPT thực hiện được nhanh, đầy đủ, toàn diện, bền vững các 
tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn. Điều đó yêu cầu phải huy động nguồn lực của ngành GD, của nhà trường, của cá nhân 
để mỗi hiệu trưởng có đủ thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất để đảm bảo những yêu cầu như năng lực quản trị nhà 
trường, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Điều đó chỉ được thực hiện với các hình thức linh hoạt trong bối 
cảnh hiệu trưởng vừa làm công tác quản lí, công tác chuyên môn và thực hiện việc nâng cao trình độ, năng lực, kĩ 
năng các phương diện khác. Tuy nhiên, không vì tập trung vào việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực để đạt 
chuẩn mà ảnh hưởng đến công tác quản lí, điều hành trường THPT. Mặt khác, các tiêu chí, tiêu chuẩn được lượng 
hóa (bằng thời gian, học phần, tiết học,) cần phải thực chất, không hợp thức hóa bằng các chứng chỉ, bằng cấp mà 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
52 
năng lực sử dụng thực tế lại hạn chế. Đây là những bất cập về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của các hiệu trưởng 
trường THPT nói riêng và của ngành GD nói chung hiện nay. 
2.3.3. Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, đào tạo để thực hiện nhanh, hiệu quả, chất lượng chuẩn hiệu trưởng 
các trường trung học phổ thông 
Có thể nói, để đạt chuẩn hiệu trưởng trường THPT một cách bền vững, ngoài việc được đào tạo, bồi dưỡng theo 
chương trình, nội dung đã được quy định (Bộ GD-ĐT, 2015; Vũ Lan Hương, 2017), vấn đề tự học, tự đào tạo, bồi 
dưỡng của hiệu trưởng rất quan trọng. Nâng cao phẩm chất, đạo đức nhà giáo là một quá trình tự bồi dưỡng, rèn 
luyện, phấn đấu trong môi trường sư phạm. Rèn luyện năng lực, kĩ năng quản trị nhà trường cũng là một quá trình 
học tập lí luận và trải nghiệm thực tiễn GD. Vấn đề xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân 
chủ, phòng, chống bạo lực học đường cần một quá trình tích lũy, đúc kết kinh nghiệm quản lí và hoạt động GD của 
hiệu trưởng. Tự đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực quản lí, quản trị nhà 
trường chính là điều kiện, động lực để hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ giữa nhà 
trường, gia đình, xã hội. Năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng phải được nghiên cứu, học tập và trải nghiệm 
trong thực tiễn theo định hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hiệu trưởng trường THPT (Chính 
phủ, 2015; Phạm Đỗ Nhật Tiến, 2017) để có kĩ năng của một người quản trị cơ sở GD (Robert L. Katz, 1974). Đặc 
biệt, để nâng cao năng lực, trình độ sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, ngoài việc tham gia các lớp đào tạo, 
vấn đề tự học, tự bồi dưỡng năng lực vận dụng hiệu quả trong quản lí, quản trị nhà trường giữ vai trò quan trọng, là 
điều kiện để xây dựng trường học thông minh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, việc tự 
học, tự bồi dưỡng, đào tạo phải được đặt trong một môi trường học thuật của nhà trường, môi trường tích cực, thân 
thiện của trường THPT. 
2.3.4. Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lí và của tập thể cán bộ, giáo viên 
đối với kết quả thực hiện chuẩn hiệu trưởng các trường trung học phổ thông 
Vấn đề thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT cần phải được các cấp quản lí (tập thể và cá nhân ở trường 
THPT, sở GD-ĐT, các cấp chính quyền, đoàn thể liên quan) luôn quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ cũng như kiểm 
tra, giám sát. Một mặt, phải tạo điều kiện hợp lí cho hiệu trưởng phấn đấu đạt và vượt chuẩn, mặt khác, phải luôn 
nhắc nhở, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí hiệu trưởng CSGDPT; Đảm bảo giữ 
vững các tiêu chí đã đạt mức tốt, phấn đấu nỗ lực để nâng các tiêu chí khá lên tốt và đặc biệt là cần phải vượt qua các 
tiêu chí ở mức đạt để đạt mức cao hơn; Đánh giá việc các tiêu chuẩn, tiêu chí bị xuống mức do những nguyên nhân 
khách quan và chủ quan. Việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cần khách quan, toàn diện, công bằng và 
dân chủ; căn cứ vào phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng trong điều kiện cụ thể của nhà trường 
và địa phương; có các minh chứng xác thực, phù hợp. Quy trình đánh giá chuẩn hiệu trưởng (hiệu trưởng tự đánh 
giá; nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường; sở GD-ĐT thực hiện đánh giá và thông báo kết 
quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng) cũng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, chính 
xác, hợp lí. Chu kì tự đánh giá của hiệu trưởng trường THPT là 1 năm/lần vào cuối năm học; sở GD-ĐT đánh giá 
hiệu trưởng THPT theo chu kì 2 năm/lần vào cuối năm học. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, các hiệu trưởng 
có thể tự đánh giá theo học kì, sở GD-ĐT có thể đánh giá theo năm để tăng cường hiệu lực sự giám sát, kiểm tra đối 
với quá trình thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT. Vấn đề xác định tỉ lệ số tiêu chí đạt ở các mức khác nhau 
để đánh giá mức đạt chuẩn cao hơn, việc “cho nợ” minh chứng hoặc “linh hoạt đánh giá” cũng cần phải được xử lí 
một cách nghiêm túc, khoa học, chính xác, có tác dụng giúp đội ngũ hiệu trưởng nỗ lực phấn đấu để đạt chuẩn một 
cách nhanh chóng, bền vững. 
3. Kết luận 
Thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT là một trong những điều kiện để các trường THPT nâng cao chất 
lượng GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chỉ mới 2 năm 
triển khai thực hiện chuẩn, nhiều vấn đề về lí luận và thực tiễn đã được bổ sung, làm sáng rõ, nhằm làm cho quá trình 
thực hiện chuẩn hiệu trưởng CSGDPT nói chung và việc vận dụng vào thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường THPT 
nói riêng được thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Kết hợp giữa lí luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 
với thực tiễn hoạt động của các trường THPT, giữa sự nỗ lực của bản thân và sự tác động tích cực của môi trường 
GD, giữa việc đảm bảo nguyên tắc chung và sự vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của ngành GD TP. Hải Phòng 
là bài học kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn trong thời gian tới. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 49-53 ISSN: 2354-0753 
53 
Tài liệu tham khảo 
Ban Chấp hành Trung ương (2004). Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất 
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. 
Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, 
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 
Bộ GD-ĐT (2015). Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường 
xuyên cán bộ quản lí trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 
Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở 
giáo dục phổ thông. 
Chính phủ (2015). Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 
Douglas J. Fiore (2004). Introduction to Educational Administration: Standards, Theories, and Practice. Eye On 
Education. 
Đặng Thị Thanh Huyền (2017). Chuẩn hiệu trưởng 3T & H. Báo Giáo dục và Thời đại điện tử, ngày 9/2/2018. Truy 
cập tại: giaoducthoidai.vn. 
Nguyễn Ngọc Hiền, Nguyễn Như An (2017). Một số vấn đề về Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông trong giai đoạn 
hiện nay. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 137, tr 53-57. 
Phạm Đỗ Nhật Tiến (2017). Quyền tự chủ trường phổ thông Việt Nam: hiện trạng và những việc cần làm. Tạp chí 
Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 145, tr 1-5. 
Quốc hội (2019). Luật Giáo dục. Luật số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019. 
Robert L. Katz (1974). Skill of an effective administrator. Havard Business Review. 
Trần Hữu Hoan, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2017). Xác định khung năng lực của hiệu trưởng trường trung học phổ 
thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 136, 
tr 52-57. 
Vũ Lan Hương (2017). Phát triển chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ 
thông từ góc nhìn lí luận và thực tiễn. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 137, 
tr 58-61.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_de_xuat_nham_nang_cao_hieu_qua_thuc_hie.pdf