Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng

Tóm tắt:

Trên cơ sở điều tra, tìm hiểu, bài viết tập trung làm rõ thực trạng nhận thức của giáo viên (GV)

và phụ huynh(PH) của trẻ tự kỷ (TTK) học tại các trường mầm non và trung tâm can thiệp sớm và

giáo dục hòa nhập về thực trạng giáo dục kỹ năng vận động cho TTK, Những thuận lợi, khó khăn

và những mong muốn của GV, PH trong quá trình giáo dục kỹ năng vận động cho TTK đồng thời

chỉ ra những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động cho TTK tại thành phố

Đà Nẵng.

Từ khóa: Kỹ năng vận động, giáo viên, trẻ tự kỷ, Đà Nẵng.

Situation and factors affecting motor skills education

for autistic children in Danang City

Summary: Basing on the basis of investigation and investigation, the article focuses on clarifying

the cognitive status of teachers and parents of autistic children who study in preschools and centers.

The schools and centers are aimed for early intervention and public-generalized education. The

advantages, difficulties and teacher-and-parents’ expectation in the process of educating motor

skills for autistic children has pointed out basic factors affecting motor skills education for autistic

children in Danang city.

Keywords: Motor skills; Teacher; Autistic children; Danang.

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7860
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng
91
Sè §ÆC BIÖT / 2020
THÖÏC TRAÏNG VAØ CAÙC YEÁU TOÁ AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN GIAÙO DUÏC 
KYÕ NAÊNG VAÄN ÑOÄNG CUÛA TREÛ TÖÏ KYÛ TAÏI THAØNH PHOÁ ÑAØ NAÜNG
Tóm tắt:
Trên cơ sở điều tra, tìm hiểu, bài viết tập trung làm rõ thực trạng nhận thức của giáo viên (GV)
và phụ huynh(PH) của trẻ tự kỷ (TTK) học tại các trường mầm non và trung tâm can thiệp sớm và
giáo dục hòa nhập về thực trạng giáo dục kỹ năng vận động cho TTK, Những thuận lợi, khó khăn
và những mong muốn của GV, PH trong quá trình giáo dục kỹ năng vận động cho TTK đồng thời
chỉ ra những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng vận động cho TTK tại thành phố
Đà Nẵng.
Từ khóa: Kỹ năng vận động, giáo viên, trẻ tự kỷ, Đà Nẵng.
Situation and factors affecting motor skills education 
for autistic children in Danang City
Summary: Basing on the basis of investigation and investigation, the article focuses on clarifying
the cognitive status of teachers and parents of autistic children who study in preschools and centers.
The schools and centers are aimed for early intervention and public-generalized education. The
advantages, difficulties and teacher-and-parents’ expectation in the process of educating motor
skills for autistic children has pointed out basic factors affecting motor skills education for autistic
children in Danang city.
Keywords: Motor skills; Teacher; Autistic children; Danang.
*ThS, Đại học Đà Nẵng
**TS, Đại học TDTT Đà Nẵng
Phan Ngọc Thiết Kế*
Nguyễn Việt Tuấn**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Đa số TTK đều gặp khó khăn về vận động,
trong đó có khoảng 1/3 số trẻ thuộc thể ì, khó
hoạt hóa được hoạt động vận động của cơ thể
trẻ; 2/3 số trẻ thường tăng năng động và khó
khăn trong việc tự kiểm soát hành vi của mình;
thêm vào đó là vấn đề khó khăn trong khả năng
điều hòa cảm giác cơ thể. Vì vậy, tác động đến
vận động là điều đầu tiên cần thực hiện để giúp
trẻ giữ cơ thể trong trạng thái cân bằng để có thể
hoạt động, học tập và làm việc hiệu quả.
Hầu hết TTK gặp khó khăn trong việc xác
định tính mục đích của hoạt động. Vận động ở
TTK thường tự phát mà chính bản thân trẻ cũng
không kiểm soát được.
Vận động là kỹ năng nền tảng góp phần giúp
TTK kiểm soát hành vi, hoạt hóa hành vi - vận
động, đẩy nhanh hoặc kiểm soát tốc độ và khả
năng tư duy Quá trình học tập và rèn luyện
của trẻ sẽ diễn ra hiệu quả hơn. 
Do vậy, để giúp cho các nhà chuyên môn, các
nhà quản lý giáo dục có cơ sở nhìn nhận và có
những định hướng thay đổi trong thời gian tới
để đẩy mạnh phát triển kỹ năng vận động
(KNVĐ) của TTK, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục cho TTK trong các trường và
trung tâm can thiệp sớm tại thành phố Đà Nẵng,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNVĐ của
TTK tại thành phố Đà Nẵng.”
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng
vấn, phương pháp xã hội học và phương pháp
toán thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng giáo dục kỹ năng vận động
cho trẻ tự kỷ
1.1. Đánh giá về những hạn chế của trẻ tự kỷ 
BµI B¸O KHOA HäC
92
Về những hạn chế từ chính bản thân trẻ, cả
GV và PH đều đưa ra 3 hạn chế lớn nhất đó là:
Tương tác xã hội, ngôn ngữ - giao tiếp, hành
vi (kết quả tại bảng 1). Trên thực tế, những hạn
chế này gây ra rất nhiều bất lợi cho trẻ khi tham
gia vào môi trường lớp học như: Không chủ
động chào hỏi GV (GV có thể cho rằng đây là
HS hư), không chơi cùng bạn, tranh giành đồ
chơi với bạn, không chủ động mở lời để giao
tiếp với bạn hoặc khi phát ngôn thì lại hay nói
ngược hoặc nói câu không đúng hoàn cảnh, có
những hành vi kì quặc như xoay người, lắc lư
đầu, cấu bạn, tự xâm hại bản thân, gào thét và
khóc lóc ngay trong lớp Những biểu hiện
này khiến trẻ rất khó được chấp nhận khi đi học
ở trường hòa nhập.
1.2. Nhận thức của giáo viên và phụ huynh
về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuẩn
bị kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ
Bảng 1. Những hạn chế của trẻ tự kỷ
TT Hạn chế của trẻ
GV (n=80) PH (n=50)
TB SD Thứ bậc TB SD Thứ bậc
1 Các KN vận động 0.23 0.43 6 0.22 0.42 6
2 KN tự phục vụ 0.33 0.48 5 0.31 0.47 5
3 Tương tác xã hội 0.80 0.41 1 0.66 0.48 2
4 Ngôn ngữ - giao tiếp 0.60 0.50 2 0.79 0.40 1
5 Nhận thức 0.37 0.49 4 0.34 0.48 4
6 Hành vi 0.53 0.43 3 0.51 0.50 3
7 Giác quan 0.13 0.48 7 0.14 0.36 7
Bảng 2. Nhận thức của giáo viên, phụ huynh đối với việc 
giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ 
Mức độ Giáo viên (n=80) (%)
Phụ huynh
(n=50) (%)
Chung 
(n=130) (%)
Rất quan trọng 73.33 74.29 73.85
Quan trọng 26.67 25.71 26.15
Ít quan trọng 0 0 0
Không quan trọng 0 0 0
Kết quả bảng 2 cho thấy: Cả PH và GV đều
đánh giá rất cao việc dạy KNVĐ cho TTK mức
nhẹ và trung bình, ở mức rất quan trọng đạt
73.85%; kết quả chung của hai nhóm đánh giá
ở mức quan trọng là 26.15 %. Kết quả này
phản ánh nhận thức tiến bộ cũng như kì vọng
rất cao của PH và GV đối với việc giáo dục
KNVĐ cho TTK.
Nhìn chung, đánh  ...  sử dụng các
phương pháp giáo dục kỹ năng vận động cho
trẻ tự kỷ 
Bảng 4. Thực trạng mức độ sử dụng và hiệu quả 
các phương pháp giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ 
TT Phương pháp giáo dục KNVĐ
Mức độ sử dụng Hiệu quả
TB SD Thứ bậc TB SD Thứ bậc
1 Sử dụng các phương pháp chuyênbiệt dành cho trẻ tự kỉ 0.93 0.78 6 0.60 0.72 7
2 Xây dựng kế hoạch giáo dục cá biệthoá (IEP) 0.70 0.75 8 0.43 0.63 9
3 Khuyến khích, khen thưởng 1.93 0.25 3 1.87 0.35 1
4 Trách phạt 1.80 0.41 4 1.47 0.73 2
5 Thị phạm 2.00 0.00 1 1.40 1.72 3
6 Phân tích kết hợp thị phạm 2.00 0.00 1 1.17 0.60 4
7 Phương pháp tăng tiến 0.07 0.25 13 0.10 0.40 13
8 Sử dụng giáo cụ trực quan 0.93 0.78 6 0.87 0.90 6
9 Kết hợp số hoá giáo trình giảng dạy 0.47 0.73 10 0.40 0.42 10
10 Phuơng pháp đóng vai 0.50 0.75 8 0.33 0.71 11
11 Phương pháp trò chơi 0.50 0.73 9 1.13 0.82 5
12 Phương pháp dạy học khám phá 0.37 0.61 11 0.28 0.63 14
13 Phương pháp dạy học trải nghiệm 1.47 0.63 5 0.47 0.73 8
14 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 0.33 0.71 12 0.30 0.53 12
BµI B¸O KHOA HäC
94
Qua bảng 4 cho thấy: GV đã biết sử dụng khá
phong phú các phương pháp dạy học (PPDH)
khác nhau để giáo dục KNVĐ cho TTK. Tuy
nhiên, mức độ sử dụng mỗi phương pháp lại
khác nhau. Qua bảng trên ta thấy: Các PPDH
Phân tích kết hợp thị phạm, Thị phạm, Khen
thưởng, Trách phạt, Phương pháp dạy học trải
nghiệm là các phương pháp được giáo viên sử
dụng nhiều nhất trong quá trình giáo dục KNVĐ
cho TTK. Trong đó, PPDH Phân tích kết hợp thị
phạm, Thị phạm và Khen thưởng được các GV
sử dụng nhiều hơn cả bởi theo họ đó là các
phương pháp đơn giản, không mất thời gian
chuẩn bị, thiết kế và có khả năng tác động tức
thì tới trẻ. Tiếp theo là các Phương pháp Trách
phạt và Dạy học trải nghiệm, đây là hai phương
pháp thường được sử dụng nhằm làm giảm các
hành vi không mong muốn ở trẻ. Còn phương
pháp Sử dụng giáo cụ trực quan và Kết hợp số
hoá giáo trình giảng dạy giúp trẻ hiểu rõ hơn
trong hình thành KN nhưng phương pháp này
đòi hỏi GV phải chuẩn bị nhiều thời gian hơn
nên ít được GV lựa chọn mặc dù họ vẫn biết
được ý nghĩa quan trọng của phương pháp này.
Khi phỏng vấn sâu chúng tôi được biết, phương
pháp Xây dựng kế hoạch giáo dục cá biệt hoá
(IEP) ít được sử dụng là do GV không có thời
gian để đầu tư xây dựng và dạy tiết cá nhân cho
các trẻ, chỉ một số trẻ theo học cá nhân thì sẽ
được học các bài tập có sẵn, cũng chưa có sự
xây dựng sao cho phù hợp với đặc điểm của
từng trẻ. Việc áp dụng các phương pháp giáo
dục chuyên biệt dành cho TTK được một số ít
GV sử dụng. Qua phỏng vấn sâu, các GV cho
biết các phương pháp này chỉ được học sơ đẳng
ở đại học, còn lại là GV tự đọc tài liệu nhưng
khả năng ngoại ngữ có hạn nên họ chỉ đọc được
một số ít các tài liệu đã dịch sang tiếng Việt,
hoặc được học qua một số khóa học ngắn hạn,
qua thực tế làm việc và rút kinh nghiệm của bản
thân, học hỏi qua đồng nghiệp. Do vậy, việc áp
dụng các phương pháp chuyên biệt như phương
pháp tâm vận động, ABA, TEACCH, PECS
chính là việc các GV đã sử dụng các phương
pháp Khen thưởng, Trách phạt hoặc Hình ảnh
hóa thông tin. Mỗi nơi có một cách thực hiện
khác nhau do nhận thức, hiểu biết của các GV
về các phương pháp này khác nhau. 
Bàn luận thêm về những thuận lợi, khó khăn
và những mong muốn của GV, PH trong quá
trình giáo dục KNVĐ cho TTK.
Về phía GV: Hầu hết các GV đều đưa ra
những thuận lợi như được trung tâm/ nhà trường
quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất, tạo điều kiện về
thời gian để đi học nâng cao trình độ chuyên
môn, được PH hiểu và cảm thông cho những
khó khăn và vất vả của họ, nhiều PH thường
xuyên trao đổi hàng ngày với GV về tình hình
học tập, giáo dục KNVĐ ở nhà cho con. Mặt
khác, họ cũng đưa ra những khó khăn như: chưa
có chương trình chung cho lớp, GV tự biên
soạn; trách nhiệm công việc nặng nề vì chỉ có
2GV/10 – 15 HS/lớp (GV phải quản lí quá nhiều
HS, thường xuyên phải làm kế hoạch, chuẩn bị
đồ dùng dạy học phù hợp và vẫn đảm nhiệm các
tiết cá nhân khác,...), áp lực nâng cao trình độ
chuyên môn vì họ cần học thêm về giáo dục tiểu
học để hiểu biết về cách thức dạy các nội dung
học tập của giáo dục tiểu học cũng như học tập
thêm các phương pháp, chương trình giáo dục
đặc biệt; gánh nặng “cơm áo gạo tiền” và chăm
sóc con cái mất nhiều thời gian bởi vì hầu hết
GV đều là nữ và còn trẻ nên vẫn còn ở độ tuổi
sinh con và chăm sóc con nhỏ nhưng vẫn phải
đi dạy thêm buổi tối để đáp ứng đủ cho cuộc
sống gia đình và con còn nhỏ nên mất khá nhiều
thời gian và sức lực để đi làm thêm sau khi làm
việc trên trường/trung tâm. GV phải tự lực chủ
động tìm kiếm cách thức giáo dục KNVĐ cho
trẻ. Và hiện tại cũng chưa kết nối được với các
trường MN hòa nhập nơi trẻ đang học để phối
hợp cùng với GVMN trong giáo dục KNVĐ cho
trẻ. Bên cạnh những PH tích cực, cũng có không
ít PH không chủ động trao đổi, chia sẻ về việc
giáo dục con ở nhà, một số PH “gửi trọn niềm
tin” nơi GV, một số PH thuê xe ôm đưa đón con
mà không quan tâm tới con.
Về phía PH: Những thuận lợi được PH liệt
kê gồm có: được nâng cao nhận thức về TTK và
phương pháp, biện pháp giáo dục TTK qua các
khóa tập huấn, chia sẻ chuyên môn của các cán
bộ, GV có chuyên môn từ phía trung tâm/trường
chuyên biệt; Các GV yêu nghề, yêu trẻ, hợp tác
chặt chẽ với gia đình cùng giáo dục con. Bên
cạnh đó, các PH cũng đưa ra khá nhiều khó khăn
như: Chi phí giáo dục cao do gia đình vừa cho
95
Sè §ÆC BIÖT / 2020
con đi học mẫu giáo, vừa cho học lớp tiền học
đường và cả cho con học thêm ở nhà. Áp lực
học hành của con cũng đè nặng lên vai bố mẹ;
cái nhìn chưa đúng của xã hội đối với TTK, thời
gian đưa đón con đi học các nơi tốn rất nhiều
thời gian; Trong gia đình chưa thống nhất cách
giáo dục con; PH ít được tập huấn về cách giáo
dục KNVĐ cho trẻ...
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ
Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình giáo dục KNVĐ cho TTK. Kết quả cho
thấy, vấn đề giáo dục KNVĐ chịu ảnh hưởng
của rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là các yếu
tố sau: Bản thân trẻ, GV, gia đình, trung tâm
chuyên biệt.
Cả GV và PH đều cho rằng, những khó khăn
Bảng 5. Những yếu tố từ trẻ tự kỷ ảnh hưởng 
đến giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ 
TT Các yếu tố từ trẻ Giáo viên(n=80) (%)
Phụ huynh
(n=50) (%)
Chung
(n=130) (%)
1 Vận động 86.67 65.71 75.38
2 Nhận thức 100 100 100
3 Ngôn ngữ 63.33 80 72.31
4 Tương tác xã hội 70 91.43 81.54
5 Hành vi 100 100 100
6 Giác quan 53.33 34.29 43.08
7 Khác: Sở thích, điểm mạnh 73.33 65.71 69.23
từ bản thân trẻ là những yếu tố cơ bản ảnh
hưởng trực tiếp việc giáo dục KNVĐ cho trẻ,
trong đó các yếu tố cơ bản là khiếm khuyết
trong tương tác xã hội, hành vi rập khuôn, định
hình; nhận thức, vận động, giác quan, ngôn ngữ.
Những hạn chế đó được thể hiện ra bên ngoài
rất rõ nét như: Chơi một mình và chơi theo cách
riêng, nói nhảm, nói nhại lời, nói những câu
không liên quan đến chủ đề giao tiếp, khó duy
trì tập trung chú ý, không kiểm soát được hành
vi xâm hại bản thân hoặc người khác, nhận thức
gặp nhiều hạn chế... Với những TTK ở mức độ
nặng và rất nặng, các GV đều cho rằng rất khó
có thể giáo dục KNVĐ cho trẻ, những trẻ này
nên tiếp tục học ở trung tâm chuyên biệt để được
giáo dục KN tự phục vụ và học nghề phù hợp;
các trường hợp TTK ở mức độ nhẹ và vừa nếu
được giáo dục KNVĐ thì có khả năng các em
sẽ đạt được các KNVĐ cơ bản được thuận lợi
và dễ dàng hơn.
Bảng 6. Những yếu tố từ giáo viên ảnh hưởng 
đến giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ 
TT Các yếu tố từ GV Giáo viên(n=80) (%)
Phụ huynh
(n=50) (%)
Chung
(n=130) (%)
1 Năng lực chuyên môn 96.67 91.43 93.85
2 Kỹ năng sư phạm 93.33 94.29 93.85
3 Lòng yêu nghề 86.67 82.86 84.62
4 Lòng yêu trẻ 90.00 88.57 89.23
5 Kinh nghiệm làm việc với TTK 83.33 85.71 84.62
6 Khác 40.00 25.71 32.31
BµI B¸O KHOA HäC
96
Cả GV và PH đều cho rằng, yếu tố tác động
trực tiếp đến công tác giáo dục KNVĐ cho TTK
chính là người GV dạy trẻ. GV có vai trò rất
quan trọng trong giáo dục KNVĐ cho trẻ, bởi
GV chính là người đưa ra những cách thức, biện
pháp, xây dựng những kế hoạch riêng (kế hoạch
giáo dục cá nhân) để giáo dục KNVĐ cho trẻ
theo từng học kì, từng tháng, từng tuần, trong
từng buổi học. Nhìn vào bảng 6 ta thấy, yếu tố
đầu tiên ảnh hưởng tới giáo dục KNVĐ cho
TTK là yếu tố năng lực chuyên môn và KN sư
phạm bởi vì GV phải là người rất sâu về chuyên
môn, hiểu rõ các đặc điểm của TTK nói chung,
hiểu rõ đặc điểm học sinh tự kỷ trong lớp nói
riêng, hiểu rõ những hạn chế và điểm mạnh, sở
thích của trẻ đồng thời phải hiểu rõ về các biện
pháp, cách thức giáo dục trẻ và có những KN sư
phạm giáo dục đặc biệt... Tiếp theo là yếu tố yêu
nghề, yêu trẻ vì yêu nghề, yêu trẻ cũng như có
kinh nghiệm làm việc với TTK thì GV sẽ luôn
nỗ lực tìm mọi biện pháp để giúp trẻ tiến bộ và
sẽ có những tác động giáo dục phù hợp nhất với
từng trẻ. Như vậy, các yếu tố về năng lực chuyên
môn, KN sư phạm, lòng yêu nghề, yêu trẻ và
kinh nghiệm làm việc với TTK sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình giáo dục KNVĐ của TTK. Tuy
nhiên, trách nhiệm đặt lên vai họ cũng rất nặng
nề: vừa là cô giáo vừa như mẹ hiền, vừa phải có
trách nhiệm với sự tiến bộ hay không tiến bộ của
trẻ. Ngoài ra, gánh nặng “cơm áo gạo tiền”,
gánh nặng “chăm lo gia đình riêng” cũng là
những nhiệm vụ to lớn mà những GV phải quan
tâm. Như vậy, chúng ta có thể thấy, trách nhiệm
của người GV rất nặng nề.
Bảng 7. Những yếu tố từ gia đình ảnh hưởng
đến giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ
TT Các yếu tố từ gia đình Giáo viên(n=80) (%)
Phụ huynh
(n=50) (%)
Chung
(n=130) (%)
1 Sự quan tâm chăm sóc cho trẻ 40.00 51.43 56.15
2 Tình yêu thương dành cho trẻ 63.33 71.43 67.69
3 Sự quan tâm giáo dục cho trẻ 96.67 80.00 87.69
4 Mong muốn/kì vọng của gia đình 73.33 82.86 78.46
5 Hiểu rõ khó khăn, điểm mạnh của trẻ 70.00 94.29 83.08
Kết quả bảng 7 cho thấy: Các yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNVĐ cho
TTK là: Sự quan tâm giáo dục cho trẻ; Hiểu rõ
những khó khăn, điểm mạnh của trẻ; Mong
muốn/kì vọng của gia đình hoặc gia đình không
quan tâm đến trẻ đều sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực. Những yếu tố ảnh hưởng tích cực gồm:
Việc hiểu rõ những khó khăn và điểm mạnh của
trẻ; sự quan tâm giáo dục cho trẻ sẽ giúp gia
đình có sự phối hợp chặt chẽ với trường hoặc
trung tâm chuyên biệt nơi trẻ theo học. Yếu tố
ảnh hưởng tiêu cực gồm: Gia đình không quan
tâm sẽ làm hạn chế sự tiến bộ của trẻ bởi vì nếu
gia đình không quan tâm thì trẻ sẽ không được
giáo dục, hỗ trợ thêm ở nhà. Yếu tố mong
muốn/kì vọng của gia đình sẽ là yếu tố tích cực
hoặc tiêu cực tùy theo những mong muốn cụ thể
của từng gia đình. Nếu như gia đình có mong
muốn quá cao so với khả năng của trẻ sẽ là yếu
tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giáo dục
KNVĐ cho trẻ. Nếu gia đình có mong muốn
phù hợp với khả năng của trẻ thì sẽ là yếu tố tích
cực cho quá trình giáo dục nói chung, giáo dục
KNVĐ nói riêng. 
Như vậy, các yếu tố từ gia đình là những yếu
tố quan trọng giúp trẻ có thể tiến bộ hay không
tiến bộ trong quá trình phát triển khả năng vận
động cho trẻ, điều đó thể hiện qua việc gia đình
có hiểu rõ con em mình, có sự quan tâm giáo
dục để phối hợp cùng với GV để cùng giáo dục
con theo cách thức mà GV đưa ra hay không và
có những mong muốn/kì vọng phù hợp với khả
năng của trẻ. Bởi vì trẻ được giáo dục ở mọi môi
trường thì mới có thể đạt được hiệu quả giáo dục
tốt nhất. Mặt khác, nếu gia đình không hiểu trẻ,
không quan tâm giáo dục cho trẻ và có kì vọng
quá cao với trẻ thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
97
Sè §ÆC BIÖT / 2020
giáo dục KNVĐ cho trẻ.
Trung tâm can thiệp chính là cơ sở tổ chức
các lớp học nhỏ giúp TTK có môi trường để
chuẩn bị các KNVĐ cơ bản nhằm phát triển khả
năng vận động cho trẻ được thuận lợi, kết quả
bảng 8 cho thấy: 2 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất
đến giáo dục KNVĐ cho TTK là: mục đích của
lớp nhóm (90.77%) và môi trường tâm lí trong
lớp học (90.77%). Xếp ở vị trí thứ hai là yếu tố
“sự hỗ trợ từ bạn bè” (87.69%), xếp ở vị trí thứ
ba là “Môi trường vật chất trong lớp học”
(70.77%). “Môi trường có tác động mạnh mẽ
đến hành vi cư xử, một môi trường phức tạp (ồn
ào, nóng bức....) có thể dẫn đến sự bùng phát về
hành vi, một môi trường yên tĩnh sẽ luôn mang
điềm tĩnh đến cho con người. Đây là điều hiển
nhiên với mọi người và đặc biệt với trẻ mắc
chứng tự kỉ”. “Các mối quan hệ xã hội và tình
bạn rất quan trọng với tất cả các trẻ, bao gồm cả
TTK. Sự vắng mặt của những mối quan hệ có ý
nghĩa trong cuộc sống của mỗi người có thể rất
có hại đối với sự phát triển trong chất lượng
cuộc sống của mỗi người”[3].
KEÁT LUAÄN 
Về những khó khăn từ chính bản thân trẻ,
cả GV và PH đều đưa ra 3 khó khăn lớn nhất
của trẻ đó là: Tương tác xã hội, ngôn ngữ - giao
tiếp, hành vi. Các GV và PH đều cho rằng giáo
dục KNVĐ cho TTK là rất quan trọng và rất
khó bởi lẽ, TTK là đối tượng trẻ có rất nhiều
khiếm khuyết, gây ra rất nhiều bất lợi cho trẻ
nếu muốn đi học ở trường hòa nhập. Tỷ lệ khá
cao GV&PH nhận thức đúng về những kỹ năng
cần quan tâm và giáo dục phát triển khả năng
vận động cho TTK, nhận thức được sự cần
thiết giáo dục nội dung phát triển khả năng vận
động cho TTK.
Các phương pháp mà GV lựa chọn nhiều và
cũng đem lại hiệu quả giáo dục cao gồm:
Phương pháp thị phạm, khen thưởng, trách phạt,
phương pháp dạy học trải nghiệm và phương
pháp tăng tiến. Tuy nhiên, trên thực tế do điều
kiện khách quan và chủ quan từ phía GV, do tính
phù hợp của các phương pháp chưa cao nên
kết quả thu được vẫn còn hạn chế. 
Quá trình giáo dục KNVĐ cho TTK chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như: Bản thân trẻ, trình
độ của GV, gia đình trẻ, trung tâm can thiệp. Các
yếu tố này nếu có sự phối hợp với nhau nhịp
nhàng sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho trẻ, tuy nhiên
nếu như các yếu tố này tách rời nhau thì tất yếu sẽ
gây ra bất lợi cho trẻ. Quá trình giáo dục KNVĐ
cho TTK, mỗi yếu tố lại có những ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Trần Thị Minh Huế (2017), “Thực trạng
nhận thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ lứa
tuổi mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc”,
Tạp chí Thiết bị giáo dục số 150 kỳ 1, tr. 52-54
2. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng
dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Greenspan S.I and Wieder S (2006),
Engaging Autism, Da Capo, U.S.A.
4. 李翠玲.个别化教育计划(IEP)理念与实
施[M].台湾:心理出版社, 2012.
(Bài nộp ngày 11/11/2020, phản biện ngày
17/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Phan Ngọc Thiết Kế,
Email: pnthietke@gmail.com)
Bảng 8. Yếu tố từ trung tâm can thiệp ảnh hưởng 
đến giáo dục kỹ năng vận động cho trẻ tự kỷ 
TT Các yếu tố từ trung tâm can thiệp Giáo viên(n=80) (%)
Phụ huynh
(n=50) (%)
Chung (n=130)
(%)
1 Môi trường vật chất trong lớp học 80 62.86 70.77
2 Môi trường tâm lí trong lớp học 93.33 88.57 90.77
3 Sự hỗ trợ từ bạn bè 93.33 82.86 87.69
4 Mục đích của lớp, nhóm 96.67 85.71 90.77
5 Khác 40 14.29 26.15

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_cac_yeu_to_anh_huong_den_giao_duc_ky_nang_van.pdf