Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tóm tắt: Tiến hành đánh giá thực trạng thể lực và mức độ xếp loại thể lực của sinh viên

năm thứ nhất khối các trường đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn

phân loại thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời so sánh trình độ thể lực của nhóm

sinh viên không tập luyện TDTT NK thường xuyên, tập luyện TDTT NK tự do và tập luyện

TDTT NK theo hình thức CLB thể thao. Kết quả cho thấy, trình độ thể lực của sinh viên chủ

yếu ở mức độ trung bình; sinh viên không tập luyện TDTT NK có thể lực yếu hơn so với sinh

viên tập luyện TDTT NK tự do và tập luyện TDTT NK theo hình thức CLB thể thao.

Từ khóa: Thực trạng, thể lực, Thể dục thể thao ngoại khóa, câu lạc bộ thể thao, sinh viên,

Khối trường kỹ thuật, thành phố Hà Nội

Abstract: Conducted assessment of physical fitness status and physical fitness rating of

first-year students at Technical Universities in Hanoi city according to the fitness classification

standards of the Ministry of Education and Training, at the same time, comparing the fitness

level of the group of students who do not practice sports regularly, practice free sports and

sports, and practice sports in the form of sports clubs. The results show that the students'

physical fitness level is mainly at the average level; Students who don't practice sports weaker

than students who practice sports freely and practice sports in the form of sports clubs.

Keywords: Current status, physical fitness, Extra-curricular sports, sports club, students,

Technical university group, Hanoi city.

Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 6020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường Đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội
 43
THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT 
KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
ThS. Nguyễn Trọng Tài 
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thành phố Hà Nội hiện có 11 trường đại 
học đào tạo ngành Kỹ thuật. Đây là ngành học 
có đặc điểm nghề nghiệp đặc thù, gồm nhiều 
chuyên ngành học khác nhau như khối ngành 
kỹ thuật cơ khí, xây dựng, vận tải, khối ngành 
công nghiệp, khối ngành điện - điện tử và các 
khối chuyên ngành ngành liên quan đến kỹ 
thuật. Mỗi chuyên ngành lại có một đặc thù 
riêng và áp dụng những thành tựu khoa học - 
công nghệ vào từng lĩnh vực cụ thể. Với những 
đặc điểm đặc thù trên, việc phát triển toàn diện 
các tố chất thể lực, tạo điều kiện phù hợp nhất 
cho sinh viên đáp ứng các yêu cầu công việc 
sau khi ra trường là vấn đề cần thiết và có ý 
nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, trên thực tế, 
việc đánh giá thực trạng trình độ thể lực của 
sinh viên lại chưa được chú ý thích đáng. 
Để có căn cứ tác động các giải pháp phát 
triển câu lạc bộ TDTT ngoại khóa phù hợp, có 
hiệu quả để phát triển thể lực cho sinh viên năm 
thứ nhất khối các trường đại học Kỹ thuật trên 
địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành 
đánh giá thực trạng trình độ thể lực của sinh 
viên năm thứ nhất, đồng thời so sánh sự khác 
biệt thể lực của nhóm sinh viên không tập luyện 
TDTT NK, tập luyện TDTT NK tự do và tập 
luyện TDTT NK theo các CLB thể thao. 
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương 
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và 
tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; 
Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp 
kiểm tra sư phạm; Phương pháp toán học 
thống kê. 
Khảo sát được tiến hành tại 06 trường đại 
học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội 
Tóm tắt: Tiến hành đánh giá thực trạng thể lực và mức độ xếp loại thể lực của sinh viên 
năm thứ nhất khối các trường đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn 
phân loại thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời so sánh trình độ thể lực của nhóm 
sinh viên không tập luyện TDTT NK thường xuyên, tập luyện TDTT NK tự do và tập luyện 
TDTT NK theo hình thức CLB thể thao. Kết quả cho thấy, trình độ thể lực của sinh viên chủ 
yếu ở mức độ trung bình; sinh viên không tập luyện TDTT NK có thể lực yếu hơn so với sinh 
viên tập luyện TDTT NK tự do và tập luyện TDTT NK theo hình thức CLB thể thao. 
Từ khóa: Thực trạng, thể lực, Thể dục thể thao ngoại khóa, câu lạc bộ thể thao, sinh viên, 
Khối trường kỹ thuật, thành phố Hà Nội 
Abstract: Conducted assessment of physical fitness status and physical fitness rating of 
first-year students at Technical Universities in Hanoi city according to the fitness classification 
standards of the Ministry of Education and Training, at the same time, comparing the fitness 
level of the group of students who do not practice sports regularly, practice free sports and 
sports, and practice sports in the form of sports clubs. The results show that the students' 
physical fitness level is mainly at the average level; Students who don't practice sports weaker 
than students who practice sports freely and practice sports in the form of sports clubs. 
Keywords: Current status, physical fitness, Extra-curricular sports, sports club, students, 
Technical university group, Hanoi city... 
44 
gồm: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 
Trường Đại học Giao Thông Vận tải, Trường 
Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Xây 
dựng; Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công 
nghiệp, Trường Đại học Thủy lợi. 
Thời điểm khảo sát: Học kỳ 2 năm học 
2018-2019. 
Số lượng mẫu khảo sát: 1.200 sinh viên, 
trong đó có 600 sinh viên nam và 600 sinh viên 
nữ (lấy 100 sinh viên nam và 100 sinh viên nữ 
cho mỗi năm học). Số liệu được thu thập thông 
qua các cộng tác viên là các giảng viên GDTC 
tại các Trường. 
Số lượng mẫu theo các nhóm khảo sát: Tập 
luyện TDTT NK theo các CLB thể thao; Tập 
luyện TDTT NK tự do (từ 1 buổi/tuần trở lên) 
không tập luyện TDTT NK: 
Phân loại 
Tổng số Sinh viên nam Sinh viên nữ 
CLB Tự do Không CLB Tự do Không CLB Tự do Không 
Năm thứ nhất 86 394 720 32 263 305 54 131 415 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Thực trạng thể lực của sinh viên năm 
thứ nhất khối các trường đại học Kỹ thuật 
trên địa bàn thành phố Hà Nội 
Tiến hành đánh giá trình độ thể lực của sinh 
viên thông qua 6 test quy định theo quyết định 
số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 
2008 về việc ban hành quy định về việc đánh 
giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Kết quả 
được trình bày tại Bảng 1. 
Qua Bảng 1 cho thấy: Trình độ thể lực của 
sinh viên năm thứ nhất khối các trường đại học 
Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội ở cả đối 
tượng nam và nữ, ở tất cả các test kiểm tra đều 
cao hơn mức trung bình theo tiêu chuẩn xếp 
loại thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo [1], cao 
hơn kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 
2001 [2] và gần như tương đương với kết quả 
nghiên cứu của một số tác giả về sinh viên các 
vùng miền tại Việt Nam [3], [4], [5]. 
Bảng 1. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường đại học Kỹ thuật 
trên địa bàn thành phố Hà Nội (n = 1200) 
TT Test 
Nam (n = 600) 
Cv 
nữ (n = 600) 
Cv 
x  x  
1 Lực bóp tay thuận (kG) 43,15 3,93 9,11 29,03 2,79 9,61 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 19,41 1,34 6,90 16,42 1,19 7,25 
3 Bật xa tại chỗ (cm) 219,35 15,93 7,26 162,18 15,02 9,26 
4 Chạy 30m XPC (s) 5,49 0,47 8,56 6,46 0,42 6,50 
5 Chạy con thoi 4x10m (s) 12,42 1,03 8,29 12,95 1,17 9,03 
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 989,97 76,62 7,74 892,41 66,47 7,45 
Phân tích từng tố chất thể lực cho thấy, sinh 
viên các năm học đều có xu hướng chung là yếu 
về sức bền và khả năng phối hợp vận động. Các 
tố chất sức nhanh và sức mạnh tốc độ có cao 
hơn, nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình. 
Để có cái nhìn tổng quát hơn về trình độ thể 
lực của của sinh viên năm thứ nhất khối các 
trường đại học Kỹ thuật trên địa bàn Thành phố 
Hà Nội, chúng tôi tiến hành phân loại trình độ 
thể lực của sinh viên theo tiêu chuẩn của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo. Quá trình phân loại sử 
dụng các tiêu chí: Lực bóp tay thuận (kG), Bật 
xa tại chỗ (cm), Chạy con thoi 4x10m (s) và 
chạy tùy sức 5 phút (m), đồng thời so sánh sự 
khác biệt tỷ lệ sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn 
luyện thể lực của nam và nữ theo từng năm học. 
Kết quả phân loại được trình bày tại Bảng 2. 
 45
Qua Bảng 2 cho thấy: Khi phân loại trình 
độ thể lực của sinh viên theo tiêu chuẩn xếp loại 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo của sinh viên năm 
thứ nhất có đặc điểm chung: đa số sinh viên có 
trình độ thể lực mức đạt (gần 60%); tỷ lệ sinh 
viên có trình độ thể lực đạt tốt chỉ gần 30%. Và 
còn tới 16,00% số sinh viên nam và nữ trong 
diện khảo sát có trình độ thể lực ở mức không 
đạt. So sánh tỷ lệ đạt tiêu chuẩn thể lực của nam 
và nữ theo từng năm học chưa có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê. Chính vì vậy, phát triển 
thể lực cho sinh viên là vấn đề cần thiết. 
Như vậy, có thể thấy công tác GDTC chưa 
thực sự phát huy tốt trong việc phát triển thể lực 
cho sinh viên. Cần có giải pháp phù hợp để 
khắc phục vấn đề này. 
Bảng 2. Kết quả phân loại trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối 
các trường đại học Kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội (n = 4800) 
Phân loại 
Tổng số (n = 1200) Nam (n = 600) Nữ (n = 600) 
mi % mi % mi % 
Tốt 290 24,17 149 24,83 141 23,50 
Đạt 709 59,08 351 58,50 358 59,67 
Không đạt 201 16,75 100 16,67 101 16,83 
So sánh 

2 0,295 
P P = 0,863 > 0,05 
2. So sánh sự khác biệt trình độ thể lực 
của sinh viên theo các hình thức tập luyện 
thể thao ngoại khóa 
Song song với việc đánh giá thực trạng 
trình độ thể lực của sinh viên theo tiêu chuẩn 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi tiến 
hành so sánh trình độ thể lực của sinh viên theo 
mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa. Cụ thể 
theo 3 nhóm: Tập luyện TDTT NK theo các 
CLB thể thao; Tập luyện TDTT NK tự do (từ 1 
buổi/tuần trở lên) không tập luyện TDTT NK. 
Kết quả được trình bày tại Bảng 3. 
Bảng 3. So sánh khác biệt trình độ thể lực của sinh viên đại học năm thứ nhất khối các trường đại học 
Kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo các hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa 
(n = 1200) 
TT Test 
Tập luyện 
TDTT NK 
theo CLB Cv 
Tập luyện 
TDTT NK 
tự do Cv 
Không tập 
luyện TDTT 
NK Cv t1-2 t2-3 t1-3 
x  x  x  
Sinh viên nam n = 32 n = 263 n = 305 
1 Lực bóp tay thuận (kG) 46,35 3,88 8,37 45,33 2,85 6,29 40,40 2,80 6,94 2,34* 2,36* 3,37* 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 21,17 1,32 6,25 20,29 1,22 5,99 18,23 1,20 6,56 2,28* 2,34* 3,42* 
3 Bật xa tại chỗ (cm) 238,38 15,73 6,60 229,45 15,35 6,69 205,94 15,10 7,33 2,31* 2,38* 3,29* 
4 Chạy 30m XPC (s) 5,22 0,46 8,89 5,36 0,43 8,01 5,56 0,42 7,60 2,28* 2,29* 3,15* 
5 Chạy con thoi 4x10m (s) 12,21 1,02 8,33 12,32 1,20 9,70 12,37 1,18 9,51 2,35* 2,41* 3,38* 
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1125,78 75,68 6,72 1037,41 67,92 6,55 922,71 66,81 7,24 2,33* 2,25* 3,41* 
46 
Sinh viên nữ n = 54 n = 131 n = 415 
1 Lực bóp tay thuận (kG) 32,17 3,05 9,48 30,67 2,98 9,72 30,77 2,87 9,33 2,37* 2,33* 3,33* 
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 19,25 1,56 8,10 17,84 1,63 9,14 17,09 1,51 8,84 2,31* 2,31* 3,37* 
3 Bật xa tại chỗ (cm) 178,33 15,27 8,56 168,48 14,33 8,51 173,11 14,22 8,21 2,34* 2,35* 3,25* 
4 Chạy 30m XPC (s) 6,26 0,43 6,87 6,35 0,47 7,40 7,14 5,69 79,69 2,31* 2,26* 3,11* 
5 Chạy con thoi 4x10m (s) 12,78 1,09 8,53 12,86 1,11 8,63 14,24 1,26 8,85 2,38* 2,38* 3,34* 
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 982,35 78,12 7,95 943,21 79,05 8,38 946,80 78,33 8,27 2,36* 2,22* 3,36* 
Ghi chú: * tương đương P<0,05. 
Qua Bảng 1 tới Bảng 3 cho thấy: Xu hướng 
chung là những sinh viên tham gia tập luyện 
TDTT NK theo hình thức CLB thể thao có trình 
độ thể lực tốt hơn so với những sinh viên không 
tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa và tập 
luyện TDTT NK tự do. Nguyên nhân là do tập 
luyện theo các CLB được tiến hành đều đặn, có 
chương trình chi tiết, khoa học. 
Khi so sánh kết quả kiểm tra thể lực của 
nhóm không tập luyện TDTT NK với nhóm tập 
luyện TDTT NK tự do mặc dù có thấy sự khác 
biệt nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Khi so 
sánh nhóm không tập luyện TDTT NK với 
nhóm Tập luyện TDTT NK theo CLB, nhóm 
tập TDTT NK tự do với tập TDTT NK theo các 
CLB thể thao ở năm thứ nhất đã có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Để thấy rõ hơn sự khác biệt về trình độ thể 
lực của sinh viên theo các hình thức tập luyện 
TDTT NK, chúng tôi tiến hành so sánh tỷ lệ 
sinh viên đạt tiêu chuẩn thể lực của từng nhóm 
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
đồng thời so sánh sự khác biệt kết quả phân loại 
trình độ thể lực của sinh viên các nhóm. Kết 
quả chi tiết được trình bày tại Bảng 4. 
Bảng 4. Kết quả so sánh phân loại trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất khối các trường đại học 
Kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng năm học (n = 1200) 
Phân loại 
Tập luyện 
TDTT NK 
theo CLB 
Tập luyện 
TDTT NK 
tự do 
Không 
tập luyện 
TDTT NK So sánh 
mi % mi % mi % 
n = 86 n = 394 n = 720 2
 1-2 
2

2-3 
2

1-3 
Tốt 47 54,65 154 39,09 125 17,36 
12,871* 93,076* 76,375* Đạt 39 45,35 202 51,27 382 53,06 
Không đạt 0 0,00 38 9,64 213 29,58 
Ghi chú: * tương đương P<0,05. 
Qua Bảng 4 cho thấy: Khi so sánh tỷ lệ 
phân loại trình độ thể lực của sinh viên khối các 
trường đại học Kỹ thuật trên địa bàn thành phố 
Hà Nội theo tiêu chuẩn xếp loại của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo cho thấy giữa các nhóm không 
tập luyện TDTT NK, nhóm tập luyện TDTT 
NK tự do và nhóm Tập luyện NK theo CLB có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), 
nhóm tập luyện TDTT NK tự do và tập luyện 
 47
TDTT NK theo CLB tốt hơn hẳn nhóm không 
tập luyện TDTT NK. Như vậy, tập luyện TDTT 
NK có tác dụng tốt tới sự phát triển thể lực của 
sinh viên khối các trường đại học Kỹ thuật trên 
địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là tập luyện 
TDTT NK theo CLB thể thao. 
KẾT LUẬN 
- Trình độ thể lực của sinh viên năm thứ 
nhất đại học khối ngành kỹ thuật trên địa bàn 
thành phố Hà Nội ở tất cả các tiêu chí thu được 
đều cao hơn mức trung bình khi so sánh với 
người Việt Nam cùng lứa tuổi và giới tính. Tuy 
nhiên, khi phân loại trình độ thể lực của sinh 
viên theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, tỷ lệ sinh viên chưa đạt tiêu chuẩn còn cao 
ở cả nam và nữ. 
- Tập luyện TDTT NK có tác dụng tích cực 
trong việc phát triển thể lực cho sinh viên. Sinh 
viên tập luyện TDTT NK tự do và tập luyện 
TDTT NK theo CLB có thể lực tốt hơn so với 
sinh viên không tham gia tập luyện TDTT NK. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 
2008 về việc ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 
[2]. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái và cộng sự (2003), Thực trạng thể chất người Việt 
Nam từ 6 tới 20 tuổi (thời điểm 2001), Nxb. TDTT, Hà Nội. 
[3]. Đỗ Đình Quang (2011), “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao 
kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên 
khoa TDTT trường Đại học Hải Phòng”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học 
TDTT, Hà Nội. 
[4]. Đặng Minh Thành (2018), “Đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động thể thao 
ngoại khóa cho sinh viên tỉnh Sóc Trăng”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học 
TDTT, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Văn Toàn (2015), “Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả giáo dục thể chất 
theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm giáo dục thể chất trường Đại học 
Hồng Đức Thanh Hóa”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 
Bài nộp ngày 21/01/2021, phản biện ngày 20/5/2021, duyệt in ngày 30/5/2021 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_trinh_do_the_luc_cua_sinh_vien_nam_thu_nhat_khoi.pdf