Thực trạng tính tích cực học tập môn lý luận và phương pháp thể dục thể thao trường học của sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội
Tóm tắt: Qua kết quả phỏng vấn thực trạng về nhận thức, thái độ, ý thức và kết quả học
tập môn Lý luận và phương pháp TDTT trường học (LL&PP TDTT TH) của sinh viên trường
Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội cho thấy: Sinh viên chưa tích cực học tập môn LL&PP TDTT
trường học, mặc dù có nhiều cố gắng tuy nhiên ý thức học tập còn chưa chủ động, chưa tìm tòi
sáng tạo trong học tập nên kết quả học tập chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra của môn học, của
giáo viên và đặc biệt bản thân sinh viên.
Từ khóa: Thực trạng, tính tích cực, sinh viên
Abstract: Through interviews with the real situation of awareness, attitude, awareness and
learning results of Science and Technology of Sports Science subject of students of Hanoi
University of Pedagogy and Sports, it shows that: Students are not actively learning about
Physical Science and Sports subjects Learning, although there are many efforts, but the
awareness is not active, not seeking creativity in learning so the learning results do not meet
the expectations set by the subject, the teacher and especially students themselves.
Keywords: Current situation, positive nature, students
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng tính tích cực học tập môn lý luận và phương pháp thể dục thể thao trường học của sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội
54 THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TDTT TRƯỜNG HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI PGS.TS Bùi Quang Hải, Đinh Thị Huyền Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội là trường đầu ngành về đào tạo giáo viên giáo dục thể chất có trình độ đại học và trên đại học. Trong những năm gần đây nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, việc đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là vấn đề được nhà trường đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên trong giờ học sinh viên vẫn chưa phát huy được tính tự giác tích cực học tập, vẫn còn nhiều sinh viên nghỉ học, đi học muộn và làm việc riêng trong lớp và kết quả học tập của sinh viên vẫn còn chưa cao. Qua tìm hiểu các tài liệu chuyên môn và các công trình nghiên cứu về tính tích cực và tính tích cực học tập cho thấy đã có một số bài viết nghiên cứu của các tác giả, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT trường học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Xác định việc nâng cao tính tích cực họ tập môn LL&PP TDTT TH là rất quan trọng, bước đầu việc đánh giá thực trạng tính tích cực học tập môn lý luận và phương pháp TDTT trường học của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội được tiến hành nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao như: Phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, kiểm tra y học, toán học thống kê được sử dụng để giải quyết mục tiêu đã đề ra. Tóm tắt: Qua kết quả phỏng vấn thực trạng về nhận thức, thái độ, ý thức và kết quả học tập môn Lý luận và phương pháp TDTT trường học (LL&PP TDTT TH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội cho thấy: Sinh viên chưa tích cực học tập môn LL&PP TDTT trường học, mặc dù có nhiều cố gắng tuy nhiên ý thức học tập còn chưa chủ động, chưa tìm tòi sáng tạo trong học tập nên kết quả học tập chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra của môn học, của giáo viên và đặc biệt bản thân sinh viên. Từ khóa: Thực trạng, tính tích cực, sinh viên Abstract: Through interviews with the real situation of awareness, attitude, awareness and learning results of Science and Technology of Sports Science subject of students of Hanoi University of Pedagogy and Sports, it shows that: Students are not actively learning about Physical Science and Sports subjects Learning, although there are many efforts, but the awareness is not active, not seeking creativity in learning so the learning results do not meet the expectations set by the subject, the teacher and especially students themselves. Keywords: Current situation, positive nature, students 55 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xây dựng câu hỏi phỏng vấn, khảo sát đánh giá tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp TDTT trường học cho SV trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 1.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội về vị trí, vai trò và ý nghĩa môn Lý luận và Phương pháp TDTT trường học Để đánh giá được thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội về vị trí, vai trò cũng như ý nghĩa của môn học, chúng tôi tìm hiểu thông qua phiếu hỏi trực tiếp 169 sinh viên khóa 48, kết quả như sau: Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa môn LL&PP TDTT TH (n = 169) TT Ý nghĩa Kết quả Có Không n % n % 1 LL&PP TDTT trường học là môn học quan trọng đối với ngành GDTC 138 81,66 31 18,34 2 LL&PP TDTT trường học là môn học cần cho sự nghiệp 141 83,43 28 16,57 3 LL&PP TDTT trường học cung cấp cho em những hiểu biết cơ bản về GDTC, TDTT trong trường học 155 91,71 14 8,28 4 LL&PP TDTT trường học giúp em nâng cao lòng yêu nghề, yêu trẻ 90 53,25 79 46,75 5 LL&PP TDTT trường học giúp em hình thành năng lực nghiệp vụ sư phạm và thực tiễn GD&HL Thể thao sau này 143 84,62 26 15,38 6 LL&PP TDTT trường học giúp em lĩnh hội tri thức lý luận chuyên ngành, rèn luyện và phát triển nhân cách bản thân 152 89,94 17 10,06 7 LL&PP TDTT trường học giúp em hình thành tình cảm nghề nghiệp, nhân sinh quan khoa học, tiếp tục hoàn thiện nhân cách của nhà giáo XHCN 141 83,43 28 16,57 Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của môn LL&PP TDTT TH (n = 169) Các mức độ quan trọng Khối lớp Quan trọng Bình thường Không quan trọng n % n % n % TDA, TDB, ĐK 36/40 90% 4/40 10% 0/40 0,0% Bơi A, Bơi B, BĐ 29/42 69,0% 13/42 31,0% 2/42 4,8% CL, BB, BR, QV 28/45 62,2% 14/45 31,1% 3/45 6,7% Võ A, Võ B, BC 35/42 83,3% 7/42 16,7% 0/42 0,0% Cộng chung 128/169 74,5% 38/169 22,2% 5/169 2,9% Ghi chú: TDA: Thể dục A, TDB: Thể dục B, ĐK: Điền kinh, BĐ: Bóng đá, CL: Cầu lông, BB: Bóng bàn, BR: Bóng rổ, QV: Quần vợt, BC: Bóng chuyền. Qua Bảng 1 chúng ta thấy tỷ lệ phần trăm trả lời “Có”: 6/7 câu của thang đo lường chiếm trên 80% ý kiến điều tra. Điều này, có thể hiểu được, môn LL&PP TDTT trường học là môn quan trọng trong các môn học của ngành GDTC, là môn học cần cho sự nghiệp. 56 Qua Bảng 2 chúng ta thấy 74,5% số sinh viên ở cả 4 khối lớp được nghiên cứu thấy rõ môn LL&PP TDTT trường học có vị trí quan trọng, 22,2% số sinh viên ở cả 4 khối lớp được nghiên cứu thấy rõ môn LL&PP TDTT trường học có vị trí bình thường và chỉ có 2,9% số sinh viên ở cả 4 khối lớp được nghiên cứu cho rằng môn LL&PP TDTT trường học không quan trọng. 1.2. Thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội đối với môn LL&PP TDTT TH 1.2.1. Hứng thú học tập môn học LL&PP TDTT TH của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội Để khảo sát thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành hỏi ý kiến 169 sinh viên của khóa 48_ĐHCQ tại trường. Kết quả như sau: Bảng 3. Hứng thú học tập môn học LL&PP TDTT TH của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n = 169) Các mức độ Khối lớp Hứng thú Bình thường Không hứng thú n % n % n % TDA, TDB, ĐK 26/40 65,0% 14/40 35,0% 0/40 0,0% Bơi A, Bơi B, BĐ 24/42 57,1% 13/42 31,0% 5/42 11,9% CL, BB, BR, QV 20/45 44,4% 17/45 37,8% 8/45 17,8% Võ A, Võ B, BC 25/42 59,5% 15/42 35,7% 2/42 4,8% Cộng chung 95/169 56,5% 59/169 34,9% 15/169 8,6% Qua Bảng 3 cho thấy có 56,5% số SV nghiên cứu có hứng thú học tập môn LL&PP TDTT trường học. Số SV sư phạm không có hứng thú học tập môn học là 8,6%. 1.2.2. Thái độ học tập môn học LL&PP TDTT TH của SV trường ĐHSP TDTT Hà Nội Qua Bảng 4 ta thấy: Phần lớn sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội có thái độ tốt đối với bản thân môn học. Thể hiện: Trong tổng số 10 câu hỏi đưa ra khảo sát, có 7/10 câu có ý kiến trả lời là “Có” ở mức độ 70% trở lên so với tổng ý kiến khảo sát. Như vậy, bản thân môn học đã tạo ra cảm xúc tích cực ở các em sinh viên, đây là tiền đề của hứng thú trong giờ học môn LL&PP TDTT trường học của SV trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Bảng 4. Thái độ học tập môn học LL&PP TDTT TH của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n = 169) TT Thái độ Kết quả Có Không n % n % 1 Em băn khoăn, không vui khi chưa hiểu bài 120 71,00 49 29,0 2 Em thích thú khi học các bài học LL&PP TDTT TH 130 76,92 39 23,08 3 Em cảm thấy nuối tiếc khi phải nghỉ giờ LL&PP TDTT TH 123 72,8 46 27,2 4 Em vui sướng khi thực hiện được những yêu cầu của giảng viên về môn LL&PP TDTT TH 140 82,84 29 17,16 5 Đối với em môn LL&PP TDTT TH là môn bắt buộc 72 42,60 97 57,40 6 Em chờ đợi học môn LL&PP TDTT TH 78 46,15 91 53,87 7 Em hào hứng, vui vẻ trong giờ học LL&PP TDTT TH 130 76,92 39 23,08 57 8 Em tự hào khi đạt được điểm cao ở môn này 153 90,53 16 9,47 9 Em cảm thấy giờ học LL&PP TDTT TH trôi qua nhanh 126 74,56 43 25,44 10 Em say sưa, không mệt mỏi khi học môn LL&PP TDTT TH 112 66,27 57 33,73 1.3. Thực trạng học tập môn học LL&PP TDTT trường học của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội 1.3.1. Thực trạng ý thức học tập của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội trong quá trình học môn LL&PP TDTT TH Qua Bảng 5 ta thấy: Chỉ có 5/16 câu chiếm tỷ lệ trên 70% các ý kiến khảo sát. Như vậy, các em sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội nhận thức được vị trí, vai trò, ý nghĩa của môn LL&PP TDTT TH và có thái độ tốt với nó. Tuy nhiên, biểu hiện ra ý thức học tập chưa tương xứng với nhận thức và thái độ đối với môn học. Thể hiện, tỷ lệ 5/16 câu của thang đo lường trên 70% là tỷ lệ chưa cao. Mặt khác, ở những câu chiếm tỷ lệ phần trăm cao mới chỉ thể hiện thái độ học tập chăm chỉ như: đi học đúng giờ, chuyên cần, chú ý nghe giảng, học vở ghi và giáo trình cô giới thiệu Các em chưa có ý thứ tích cực vươn lên lĩnh hội tri thức như: tìm tòi đọc những tài liệu khác liên quan tới môn học, tích cực suy nghĩ đối với vấn đề khó, tích cực phát biểu ý kiến, vận dụng tri thức vào thực tiễn. Ở những nội dung này, không nhiều sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội lựa chọn. Bảng 5. Ý thức học tập môn LL&PP TDTT TH của sinh viên ĐHCQ K48 (n = 169) TT Nội dung đánh giá ý thức Kết quả Có Không n % n % 1 Em đi học đúng giờ để học môn LL&PP TDTT TH 140 82,84 29 17,16 2 Em chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ môn LL&PP TDTT TH 123 72,80 46 27,20 3 Em chỉ học vở ghi và giáo trình chính mà cô giới thiệu 130 76,92 39 23,08 4 Em đi học chuyên cần đối với môn LL&PP TDTT TH 135 79,88 34 20,12 5 Em luôn tự tìm cách trải nghiệm thực tế để đối chiếu những kiến thức đã học với thực tiễn học tập, tập luyện, thi đấu của bản thân 66 39,05 103 60,95 6 Em học bài và làm bài tập trước khi đến lớp 120 71,00 49 29,0 7 Em tự xây dựng, thực hiện nhiệm vụ học tập cho bản thân 65 38,46 104 61,54 8 Em đọc những tài liệu liên quan đến môn LL&PP TDTT trường học 72 42,60 94 57,40 9 Trong khi học môn LL&PP TDTT trường học, em có thắc mắc thường hỏi thầy hoặc bạn 78 46,15 91 53,45 10 Em sắp xếp hệ thống hóa lại kiến thức môn học theo ý hiểu của bản thân 89 52,66 80 47,34 11 Em suy nghĩ khi học kiến thức khó hiểu của môn LL&PP TDTT trường học 65 38,46 104 61,54 12 Em tìm tòi, sưu tầm những tài liệu phục vụ cho môn LL&PP TDTT trường học 86 50,89 83 49,11 13 Em tích cực phát biểu ý kiến trong khi học LL&PP TDTT trường học 91 53,87 78 46,13 58 14 Em vận dụng tri thức LL&PP TDTT vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống và nghề nghiệp 89 52,66 80 47,34 15 SV tự giác soạn giáo án và xung phong lên giảng trong giờ rèn luyện NVSP 70 41,42 99 58,58 16 Em làm đề cương ôn tập trên cơ sở tổng hợp kiến thức của các tài liệu có liên quan 71 44,38 98 57,99 Từ phân tích trên, cho ta nhận định tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT TH của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội chưa cao. Trong giờ học cũng như ngoài giờ, các em chưa chủ động, tìm tòi sáng tạo trong học tập, mà mới chỉ ở mức độ nắm kiến thức giảng viên cung cấp, chưa vượt ra ngoài khuôn khổ đó, để nắm kiến thức một cách sâu và rộng hơn. 2. Thực trạng kết quả học tập môn học LL&PP TDTT TH của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Bằng việc tổng hợp kết quả học tập môn LL&PP TDTT trường học của SV khóa Đại học 48, chúng tôi có căn cứ đánh giá thực trạng kết quả môn học của đối tượng nghiên cứu. Kết quả thu được như trình bày tại Bảng 6. Bảng 6. Kết quả học tập môn LL&PP TDTT TH của sinh viên K48 trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (n = 169) Học phần Kết quả thi lần 1 (%) Tỷ lệ qua lần 1 Xuất sắc Giỏi Khá Trung Bình Yếu kém Số lượng Tỷ lệ % Điểm chuyên cần 17,76 26,63 39,64 14,79 1,18 167 98,82 Điểm thi giữa học phần 7,10 20,11 49,71 23,08 0 169 100 Điểm thi kết thúc học phần 0 6,59 35,33 48,50 9,58 149 88,17 Điểm môn học 0,59 8,88 39,24 40,24 10,65 151 88,17 Qua Bảng 6 cho thấy: - 100% số sinh viên có điểm thi giữa học có kết quả học tập qua lần 1 khi xét điểm, 98,22% số sinh viên có kết quả học tập qua lần 1 khi xét điểm chuyên cần, nhưng chỉ có 88,17% qua lần 1 điểm thi kết thúc môn học và điểm môn học. - Mặc dù có tới 88,17% số sinh viên qua lần 1 môn học nhưng trong đó số sinh viên đạt điểm giỏi, khá là rất ít, chủ yếu điểm môn học xếp loại trung bình (40,24%). Số sinh viên phải thi lại và số lượng sinh viên không đủ điều kiện thi kết thúc học phần vẫn còn. Như vậy, có thể thấy rằng kết quả học tập môn LL&PP TDTT trường học của sinh viên chỉ đạt ở mức trung bình và khá. Qua thực trạng công tác giảng dạy và học tập môn LL&PP TDTT trường học cho thấy chất lượng học tập của sinh viên không cao. Điểm môn học ở mức trung bình, tỷ lệ sinh viên thi lại học lại còn nhiều. Một trong những nguyên nhân cơ bản là SV chưa thực sự tích cực trong quá trình học tập môn học. Vì vậy, việc lựa chọn và ứng dụng các biện pháp phù hợp để nâng cao tính tích cực học tập qua đó nâng cao hiệu quả học tập môn học LL&PP TDTT trường học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội là một việc làm vô cùng ý nghĩa và cấp thiết hiện nay. 3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực học tập môn học LL&PP TDTT trường học của sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội Qua trao đổi và căn cứ vào những yếu tố tác động đến môn học LL&PP TDTT trường học, chúng tôi tổng hợp được các nguyên nhân tác động tích cực và tiêu cực tới tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT trường học ở người học ở 4 mặt: Môn học, Giảng viên, Sinh viên và môi trường tác động. Bài viết tiến hành phỏng vấn sinh viên ĐHCQ khóa 48, đối tượng vừa 59 hoàn thành môn học LL&PP TDTT trường học. Kết quả thu được cho thấy: Những nguyên nhân tác động tích cực tới tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT trường học: Nhóm nguyên nhân về môn học là quan trọng nhất, có tác dụng tích cực đến tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT trường học, tiếp đến là nhóm nguyên nhân về giảng viên, kế đến là nhóm nguyên nhân về người học, sau cùng là nhóm nguyên nhân về môi trường học tập. Những nguyên nhân tác động tiêu cực tới tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT trường học: Nguyên nhân liên quan tới khả năng tiếp thu tri thức của sinh viên là nguyên chủ yếu. Kế đến, nguyên nhân về cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ làm mất tính tích cực học tập ở các em. Nguyên nhân về tính chất môn học và giảng viên xếp vị trí thứ yếu. Chứng tỏ, sinh viên không tích cực không phải do phần lớn sự tác động từ phía giảng viên và môn học. Tổng hợp của nhiều nguyên nhân: bản thân sinh viên, giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất... tác động tới tính tích cực học tập của các em. Trong đó, chú ý hơn cả là nguyên nhân bản thân người học. Kết quả học tập môn LL&PP TDTT trường học của các em như thế nào, các em có hiểu bài hay không, có hứng thú với môn học hay không phụ thuộc một phần vào sự phát triển trí tuệ, sự nỗ lực của các em. Bên cạnh đó, nguyên nhân về giảng viên, cơ sở vật chất, bạn bè, cha mẹ, tài liệu học tập là yếu tố bên ngoài, hỗ trợ, tác động tới tính tích cực của môn học môn LL&PP TDTT trường học. Trong các yếu tố bên ngoài đó, cần chú ý tới yếu tố cơ sở vật chất, tài liệu học tập. KẾT LUẬN Sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội chưa tích cực học tập môn LL&PP TDTT trường học, mặc dù có nhiều cố gắng tuy nhiên ý thức học tập còn chưa chủ động, chưa tìm tòi sáng tạo trong học tập nên kết quả học tập chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra của môn học, của giáo viên và đặc biệt bản thân sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Vũ Hoạt (2003), Vấn đề hoàn thiện phương pháp dạy học, Thông tin Khoa học giáo dục. [2]. Hoàng thị Đông (2006), Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất trong trường học, Nxb. TDTT, Hà Nội. [3]. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [4]. Những quy định đối với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học, công tác học sinh sinh viên (2019). [5]. Phạm Xuân Thành, Lê Văn Lẫm (2008), Giáo trình Thể dục Thể thao trường học, Nxb. TDTT, Hà Nội. Bài nộp ngày 12/9/2020, phản biện ngày 25/5/2021, duyệt in ngày 30/5/2021
File đính kèm:
- thuc_trang_tinh_tich_cuc_hoc_tap_mon_ly_luan_va_phuong_phap.pdf