Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học Cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Gò Vấp là một quận vùng ven, có vị trí chiến lược của TP. Hồ Chí Minh, có tiềm lực lớn về đất đai và giao thông.
Quận Gò Vấp là nơi “đất lành chim đậu” nên từ nhiều thập kỉ qua dân số không ngừng tăng lên, phần lớn trong số
đó là dân nhập cư đến từ mọi miền trên đất nước. Do vậy, hệ thống giao thông đường bộ ở đây đã gặp nhiều khó
khăn, tình trạng giao thông ngày càng phức tạp, nhiều vụ tai nạn giao thông cũng như kẹt xe diễn ra thường xuyên,
Giao thông trước cổng các trường học diễn ra ngày hai lượt vào giờ đến trường và tan trường cũng là một “điểm
đen” về giao thông của quận. Theo đánh giá chuyên môn của Công an giao thông quận Gò Vấp, nguyên nhân của
những vấn đề trên phần lớn là do ý thức của người tham gia giao thông.
Ngành Giáo dục quận Gò Vấp đã quan tâm đến việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh (HS). Hoạt
động giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong các trường THCS trên địa bàn quận Gò Vấp được triển khai thực
hiện từ nhiều năm nay, tuy có nền nếp nhưng chưa sát thực, chưa toàn diện, chỉ mới tập trung vào một số đợt cao
điểm, nội dung giáo dục pháp luật về ATGT chưa sát thực tế, hình thức còn thiếu sáng tạo, chưa gây hứng thú và
hiệu quả giáo dục chưa thiết thực đối với HS. Do đó cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá để tìm ra biện pháp chỉ đạo
hoạt động giáo dục ATGT trên địa bàn quận Gò Vấp một cách có hiệu quả với mong muốn tất cả HS THCS được
giáo dục ATGT triệt để, luôn ý thức sâu sắc được sự cần thiết và nghiêm túc thực hiện luật giao thông, từ đó các em
trở thành những người tham gia giao thông văn minh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Trung học Cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 43 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trương Thị Hoàng Vân1,+, Trần Văn Hiếu2 1Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh; 2Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế +Tác giả liên hệ ● Email: vantruongthihoang@gmail.com Article History Received: 02/8/2020 Accepted: 16/9/2020 Published: 20/10/2020 Keywords education, traffic safety, secondary school students, Go Vap district, Ho Chi Minh City. ABSTRACT Although traffic safety education activities at secondary schools in Go Vap district have been carried out for many years, their contents have not been close to reality and the form is not creative, which has not caused excitement and educational effectiveness for students. The paper presents the results of a survey on the current status of managing traffic safety education for secondary school students in Go Vap district, Ho Chi Minh City. The research results show that there are still many limitations in traffic safety education activities and the management of these activities for secondary school students in Go Vap district, Ho Chi Minh City. Therefore, these schools need to pay more attention to raising awareness and capacity to implement traffic safety education contents, methods and forms. 1. Mở đầu Gò Vấp là một quận vùng ven, có vị trí chiến lược của TP. Hồ Chí Minh, có tiềm lực lớn về đất đai và giao thông. Quận Gò Vấp là nơi “đất lành chim đậu” nên từ nhiều thập kỉ qua dân số không ngừng tăng lên, phần lớn trong số đó là dân nhập cư đến từ mọi miền trên đất nước. Do vậy, hệ thống giao thông đường bộ ở đây đã gặp nhiều khó khăn, tình trạng giao thông ngày càng phức tạp, nhiều vụ tai nạn giao thông cũng như kẹt xe diễn ra thường xuyên, Giao thông trước cổng các trường học diễn ra ngày hai lượt vào giờ đến trường và tan trường cũng là một “điểm đen” về giao thông của quận. Theo đánh giá chuyên môn của Công an giao thông quận Gò Vấp, nguyên nhân của những vấn đề trên phần lớn là do ý thức của người tham gia giao thông. Ngành Giáo dục quận Gò Vấp đã quan tâm đến việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh (HS). Hoạt động giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong các trường THCS trên địa bàn quận Gò Vấp được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay, tuy có nền nếp nhưng chưa sát thực, chưa toàn diện, chỉ mới tập trung vào một số đợt cao điểm, nội dung giáo dục pháp luật về ATGT chưa sát thực tế, hình thức còn thiếu sáng tạo, chưa gây hứng thú và hiệu quả giáo dục chưa thiết thực đối với HS. Do đó cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá để tìm ra biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ATGT trên địa bàn quận Gò Vấp một cách có hiệu quả với mong muốn tất cả HS THCS được giáo dục ATGT triệt để, luôn ý thức sâu sắc được sự cần thiết và nghiêm túc thực hiện luật giao thông, từ đó các em trở thành những người tham gia giao thông văn minh. Trên thực tế, tại Quận Gò Vấp đã có rất nhiều hoạt động giáo dục, nhiều biện pháp tuyên truyền cho HS để hạn chế tai nạn giao thông như: tất cả các trường học thực hiện Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông vào ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 11 hằng năm (năm 2019 tổ chức vào ngày 17/11/2019 tại các trường phổ thông trong toàn quận); phát động nâng cao ý thức chấp hành “Văn hóa giao thông” cho tuổi trẻ Gò Vấp tại Trường THCS An Nhơn; phát động tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền ATGT trong các trường học (trong suốt tháng 01/2019); thảo luận diễn đàn “Nâng cao ý thức chấp hành Văn minh đô thị và ATGT trong HS” vào ngày 10/3/2019; tổ chức ngày hội “Nâng cao ý thức ATGT cho người đi mô tô, xe máy năm 2019” vào ngày 10/6/2019 (theo Cổng thông tin điện tử quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh). Mặc dù đã có những biện pháp xử lí đối với HS vi phạm giao thông, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công an TP. Hồ Chí Minh và Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh nhưng số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn và đặc biệt là số trường hợp vi phạm giao thông ở tuổi HS do Công an giao thông Quận Gò Vấp ghi nhận vẫn chưa giảm. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục ATGT ở các trường THCS quận Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh, cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp phù hợp với thực tế địa phương. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 44 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp khảo sát Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến của 55 cán bộ quản lí (CBQL), 95 giáo viên (GV) và 205 HS THCS của 4 trường: THCS Phan Tây Hồ; THCS&THPT Nam Việt; THCS Tân Sơn; Phổ thông dân lập Hermann Gmeiner Chúng tôi sử dụng phương pháp chính là điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ATGT cho HS THCS, gồm các bộ phiếu điều tra dành cho HS, GV và CBQL các trường THCS. Phiếu điều tra được thiết kế theo thang Likert 4 ... áo dục an toàn giao thông Thực hiện việc giảng dạy ATGT theo tài liệu của Bộ GD-ĐT phối hợp với Uỷ ban ATGT Quốc gia biên soạn từ lớp 6 đến lớp 9 gồm 5 bài: - Bài 1: HS với văn hóa giao thông và những hành vi biểu hiện của văn hóa giao thông; - Bài 2: Tình hình trật tự ATGT đường bộ và các cách xử lí khi bị tai nạn giao thông; - Bài 3: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ; - Bài 4: Đi bộ, ngồi sau xe đạp, xe máy và ngồi trong ô tô an toàn; - Bài 5: Cách đi xe đạp, xe đạp điện an toàn. Mục tiêu giáo dục ATGT chỉ có thể đạt được khi GV thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung, chương trình hoạt động giáo dục ATGT. Kết quả khảo sát việc thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục ATGT ở các trường THCS quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh và kết quả được thể hiện trong bảng 3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 45 Bảng 3. Kết quả khảo sát việc thực hiện nội dung và chương trình giáo dục ATGT ở các trường THCS quận Gò Vấp Vấn đề đánh giá Đối tượng Mức độ (%) ĐTB 1 2 3 4 Thực hiện nội dung và chương trình giáo dục ATGT GV 1,1 45,2 45,3 8,4 2,61 CBQL 0,0 29,1 69,1 1,8 2,73 HS 7,8 39,0 43,4 9,8 2,55 (Quy ước: 1: Kém; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt; ĐTB: Điểm trung bình) Bảng số liệu trên cho thấy mức độ thực hiện nội dung và chương trình giáo dục ATGT chưa được đánh giá cao, chủ yếu ở hai mức độ Trung bình và Khá (ĐTB đạt từ 2,55 đến 2,73). Có thể nói nội dung chương trình 5 bài học được biên soạn còn có khoảng cách với thực tế, có một số nội dung thiết thực nhưng vẫn còn mang tính hàn lâm. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cho thấy, GV tham gia hoạt động giáo dục ATGT có ý thức và thường xuyên hoàn thiện, linh hoạt trong việc chuyển tải nội dung và chương trình một cách phù hợp với đối tượng HS, sáng tạo nhiều hoạt động, tổ chức các hoạt động vừa mang tính đa dạng về mặt hình thức, vừa phong phú về mặt nội dung. Tuy nhiên, đây là công tác kiêm nhiệm, công việc này khá vất vả, mất rất nhiều thời gian, bên cạnh đó còn trách nhiệm chuyên môn nặng nề mà GV phải đảm nhiệm. Do đó, hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục ATGT, lồng ghép các nội dung giáo dục ATGT và các môn học, thông qua hoạt động trải nghiệm bằng nhiều hình thức phù hợp; thông qua các hoạt động của Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên để đa dạng hóa các hoạt động với chủ đề ATGT, mang lại những kiến thức bổ ích cho các em. 2.2.2.2. Về các hình thức giáo dục an toàn giao thông Để đánh giá mức độ thực hiện các hình thức giáo dục ATGT, chúng tôi đã khảo sát mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức tổ chức và kết quả thu được như trong bảng 4 dưới đây. Bảng 4. Kết quả khảo sát về hình thức tổ chức giáo dục ATGT ở các trường THCS quận Gò Vấp TT Các hình thức tổ chức giáo dục Đối tượng Mức độ (%) ĐTB 1 2 3 4 1 Gắn pano, áp phích có các quy định đảm bảo trật tự ATGT ở những nơi trong trường thu hút sự chú ý của HS GV 17,9 32,6 36,8 12,6 2,44 CBQL 3,6 30,9 60,0 5,5 2,67 2 Phụ huynh và HS được nghe phổ biến, tuyên truyền, xem phim về luật ATGT, văn hóa giao thông GV 4,2 43,2 36,8 15,8 2,64 CBQL 1,8 30,9 56,4 10,9 2,76 3 Phụ huynh và HS cam kết, chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ GV 4,2 35,8 47,4 12,6 2,68 CBQL 3,6 38,2 34,5 23,6 2,78 4 Sân khấu hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục ATGT, thi tìm hiểu luật giao thông, thi văn nghệ, đố vui, sáng tác thơ ca, vè, tiểu phẩm tuyên truyền về ATGT GV 8,4 30,5 54,7 6,3 2,59 CBQL 5,5 30,9 50,9 12,7 2,71 5 Cảnh sát giao thông địa phương báo cáo tình hình ATGT và phổ biến pháp luật, giáo dục luật ATGT GV 6,3 37,9 37,9 17,9 2,67 CBQL 1,8 30,9 63,6 3,6 2,69 6 Tích hợp giảng dạy văn hóa giao thông ở các môn: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, GV 0,0 27,4 48,4 24,2 2,97 CBQL 7,3 29,1 58,2 5,5 2,62 7 Phát thanh măng non, bảng tin nhà trường về ATGT của HS GV 2,1 36,8 45,3 15,8 2,75 CBQL 5,5 29,1 63,6 1,8 2,62 8 Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, tổ chức xã hội trong công tác giáo dục ATGT GV 8,4 42,1 42,1 7,4 2,48 CBQL 20,0 14,5 60,0 5,5 2,51 9 Thực hiện tốt các tiết sinh hoạt ngoại khóa GV 2,1 36,8 50,5 10,5 2,69 CBQL 0,0 25,5 41,8 32,7 3,07 (Quy ước: 1: Hoàn toàn không thực hiện; 2: Thỉnh thoảng thực hiện; 3: Thường xuyên thực hiện; 4: Rất thường xuyên thực hiện; 1 ≤ ĐTB ≤ 4) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 46 Trên đây là các hình thức tổ chức giáo dục ATGT được các trường THCS quận Gò Vấp thống nhất thực hiện từ đầu năm học, tuy nhiên mức độ thực hiện các biện pháp được đánh giá hầu hết đạt tỉ lệ cao, ở mức độ Thường xuyên từ 34,5% đến 63,6% theo đánh giá của CBQL, GV. Riêng hình thức “Phụ huynh và HS cam kết, chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ” với tỉ lệ Thường xuyên và Rất thường xuyên chưa cao. 2.2.2.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục an toàn giao thông Chúng tôi đã khảo sát mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các phương pháp thường được sử dụng trong hoạt động giáo dục ATGT cho HS THCS và kết quả được trình bày trong bảng 5. Bảng 5. Kết quả đánh giá sử dụng phương pháp giáo dục ATGT ở các trường THCS quận Gò Vấp Vấn đề đánh giá Đối tượng Mức độ (%) ĐTB 1 2 3 4 Sử dụng phương pháp giáo dục ATGT GV 4,2 56,8 28,4 10,5 2,45 CBQL 0,0 40,0 58,2 1,8 2,62 HS 5,9 39,0 47,8 7,3 2,57 (Quy ước: 1: Kém; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt; 1 ≤ ĐTB ≤ 4) Kết quả ở bảng 5 cho thấy GV sử dụng chưa tốt và chưa có hiệu quả các phương pháp giáo dục hoặc sử dụng phương pháp chưa phù hợp cho hoạt động giáo dục ATGT cho HS THCS. Tỉ lệ % đánh giá của cả 3 nhóm khách thể khảo sát chỉ đạt mức Trung bình và Khá. Để nâng cao hiệu quả các phương pháp, cần có các điều kiện và phương tiện hỗ trợ. Với điều kiện hiện nay là các trường có nhiều điểm lẻ, nhiều lớp ghép, trình độ và năng lực của GV chưa đáp ứng được thì việc tổ chức một số phương pháp cần phương tiện rất khó đạt hiệu quả cao. Vì vậy công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục ATGT cho GV là vấn đề cần phải được coi trọng. 2.2.2.4. Thực trạng điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục an toàn giao thông Bảng 6. Kết quả khảo sát điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục ATGT ở các trường THCS quận Gò Vấp Nội dung đánh giá Đối tượng Mức độ (%) ĐTB 1 2 3 4 Các điều kiện hỗ trợ (cơ sở vật chất, tài chính,) GV 17,9 41,1 34,7 6,3 2,29 CBQL 0,0 52,7 47,3 0,0 2,47 (Quy ước: 1: Kém; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt; 1 ≤ ĐTB ≤ 4) Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho giáo dục ATGT ở các trường chỉ được đánh giá chủ yếu ở mức độ Trung bình và Khá ở cả 2 nhóm khách thể được khảo sát. ĐTB của cả 2 nhóm khách thể khảo sát đều nhỏ hơn 2,5 cho thấy điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục ATGT còn nhiều hạn chế. Các trường cần có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, dạy học, điều kiện phương tiện, kinh phí, cơ sở vật chất, đủ đảm bảo điều kiện cần thiết, tiên quyết để thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục phong phú và quản lí quá trình giáo dục ATGT cho HS hiệu quả hơn. 2.2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 7. Kết quả khảo sát hiệu quả thực hiện các nội dung quản lí giáo dục ATGT các trường THCS quận Gò Vấp TT Nội dung quản lí Đối tượng Mức độ (%) ĐTB 1 2 3 4 1 Thành lập ban chỉ đạo ATGT, tổ chức giao ban định kì GV 0,0 42,1 45,3 12,6 2,71 CBQL 0,0 60,0 29,1 10,9 2,51 2 Xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục ATGT GV 1,1 34,7 53,7 10,5 2,74 CBQL 0,0 56,4 34,5 9,1 2,53 3 Xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT phù hợp GV 0,0 52,6 36,8 10,5 2,58 CBQL 0,0 56,4 40,0 3,6 2,47 4 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức về ATGT GV 0,0 45,3 43,2 11,6 2,66 CBQL 1,8 54,5 40,0 3,6 2,45 5 Chỉ đạo Đoàn - Đội phát huy vai trò nòng cốt trong công tác giáo dục ATGT GV 1,1 33,7 48,4 16,8 2,81 CBQL 5,5 54,5 32,7 7,3 2,42 6 GV 7,4 33,7 41,1 17,9 2,69 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 47 Chỉ đạo công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ATGT CBQL 1,8 63,6 27,3 7,3 2,40 7 Chỉ đạo tích hợp giáo dục văn hóa giao thông trong dạy học các bộ môn GV 4,2 38,9 33,7 23,2 2,76 CBQL 0,0 40,0 52,7 7,3 2,67 8 Ban hành văn bản pháp quy quy định về xử lí kỉ luật HS vi phạm ATGT. Xây dựng tiêu chí xét thi đua các lớp, thi đua của giáo viên chủ nhiệm hằng năm có nội dung thực hiện tốt ATGT GV 0,0 46,3 31,6 22,1 2,76 CBQL 0,0 63,6 30,9 5,5 2,42 9 Hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục ATGT ngày càng phong phú GV 0,0 43,2 35,8 21,1 2,78 CBQL 3,6 45,5 45,5 5,5 2,53 10 Đa dạng hóa hình thức và phương pháp giáo dục ATGT gây hứng thú cho HS GV 0,0 60,0 34,5 5,5 2,45 CBQL 1,8 49,1 40,0 9,1 2,56 11 Đầu tư kinh phí hợp lí, bổ sung cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động giáo dục ATGT GV 6,3 32,6 38,9 22,1 2,77 CBQL 5,5 60,0 29,1 5,5 2,35 12 Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo ATGT GV 0,0 41,1 34,7 24,2 2,83 CBQL 5,5 61,8 25,5 7,3 2,35 13 Tuyên dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ GV 9,5 28,4 37,9 24,2 2,77 CBQL 1,8 67,3 23,6 7,3 2,36 14 Xây dựng tiêu chí xét thi đua các lớp, thi đua của giáo viên chủ nhiệm hằng năm có nội dung thực hiện tốt ATGT CBQL 0,0 60,0 34,5 5,5 2,45 (Quy ước: 1: Rất kém; 2: Trung bình; 3: Khá tốt; 4: Rất tốt; 1 ≤ ĐTB ≤ 4) Hiệu quả thực hiện các nội dung quản lí giáo dục ATGT cho HS THCS quận Gò Vấp nhìn chung được đánh giá chưa cao, phần lớn ý kiến của các nhóm khách thể khảo sát tập trung ở mức Trung bình và Khá, theo điểm TBC thì chỉ đạt mức Trung bình khá (TBC min = 2,35 – max = 2,83). Một điểm đáng chú ý là ý kiến đánh giá của GV và của CBQL không thực sự thống nhất; CBQL có xu hướng đánh giá thấp hơn và GV có xu hướng đánh giá cao hơn ở hầu hết các nội dung quản lí. CBQL đánh giá hiệu quả thực hiện mức Trung bình với tỉ lệ cao hơn GV và GV đánh giá mức Khá với tỉ lệ cao hơn. Thậm chí, có một số nội dung CBQL đánh giá hiệu quả mức độ Trung bình thấp nhất nhưng GV đánh giá mức cao nhất như “Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đảm bảo ATGT” (TBC (CBQL) = 2,35); TBC (GV) = 2,83); “Chỉ đạo Đoàn - Đội phát huy vai trò nòng cốt trong công tác giáo dục ATGT” (TBC (GV) = 2,81; TBC (CBQL) = 2,42); “Đầu tư kinh phí hợp lí, bổ sung cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động giáo dục ATGT” (TBC (GV) = 2,77; TBC (CBQL) = 2,35); “Tuyên dương khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ” (TBC (GV) = 2,77; TBC (CBQL) = 2,36) Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các trường THCS trên địa bàn quận Gò Vấp cần phải có các biện pháp quản lí phù hợp hơn và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả hơn các nội dung quản lí nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho HS. 3. Kết luận Qua nghiên cứu thực trạng, xử lí kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn về hoạt động giáo dục ATGT tại các trường THCS trên địa bàn quận Gò Vấp, chúng tôi nhận thấy mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế vì chưa thực sự được các cấp lãnh đạo, các nhà quản lí giáo dục quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức, chưa có các biện pháp hữu hiệu nên hiệu quả hoạt động giáo dục ATGT chưa cao. Cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục ATGT chưa phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức. Hoạt động tuyên truyền của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường còn ít. Việc dạy Luật Giao thông đường bộ cho HS THCS chưa được chú trọng, hiệu quả chưa cao. Xét về góc độ sức khỏe, tính mạng, quyền được sống của con người thì việc quản lí hoạt động giáo dục ATGT là một hoạt động giáo dục có tính nhân văn mà xã hội hết sức quan tâm, để góp phần hạn chế tai nạn giao thông cho xã hội, do đó các nhà quản lí giáo dục cần phải làm tốt hơn, có những giải pháp thực hiện hiệu quả hơn và mang tính cấp bách. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 48 Trên cơ sở kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho HS ở các trường THCS quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh: - Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò của hoạt động giáo dục ATGT cho HS tại các trường THCS; - Xây dựng và thực hiện tốt nội dung, chương trình hoạt động giáo dục ATGT dựa trên các văn bản pháp lí phù hợp với chương trình GD-ĐT; - Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ATGT cho GV và khuyến khích GV sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục tích cực và đa dạng hoá; - Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục ATGT theo hướng lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động phong trào Đoàn, Đội; - Tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục trên địa bàn tham gia các hoạt động giáo dục ATGT cho HS; - Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục ATGT. Các biện pháp này cần phải được thực hiện đồng bộ và linh hoạt tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường để có thể mang lại hiệu quả giáo dục cao. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2019). Kế hoạch số 417/KH-BGDĐT ngày 17/5/2019 tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2019-2021. Cao Thanh Nga (2010). Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông tại các trường trung học phổ thông quận nội thành Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cổng thông tin điện tử quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Truy cập tại https://govap.hochiminhcity.gov.vn. Đặng Ngọc Lệ Thy (2015). Thực trạng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Giáo dục, số 350, tr 54-56; 30. Đặng Thành Hưng (2012). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Hà Trọng Hoan (2017). Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5, tr 48-51. Nguyễn Như Chiến (2009). Nghiên cứu hành vi chấp pháp luật giao thông đường bộ của học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện Tâm lí học. Nguyễn Thái Sơn - Dương Mạnh Hưng (2016). Tầm quan trọng và một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 3, tr 196-199. Nguyễn Vinh (2016). Giáo dục văn hoá khi tham gia giao thông dành cho học sinh lớp 9. NXB Văn hoá dân tộc. Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp (2019). Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo năm học 2018-2019. Trần Sơn (chủ biên), Hoàng Xuân Quý (2015). Tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông và thực hiện văn hoá giao thông. NXB Giao thông vận tải.
File đính kèm:
- thuc_trang_quan_li_hoat_dong_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho.pdf