Thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề dạy và học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Tóm tắt:
Sử dụng phương khoa học thường quy để đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn
đề dạy học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, qua
đó chỉ ra những tồn tại trong dạy học và học, làm căn cứ đề xuất đổi mới phương pháp dạy học
cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Từ khóa: Học tập, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, thực trạng dạy học, thực trạng
tự học.
Situation of student’s awareness about teaching and learning Theory and Methodology
of physical education subject at Bac Ninh Sports University
Summary: Through regular scientific methods, the topic has assessed students' awareness
about teaching and learning Theory and Methodology of physical education subject at Bac Ninh
Sports University. Thereby,the topic has indicated the shortcomings in teaching and learning, and
it has served as a basis for proposing to innovate teaching methods for students in the context of
educational innovation.
Keywords: Learning, Theory and Methodology of physical education, teaching situation, selfstudy situation.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề dạy và học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
BµI B¸O KHOA HäC 226 THÖÏC TRAÏNG NHAÄN THÖÙC CUÛA SINH VIEÂN VEÀ VAÁN ÑEÀ DAÏY VAØ HOÏC MOÂN LYÙ LUAÄN VAØ PHÖÔNG PHAÙP GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT ÔÛ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH Tóm tắt: Sử dụng phương khoa học thường quy để đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề dạy học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, qua đó chỉ ra những tồn tại trong dạy học và học, làm căn cứ đề xuất đổi mới phương pháp dạy học cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Từ khóa: Học tập, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, thực trạng dạy học, thực trạng tự học. Situation of student’s awareness about teaching and learning Theory and Methodology of physical education subject at Bac Ninh Sports University Summary: Through regular scientific methods, the topic has assessed students' awareness about teaching and learning Theory and Methodology of physical education subject at Bac Ninh Sports University. Thereby,the topic has indicated the shortcomings in teaching and learning, and it has served as a basis for proposing to innovate teaching methods for students in the context of educational innovation. Keywords: Learning, Theory and Methodology of physical education, teaching situation, self- study situation. *TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: Oanhll@gmail.com Nguyễn Thị Phương Oanh* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (LL & PP GDTC) là một trong những môn học quan trọng nằm trong chương trình đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, nhằm trang bị cho SV những kiến thức về bản chất của thể dục thể thao (TDTT), về phương pháp tổ chức quá trình giáo dục thể chất, hình thành kỹ năng vận dụng lý luận - phương pháp vào thực tiễn hoạt động TDTT và hình thành niềm tin, tình cảm nghề nghiệp cho giáo viên TDTT tương lai. Chính vì lý do đó nên các giảng viên (GV) môn học này luôn quan tâm đến việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với nhận thức của sinh viên cũng như đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học 2015- 2016, nhà trường thay đổi phương thức đào tạo sang học chế tín, thời lượng học tập trên lớp giảm đáng kể để dành thời gian cho việc tự học của sinh viên. Sự thay đổi này dẫn kết quả học tập của SV giảm sút đáng kể, tỷ lệ SV đạt điểm giỏi, khá thấp hơn hẳn so với tỷ lệ SV đạt điểm trung bình và trung bình yếu, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, cũng như đề xuất biện pháp nâng cao kết quả học tập của SV đối với môn học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề dạy và học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm, phương pháp toán học thống kê. 227 Sè §ÆC BIÖT / 2020 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng nhận thức của sinh viên vấn đề dạy học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối với SV khóa 51 ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh để tìm hiểu nhận thức của các em về vấn đề dạy học môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (LL & PPGDTC). Kết quả trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn SV về vấn đề dạy học môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (n=215) TT Câu hỏi Đồng ý Phân vân Không đồng ý mi % mi % mi % Mục tiêu, yêu cầu môn học 1 Mục tiêu của môn học được đề cập rõ ràng 201 93.49 5 2.33 9 4.19 2 SV đã được thông báo trước mục tiêu và yêu cầu của môn học 211 98.14 4 1.86 0 - 3 GV đã thông báo trước cho SV biết phải chuẩn bị như thế nào cho môn học 211 98.14 4 1.86 0 - 4 Môn học này không giúp ích gì sau khi ra trường 16 7.44 39 18.14 160 74.42 Nội dung, chương trình môn học 5 Chương trình của môn học là quá nặng 195 90.7 4 1.86 16 7.44 6 Nội dung đề cập quá nhiều vấn đề 180 83.72 28 13.02 7 3.26 7 Thời gian thực hành quá ít so với lý thuyết 181 84.19 19 8.84 15 6.98 Phương pháp dạy học 8 GV truyền đạt một cách rõ ràng nội dung tài liệu và các kỹnăng nắm bắt kiến thức 154 71.63 45 20.93 16 7.44 9 GV liên tục theo dõi và giúp đỡ SV trong quá trình tiếp thukiến thức mới 153 71.16 50 23.26 12 5.58 10 GV biết cách động viên SV hoàn thành công việc mộtcách tốt nhất 7 3.26 14 6.51 194 90.23 11 GV đã sử dụng phối hợp nhiều PPDH đối với môn học 52 24.19 14 6.51 149 69.3 12 GV đã sử dụng, khai thác tương đối tốt các phương tiệntrực quan khi giảng dạy môn học 26 12.09 59 27.44 130 60.47 13 GV thường xuyên sử dụng PPDH bằng sơ đồ trong quátrình dạy học 6 2.79 53 24.65 156 72.56 14 PPDH của GV giúp SV nằm bắt kiến thức dễ dàng 193 89.77 13 6.05 9 4.19 15 Môn học này rất căng thẳng vì thời gian học tập trên lớpquá ít 199 92.56 6 2.79 10 4.65 16 SV không hiểu kỹ về nội dung môn học 180 83.72 28 13.02 7 3.26 17 SV không lĩnh hội được hết kiến thức GV truyền đạt 154 71.63 37 17.21 24 11.16 18 SV nhận thấy mình biết cách học tập môn học này mộtcách hiệu quả tốt 10 4.65 15 6.98 190 88.37 Kiểm tra đánh giá 19 GV đã sử dụng khá đầy đủ các PP để đánh giá việc họcvà kết quả học tập của SV 160 74.42 37 17.21 18 8.37 20 Điểm thi của môn học đã phản ánh chính xác trình độ họctập của SV 179 83.26 20 9.3 16 7.44 BµI B¸O KHOA HäC 228 Qua bảng 1 cho thấy: Về mục tiêu, yêu cầu môn học: hầu hết SV đều nắm được mục tiêu, yêu cầu cũng như chuẩn bị sẵn sàng tâm thế khi bắt đầu môn học (trên 90%). Về nội dung, chương trình môn học: Có 90.7% SV cho rằng chương trình môn học nặng, nội dung đề cập đến nhiều vấn đề trong khi thời lượng môn học quá ít. Về phương pháp dạy học; SV cho rằng GV đã thường xuyên quan tâm, theo dõi và giúp đỡ SV trong quá trình học tập. Tuy nhiên chỉ có 24.19% SV cho rằng GV đã phối hợp tốt các phương pháp dạy học trong quá trình giảng bài, 12.09% SV đồng ý với quan điểm GV đã sử dụng, khai thác tương đối tốt các phương tiện trực quan khi giảng dạy môn học, Từ đó dẫn tới có đến 71.63% SV chưa nắm được toàn bộ nội dung kiến thức môn học, 92.56% SV thấy căng thẳng trong quá trình học tập môn LL & PP GDTC, 88.37% nhận thấy mình chưa biết cách học tập môn này có hiệu quả. Về vấn đề kiểm tra đánh giá môn học, SV cho rằng GV đã sử dụng khá đầy đủ các phương pháp để đánh giá việc học và kết quả học tập của SV (74.42%) và điểm thi của môn học phản ánh chính xác trình độ học tập của SV (83.26%) Như vậy, mặc dù SV đã nắm được mục tiêu, yêu cầu của môn học cũng như chuẩn bị sẵn tâm thế trước khi bắt đầu học. Tuy nhiên trong quá trình học tập, do PPDH chưa phù hợp nên SV cảm thấy căng thẳng do khối lượng kiễn thức cần lĩnh hội nhiều trong khi thời lượng học tập trên lớp ít. Vì vậy các em chưa biết các học tập môn này có hiệu quả. 2. Thực trạng tự học môn LL & PP GDTC của SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi 215 SV của Trường Đại học TDTT về hoạt động tự học môn LL & PP GDTC. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Ý kiến phản hồi của SV về vấn đề tự học môn LL & PP GDTC (n=215) TT Câu hỏi Phương án trả lời mi % 1 Thích tự học môn LL Rất thích 38 17.67 Thích 81 37.67 Không thích 96 44.65 2 Lý do tự học môn này (Cóthể chọn nhiều phương án) Điểm 142 66.05 Nâng cao trình độ 124 57.67 Đua tranh 78 36.28 Bắt buộc 173 80.47 3 Thời lượng dành học môn này so với các môn học khác Nhiều hơn 139 64.65 ít hơn 38 17.67 Bằng nhau 38 17.67 4 Thường xuyên tự học Thường xuyên 18 8.37 Thỉnh thoảng 197 91.63 Không bao giờ 0 0.00 5 Thời điểm tự học Ngay sau khi đi học môn này 16 7.44 Ngày trước khi đi học môn này 24 11.16 Trước thi một vài tuần 31 14.42 Trước khi thi một vài ngày 138 64.19 Vào những thời điểm khác 6 2.79 229 Sè §ÆC BIÖT / 2020 TT Câu hỏi Phương án trả lời mi % 6 Địa điểm tự học Tại nhà (nơi đang ở) 167 77.67 Giảng đường 24 11.16 Thư viện 8 3.72 Nơi khác 16 7.44 7 Bố trí thời gian học Lúc nhàn rỗi 175 81.40 Ấn định vào buổi tối hoặc sáng sớm 25 11.63 Vào thời điểm khác nhưng cố định 15 6.98 8 Thường xuyên ôn bàicũ Thường xuyên 21 9.77 Thỉnh thoảng 168 78.14 Không bao giờ 26 12.09 9 Thường xuyên học bàimới Thường xuyên 18 8.37 Thỉnh thoảng 67 31.16 Không bao giờ 130 60.47 10 Thường xuyên đọc tài liệu tham khảo liên quan đến môn học Thường xuyên 8 3.72 Thỉnh thoảng 21 9.77 Không bao giờ 186 86.51 11 Thường xuyên tra cứu tài thông tin liên quan đến môn học trên inter- net Thường xuyên 3 1.40 Thỉnh thoảng 15 6.98 Không bao giờ 197 91.63 12 Phương pháp ôn thi môn LL & PP GDTC (có thể chọn nhiều phương án) Học thuộc lòng từng phần 0.00 Gạch đầu dòng từng ý và triển khai học thuộc 18 8.37 Học tủ 163 75.81 Chỉ học tóm tắt từng ý chính 23 10.70 Học theo ngân hàng câu hỏi 99 46.05 Học theo đề cương tự làm 8 3.72 Học theo sơ đồ 0 0.00 13 Nhân tố ảnh hưởng thái độ tự học (trả lời theo nhiều phương án) PPDH của GV 168 78.14 Yêu cầu của GV đối với môn học 164 76.28 Sự quan tâm của GV 149 69.30 Ảnh hưởng của các môn học thực hành 100 46.51 Các nhân tố khác 45 20.93 BµI B¸O KHOA HäC 230 Từ kết quả bảng 2 cho thấy: SV rất thích tự học môn LL & PP GDTC chiếm tỷ lệ nhỏ (17.67%), trong khi đó SV không thích tự học lại chiếm tỷ lệ cao nhất (44.65%). Mặc dù lý do tự học là vì “bắt buộc” nhưng các em cũng chỉ tự học trước khi thi một vài hôm (69.19%) và chỉ học khi nhàn rỗi chứ không ấn định thời điểm cố định. Về nội dung tự học, SV phản ánh GV thường xuyên kiểm tra bài cũ vì vậy các em hầu hết chỉ ôn bài cũ, ít khi đọc trước bài mới, số lượng SV tham khảo tài liệu hoặc tìm kiếm thông tin liên quan trên internet chiếm tỷ lệ thấp (dưới 10%). Cũng chính vì vậy nên các em ít khi lên thư viện học mà chủ yếu tự học tại nơi đang ở. Về phương pháp ôn thi, phần lớn họ lựa chọn cách học theo ngân hàng câu hỏi có sẵn, ít tự làm đề cương. Tuy nhiên do số lượng câu hỏi ôn tập tương đối nhiều trong khi ít thời lượng dành cho tự học ít nên họ chọn cách “học tủ” chứa đựng nhiều yếu tố may rủi. Việc lựa chọn phương pháp ôn thi này phản ánh đúng kết quả phỏng vấn ở bảng 1 khi phần lớn SV cảm thấy căng thẳng trong quá trình học tập trên lớp và chưa họ nhận thấy mình chưa có phương pháp học tập hiệu quả. Với câu hỏi: yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tự học, SV có nhiều lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên tập trung chủ yếu vào yếu tố PPDH của GV và phương pháp tự học của SV. Như vậy, SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh chưa có thói quen tự học thường xuyên, đều đặn và nhiều chưa biết cách tự học hiệu quả. Thời lượng dành cho tự học quá ít, thời điểm tự học chưa hợp lý và phương pháp tự học của SV chưa hiệu quả. 3. Thực trạng kết quả học tập môn LL & PP GDTC của sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Chúng tôi tiến hành thống kê kết quả học tập môn LL & PP GDTC của SV đại học khóa 51, là khóa học đầu tiên áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Kết quả thống kê được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả học tập môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất của sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=234) TT Họcphần Giỏi Khá Trungbình Trung bình - yếu Tổng đạt Kém KĐ ĐK x8.5-10 7.0-8.4 5.5-6.9 4.0-5.4 >4 <4 mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % 1 1 8 3.42 60 25.64 80 34.19 23 9.83 171 73.08 45 19.23 18 7.69 5.39 ± 2.51 2 2 8 3.42 59 25.21 104 44.44 18 7.69 189 80.77 41 17.52 4 1.71 5.41 ± 2.38 Tự học là biện pháp hiệu quả giúp nâng cao kết quả học tập của sinh viên 231 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Tỷ lệ SV thi qua lần một tương đối cao, chiếm trên 70% ở cả hai học phần. Tuy nhiên, xét cụ thể từng mức: Tỷ lệ SV đạt loại giỏi và khá rất ít trong khi SV đạt loại trung bình và trung bình yếu lại cao. Như vậy, SV mới chỉ nắm được kiến thức môn học ở mức tối thiểu, chưa thực sự hiểu sâu và chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Kết quả thống kê kết quả học tập môn LL & PP GDTC của SV ngành GDTC cho thấy: tỷ lệ SV đạt loại giỏi và khá rất ít trong khi SV đạt loại trung bình và trung bình yếu lại cao. Như vậy, SV mới chỉ nắm được kiến thức môn học ở mức tối thiểu, chưa thực sự hiểu sâu và chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy, thực trạng kết quả học tập môn LL & PPDGTC đặt ra cho GV bộ môn cần thay đổi phương pháp dạy học sao cho có thể cải thiện được nhận thức của SV đối với môn học cũng như kết quả học tập của các em. Nghiên cứu và ứng dụng PPDH mới, kết hợp ứng dụng sơ đồ là hướng đi đúng đắn, giải quyết được những tồn tại trên. KEÁT LUAÄN Thực trạng dạy học môn LL & PP GDTC cho thấy, SVđã xác định được mục tiêu yêu cầu của môn học nhưng trong quá trình hộc tập các em cảm thấy căng thẳng khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng học trên lớp lại ít Vì vậy SV chưa nắm được toàn bộ nội dung kiến thức môn học và nhận thấy mình chưa biết cách học tập môn này có hiệu quả. Thực trạng tự học môn LL & PP GDTC của SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cho thấy SV chưa không thích tự học, chỉ tự học theo yêu cầu của GV, chủ yếu chỉ học trước khi thi một vài hôm và tự học một cách thụ động theo ngân hàng câu hỏi. Kết quả học tập môn LL & PP GDTC của SV chưa cao: điểm giỏi và khá chiếm tỷ lệ thấp trong khi điểm trung bình và trung bình yếu lại chiếm tỷ lệ cao. Từ kết quả nghiên cứu trên trên dẫn đến yêu cầu cấp thiết, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn LL & PP GDTC cho SV, đáp ứng yêu cầu môn học cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nói chung. TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0 1. Phạm Đìnhh Bẩm (2003), “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp giảng dạy đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học TDTT I”, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học TDTT Trường Đại học TDTT I, tr. 3-5. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn lấy ý kiến phản hổi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV, Quyết định số 1276/BGD ĐT ngày 20/2/2008. 3. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), “Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lý người ở THCS bằng áp dụng phương pháp Graph”, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tr 98. 5. Lê Văn Hảo (2011), Một số phương pháp dạy học bậc đại học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 7. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2002), Học và dạy cách học, Đại học sư phạm, Hà Nội. 9. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 10. Đồng Văn Triệu (2006), “Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn Lý luận và PP TDTT ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”, Luận án tiến sĩ Giáo dục thể chất, Viện khoa học TDTT. (Bài nộp ngày 2/11/2020, phản biện ngày 26/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020)
File đính kèm:
- thuc_trang_nhan_thuc_cua_sinh_vien_ve_van_de_day_va_hoc_mon.pdf