Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển

Với xu hướng tự do hóa thương mại và sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay

đã đặt ra một yêu cầu cấp bách cho các nền kinh tế đó là phải mở cửa nhanh hơn và rộng hơn.

Một trong những tất yếu kèm theo của việc mở cửa nhanh đó là các tập đoàn đa quốc gia sẽ

chi phối mạnh đến mạng lưới bán lẻ toàn cầu. Các nghị định 2/2003/NĐ-CP, quyết định số

27/2007/QĐ-TTg cùng với các văn bản chỉ đạo khác về phát triển hệ thống thương mại trong

nước đã được Bộ Thương mại trước đây triển khai một cách nhanh chóng.

Trong những năm đầu thập niên 2000, thị trường bán lẻ Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng

cao nhất thế giới, với tỷ lệ bình quân 25%/năm và gia tăng rõ rệt khi Việt Nam gia nhập

WTO.

Các năm 2007 - 2009, khi kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, tỷ lệ tăng của thị trường

bán lẻ Việt Nam vẫn duy trì từ 18 – 25%. Những thương hiệu bán lẻ lớn đã sớm vào Việt

Nam, như Cora (của Pháp, sau này là BigC), Parkson (của Malaysia), Metro (của Đức, sau

thuộc Thái Lan), Melinh Plaza (của Bahamas). Trong giai đoạn 2010 – 2015 thị trường bán lẻ

có sụt giảm nhẹ về tốc độ tăng trưởng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu vẫn tăng nhẹ từ

75,3% năm 2014 lên 76,5% năm 2015. Theo báo cáo của PwC và EIU tiêu dùng cá nhân của

hộ gia đình Việt Nam đã tăng bình quân hàng năm khoảng 10,5%, giai đoạn 2015 – 2018 và

mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ sẽ đạt khoảng 123 tỷ USD vào năm 2018. Như vậy có thể thấy

thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn được xem là một thị trường đầy hấp dẫn.

Hệ thống bán lẻ Việt Nam đã từng bước đi theo hướng phát triển hiện đại, kết nối

được các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu hàng hóa, dịch chuyển theo thị trường

các vùng dân cư, tạo nên sự tiện lợi trong mua sắm, tiêu dùng. Thị trường bán lẻ Việt Nam

đang là một trong những thị trường có tốc độ phát triển ấn tượng và hấp dẫn trên thế giới thế

hiện qua: Tăng trưởng doanh thu bán lẻ tăng liên tục trong nhiều năm; Tăng trưởng số lượng

cơ sở bán lẻ một cách ấn tượng; Triển vọng phát triển – chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu

(GRDI).

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển trang 1

Trang 1

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển trang 2

Trang 2

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển trang 3

Trang 3

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển trang 4

Trang 4

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 8840
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam – triển vọng phát triển
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 228 
THỰC TRẠNG NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM – TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN 
Th.S Bùi Thị Thu 
Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội 
Tóm tắt 
Khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, Việt Nam chuyển mạnh 
sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì bộ mặt 
của toàn nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến. Thị trường bán lẻ là một trong những thị 
trường có nhiều thay đổi sâu sắc nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Bài viết này sẽ giới thiệu cho 
người đọc một cái nhìn chung về thực trạng của ngành bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 
2010 – 2016. Từ đó bài viết cũng chỉ ra triển vọng phát triển của ngành nhằm đưa ra một số 
giải pháp giúp cho thị trường bán lẻ phát triển hơn. 
Từ khóa: bán lẻ, thị trường bán lẻ. 
PERFORMANCE OF RETAIL SECTOR IN VIETNAM 
- DEVELOPMENT PROSPECTS 
MA. Bui Thi Thu - Hanoi University of Natural Resources and Environment 
Summary 
As the economic reform, especially since the 1990s, Vietnam has shifted to a market 
economy and integrated more deeply into the world and regional economies, as a result the 
economy and society in Vietnam have been changed. The retail market is one of the most 
dramatically changed markets in the economy. This article provides a general overview about 
the retail sector performance in Vietnam during the period of 2010 to 2016. In addition, the 
article also outlines the development prospects for retail sector in order to suggest several 
solutions to develop retail market in Vietnam. 
Key words: retail, retail market.. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ HIỆN NAY 
Với xu hướng tự do hóa thương mại và sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay 
đã đặt ra một yêu cầu cấp bách cho các nền kinh tế đó là phải mở cửa nhanh hơn và rộng hơn. 
Một trong những tất yếu kèm theo của việc mở cửa nhanh đó là các tập đoàn đa quốc gia sẽ 
chi phối mạnh đến mạng lưới bán lẻ toàn cầu. Các nghị định 2/2003/NĐ-CP, quyết định số 
27/2007/QĐ-TTg cùng với các văn bản chỉ đạo khác về phát triển hệ thống thương mại trong 
nước đã được Bộ Thương mại trước đây triển khai một cách nhanh chóng. 
Trong những năm đầu thập niên 2000, thị trường bán lẻ Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng 
cao nhất thế giới, với tỷ lệ bình quân 25%/năm và gia tăng rõ rệt khi Việt Nam gia nhập 
WTO. 
Các năm 2007 - 2009, khi kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, tỷ lệ tăng của thị trường 
bán lẻ Việt Nam vẫn duy trì từ 18 – 25%. Những thương hiệu bán lẻ lớn đã sớm vào Việt 
Nam, như Cora (của Pháp, sau này là BigC), Parkson (của Malaysia), Metro (của Đức, sau 
thuộc Thái Lan), Melinh Plaza (của Bahamas). Trong giai đoạn 2010 – 2015 thị trường bán lẻ 
có sụt giảm nhẹ về tốc độ tăng trưởng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu vẫn tăng nhẹ từ 
75,3% năm 2014 lên 76,5% năm 2015. Theo báo cáo của PwC và EIU tiêu dùng cá nhân của 
hộ gia đình Việt Nam đã tăng bình quân hàng năm khoảng 10,5%, giai đoạn 2015 – 2018 và 
mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ sẽ đạt khoảng 123 tỷ USD vào năm 2018. Như vậy có thể thấy 
thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn được xem là một thị trường đầy hấp dẫn. 
Hệ thống bán lẻ Việt Nam đã từng bước đi theo hướng phát triển hiện đại, kết nối 
được các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu hàng hóa, dịch chuyển theo thị trường 
các vùng dân cư, tạo nên sự tiện lợi trong mua sắm, tiêu dùng. Thị trường bán lẻ Việt Nam 
đang là một trong những thị trường có tốc độ phát triển ấn tượng và hấp dẫn trên thế giới thế 
hiện qua: Tăng trưởng doanh thu bán lẻ tăng liên tục trong nhiều năm; Tăng trưởng số lượng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
229 
cơ sở bán lẻ một cách ấn tượng; Triển vọng phát triển – chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 
(GRDI). 
2. THỰC TRẠNG NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010- 2016 
2.1. Tình hình chung 
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam đã 
mở cửa hoàn toàn, những thay đổi tích cực của thị trường đã tác động lớn đến tiêu dùng của 
người dân cũng như phương thức phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, cung cấp. 
Điều này được thể hiện trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được ghi nhận 
bởi tập đoàn Tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) - Nghiên cứu xếp hạng 30 thị trường bán lẻ 
hấp dẫn nhất thế giới, dựa trên cơ sở điều tra, khảo sát các nhà phân phối, bán lẻ hàng đầu thế 
giới. 
Năm 2008, Việt Nam lần đầu tiên trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong số các 
thị trường mới nổi, sau đó tụt xuống vị trí thứ 5 vào năm 2009, thứ 14 năm 2010, vị trí 23 
năm 2011 và vị trí 28 năm 2014. Hiện nay, Việt Nam đã lọt khỏi top 30 thị trường bán lẻ hấp 
dẫn nhất thế giới. 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng bình quân của tiêu dùng cá nhân là 
10,5%/năm, từ đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng dần 
qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân là 15,5%/năm. 
Bảng 2.1 Tổng mức h ng hóa bán lẻ v doanh thu dịch vụ tiêu dùng (tỷ đồng) 
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 
Tổng số 1.561.613 2.004.360. 2.324.443 2.617.963 2.945.254 3.242.866 3.527.366 
Bán lẻ hàng 
hóa 
1.229.266 1.578.197 2.009.179 2.216.211 2.469.879 2.676.450 
Dịch vụ lưu trú, 
ăn uống 
172.365 226.970 273.277 315.832 352.816 372.244 313.437 
Du lịch lữ hành 15.345 18.187 23.915 23.915 24.350 28.943 30.414 
Dịch vụ khác 114.637 181.006 237.608 266.062 387.284 370.329 403.417 
Nguồn: Bộ Công Thương,2016 
Quy mô thị trường bán lẻ tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2010 lên đến 158 tỷ USD 
năm 2016. Kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% thị phần, thấp hơn so 
với các nước trong khu vực như Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Trung Quốc là 51%, 
Malaysia là 60% và Singapore lên đến 90%. 
Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng mạnh với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hình 
thức bán lẻ hiện đại như các siêu thị (17%), trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại rộng 
lớn (8%). Bên cạnh đó, các cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể, gánh hàng rong cũng ngày càng 
phát triển. Hiện nay, cả nước có khoảng 800 siêu thị, trung tâm mua sắm và 150 trung tâm 
thương mại, gần 9.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ trên khắp mọi miền. 
Các DN trong nước chiếm phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam như: Hệ thống kinh 
doanh tổng hợp có Co.op Mart, Vinmart, Fivimart, SaigonCoop, SatraMart, Hapromart 
Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của các nhà bán lẻ nổi tiếng nước ngoài. 
Trong năm 2016, một số thương vụ đầu tư lớn vào Việt Nam như: Aeon đầu tư 500 
triệu USD xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm; Tập đoàn TCC Holdings của Thái 
Lan mua lại Metro Cash và Carry Việt Nam với giá 655 triệu EUR; Tập đoàn Central Group 
của Thái Lan mua lại Big C với giá 1,4 tỷ USD. Trong năm 2017, 7 Eleven và một số nhà 
phân phối hàng đầu thế giới sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 230 
2.2. Những tồn tại, vƣớng mắc của ng nh bán lẻ Việt Nam 
Từ ngày 01/01/2009, Việt Nam đã mở cửa gần như hoàn toàn thị trường bán lẻ trong 
nước cho các nhà cung cấp nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh tăng lên rất 
nhiều và thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự thay đổi về chất. 
Trong thời gian ngắn, hệ thống phân phối hiện đại ở Việt Nam đã phát triển nhanh 
chóng, với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm thì nhà bán lẻ nước ngoài chiếm đến 40%, 
125 trung tâm thương mại thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%. Số lượng cửa 
hàng của một số thương hiệu lớn đã tăng nhanh, trong năm 2016, Vinmart: 1.000, Circle K: 
200, Familly mart 73, vinmart: 36, Big C: 32, Fivimart: 30 đặt các DN bán lẻ trong nước 
trước những thách thức to lớn như: tăng cường năng lực cạnh tranh, sử dụng các công cụ 
được phép để bảo vệ tốt nhất lợi ích của người tiêu dùng. 
Thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, thiếu tính liên kết giữa các lực 
lượng tham gia thị trường bán lẻ. Hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên 
nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, 
nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng 
được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng. 
Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các DN bán lẻ. Bên cạnh 
đó, các DN bán lẻ trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính 
sách của Nhà nước. Các DN bán lẻ nước ngoài thường được ưu ái hơn khi cần mặt bằng kinh 
doanh. 
Một số quy định chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước 
ngoài. Trong đó có thể kể đến quy định về hạn mức chi cho quảng cáo của các nhà sản xuất 
trong nước tối đa là 10% tổng chi phí, còn các công ty nước ngoài thì có thể lên đến 40%. Để 
thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, các doanh nghiệp trong nước củng cố 
được vị thế top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, cần có chiến lược mạnh mẽ và phù 
hợp, tận dụng các cơ hội tiềm năng từ hội nhập quốc tế. 
3. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRONG TƢƠNG LAI 
3.1. Triển vọng của các mô hình bán lẻ 
Các mô hình bán lẻ với mức độ triển vọng khác nhau, trong đó kỳ vọng nhiều nhất của 
các nhà bán lẻ hiện nay vẫn là các mô hình bán lẻ hiện đại. Trong tình hình cạnh tranh với với 
các nhà bán lẻ nước ngoài thì ở phần lớn các mô hình bán lẻ hiện đại đều khá tự tin. 
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
BL đa kênh
BL qua câtloge, điện thoại, thư
BL qua truyền hình
BL online
bán rong ngoài đường
Chợ truyền thống
Cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng chuyên doanh
siêu thị tổng hợp
trung tâm mua sắm
biểu đồ 3.1: Đánh giá của DN về triển vọng phát triển của 
các mô hình bán lẻ trong 3 - 5 năm tới 
 Nguồn: Toạn đàm tham vấn VCCI, 2016 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
231 
3.2. Triển vọng về môi trƣờng kinh doanh 
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm tới tiếp tục khởi sắc, tiêu dùng tiếp tục 
được cải thiện và đây được xem là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục 
cải thiện kết quả kinh doanh. Theo dự báo, tỷ lệ hộ dân có thu nhập từ 5.000 đến 10.000 
USD/năm sẽ đạt 8,1 triệu hộ, tăng hơn gấp đôi so với số liệu năm 2015 (3,7 triệu hộ). Mức chi 
tiêu bình quân của nhóm dân cư có thu nhập trung bình (60% dân số) sẽ tăng từ 799 
USD/tháng lên 1.290 USD/tháng. 
Biểu đồ 3.2 Mức chi tiêu bình quân của ngƣời dân Việt Nam 
Với việc mở rộng hơn thị trường, đặc biệt là FTAs, Cộng đồng kinh tế chung ASEAN 
sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nhà bán lẻ nội địa. Việc mở rộng này sẽ 
giúp cho các các nhà bán lẻ mở rộng được danh mục hàng hóa nhập khẩu của mình với mức 
thuế ưu đãi hơn, tuy nhiên cùng với đó sự xuất hiện của các đối thu bán lẻ nước ngoài với 
tiềm lực, kinh nghiệm lớn sẽ tạo một áp lực cạnh tranh lớn cho thị trường bán lẻ Việt Nam. 
Do vậy, cuộc chơi trên thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục là bài toán mở rộng chuỗi các cửa hàng đi 
kèm với quản trị kênh phân phối và tồn kho hiệu quả để sinh tồn trước quá trình hội nhập và 
mở cửa này. Cạnh đua tranh giành mặt bằng thuận lợi chính là yếu tố quan trọng đối với đối 
với các doanh nghiệp bán lẻ trong năm 2017. Rào cản vô hình đối với các đối thủ gia nhập thị 
trường chính là vị trí để mở cửa hàng đảm bảo đủ hạ tầng giao thông, tập trung khu dân cư 
hay mức sống bình quân của khu vực đó. 
4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƢỚC 
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH 
Thứ nhất, Quy hoạch tổng thể thị trường, để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam 
trước những triển vọng tốt của ngành, đòi hỏi thị trường bán lẻ Việt Nam cần được quy hoạch 
một cách tổng thể. Để làm được điều này các nhà quản lý cần chú ý đến các vấn đề: thứ nhất 
cần quy hoạch mạng lưới bán lẻ để tránh sự lãng phí về nguồn lực, tạo ra một một trường 
cạnh tranh lành mạnh và sự cân đói trong phát triển kinh tế và thu nhập của người dân tại các 
vùng miền khác nhau. Thứ hai, cần tiếp tục mở rộng thị trường bán lẻ để người dân được tiếp 
cận với các hình thức phân phối hiện đại với giá cạnh tranh hơn. Thứ ba, phát triẻn các mô 
hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng. Do mỗi ngành hàng có tính chất, 
trình độ sản xuất, xu hướng và phương thức thỏa mãn tiêu dùng khác nhau nên cần đồi hỏi các 
mô hình tổ chức lưu thông khác nhau. 
Thứ hai, Hoàn thiện khung pháp lý. Hệ thống pháp lý liên quan đến thị trường bán lẻ 
tại Việt Nam vẫn chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của thị trường. Như vậy việc 
Nhà nước xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về thị trường bán lẻ là rất cần thiết. Khung 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 232 
pháp lý hoàn chỉnh này sẽ góp phần tránh được hiện tượng các doanh nghiệp lớn chèn ép các 
doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai là ngăn chặn được hành vi liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ, 
giữa doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất để chèn ép đối thủ hay ép giá người tiêu dùng. Thứ 
ba là để đảm bảo được chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị 
và trung tâm mua sắm. Theo đó, Nhà nước cần nhanh chong xây dựng được khung hoàn 
chỉnh và thị trường bán lẻ. 
Thứ ba, đẩy mạnh mối liên kết với các doanh nghiệp. Mối liên kết giữa các doanh 
nghiệp ở đây có thể hiểu là mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với các doanh nghiệp 
bán lẻ (liên kết ngang) và liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất (liên kết 
dọc) hay mối liên kết hỗn hợp. Các doanh nghiệp bán lẻ phải lựa chọn những nhà cung ứng 
phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của mình nhằm tạo ra quan hệ bạn hàng lâu dài. 
Các nhà cung ứng cần đảm bảo cung cấp hàng hoá theo đúng hợp đồng tránh tính mùa vụ. 
Các doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể hỗ trợ, tư vấn cho nhà cung ứng trong việc sản xuất, 
quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. 
5. KẾT LUẬN 
Với sự phát triển và hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam: tiếp nhận nguồn vốn lớn, 
kinh nghiệm quản lý, cơ sở hạ tầng phát triển Nhưng, thách thức đối với thị trường bán lẻ 
Việt Nam cũng không nhỏ. Thách thức lớn nhất vẫn là nguy cơ chiếm lĩnh thị trường của các 
tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: phương thức 
phân phối, cơ sở hạ tầng, kỹ năng quản lý, chất lượng nguồn nhân lực... còn bộc lộ nhiều yếu 
kém. Nếu như Chính phủ, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bán lẻ 
không có những biện pháp giải quyết kịp thời thì khả năng thách thức trở thành hiện thực là 
rất lớn. Bài học từ thị trường bán lẻ Thái Lan là minh chứng rất rõ ràng cho khả năng đó. Bởi 
vậy, Chính phủ cần đưa ra chiến lược phát triển, quy hoạch thị trường bán lẻ rõ ràng. Đồng 
thời, Chính phủ cũng cần hoạch định những chính sách pháp luật về thị trường bán lẻ nói 
riêng, hoạt động thương mại nói chung chi tiết, đầy đủ góp phần vào sự minh bạch hoá của thị 
trường và tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, Chính phủ cần hỗ trợ 
các doanh nghiệp bán lẻ bằng cách hỗ trợ thông tin, giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực. Còn các doanh 
nghiệp, hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ chính mình cũng cần phải đổi mới về tư 
duy và phương thức kinh doanh. Điều quan trọng là Chính phủ và các chủ thể tham gia bán lẻ cần 
có sự phối hợp nhịp nhàng để tạo ra được sức mạnh thống nhất đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn 
bán lẻ nước ngoài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 – 2016. 
2. Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015. 
3. Chính phủ (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 và định năm 2030. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nganh_ban_le_viet_nam_trien_vong_phat_trien.pdf