Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19

Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu

trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu

thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc

này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát

khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình

ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn

nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại

khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo

theo. Tất cả có lẽ chỉ vì ‚Lợi nhuận‛, ‚Đồng tiền‛ mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại

đến sức khỏe của người khác. Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về

việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để

không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn, làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía

cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần

phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta

cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết.

Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 13040
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19

Thực trạng khẩu trang y tế và ý thức người dân trong đại dịch Covid-19
1974 
THỰC TRẠNG KHẨU TRANG Y TẾ VÀ Ý THỨC NGƯỜI DÂN 
TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 
Nguyễn Thị Kim Yến, Phạm Ng c Lan Vy, Đoàn Thị Ng c 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng 
TÓM TẮT 
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu 
trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu 
thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc 
này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát 
khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình 
ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn 
nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại 
khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo 
theo. Tất cả có lẽ chỉ vì ‚Lợi nhuận‛, ‚Đồng tiền‛ mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại 
đến sức khỏe của người khác. Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về 
việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để 
không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn, làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía 
cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần 
phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta 
cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết. 
Từ khóa: Khẩu trang y tế, ý thức, người dân, đại dịch Covid-19. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Loài người từng không ít lần ‚chao đảo‛ vì đại dịch. Gần đây nhất là cuối năm 2019 đầu năm 2020 
bùng nổ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19). 
Bệnh dịch đã và đang đe dọa sức khỏe, tính mạng của mọi người, không kể màu da, quốc tịch, tuổi 
tác, giới tính, ở nông thôn hay thành thị. Bất kì ai cũng có thể bị lây nhiễm và trở thành nguồn lây 
bệnh cho người khác nếu không thực hiện nghiêm túc, thực hiện đúng các quy định phòng chống 
dịch bệnh của Nhà nước, của Bộ Y tế. Trong quá trình chống dịch nước ta gặp phải khó khăn sau: 
Do nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế của người dân và các cơ sở khám chữa bệnh tăng đột biến 
trong khi đơn vị sản xuất kinh doanh hạn chế dẫn đến việc thiếu hụt khẩu trang y tế trầm trọng. 
Trong lúc khó khăn người dân cả nước cùng giúp đỡ nhau chống dịch thì có những con người đã 
bán rẻ lương tâm, trục lợi trên khó khăn của đồng loại từ việc: tăng giá bán khẩu trang y tế lên gấp 
3-4 lần, thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để bán lại,Để hiểu rõ thực trạng vấn đề này 
1975 
diễn ra như thế nào? Những vấn nạn này tồn tại với nguyên nhân do đâu và cần biện pháp và kế 
hoạch nào để ngăn chặn thực trạng này không còn tiếp diễn nữa? 
2 NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng mua bán khẩu trang y tế trên thị trường Việt Nam 
2.1.1 Cơ hội trục lợi mùa dịch bệnh để tăng giá khẩu trang 
Những ngày này, khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona diễn biến phức tạp tại Việt Nam, giá cả 
khẩu trang, găng tay, thuốc sát tr ng tăng cao có nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu tăng đột 
biến. Trong khi đó, nguồn cung ứng khẩu trang còn hạn chế. Nhiều nhà máy sản xuất khẩu trang 
nghỉ Tết, thiếu nguyên liệu, khó khăn nhập khẩu Những nguyên nhân này khiến giá cả tăng cao 
gấp 3-4 lần ngày bình thường Thậm chí tại Hà Nội, sau khi bị lực lượng chức năng xử phạt và yêu 
cầu cam kết không tăng giá bán, nhiều cơ sở kinh doanh đã ngừng cung cấp mặt hàng này. Vấn 
đề tăng giá hay không, ngừng cung cấp mặt hàng trong lúc dịch bệnh, đạo đức kinh doanh nhận 
được nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều độc giả chia sẻ dù tăng giá gấp đôi, gấp ba 
nhưng vẫn phải mua. 
2.1.2 Hàng loạt địa chỉ bán khẩu trang trên mạng khiến người tiêu dùng hoang mang 
Giữa lúc bùng phát dịch COVID-19, hàng loạt chiêu trò lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội. Tuy 
nhiên, đáng nói là trong thời điểm dịch Covid-19 tiếp tục tiếp diễn, thì mặt hàng này trên các trang 
bán hàng online vẫn tiếp tục bị đẩy giá, loạn giá. Đơn cử, trên mạng xã hội Facebook, nhóm 
Chuyên sỉ, lẻ khẩu trang y tế giá rẻ nhất thị trường với cả trăm nghìn thành viên hoạt động vô cùng 
sôi nổi. Cứ vài phút lại có một bài đăng bán khẩu trang giá "trên trời", với hàng chục bình luận hỏi 
địa chỉ nhận hàng, chốt giá và sẵn sàng chuyển khoản để mua được hàng "hot". Bên cạnh đó, Lợi 
dụng thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát, nhu cầu về khẩu trang lớn, với thủ đoạn tinh vi, 
thông qua mạng xã hội các đối tượng xấu đã lừa bán khẩu trang y tế với giá rẻ... Chỉ trong thời 
gian ngắn, nhiều đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của người mua hàng. 
2.1.3 Khẩu trang tái chế kém chất lượng và nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng 
Một số đối tượng lợi dụng thực tế nhu cầu về sử dụng khẩu trang tăng cao thu gom khẩu trang y 
tế (loại dùng một lần) đã qua sử dụng để tái chế, bán ra thị trường làm tăng nguy cơ lây lan bệnh 
dịch, mất an toàn cho người sử dụng. Ngày 3-4, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An 
vừa phối hợp với công an địa phương bắt quả tang một hộ dân tái chế khẩu trang cũ để bán ra 
thị trường. Khi lực lượng chức năng kiểm tra căn hộ của bà N.T.T tại khu dân cư thuộc ấp Mới 2, 
xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa thì phát hiện hơn 22.000 khẩu trang được tái chế từ khẩu 
trang y tế cũ, đã qua sử dụng chứa trong hộp, chuẩn bị đem bán ra thị trường. Bên cạnh đó, 
trong căn hộ này còn chứa hơn 2.000 khẩu trang vừa được tái chế xong chưa đóng hộp, 225kg 
khẩu trang y tế đã qua sử dụng được chủ hộ thu gom về để chuẩn bị tái chế và gần 800 chai 
nước rửa tay diệt khuẩn không rõ nguồn gốc. Bước đầu, lực lượng chức năng đã lập biên bản 
tạm giữ số tang vật này, đồng thời tiếp tục làm rõ các thông tin về việc thu mua khẩu trang cũ, số 
lượng khẩu trang tái chế trái phép đã bán ra thị trường. Hành vi này vi phạm quy định của Luật 
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 
1976 
2.1.4 Vận chuyển khẩu trang trái phép 
Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết 20 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu 
đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19. Nghị quyết nêu rõ, 
Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn 
phòng, chống dịch COVID-19 và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do 
Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công 
tác phòng, chống dịch bệnh trong nước). Mặc dù thế, các đối tượng đã bất chấp vận chuyển khẩu 
trang trái phép qua biên giới, NDĐT - Trong ngày 31-1, các lực lượng Công an, Biên phòng, Quản lý 
thị trường Quảng Ninh liên tiếp phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển khẩu trang trái phép. Vào 
khoảng 10 giờ 35 phút, ngày 31-1, tại khu vực mốc 1373(2)+50 trên sông biên giới thuộc khu 9, 
phường Hải Hòa (TP Móng Cái), Tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Hải Hòa đã tiến hành kiểm tra, bắt 
giữ một phương tiện đang vận chuyển trái phép 178 hộp khẩu trang y tế các loại, đựng trong bốn 
bao tải dứa và hai túi nilon, kiểm đếm thực tế có tổng số 8.900 chiếc. 
2.2 Ý thức đeo khẩu trang của người dân 
2.2.1 Ở các thành phố lớn 
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng... Ở những nơi đông người như sân 
bay, bến xe hầu hết mọi người đều mang khẩu trang bởi vì trong mua dịch này sân bay là nơi được 
kiểm soát nghiêm ngặt, tất cả mọi người đều được đo thân nhiệt và nhắc nhở mang khẩu trang. 
Phần lớn mọi người đều tự biết bảo vệ mình, bảo vệ người nên đã chấp hành chính sách đeo khẩu 
trang của nhà nước rất tốt. Nhưng ở bến xe thì không như vậy, trong lúc dịch bệnh ở bến xe vẫn có 
rất nhiều người không mang khẩu trang, họ vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này. 
Là người thường xuyên tiếp xúc với hành khách, anh Lê Văn Tuấn, tài xế hãng taxi VIC cho hay: ‚Đa 
phần chỉ người Việt mình lên xe đeo khẩu trang thôi. Còn khách nước ngoài ít lắm, độ 30% có khẩu 
trang thôi. Vấn đề bất đồng ngôn ngữ nên giải thích rất khó. Lúc nào mình cũng trang bị nước sát 
trùng, khẩu trang, nếu mua được thì mình cũng phát miễn phí cho người ta để đeo‛. 
2.2.2 Ở các tỉnh nhỏ và vùng quê 
Mọi người dân ở các tỉnh thành và vùng quê đà phần vẫn chưa thực hiện tốt quy định. Khi ra khỏi 
nhà có rất nhiều người không mang khẩu trang. Ví dụ như ở chợ , số người không mang khẩu 
trang rất nhiều , còn có những người mang khẩu trang những khi nói chuyện, mua hàng, bán hàng 
lại tháo khẩu trang ra, đây như là thói quen của mọi người. Nhưng đây chỉ là tình trạng của những 
ngày đầu chống dịch thôi, còn hiện nay tất cả mọi người đều quen với việc mang khẩu trang và họ 
còn nói ràng nếu không mang khẩu trang là vô ý thức. 
Có thể thấy được nhân dân cả nước Việt Nam ta đã chung sức, đồng lòng hợp tác với chính phủ, 
với bộ y tế chống dịch dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về kinh tế. Toàn dân ta đều 
có ý thức tốt để bảo vệ chính mình cũng như cộng đồng. 
1977 
2.2.3 Tình người qua những chiếc khẩu trang mùa dịch 
Ở đỉnh điểm dịch bệnh người dân không chỉ tự ý thức cho người dân mà còn lan tỏa ý thức cho 
cộng đồng bằng cách may hàng ngàn khẩu trang vải đem phát tặng cho những ai cần. Điển hình 
là Hội liên hiệp phụ nữ TP Quy Nhơn (Bình Định) vận động phụ nữ may khẩu trang và chỉ trong 4 
ngày, các chị đã may được trên 800 cái để phát miễn phí cho người dân trong xã. Không chỉ có các 
tổ chức phát khẩu trang miễn phí mà còn có những quầy thuốc tư nhân, hộ gia đ nh,... tất cả mọi 
người đều chung tay giúp đỡ nhau chống dịch. Qua những hành động này có thể thấy người dân 
nước ta có tấm lòng cao cả, thương người, biết giúp đỡ, đ m bọc nhau. 
2.3 Giải pháp khắc phục 
2.3.1 Giải pháp khắc phục chất lượng khẩu trang y tế 
Để đảm bảo sức khỏe người dân và vệ sinh môi trường, Phòng Y tế phối hợp với Trạm Y tế phường 
xã, ban điều hành khu dân cư, khu phố tuyên truyền và hướng dẫn việc quản lý các khẩu trang y tế 
đã qua sử dụng. Nên tuyên truyền giáo dục đến mọi người dân, cá nhân tổ chức doanh nghiệp 
hiểu và ý thức được việc lạm dụng kinh doanh khẩu trang giả kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng 
đến tình hình dịch bên nguy cơ lây nhiễm cao mất kiểm soát, nêu cao ý thức chấp hành tốt luật 
pháp sản xuất kinh doanh không nên vì lợi nhuận mà làm vương hại đến sức khỏe cộng đồng, tổn 
hại đến kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng nên tăng cường giám sát, kiểm tra 
và hướng dẫn các quy định pháp luật tại cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn quản lý để ngăn chặn 
việc tái sử dụng khẩu trang y tế. Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp 
để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những nơi sản xuất khẩu trang giả kém chất lượng, từ đó đưa 
ra những giải pháp răn đe ngăn chặn tình trạng trên đem lại niềm tin cho người sử dụng. Khẩn 
trương rà soát nhằm đảm bảo tất cả khẩu trang y tế sau khi sử dụng phải được quản lý chặt chẽ và 
tiêu hủy theo đúng quy định đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn đất nước. 
2.3.2 Giải pháp khắc phục ý thức người dân sử dụng khẩu trang 
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt, giá bán đắt đỏ của khẩu trang y tế chính là sự hiểu sai 
về cách sử dụng khẩu trang phòng chống dịch Covid-19. Người dân không nên quá căng thẳng và 
chỉ sử dụng khẩu trang y tế. Thực tế, với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày vẫn có thể sử dụng khẩu 
trang vải kháng khuẩn. Một số loại khẩu trang vải kháng khuẩn có thể sử dụng 30-50 lần. Sau khi 
dùng, bạn chỉ cần giặt, hấp và phơi khô là có thể tái sử dụng. Việc lựa chọn khẩu trang vải là thích 
hợp nhất, vì khẩu trang vải dễ mua và dễ sản xuất. Hành động này giúp giảm bớt rác thải y tế, 
đồng thời không gây tình trạng thiếu khẩu trang y tế trên thị trường. 
Tổ chức các buổi phát khẩu trang miễn phí, tuyên truyền đến các xã phường, khu phố, ấp, chợ 
truyền thống hướng dẫn nhắc nhỡ người dân nâng cao ý thức chấp hành quy định cuat Chính phủ 
mang khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếp xúc nơi đông người để phòng chống dịch COVID-19. 
3 KẾT LUẬN 
Xã hội ngày càng phát triển con người cũng từng bước đi lên cùng với sự phát triển ấy. Nâng cao ý 
thức mỗi cá nhân trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 gây 
1978 
ra, đeo khẩu trang không phải biện pháp quan trọng nhất để phòng dịch. Ngoài khẩu trang, mọi 
người cần tuân thủ các biện pháp an toàn khác được Bộ Y tế, WHO khuyến nghị để chủ động 
phòng tránh nhưng không nên hoang mang, lo sợ. Thay vào đó, thực hiện tốt các khuyến cáo của 
ngành Y tế như: sử dụng khẩu trang đúng cách, sát khuẩn, khử trùng, ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ 
sinh thân thể, trường học, nhà cửa, văn phòng..., là những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, 
chống dịch bệnh. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] GMT+7 ‚Bắt quả tang hộ dân tái chế hàng chục ngàn khẩu trang cũ bán ra thị trường‛, 
tuoitre.vn 
[2] Mạnh Thắng ‚Đeo khẩu trang nơi công cộng: Ý thức từ cộng đồng‛, vov.vn 
[3] Quang Thọ ‚Liên tục bắt giữ các vụ vận chuyển khẩu trang trái phép‛, nhandan.org.vn 
[4] Trần Lâm ‚Lừa đảo bán khẩu trang trên mạng, chiếm 1,5 tỷ đồng‛, laodong.vn 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_khau_trang_y_te_va_y_thuc_nguoi_dan_trong_dai_dic.pdf