Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

Vậy khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp (startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong

giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với

nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ

chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không

chắc chắn nhất.

Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp (Entrepreneurship). Theo ông

Trương Gia Bình: "Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp

(Entrepreneurship). Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn

nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới

chưa từng làm". Theo ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công

nghệ: "Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một

hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo

ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới"

Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 12820
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

Thực trạng hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
54 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
Taäp 03/2019 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ 
Thực trạng hoạt động huy động vốn 
khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam 
Dương Đức Tiến - CQ54/22.03 
iện nay, trên công cụ tìm kiếm Google đang có hàng triệu tin bài liên quan 
đến các từ khóa “khởi nghiệp”, “sáng tạo”. Trong khi đó, cách đây mấy 
năm, từ khóa này vẫn còn ít thịnh hành ở Việt Nam. Điều này cho thấy sự 
quan tâm của xã hội đến vấn đề khởi nghiệp, sáng tạo đang ngày càng lớn. Chúng ta 
đang chứng kiến không khí khởi nghiệp đang lan tỏa rộng khắp cả nước, trên mọi miền 
tổ quốc, từ giới trẻ cho đến người lớn tuổi, bất kể dân tộc, tôn giáo “vì khởi nghiệp là 
không có ranh giới và giới hạn”. 
Vậy khởi nghiệp là gì? 
Khởi nghiệp (startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong 
giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với 
nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ 
chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không 
chắc chắn nhất. 
Cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp (Entrepreneurship). Theo ông 
Trương Gia Bình: "Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp 
(Entrepreneurship). Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn 
nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới 
chưa từng làm". Theo ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công 
nghệ: "Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một 
hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo 
ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới" 
Nhiều startup bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia 
đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy 
nhiên, phần lớn các startup đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (Angel 
investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital). Công nghệ thường là đặc tính 
tiêu biểu của sản phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều 
vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh 
doanh cũng như tham vọng tăng trưởng. 
H 
55 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 03/2019 
Thực trạng huy dộng vốn cho hoạt động khởi nghiệp 
Huy động vốn khó mà dễ 
Tại buổi Họp báo Hội thảo "Khám phá bí quyết tăng trưởng đột phá trong môi 
trường Đại dương đỏ" (sẽ diễn ra ngày 28/9 tới tại số 272 Võ Thị Sáu (Q.3, TP.HCM), 
các chuyên gia cho biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 55% doanh nghiệp được thành 
lập mới, trong khi đó lại có tới 45% doanh nghiệp phải “đóng cửa”. Mặt khác, đối với 
các doanh nghiệp khởi nghiệp thì chỉ có khoảng 20 - 30% tồn tại được, còn lại đều 
“ngã ngựa”. Điều đáng nói là nếu xét ở tầm vĩ mô thì trung bình mỗi năm, các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ lại đóng góp tới khoảng 75 - 80% ngân sách nhà nước. 
Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phải “đóng cửa”, ông Sử 
Ngọc Khương - Giám đốc bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, nếu khởi nghiệp 
bằng các ngành nghề truyền thống mà không “bắt kịp thời đại” thì chi phí đầu tư rất 
lớn. Trong khi đó, nguồn thu nhập lại có phần “khiêm tốn” khiến các doanh nghiệp 
không đủ khả năng “trụ bám” trên thương trường. Ở một góc nhìn khác, TS - LS. Bùi 
Quang Tín nhận định, không chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp mà ngay cả những 
“doanh nghiệp lâu năm” cũng thường xuyên gặp phải những vướng mắc về mặt pháp 
lý. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp, do không có sự chuẩn bị kỹ 
càng nên thường không bắt kịp các chính sách Nhà nước dẫn đến khi thực hiện kinh 
doanh thì mắc phải sai phạm. Hiển nhiên, khi đó các doanh nghiệp sẽ gặp khó, thậm 
chí “lay lắt” khi phải đối diện với bờ vực phá sản. 
Theo các chuyên gia, những đơn vị mới khởi nghiệp muốn tồn tại được trong 
“sân chơi” kinh tế thì cần lưu ý nhiều điều. Trong đó, tiền vốn không phải là điều quan 
trọng nhất khi khởi nghiệp. Mà điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp trước khi 
bước ra thương trường cần phải tính toán, xây dựng được mô hình và chiến lược kinh 
doanh cụ thể. Hiển nhiên, để thực hiện được việc này thì những người khởi nghiệp cần 
phải tự tạo cho mình một đội ngũ, một ekip làm việc có hiệu quả để thực hiện tốt các 
mục tiêu đề ra. Các chuyên gia còn cho rằng, vốn không nhất thiết phải là tiền. Vốn 
còn là tài năng, là bản lĩnh xây dựng đề án, tổ chức thực hiện dự án của các doanh 
nhân, doanh nghiệp. Huy động vốn dễ mà khó, khó mà lại dễ. Nói như thế có nghĩa là 
các nhà đầu tư không thiếu tiền để đầu tư cho những doanh nghiệp. Và mỗi nhà đầu tư 
đều có kỳ vọng, có “khẩu vị” khác nhau. Nhưng họ lại có một cái nhìn chung đó là lợi 
nhuận.“Vì vậy, các đơn vị làm kinh doanh cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng dự án của mình 
và phải cân nhắc nó có phù hợp với thực tế không, có thực thi được không Nếu như 
cho các nhà đầu tư nhìn thấy được lợi nhuận đang “ẩn mình” trong mô hình kinh 
56 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
Taäp 03/2019 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ 
doanh của bạn, tôi nghĩ họ sẽ không bao giờ ngần ngại “rót vốn” cho bạn”, TS. Thái 
Lâm Toàn, Trưởng đại diện VPĐD Khu vực miền Nam - Hội Các nhà quản trị doanh 
nghiệp Việt Nam (VACD) nói. 
Từ lúc tìm cách đưa hoạt động khởi nghiệp, giúp tăng tỷ lệ “sống sót” của các 
startup bằng cách tổ chức chương trình bootcamp (huấn luyện), hệ sinh thái khởi 
nghiệp của Việt Nam đang từng bước hình thành với những nỗ lực từ nhiều phía. Nếu 
như ở giai đoạn đầu, cần phải khuấy động tạo niềm đam mê, gây dựng thành phong 
trào khởi nghiệp, đặc biệt trong thế hệ trẻ, thì nay là thời điểm kết nối các thành phần 
này với nhau theo từng ngành, lĩnh vực, tìm kiếm các công ty đối tác với khởi nghiệp. 
Một số mô hình gọi vốn khởi nghiệp tại Việt Nam 
Các hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp của các vườn ươm như: Vietnam 
Silicon Valley (VSV), Vườm ươm DN Công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội, 
Vườm ươm DN Công nghệ cao, Vườm ươm DN phần mềm Quang Trung đang diễn 
ra vô cùng nhộn nhịp giúp nhiều startup gọi được vốn, làm tăng tính ứng dụng và khả 
năng thương mại hóa sản phẩm. Dường như, hoạt động khởi nghiệp đang chuyển sang 
một thời kỳ mới, cần sự liên kết hỗ trợ của các cấp, các ngành mới hy vọng mở dần 
cánh cửa gọi vốn cho startup. 
Các vườn ươm - cầu nối đưa startup đến được với những cố vấn giàu kinh 
nghiệm không chỉ tư vấn kinh doanh, tích lũy thêm kinh nghiệm thương trường nhằm 
giảm thiểu rủi ro, mà quan trọng hơn cả là giúp tìm kiếm nhà đầu tư, gọi vốn cho vòng 
tiếp theo thông qua việc tổ chức các chương trình tăng tốc khởi nghiệp (accelerator). 
Đây được coi là hướng đi thuận. Tuy nhiên, như Wake It Up gọi được vốn nhờ hoạt 
động nhiệt tình trong các mạng lưới, tham gia các chương trình của giới khởi nghiệp 
nên có cơ hội quen biết với các nhà đầu tư. Vô hình trung, các mối quan hệ này lại đưa 
nhà đầu tư tới với Wake It Up bởi ai cũng biết, với những người khởi nghiệp, vốn vô 
cùng quan trọng, trong khi thị trường tài chính của Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào 
các ngân hàng thương mại. Còn startup khó đáp ứng được những tiêu chuẩn do các 
ngân hàng đặt ra. Bên cạnh đó, các startup Việt không thể phát hành trái phiếu, vì theo 
quy định tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP, DN không thể phát hành trái phiếu khi chưa 
có lãi. 
Vì vậy, nhiều gợi ý từ nhiều chuyên gia, tổ chức khởi nghiệp quốc tế đề xuất, 
chẳng hạn như kết nối nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm với các startup, 
hoặc kết nối DN với các startup, trong khi chờ đợi một sự hoàn chỉnh của các cơ chế, 
thủ tục dành cho khởi nghiệp sáng tạo. Một người khi bỏ vốn đầu tư cho một DN hoặc 
57 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 03/2019 
một startup trong bất kỳ lĩnh vực nào, điều họ quan tâm đầu tiên vẫn là sản phẩm đó sẽ 
phát triển như thế nào? Có thể thương mại hóa không và bằng cách nào? Bao giờ sẽ là 
điểm hòa vốn và rút vốn?... 
Ở vai trò của một nhà ươm tạo, từng tạo đà cho hàng loạt startup “thăng hoa” 
như Lozi, Torki Kebap bà Thạch Lê Anh - Chủ nhiệm Đề án VSV rất sốt ruột với 
thái độ thờ ơ của các DN Việt khi dòng vốn đổ vào các startup cứ tí tách như cà phê 
phin! Bà tâm sự, Việt Nam rất thiếu các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm 
với các khoản đầu tư từ 10.000 - 500.000 USD. 
Nếu chậm thay đổi, các startup Việt nhận được đầu tư từ các nhà đầu tư thiên 
thần ngoại hay quỹ đầu tư mạo hiểm ngoại, sẽ phải thành lập DN ở ngoài lãnh thổ Việt 
Nam, nguy cơ chảy máu chất xám, mất người đã đành, cao hơn là mất cả công nghệ, 
mà nền sản xuất trong nước lại chậm được thay đổi, dẫn đến lạc hậu. 
Có thể liệt kê một số vụ đổ vốn đình đám vào các startup Việt như: Standard 
Chartered Private Equity và Ngân hàng Goldman Sachs đầu tư 28 triệu USD cho Ví 
MoMo, Got It huy động được 9 triệu USD trong vòng hạt giống và series A từ 
Capricorn, HelloMam huy động 4 triệu USD từ Công ty quản lý Quỹ SSI hay Toong 
Co-working space đã nhận đầu tư từ OpenAsia và Indochina Capital 
Được biết, vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital - VC) đổ vào các công ty mới 
thành lập ở Việt Nam trong năm 2016 đã đạt trên 200 triệu USD. Tuy nhiên, quy mô 
này vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực như Singapore hay Malaysia. Do 
hệ sinh thái khởi nghiệp tại đảo quốc Singapore nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía 
Chính phủ về vốn. Thậm chí, các quỹ tên tuổi cũng có sự góp vốn của Chính phủ 
(JFDI, IMJ Fund...). 
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam 
Nhận thức rõ những điểm nghẽn cản trở khả năng huy động vốn của startup cũng 
như tạo hành lang pháp lý hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm, tạo thuận lợi để nhà đầu tư 
thiên thần rút vốn Chính phủ Việt Nam cam kết đưa ra hướng dẫn chi tiết về quy 
trình thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm vào cuối năm nay. 
2016 là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam thực sự quan tâm đến DN khởi 
nghiệp, hướng đến “Quốc gia khởi nghiệp”, cũng như có tầm nhìn sâu rộng đến năm 
2020. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 
2020 của Chính phủ xác định, Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN nhỏ và 
vừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. 
58 nghiªn cøu khoa häc 
Sinh viªn 
Taäp 03/2019 CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ 
Tiếp đó, tháng 06/2017, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua đã tạo 
nền tảng pháp lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp ở Việt Nam. 
Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết 
về quản lý và hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm. Nghị định này đã tạo điều kiện 
thuận lợi để hình thành sân chơi chuyên nghiệp cho các nhà đầu tư mạo hiểm, từ đó 
thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ khu vực tư nhân. 
Đây được coi là tin vui với giới khởi nghiệp Việt và cũng là cách nhanh chóng 
hiện thực hóa mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là đến năm 2025 sẽ hỗ trợ cho 2.000 dự án 
khởi nghiệp, trong đó 100 công ty dự kiến sẽ gọi được tổng vốn lên đến 2.000 tỷ đồng 
thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm và hoạt động M&A. 
Hiện có hơn 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể 
đến một số tên tuổi lớn như IDG Ventures, CyberAgent Ventures... Việt Nam cũng có 
hàng nghìn DN khởi nghiệp sáng tạo đang hoạt động và thu hút được nguồn vốn đầu tư 
rất lớn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Điển hình như mô hình ví điện tử Momo 
cung cấp các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, thu - chi 
hộ Đến nay, mô hình này đã huy động thành công 600 tỷ đồng (khoảng 28 triệu 
USD) từ Quỹ Standard Chartered Private Equity - Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng 
Standard Chartered. 
Tài liệu tham khảo: 
nghiep-tai-viet-nam-138297.html 
Thư giãn: 
GIẢM CƠN GIẬN 
Chồng: Khi anh nổi điên lên với em, em không bao giờ cãi lại. Làm cách nào 
mà em kiềm chế sự tức giận của mình vậy? 
Vợ: Em đi cọ bệ xí. 
Chồng: Thế làm sao mà giảm cơn giận hiệu quả được nhỉ? 
Vợ: Thì em sử dụng bàn chải đánh răng của anh 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_huy_dong_von_khoi_nghiep_sang_tao_tai_v.pdf