Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế

Giáo viên là đội ngũ quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục, sự thành công của công

cuộc đổi mới giáo dục. Phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là một

trong vấn đề then chốt mà Nghị quyết (số 29- NQ/TW) của Ban Chấp hành Trung ương

khóa XI đã nêu rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh,

quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp

học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên,

giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng

lực sư phạm.” [2]

Để triển khai Nghị quyết 29, Thủ tướng chính phủ (2016) đã phê duyệt Đề án “Đào tạo,

bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” với mục

tiêu chung là: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo.” [9]

Chất lượng ĐNGV là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng

giáo dục. ĐNGV cũng là lực lượng quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc

đổi mới giáo dục bởi lẽ họ là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn học

sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. “Cho dù chúng ta có được những

chương trình giáo dục tốt, có những bộ sách giáo khoa hoàn hảo và cơ sở vật chất đầy

đủ, hiện đại, nhưng chất lượng người thầy trung bình thì có thể khẳng định chắc chắn

rằng, đó là một nền giáo dục không có tương lai” [1, tr.427].

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 1

Trang 1

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 2

Trang 2

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 3

Trang 3

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 4

Trang 4

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 5

Trang 5

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 6

Trang 6

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 7

Trang 7

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9880
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường Tiểu học thành phố Huế
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.246-253 
Ngày nhận bài: 12/5/2019; Hoàn thiện phản biện: 28/5/2019; Ngày nhận đăng: 2/6/2019 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC 
CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 
THÀNH PHỐ HUẾ 
ĐẶNG HUYỀN TRANG 
Trường Tiểu học An Cựu, Thành phố Huế 
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học 
(NLDH) cho đội ngũ giáo viên (ĐNGV) Tiếng Anh các trường tiểu học thành 
phố Huế. 50 cán bộ quản lý (CBQL) và 105 giáo viên ở 15 trường tiểu học đã 
tham gia khảo sát. Kết quả điều tra cho thấy phần lớn CBQL và ĐNGV Tiếng 
Anh đã nhận thức được vai trò của hoạt động bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV 
Tiếng Anh. Công tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV tiếng Anh đã được chú 
trọng với nhiều nội dung, chương trình, hình thức bồi dưỡng đa dạng. Tuy 
nhiên, một số nội dung, các chương trình, các hình thức bồi dưỡng quan trọng 
chưa được chú trọng. 
Từ khoá: Bồi dưỡng, năng lực dạy học, giáo viên Tiếng Anh, Huế. 
1. Đặt vấn đề 
Giáo viên là đội ngũ quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục, sự thành công của công 
cuộc đổi mới giáo dục. Phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là một 
trong vấn đề then chốt mà Nghị quyết (số 29- NQ/TW) của Ban Chấp hành Trung ương 
khóa XI đã nêu rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, 
quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp 
học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, 
giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng 
lực sư phạm.” [2] 
Để triển khai Nghị quyết 29, Thủ tướng chính phủ (2016) đã phê duyệt Đề án “Đào tạo, 
bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” với mục 
tiêu chung là: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục 
bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương 
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo.” [9] 
 Chất lượng ĐNGV là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng 
giáo dục. ĐNGV cũng là lực lượng quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc 
đổi mới giáo dục bởi lẽ họ là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn học 
sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. “Cho dù chúng ta có được những 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO... 247 
chương trình giáo dục tốt, có những bộ sách giáo khoa hoàn hảo và cơ sở vật chất đầy 
đủ, hiện đại, nhưng chất lượng người thầy trung bình thì có thể khẳng định chắc chắn 
rằng, đó là một nền giáo dục không có tương lai” [1, tr.427]. 
 Hiện nay, công tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV Tiếng Anh các trường tiểu học thành 
phố Huế đã được thực hiện và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Phòng 
GD&ĐT thành phố Huế đã tích cực chỉ đạo các đơn vị triển khai công tác đào tạo nâng 
chuẩn, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV. NLDH Tiếng Anh 
của nhiều giáo viên tiểu học khá tốt. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, hoạt động này đã 
bộc lộ một số bất cập, hạn chế của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là những NLDH nhằm đáp 
ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý 
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này cần triển khai các nghiên cứu thực tiễn. Vì vậy, 
việc tiến hành nghiên cứu “Thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV Tiếng 
Anh các trường tiểu học thành phố Huế” là hết sức cần thiết. 
Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 
làm phương pháp chủ đạo. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn cũng được sử dụng để 
nhằm thu thập thêm các thông tin bổ trợ phục việc phân tích, đánh giá cho phương pháp 
điều tra bằng bảng hỏi. Khách thể khảo sát là 50 CBQL và 105 giáo viên tại 15 trường 
tiểu học. Dữ liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê toán học (thông qua 
chương trình phần mềm SPSS phiên bản 22.0) 
2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên Tiếng 
Anh các trường tiểu học thành phố Huế 
Trong nghiên cứu này, công tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV Tiếng Anh các trường tiểu 
học thành phố Huế được làm rõ thông qua việc tìm hiểu thực trạng nhận thức về vai trò 
hoạt động bồi dưỡng NLDH của ĐNGV, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức bồi 
dưỡng NLDH cho giáo viên Tiếng Anh. Dưới đây là kết quả khảo sát của những nội dung 
này. 
2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của đội ng ... ho thấy hầu hết đội ngũ CBQL và GVTA đánh giá cao mức độ cần thiết của 
hoạt động này. Để nhằm giúp đội ngũ GVTA đáp ứng yêu cầu mới, UBND thành phố 
Huế đã ban hành kế hoạch số 700/KH - UBND ngày 22/3/2016 về Nâng cao chất lượng 
dạy học Tiếng Anh trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 [10]. Hoạt động bồi 
dưỡng GVTA là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao năng lực tiếng Anh 
cho GVTA. Sự nhận thức đúng đắn về hoạt động bồi dưỡng là điều kiện thuận lợi để các 
nhà trường triển khai hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn 5,9% của 
một số CBQL và GV đánh giá mức độ bình thường. 
248 ĐẶNG HUYỀN TRANG 
Biểu đồ 1. Nhận thức về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Tiếng Anh 
ở trường tiểu học 
Việc đánh giá về vai trò của hoạt động bồi dưỡng GVTA còn thể hiện ở Bảng 2. 
Bảng 1. Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng NLDH 
cho ĐNGV Tiếng Anh ở trường tiểu học 
STT Vai trò ĐTB ĐLC 
1 Củng cố, mở rộng nâng cao NLDH cho giáo viên. 4,34 0,76 
2 Giúp giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. 4,21 0,74 
3 Nâng cao trình độ trên chuẩn cho giáo viên. 4,13 0,77 
4 Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng NLDH của giáo viên. 4,21 0,80 
5 Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp. 4,25 0,83 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1 ≤ ĐTB ≤ 5 
Số liệu Bảng 1 cho thấy các vai trò của việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Tiếng Anh 
ở trường tiểu học được đánh giá hầu như ở mức độ đồng ý trở lên. Trong đó việc “củng 
cố, mở rộng nâng cao NLDH cho giáo viên” và “thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp” 
được đánh giá phần lớn đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Bên cạnh đó, việc “nâng cao ý thức, 
khả năng tự học, tự bồi dưỡng NLDH của giáo viên” cũng được đánh giá quan trọng. Đối 
với ĐNGV trong các trường tiểu học thì công tác tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt 
nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn 
nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao. 
Sự nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Tiếng Anh ở trường 
tiểu học còn được thể hiện ở trên bảng số liệu 1. Ngày 22/08/2018, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp 
0 % 0 %
5.9 %
33.1 %
61.0 %
Hoàn toàn 
không cần 
thiết
Không cần 
thiết
Bình thường Cần thiết Rất cần thiết
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO... 249 
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [5]. Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông 
gồm 05 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí. Các khóa bồi dưỡng NLDH đều hướng tới “giúp cho giáo 
viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp”. Mặc dù vai trò “Nâng cao trình độ trên chuẩn cho 
giáo viên” nhận được sự đồng ý cao của các đối tượng khảo sát, tuy nhiên, thực tế, những 
năm qua, việc bồi dưỡng giáo viên theo hình thức "cuốn chiếu" thường tiến hành vào các 
kỳ nghỉ hè. Nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh nâng cao trình 
độ của một số địa phương chủ yếu là hợp lý hóa bằng cấp, còn thực chất trình độ, kiến 
thức của người học không được nâng lên bao nhiêu. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng 
các khóa bồi dưỡng là vấn đề có tính cấp thiết. 
2.2. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng về năng lực dạy học 
cho giáo viên Tiếng Anh ở trường tiểu học 
Bảng 2 cho thấy các nội dung về NLDH Tiếng Anh được bồi dưỡng chủ yếu ở mức “khá 
thường xuyên”. Trong các nội dung bồi dưỡng, nội dung “Xây dựng môi trường học tập 
tích cực trong dạy học tiếng Anh” và “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm 
chất, năng lực học sinh” được đánh giá là bồi dưỡng nhiều hơn. Nhiều GVTA chia sẻ khó 
khăn lớn trong triển khai chương trình mới là thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng 
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
Bảng 2. Thực trạng về mức độ thưc hiện các nội dung bồi dưỡng về NLDH 
cho ĐNGV Tiếng Anh ở trường tiểu học 
STT Nội dung bồi dưỡng ĐTB ĐLC 
1 
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng 
lực học sinh. 
3,25 0,68 
2 
Sử dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát 
triển phẩm chất, năng lực học sinh. 
3,14 0,64 
3 Thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học tiếng Anh. 3,10 0,69 
4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh. 3,21 0,66 
5 
Các hình thức dạy học tích cực theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh. 
3,23 0,71 
6 Xây dựng môi trường học tập tích cực trong dạy học tiếng Anh. 3,33 0,72 
7 
Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học 
sinh. 
3,32 0,66 
 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1 ≤ ĐTB ≤ 4 
Trong tương quan chung, năng lực “Thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học tiếng Anh” 
ít được bồi dưỡng hơn. Tư duy đặc trưng của học sinh tiểu học là trực quan hình tượng, 
học sinh ghi nhớ hình ảnh hơn ghi nhớ từ ngữ. Do đó, để học sinh có thể ghi nhớ các từ 
ngữ Tiếng Anh, giáo viên cần sử dụng đa dạng các loại phương tiện dạy học như tranh 
ảnh, video... Do đó, việc tăng cường bồi dưỡng năng lực “Thiết kế và sử dụng phương 
tiện dạy học tiếng Anh” là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng năng lực “Sử 
dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
học sinh” cũng chỉ ở mức “khá thường xuyên” “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển 
phẩm chất, năng lực học sinh”. Với định hướng đổi mới giáo dục tập trung vào phát triển 
250 ĐẶNG HUYỀN TRANG 
năng lực cho người học, hoạt động dạy học trong nhà trường có sự thay đổi lớn về nội 
dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học [4]. Trong khi đó, theo định 
hướng đổi mới giáo dục hiện nay, đây là nội dung rất quan trọng. 
2.3. Thực trạng về mức độ thực hiện các chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học 
cho giáo viên Tiếng Anh ở trường tiểu học 
Bảng 3. Thực trạng về mức độ thưc hiện các chương trình bồi dưỡng NLDH 
cho ĐNGV Tiếng Anh ở trường tiểu học 
STT Chương trình bồi dưỡng ĐTB ĐLC 
1 
Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên để cập nhật, bổ sung, 
kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. 
2,90 0,85 
2 
Bồi dưỡng theo chu kỳ, kết hợp bồi dưỡng đội ngũ cốt cán theo 
hình thức tập trung và bồi dưỡng ĐNGV đại trà theo hình thức trực 
tuyến. 
2,89 0,65 
3 
Bồi dưỡng chuẩn hoá năng lực ngôn ngữ cho giáo viên để đạt trình 
độ theo chuyên đề, theo chuẩn quy định của khung năng lực ngoại 
ngữ cho giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học. 
3,05 0,81 
4 
Bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên đã đạt chuẩn tùy theo yêu cầu 
của nghề nghiệp, nhiệm vụ được phân công hoặc chuẩn chức danh 
cao hơn. 
2,95 0,77 
5 
Bồi dưỡng phương pháp dạy học tiếng Anh đối với giáo viên tiểu 
học chưa đạt chuẩn về năng lực hoặc chưa được bồi dưỡng nghiệp 
vụ sư phạm được đi học để đạt chuẩn yêu cầu trước khi phân công 
dạy học. 
2,94 0,75 
6 Chương trình bồi dưỡng khác 2,69 0,93 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1 ≤ ĐTB ≤ 4 
Theo công văn số 3330 /BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn thực hiện tổ chức, 
quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông, nhiều chương trình bồi dưỡng 
được thực hiện nhằm góp phần thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh 
trên cả nước theo yêu cầu của Đề án dạy và học ngoại ngữ [3]. Dữ liệu ở Bảng 3 cho thấy 
các chương trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Tiếng Anh ở trường tiểu học đều được 
thực hiện, tuy nhiên mức độ thường xuyên chưa cao, chủ yếu dưới mức “khá thường 
xuyên”. Loại chương trình được thực hiện thường xuyên nhất là “Bồi dưỡng chuẩn hoá 
năng lực ngôn ngữ cho giáo viên để đạt trình độ theo chuyên đề, theo chuẩn quy định của 
khung năng lực ngoại ngữ cho giáo viên”. Các loại chương trình bồi dưỡng khác cũng 
được thực hiện. 
2.4. Thực trạng về các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên 
Tiếng Anh ở trường tiểu học 
Kết quả khảo sát Bảng 4 cho thấy các hình thức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Tiếng 
Anh ở trường tiểu học khá đa dạng, tuy nhiên, mức độ thường xuyên chưa cao. Trong các 
nhóm hình thức, nhóm bồi dưỡng thông qua hoạt động trải nghiệm, thực tiễn được sử 
dụng nhiều nhất. Trong đó, hình thức “Sinh hoạt tổ chuyên môn”, “Tham quan học tập 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO... 251 
chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm”, “Dự giờ, thăm lớp” được sử dụng nhiều hơn. Trong việc 
phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, vai trò của tổ chuyên môn hết sức quan trọng. Những 
hoạt động tổ chuyên môn thường gắn với nhu cầu bồi dưỡng của các giáo viên trong tổ 
vì thế hiệu quả thường mang lại cao. 
Với hình thức “Dự giờ, thăm lớp”, có nhiều ý kiến trái chiều. Với một số GVTA trẻ, họ 
cho rằng thông qua dự giờ, thăm lớp, họ học được nhiều kinh nghiệm giảng dạy hơn; song 
với GVTA trung niên có số năm giảng dạy trên 15 năm lại cho rằng hình thức này không 
thật sự hiệu quả bởi lẽ số tiết dự giờ quá nhiều trong một học kỳ nên nhiều khi việc dự 
giờ chỉ mang tính chất hình thức. 
Bảng 4. Thực trạng về các hình thức bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV Tiếng Anh 
 ở trường tiểu học 
STT Các hình thức bồi dưỡng ĐTB ĐLC 
I Bồi dưỡng thông qua tập huấn, hội thảo 
1 
Tham gia hội thảo, tập huấn trực tiếp do cấp trên tiến hành (Phòng, 
Sở...). 
2,68 0,83 
2 Bồi dưỡng trực tuyến qua mạng. 2,40 0,93 
II Bồi dưỡng thông qua hoạt động trải nghiệm, thực tiễn 
1 Dự giờ, thăm lớp. 3,13 0,73 
2 Tham quan học tập chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm. 3,17 0,71 
3 
Tổ chức hội thảo, toạ đàm, tập huấn theo chuyên đề về các nội 
dung cần bồi dưỡng. 
3,08 0,78 
4 
Các đơn vị trường học tự tổ chức dự giờ học hỏi , trao đổi kinh 
nghiệm theo cụm, theo nhóm giáo viên. 
3,06 0,60 
5 Sinh hoạt tổ chuyên môn. 3,25 0,70 
III Bồi dưỡng thông qua việc tham gia các cuộc thi 
1 Thi nghiên cứu sử dụng, sáng tạo đồ dùng dạy học 2,75 0,71 
2 Thi bài giảng điện tử 2,71 0,78 
3 Thi giáo viên dạy giỏi 3,01 0,67 
IV Hoạt động tự bồi dưỡng theo chương trình quy định 
1 Tự nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau. 2,99 0,64 
2 Thông qua đồng nghiệp, bạn bè. 3,21 0,61 
Ghi chú: 1 ≤ ĐTB ≤ 4 
Trong thời đại cách mạng 4.0, xu hướng bồi dưỡng chính là thông qua mạng, tăng cường 
ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, hình thức “Bồi dưỡng trực tuyến qua mạng” còn thấp, chưa 
được quan tậm nhiều. Thực tế, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng 
giáo viên trực tuyến thông qua “lớp học ảo”, mô phỏng, số hóa bài giảng sẽ trở thành xu 
hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong tương lai gần. Mặt khác, hạn chế của 
hình thức tập huấn là kiến thức và kỹ năng mới được truyền thụ theo cách không gắn kết 
với ngữ cảnh thực tế lớp học cũng như vai trò thụ động trong tiếp nhận kiến thức và kỹ 
năng của giáo viên [8]. Do vậy, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo cần chọn lọc các nội 
dung cần thiết để tiến hành tập huấn theo hình thức này nhằm kịp thời bổ sung những nội 
dung còn thiếu và yếu của giáo viên. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trực tuyến 
252 ĐẶNG HUYỀN TRANG 
chính là chìa khóa quan trọng để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhờ ứng dụng 
những thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ. 
3. KẾT LUẬN 
Để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV Tiếng Anh, việc bồi 
dưỡng NLDH cho ĐNGV Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng. Công tác bồi dưỡng ĐNGV 
có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học 
trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên 
phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư 
phạm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm như sau: 
- Nhìn chung, phần lớn CBQL và ĐNGV Tiếng Anh đã nhận thức được vai trò của hoạt 
động bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV Tiếng Anh. 
- Các nội dung về NLDH Tiếng Anh được bồi dưỡng chủ yếu ở mức “khá thường xuyên”. 
- Các chương trình bồi dưỡng NLDH cho GVTA ở trường tiểu học đều được thực hiện 
tuy nhiên mức độ thường xuyên chưa cao, chủ yếu dưới mức “khá thường xuyên”. 
- Các hình thức bồi dưỡng NLDH cho GVTA ở trường tiểu học khá đa dạng, tuy nhiên, 
mức độ thường xuyên chưa cao. 
Thực trạng trên đòi hỏi cần có những biện pháp nâng cao chất lượng của công tác bồi 
dưỡng NLDH cho ĐNGV tiếng Anh ở trường tiểu học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phạm Thị Kim Anh (2016). Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực đội ngũ giáo 
viên phổ thông bậc trung học trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Kỷ yếu Hội 
thảo Khoa học Quốc tế: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 
phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, tr. 427-434. 
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết Số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều 
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Công văn số 3330/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 7/7/2016 
về việc hướng dẫn thực hiện tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh 
phổ thông. 
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ 
thông mới: Những vấn đề chung, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo 
dục. 
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT về Ban hành quy định 
chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 
2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên 
mần non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. 
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO... 253 
[8] Kennedy, A. (2005). Models of Continuing Professional Development: a framework for 
analysis. Journal of In-service Education, 31(2), pp.235-250. 
[9] Thủ tướng chính phủ (2015). Quyết định số: 404/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 
[10] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2012). Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 17/10/2012 về 
việc triển khai Đề án Dạy và Học môn ngoại ngữ giai đoạn 2012-2016 và định hướng 
đến 2020”. 
Title: THE CURRENT STATUS OF ACTIVITIES IN FOSTERING TEACHING CAPACITY 
FOR ENGLISH TEACHERS AT PRIMARY SCHOOLS IN HUE CITY 
Abstract: This research aims to evaluate the activities of fostering teaching capacity for 
primary school English teachers in Hue city. The survey included 50 managers and 105 
teachers at 15 primary schools. The result showed that the majority of managers and teachers 
were aware of the importance of these activities that were conducted via plenty of methods 
with different contents and programs. However, several important contents, programs and 
methods were limited. 
Keywords: Fostering, teaching capacity, primary school English teachers, Hue city. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_boi_duong_nang_luc_day_hoc_cho_doi_ngu.pdf