Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề ở các

cơ sở đào tạo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã đạt được

những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực

trong nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã

hội. Hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách về dạy

nghề đã tạo được hành lang pháp lí cho các cơ sở đào tạo

nghề phát triển, từng bước tiếp cận với công nghệ và nhu

cầu của thị trường lao động. Hệ thống cơ sở dạy nghề

phát triển theo hướng mở rộng quy hoạch, hình thức dạy

nghề ngày càng đa dạng và có nhiều mô hình gắn với giải

quyết việc làm, mang lại hiệu quả thiết thực. Các điều

kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên (GV), trang thiết

bị máy móc phục vụ dạy học được tăng cường; chất

lượng dạy nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu

cầu lao động của các doanh nghiệp trong thành phố, tạo

cơ hội cho người lao động học nghề, lập nghiệp; góp

phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, thúc đẩy quá trình

chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của thành

phố theo hướng tích cực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục

nghề nghiệp (GDNN), đào tạo nghề của TP. Cần Thơ vẫn

còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Bài viết đề cập

thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da (CSD) trình độ sơ

cấp ở các cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9340
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 321-327 
321 
Email: myphamfob@gmail.com 
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHĂM SÓC DA Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC 
NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Huỳnh Thị Nga - Dương Thị Kim Oanh 
Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 20/4/2019; ngày chỉnh sửa: 06/5/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019. 
Abstract: In the past years, vocational training at training institutions in the Can Tho city has 
achieved important results, creating positive changes in the awareness of all levels, sectors and the 
whole society on vocational training. In the article, we study the current status of training skin care 
profession in Can Tho city through research methods of theory and practice to solve problems. 
Based on the statistics, the article provides objective comments and assessments on the current 
status of skincare vocational training activities at vocational training institutions in Can Tho city. 
Keywords: Skin care, vocational education facilities, Can Tho city. 
1. Mở đầu 
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề ở các 
cơ sở đào tạo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã đạt được 
những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực 
trong nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã 
hội. Hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách về dạy 
nghề đã tạo được hành lang pháp lí cho các cơ sở đào tạo 
nghề phát triển, từng bước tiếp cận với công nghệ và nhu 
cầu của thị trường lao động. Hệ thống cơ sở dạy nghề 
phát triển theo hướng mở rộng quy hoạch, hình thức dạy 
nghề ngày càng đa dạng và có nhiều mô hình gắn với giải 
quyết việc làm, mang lại hiệu quả thiết thực. Các điều 
kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên (GV), trang thiết 
bị máy móc phục vụ dạy học được tăng cường; chất 
lượng dạy nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu 
cầu lao động của các doanh nghiệp trong thành phố, tạo 
cơ hội cho người lao động học nghề, lập nghiệp; góp 
phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, thúc đẩy quá trình 
chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của thành 
phố theo hướng tích cực. 
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục 
nghề nghiệp (GDNN), đào tạo nghề của TP. Cần Thơ vẫn 
còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Bài viết đề cập 
thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da (CSD) trình độ sơ 
cấp ở các cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Thực trạng đào tạo nghề chăm sóc da trình độ sơ 
cấp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn 
thành phố Cần Thơ 
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 04 cơ sở GDNN 
(Trung tâm GDNN Thẩm Mĩ FOB, Công ty TNHH 
Angel Beauty, Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV chăm 
sóc sắc đẹp Thu Minh, Trung tâm dạy nghề phụ nữ Ninh 
Kiều), với 30 GV, 93 học viên (HV) đã tốt nghiệp nghề 
CSD ở các cơ sở này. Thời gian nghiên cứu từ tháng 
08/2018-02/2019. 
2.1.1. Về chương trình đào tạo nghề chăm sóc da 
Chương trình đào tạo nghề CSD ở các cơ sở GDNN 
trên địa bàn TP. Cần Thơ được đội ngũ GV tham gia 
giảng dạy đánh giá như sau (xem bảng 1): 
Kết quả ở bảng 1 đã cho thấy: “Thời gian đào tạo và 
giờ học lí thuyết” được đánh giá cao về mức độ phù hợp, 
chiếm 76,7%, rất phù hợp chiếm 23,3% và “Nội dung 
Bảng 1. Đánh giá của GV về chương trình đào tạo nghề ở các cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ 
TT Chương trình đào tạo 
Không phù hợp Phù hợp Rất phù hợp 
Số lượng (SL) Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 
1 Mục tiêu đào tạo 0 0 19 63,3 11 36,7 
2 Nội dung đào tạo 0 0 20 66,7 10 33,3 
3 Thời gian đào tạo 0 0 23 76,7 7 23,3 
4 Giờ học lí thuyết 0 0 23 76,7 7 23,3 
5 Giờ học thực hành 0 0 19 63,3 11 36,7 
6 Hình thức tổ chức đào tạo 0 0 17 56,7 13 43,3 
7 Phương pháp đào tạo 0 0 17 56,7 13 43,3 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 321-327 
322 
đào tạo” với mức độ phù hợp chiếm 66,7%, rất phù hợp 
chiếm 33,3%. Như vậy, các cơ sở đào tạo nghề CSD đã 
có sự chuẩn bị đầy đủ về nội dung, bài giảng lí thuyết. 
Ngoài ra, “Mục tiêu đào tạo, giờ học thực hành, hình thức 
tổ chức đào đạo, phương pháp đào tạo” cũng được đánh 
giá cao về mức độ phù hợp, hình thức tổ chức và phương 
pháp đào tạo nghề CSD có tỉ lệ rất phù hợp, cao nhất 
chiếm 43,3%. 
2.1.2. Về nội dung đào tạo nghề chăm sóc da 
Kết quả bảng 2 đã phản ánh: nội dung đào tạo nghề 
CSD được đội ngũ GV đánh giá ở mức đủ chiếm đa số, 
trong đó nội dung đào tạo về “Các kiến thức cơ bản về 
da, làm sạch da, các quy trình CSD” chiếm 100% ở mức 
đủ. Nội dung đào tạo về massage CSD mặt được đội ngũ 
GV đánh giá ở mức thiếu, chiếm 13,3%. 
2.1.3. Về hình thức dạy học nghề chăm sóc da 
Kết quả khảo sát thực trạng về hình thức dạy học 
nghề CSD ở các cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ 
như sau (xem bảng 3): 
Bảng 3 cho thấy, hình thức dạy học theo nhóm ít 
được sử dụng trong dạy nghề CSD. Bên cạnh đó, hình 
thức được sử dụng nhiều nhất là dạy học toàn lớp. Hình 
thức dạy học toàn lớp được sử dụng nhiều trong dạy học 
các kiến thức cơ bản về da, chiếm 86,7%. 
2.1.4. Về ...  Tỉ lệ % 
1 Các kiến thức cơ bản về da 0 0 30 100 0 0 
2 Làm sạch da 0 0 30 100 0 0 
3 Massage mặt 4 13,3 26 86,7 0 0 
4 Các quy trình CSD 0 0 30 100 0 0 
Bảng 3. Hình thức dạy học nghề CSD ở các cơ sở GDNN 
TT Nội dung dạy học 
Hình thức dạy học 
Dạy học toàn lớp 
Dạy học 
theo nhóm 
Dạy học cá nhân 
Đào tạo thông 
qua công việc 
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 
1 Kiến thức cơ bản về da 26 86,7 5 16,7 6 20,0 6 20,0 
2 Kĩ năng làm sạch da 17 56,7 14 46,7 10 33,3 13 43,3 
3 Kĩ năng massage CSD 17 56,7 26 86,7 17 56,7 13 43,3 
4 
Kĩ năng thực hiện quy 
trình CSD 
13 43,3 30 100 17 56,7 5 16,7 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 321-327 
323 
Bảng 5 cho thấy, các kiến thức về phân tích quy trình 
CSD, giải thích, vận hành thiết bị, công cụ CSD, cũng như 
trình bày sản phẩm bôi ngoài da và kiểm soát nhiễm khuẩn 
trong CSD được đánh giá cao, với tỉ lệ dao động từ 66,7%-
73,3%. Trong đó, kiến thức về “Phân tích quy trình các 
bước CSD” có tỉ lệ cao nhất, chiếm 73,3%. Như vậy, GV 
dạy nghề CSD tại các cơ sở đào tạo nghề có kiến thức 
chuyên môn cao, đặc biệt là kiến thức chuyên môn về da. 
2.1.6. Kĩ năng nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề chăm 
sóc da 
Kĩ năng nghề nghiệp của GV dạy nghề CSD như sau 
(xem bảng 6, trang bên): 
Bảng 6 đã phản ánh: kĩ năng nghề được đội ngũ GV 
đánh giá cao ở mức giỏi, với tỉ lệ chiếm từ 50-80% trong 
các kĩ năng. Trong đó, kĩ năng về CSD và đảm bảo các 
bước trong quy trình CSD chiếm 80% ở mức giỏi; tiếp 
đó là kĩ năng massage làm sạch da mặt cho khách hàng, 
chiếm 78,6% ở mức giỏi; kĩ năng sử dụng các thiết bị, 
máy móc chiếm 76,7% ở mức giỏi. Tuy nhiên, để nâng
Bảng 4. Phương pháp dạy học trong dạy nghề CSD ở các cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ 
TT 
Nội dung 
dạy học 
Phương pháp dạy học 
Thuyết 
trình 
Đàm thoại 
Trình diễn 
mẫu 
Luyện tập 
Theo 
tình huống 
Theo 
nhóm nhỏ 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
1 
Các kiến 
thức cơ bản 
về da 
14 46,7 0 0 06 20,0 0 0 06 20,0 17 56,7 
2 
Các kĩ năng 
làm sạch da 
10 33,3 0 0 13 43,3 11 36,7 06 20,0 19 63,3 
3 
Các kĩ năng 
massage CSD 
10 33,3 0 0 13 43,3 11 36,7 06 20,0 24 80,0 
4 
Kĩ năng thực 
hiện quy 
trình CSD 
06 20,0 01 3,3 15 50,0 15 50,0 06 20,0 24 80,0 
Bảng 5. Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp của GV dạy nghề CSD 
TT Kiến thức chuyên môn 
Các mức 
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
1 
Trình bày được kiến thức cơ 
bản về da 
0 0 0 0 4 13,3 17 56,7 9 30,0 
2 
Phân tích được các bước 
trong quy trình CSD 
0 0 0 0 0 0 8 26,7 22 73,3 
3 
Giải thích được chức năng, 
cách vận hành các thiết bị, 
máy móc và công cụ cơ bản 
được sử dụng trong CSD 
0 0 0 0 0 0 10 33,3 20 66,7 
4 
Trình bày được cách sử dụng 
các sản phẩm bôi ngoài da, 
các sản phẩm trong CSD 
0 0 0 0 0 0 9 30,0 21 70,0 
5 
Trình bày được kiến thức kiểm 
soát nhiễm khuẩn trong CSD 
0 0 0 0 4 13,3 14 46,7 12 40,0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 321-327 
324 
Bảng 6. Kĩ năng nghề nghiệp của GV dạy nghề CSD 
TT Kĩ năng nghề 
Các mức 
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
1 
Kĩ năng CSD và đảm bảo đủ các 
bước trong quy trình CSD 
0 0 0 0 0 0 6 20,0 24 80,0 
2 
Kĩ năng soi da và phân tích da cho 
khách hàng 
0 0 0 0 1 3,3 14 46,7 15 50,0 
3 
Kĩ năng massage, làm sạch da mặt 
cho khách hàng 
0 0 0 0 0 0 6 21,4 22 78,6 
4 
Kĩ năng lựa chọn được các sản phẩm 
CSD phù hợp với từng loại da của 
khách hàng 
0 0 0 0 0 0 10 33,3 20 66,7 
5 
Kĩ năng sử dụng các thiết bị cơ bản 
trong CSD cho khách hàng 
0 0 0 0 0 0 7 23,3 23 76,7 
6 
Kĩ năng thực hiện công tác an toàn 
và vệ sinh trong quá trình chăm sóc 
khách hàng 
0 0 0 0 0 0 9 30,0 21 70,0 
7 Kĩ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng 0 0 0 0 0 0 10 33,3 20 66,7 
Bảng 7. Tự đánh giá của HV đã tốt nghiệp về mức độ kiến thức nghề CSD 
TT Kiến thức đạt được 
Các mức 
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
1 
Trình bày được kiến thức 
cơ bản về da 
0 0 0 0 11 11,8 35 37,6 47 50,5 
2 
Phân tích được các bước 
trong quy trình CSD 
0 0 0 0 3 3,3 26 28,3 63 68,5 
3 
Giải thích được chức năng, 
cách vận hành các thiết bị, 
máy móc và công cụ cơ bản 
được sử dụng trong CSD 
0 0 0 0 4 4,3 36 39,1 52 56,5 
4 
Trình bày được cách sử 
dụng các sản phẩm bôi 
ngoài da, các sản phẩm 
trong CSD 
0 0 1 1,1 2 2,2 28 30,1 62 66,7 
5 
Nhận biết được một số 
bệnh về da thường gặp 
0 0 0 0 10 10,8 38 40,9 38 48,4 
6 
Trình bày được kiến thức 
kiểm soát nhiễm khuẩn 
trong CSD 
0 0 0 0 15 16,1 33 35,5 45 48,4 
7 
Nhận biết kiến thức cần 
thiết về quản lí tốt trong 
công việc và cách khởi 
nghiệp 
0 0 0 0 14 15,4 36 39,6 41 45,1 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 321-327 
325 
cao kĩ năng nghề cho đội ngũ GV, theo chúng tôi cần có 
sự hỗ trợ trong quá trình đào tạo, tập huấn và cập nhật 
thường xuyên các chương trình đào tạo về kĩ năng CSD, 
tham gia các chuyên đề làm đẹp về CSD. 
2.2. Thực trạng hoạt động học nghề chăm sóc da của 
học viên 
2.2.1. Mức độ hình thành kiến thức nghề chăm sóc da 
của học viên 
Thực trạng về mức độ hình thành kiến thức CSD của 
HV được thể hiện như sau (xem bảng 7, trang trước): 
Kết quả ở bảng 7 cho thấy, cùng với các mức kiến thức 
cơ bản đã đạt được của HV về da, quy trình CSD, các loại 
máy móc, thiết bị, bệnh về da thường gặp, kiến thức về 
quản lí tốt trong công việc và khởi nghiệp; kiến thức được 
coi là yếu nhất của các HV là kiến thức về các loại máy 
móc, thiết bị và công cụ cơ bản sử dụng trong CSD, cũng 
như kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh an toàn trong CSD. 
Đặc biệt là kiến thức về các sản phẩm bôi ngoài da, sản 
phẩm CSD có số lượng đánh giá ở 
mức yếu cao nhất, chiếm 70%. 
2.2.2. Mức độ hình thành kĩ năng 
nghề chăm sóc da của học viên đã 
tốt nghiệp 
Kĩ năng nghề CSD của HV được 
thể hiện thông qua các bảng, cụ thể 
như sau (xem bảng 8, trang bên): 
Bảng 8 đã phản ánh: kĩ năng 
“Quan sát, thực hiện thành thạo các 
bước quy trình CSD trong phiếu 
hướng dẫn” được đánh giá ở mức tốt, 
chiếm 65,6%, mức khá chiếm 34,3%. Ngoài ra, các kĩ 
năng khác cũng được đánh giá cao như: “Quan sát, thực 
hiện thành thạo thao tác soi da và phân tích da cho khách 
hàng; quan sát, thực hiện thành thạo các thao tác làm 
sạch, massage da mặt cho khách hàng; kĩ năng lựa chọn 
được sản phẩm CSD phù hợp với từng loại da của khách 
hàng; thực hiện thành thạo các thiết bị cơ bản trong CSD 
cho khách hàng; thực hiện công tác an toàn và vệ sinh 
trong quá trình chăm sóc khách hàng”; “kĩ năng tư vấn, 
chăm sóc khách hàng” có tỉ lệ ở mức tốt dao động từ 
46,7%-64,1%. 
2.2.3. Mức độ hình thành kĩ năng mềm trong nghề chăm 
sóc da của học viên đã tốt nghiệp 
CSD là nghề làm việc trực tiếp với con người, nên 
bên cạnh kiến thức và kĩ năng nghề, người lao động cần 
có các kĩ năng mềm như: kĩ năng quản lí thời gian; kĩ 
năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; kĩ năng giải quyết 
vấn đề, xử lí thông tin; kĩ năng giao tiếp, ứng xử với 
khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; kĩ năng sử dụng tin 
học, công nghệ thông tin; kĩ năng tìm kiếm việc (xem 
bảng 9, trang bên). 
Bảng 9 cho thấy, kết quả tự đánh giá của HV đã tốt 
nghiệp trong các cơ sở đào tạo nghề CSD về kĩ năng 
mềm ở mức khá, tốt. Các kĩ năng mềm như: quản lí thời 
gian; kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; kĩ năng 
giải quyết vấn đề, xử lí thông tin; kĩ năng giao tiếp, ứng 
xử với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên được đánh 
giá cao và có tỉ lệ ở mức tốt trong thang đo chiếm đa số, 
dao động từ 38,7-60,2%. Trong đó, “Kĩ năng giao tiếp, 
ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên” có tỉ lệ 
ở mức tốt cao nhất trong các kĩ năng, chiếm 60,2%, mức 
khá chiếm 25,8%, mức trung bình chiếm 14%. 
2.2.4. Mức độ hài lòng của học viên về hoạt động đào 
tạo nghề chăm sóc da 
Kết quả khảo sát sự hài lòng của HV theo học nghề 
CSD ở các cơ sở GDNN đào tạo nghề CSD trên địa bàn 
TP. Cần Thơ như sau (xem sơ đồ 1): 
Sơ đồ 1. Mức độ hài lòng của HV 
về hoạt động dạy nghề CSD 
Kết quả thống kê cho thấy, mức độ hài lòng của 
người học tự đánh giá chiếm tỉ lệ cao nhất là mức độ 
“Bình thường/tạm được”, chiếm 71%. Mức độ “hài 
lòng” chiếm 23,7%, trong khi “Hoàn toàn hài lòng” chỉ 
chiếm 5,4%. Như vậy, hoạt động dạy nghề CSD tại các 
cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ chưa thực sự làm 
hài lòng phần lớn người học. 
2.2.5. Đánh giá của học viên đã tốt nghiệp về chương 
trình đào tạo nghề chăm sóc da 
Đánh giá của HV đã tốt nghiệp về chương trình đào 
tạo nghề CSD tại các cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần 
Thơ như sau (xem bảng 10, trang...): 
Kết quả thống kê tại bảng 10 cho thấy, “Chương trình 
đào tạo đảm bảo nội dung đã được giới thiệu cho HV” 
được đánh giá ở mức đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất, là 
62,4%. Như vậy, trong quá trình đào tạo, có sự cam kết 
chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với người học về việc thực 
71% bình 
thường/tạm được 
23,7% hài lòng 
5,4% hoàn toàn hài lòng 
Hoàn toàn hài 
lòng 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 321-327 
326 
hiện đúng theo chương trình đào tạo. Tương tự, về nội 
dung “Trung tâm có đủ giáo trình, tài liệu học tập lí 
thuyết và thực hành” được đánh giá ở mức đồng ý, chiếm 
tỉ lệ 56,5%, mức rất đồng ý chiếm 43,5%. Như vậy, các 
cơ sở GDNN đào tạo nghề CSD trên địa bàn TP. Cần 
Thơ có chương trình, giáo trình, tài liệu thực hành và lí 
thuyết đảm bảo nội dung đào tạo. 
3. Kết luận 
Thông qua các kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt 
động đào tạo nghề CSD ở các cơ sở GDNN trên địa bàn 
TP. Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy, HV đã đạt được 
những yêu cầu chung về kiến thức và kĩ năng của chương 
trình đào tạo. Trong quá trình đào tạo nghề, đội ngũ GV 
có kiến thức chuyên môn về da, có nhiều kinh nghiệm 
Bảng 8. Tự đánh giá của HV đã tốt nghiệp về mức kĩ năng nghề CSD 
TT Kĩ năng nghề 
Các mức 
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi 
SL 
Tỉ 
lệ % 
SL 
Tỉ 
lệ % 
SL 
Tỉ 
lệ % 
SL 
Tỉ 
lệ % 
SL 
Tỉ lệ 
% 
1 
Quan sát, thực hiện thành thạo các 
bước quy trình CDS trong phiếu 
hướng dẫn 
0 0 0 0 02 11,8 35 37,6 47 50,5 
2 
Quan sát, thực hiện thành thạo 
thao tác soi da và phân tích da cho 
khách hàng 
0 0 0 0 06 3,3 26 28,3 63 68,5 
3 
Quan sát, thực hiện thành thạo các 
thao tác làm sạch, masage da mặt 
cho khách hàng 
0 0 0 0 2 4,3 36 39,1 52 56,5 
4 
Kĩ năng lựa chọn được các sản 
phẩm CSD phù hợp với từng loại 
da của khách hàng 
0 0 0 0 2 2,2 28 30,1 62 66,7 
5 
Thực hiện thành thạo các thiết bị 
cơ bản trong CSD cho khách hàng 
0 0 0 0 10 10,8 38 40,9 38 48,4 
6 
Thực hiện thành thạo các thiết bị 
cơ bản trong CSD cho khách hàng 
0 0 0 0 15 16,1 33 35,5 45 48,4 
7 
Kĩ năng tư vấn, chăm sóc khách 
hàng 
0 0 0 0 14 15,4 36 39,6 41 45,1 
Bảng 9. Đánh giá của HV đã tốt nghiệp về mức kĩ năng mềm trong nghề CSD 
TT Kĩ năng mềm 
Các mức 
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
1 Quản lí thời gian 0 0 1 1,1 14 11,1 37 39,8 41 44,1 
2 
Kĩ năng làm việc độc lập, làm 
việc nhóm 
0 0 0 0 06 6,5 44 47,3 43 46,2 
3 
Kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí 
thông tin 
0 0 0 0 09 9,7 48 51,6 36 38,7 
4 
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với 
khách hàng, đồng nghiệp và cấp 
trên 
0 0 0 0 13 14,0 24 25,8 56 60,2 
5 
Kĩ năng sử dụng tin học, công 
nghệ thông tin 
0 0 1 1,1 16 17,8 46 51,1 27 30,0 
6 Kĩ năng tìm kiếm việc làm 0 0 0 0 19 21,8 41 47,1 29 31,0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 321-327 
327 
làm việc trong lĩnh vực CSD; tuy nhiên các hình thức đào 
tạo nghề vẫn chưa được đa dạng hóa, kết hợp chưa thật 
hợp lí về hình thức dạy học, phương pháp dạy học, 
phương pháp đánh giá kết quả học tập cho HV trong hoạt 
động đào tạo nghề CSD; ít có cơ sở dạy nghề thực hiện 
hoạt động đào tạo nghề CSD cho HV thông qua hình 
thức hoạt động ngoại khóa, gắn liền với công việc thực 
tế tại doanh nghiệp; chưa có sự hợp tác giữa các doanh 
nghiệp sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề CSD 
trên địa bàn TP. Cần Thơ. 
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề CSD ở các cơ 
sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ, chúng tôi đề xuất 
một số kiến nghị sau: 
Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. 
Cần Thơ, cần: - Có chương trình bồi dưỡng thường 
xuyên nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ GV dạy nghề, 
góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc 
biệt là nghề CSD; - Đẩy mạnh công tác thực hiện phát 
triển nghề của thành phố trong những năm tới, tiếp tục 
đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng đào tạo nghề 
nhằm nâng cao đời sống, việc làm cho người lao động, 
có chính sách ưu tiên cho người học đã tốt nghiệp; - Xây 
dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho 
GV, tổ chức câu lạc bộ việc làm giao lưu giữa các cơ sở 
GDNN và doanh nghiệp. 
Đối với các cơ sở đào tạo nghề: - Tăng cường công 
tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại HV đang theo học, thường 
xuyên tổ chức các buổi giao lưu với những HV đã tốt 
nghiệp; - Tổ chức chỉ đạo, đánh giá kịp thời công tác 
chuyên môn cho GV, có chế độ khen thưởng kịp thời; 
- Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi 
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho GV thông qua 
liên kết, hợp tác đào tạo. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Australian Government Department of Education 
and Training (2016). Beauty Therapy Training 
Australia. 
[2] Directorate General of Employment - Training 
(2013). For the trade of Hair & Skin Care (for 
Visually Impaired and Other Disabled). 
Government of India. 
[3] Nguyễn Viết Sự (2005). Giáo dục nghề nghiệp - 
những vấn đề và giải pháp. NXB Giáo dục. 
[4] Quốc hội (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp, số 
74/2014/QH13. 
[5] Thái Văn Thành (2007). Quản lí giáo dục và quản lí 
nhà trường. NXB Đại học Huế. 
[6] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trần Thị Bạch Mai (2009). 
Quản lí nguồn nhân lực Việt Nam. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[7] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển 
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
Bảng 10. Đánh giá của HV đã tốt nghiệp về chương trình đào tạo nghề CSD 
ở các cơ sở GDNN trên địa bàn TP. Cần Thơ 
TT Chương trình đào tạo 
Các mức 
Rất không 
đồng ý 
Không 
đồng ý 
Không có 
ý kiến 
Đồng ý Rất đồng ý 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
SL 
Tỉ lệ 
% 
1 
Trung tâm có đủ giáo 
trình, tài liệu học liệu lí 
thuyết và thực hành 
0 0 0 0 14 0 52 56,5 40 43,5 
2 
Chương trình đào tạo 
đảm bảo nội dung cam 
kết 
0 0 0 0 04 4,3 58 62,4 31 33,3 
3 
Tài liệu học tập cho 
từng module trong 
chương trình đào tạo 
được cụ thể hóa yêu cầu 
về nội dung kiến thức, 
kĩ năng 
0 0 65,6 0 26 28,0 06 6,5 0 0 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_dao_tao_nghe_cham_soc_da_o_cac_co_so_giao_duc_ngh.pdf