Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội

Tóm tắt:

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đánh giá thực trạng công tác

huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu

thể dục thể thao ( HL&TĐ TDTT) Hà Nội trên các mặt: Thực trạng kế hoạch huấn luyện TLCM;

thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV; thực trạng kết quả thi đấu của

VĐV và thực trạng trình độ TLCM của VĐV.

Từ khóa: Thể lực chuyên môn, Bắn đĩa bay, Trung tâm HL & TĐ TDTT Hà Nội.

Situation of professional fitness training for young male athletes in flying saucers

shooting team at Hanoi Sports Training and Competition Center

Summary:

Using regular scientific research methods, the topic has assessed the status of professional

fitness training for male young athletes in flying saucer shooting team at Hanoi Sports Training and

Competition Center on following aspects: Current status of professional fitness training plan; status

of using professional fitness development exercises for athletes; the status of the athlete's

competition results and the actual state of the athlete's competency level.

Keywords: Professional fitness, Flying saucer shooting, Hanoi Sports Training and Competition

Center.

Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 9220
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội

Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bắn đĩa bay trẻ trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội
261
Sè §ÆC BIÖT / 2020
THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC HUAÁN LUYEÄN THEÅ LÖÏC CHUYEÂN MOÂN 
CHO NAM VAÄN ÑOÄNG VIEÂN BAÉN ÑÓA BAY TREÛ 
TRUNG TAÂM HUAÁN LUYEÄN VAØ THI ÑAÁU THEÅ DUÏC THEÅ THAO HAØ NOÄI
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đánh giá thực trạng công tác
huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu
thể dục thể thao ( HL&TĐ TDTT) Hà Nội trên các mặt: Thực trạng kế hoạch huấn luyện TLCM;
thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV; thực trạng kết quả thi đấu của
VĐV và thực trạng trình độ TLCM của VĐV. 
Từ khóa: Thể lực chuyên môn, Bắn đĩa bay, Trung tâm HL & TĐ TDTT Hà Nội.
Situation of professional fitness training for young male athletes in flying saucers
shooting team at Hanoi Sports Training and Competition Center
Summary:
Using regular scientific research methods, the topic has assessed the status of professional
fitness training for male young athletes in flying saucer shooting team at Hanoi Sports Training and
Competition Center on following aspects: Current status of professional fitness training plan; status
of using professional fitness development exercises for athletes; the status of the athlete's
competition results and the actual state of the athlete's competency level.
Keywords: Professional fitness, Flying saucer shooting, Hanoi Sports Training and Competition
Center.
*TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội
Lê Trí Trường*
Hoàng Thị Tuất**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Bắn đĩa bay là một trong những môn thể thao
đã và đang được phát triển mạnh mẽ trong nhiều
tỉnh thành tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Huấn luyện thể thao nói chung và môn Bắn đĩa
bay nói riêng là một quá trình phức tạp diễn ra
trong thời gian dài liên tục, gồm nhiều giai đoạn
mang tính kế thừa. Nội dung của công tác huấn
luyện cũng đa dạng, bao gồm nhiều mặt như thể
lực, kỹ thuật và tâm lý... Tuy nhiên, ở các giai
đoạn, các thời kỳ khác nhau, vị trí vai trò của từng
thành phần huấn luyện lại không giống nhau.
Trong huấn luyện nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ
thuộc Trung tâm HL&TĐ TDTT Hà Nội, mặc
dù việc huấn luyện kỹ, chiến thuật và tâm lý
diễn ra đạt hiệu quả rất tốt, tuy nhiên, việc phát
triển thể lực chuyên môn lại chưa kết quả như
mong muốn. Để có cơ sở khoa học tác động các
giải pháp nâng cao thể lực chuyên môn cho
VĐV, việc đánh giá thực trạng công tác huấn
luyện thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên
cứu là cần thiết và cấp thiết.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu tham khảo; Phương pháp quan
sát sư phạm; phương pháp phỏng vấn; phương
pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp toán học
thống kê.
Đối tượng nghiên cứu là 10 nam VĐV Bắn
đĩa bay trẻ tại Trung tâm Huấn luyện TDTT Hà
Nội. Thời gian nghiên cứu: năm 2019.
BµI B¸O KHOA HäC
262
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng kế hoạch huấn luyện thể
lực chuyên môn cho nam VĐV Bắn đĩa bay
trẻ tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT
Hà Nội 
Phân tích kế hoạch huấn luyện của nam VĐV
Bắn đĩa bay trẻ tại Trung tâm HL&TĐ TDTT
Hà Nội 6 tháng cuối 2019. Kết quả được trình
bày tại bảng 1 và biểu đồ 1.
Bảng 1. Thực trạng kế hoạch huấn luyện cho vận động viên Bắn đĩa bay trẻ 
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội 
TT Nội dung Số giờ huấn luyện Tỷ lệ %
1 Kỹ thuật 260 48.50
2 Chiến thuật 60 11.20
3 Thể lực chung 76 14.20
4 Thể lực chuyên môn 68 12.70
5 Thi đấu 20 3.70
6 Kiểm tra 32 6.00
7 Lý thuyết 20 3.70
Tổng số giờ 536 100.00
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nội dung huấn luyện nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ
tại Trung tâm HL&TĐ TDTT Hà Nội
Qua bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy: Số giờ tập
luyện thể lực chung chiếm 14.2%, tập thể lực
chuyên môn chiếm 12.7%. Như vậy số giờ tập
luyện thể lực rất ít, trong khi đó số giờ tập luyện
kỹ thuật lại tương đối nhiều chiếm 48.5%. Cần
có kế hoạch điều chỉnh lại chương trình huấn
luyện cho phù hợp với giai đoạn huấn luyện
VĐV trẻ, tập trung phát triển nhiều về thể lực
chung và chuyên môn. 
2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển
thể lực chuyên môn cho VĐV Bắn đĩa bay
trẻ tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
TDTT Hà Nội
Để thấy rõ thực trạng của công tác huấn luyện
thể lực chuyên môn cho VĐV Bắn đĩa bay trẻ tại
Trung tâm HL&TĐ TDTT Hà Nội, đề tài tiến
hành đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập
thông qua tham khảo kế hoạch huấn luyện, phân
tích giáo án huấn luyện và phỏng vấn trực tiếp
các HLV. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
263
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Qua bảng 2 cho thấy: Các HLV Đội tuyển
Bắn đĩa bay Hà Nội đã sử dụng hình thức tập
luyện cơ bản để nâng cao thể lực chuyên môn
cho VĐV, tuy nhiên qua số liệu thống kê có thể
nhận thấy:
- Số lượng các bài tập còn ít, các bài tập được
tập lặp đi lặp lại nhiều lần làm giảm hứng thú
trong tập luyện.
- Các bài tập mới chỉ được sử dụng theo kinh
nghiệm của các HLV chứ chưa được nghiên cứu
khoa học để xác định tính hiệu quả.
- Các bài tập chưa được phân nhóm cụ thể
theo từng tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh,
sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm
dẻo) từ đó có định hướng phát triển thể lực phù
hợp với đặc điểm chuyên môn của VĐV.
3. Thực trạng kết quả thi đấu của vận
động viên Bắn đĩa bay trẻ Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội
Thành tích thi đấu của VĐV chính là sự phản
ánh khách quan trình độ tập luyện ở mọi góc độ
kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, thể lực Vì vậy,
để có căn cứ đánh giá công tác huấn luyện nói
chung và huấn luyện thể lực nói riêng cho VĐV
Bắn đĩa bay trẻ Trung tâm HL &TĐ TDTT Hà
Nội, chúng tôi tiến hành thu thập kết quả bài bắn
thi đấu của đội Hà Nội, Thanh Hóa và Hà Tĩnh
qua 3 giải. Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Bảng 2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV Bắn đĩa bay
trẻ tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội
TT Bài tập Khối lượng Nghỉ giữa Số lần sửdụng
1 Bài tập có đạn xen kẽ không đạn 20 viên 20/50
2 Bắn không đạn đoán điểm và giữ súng trên tay 25 lần x 1 phút 25s 20/50
3 Sau mỗi phát bắn giữ súng lâu trên tay 30 lần x 30s 25s 25/50
4 Giữ súng trên tay 1 phút x 20 lần 25s 25/50
5 Bắn quy định thời gian 20 viên 15/50
6 Bắn tính điểm 60 viên 20/50
7 Thi đấu nội bộ 60 viên 15/50
Bảng 3. Kết quả thi đấu của nam vận động viên Bắn đĩa bay trẻ 
Đội tuyển Hà Nội, Thanh Hóa và Hà Tĩnh
Đội Loạtbắn
Đồng
đội
Giải đấu 1 Giải đấu 2 Giải đấu 3
x d x d x d
Hà Nội
1 3 19 2 17 2 18 4
2 3 17 2 18 4 17 2
3 3 16 2 18 2 16 2
4 3 15 4 16 4 15 2
5 3 14 2 15 3 15 3
Thanh Hóa
1 3 16 3 17 2 18 2
2 3 18 3 18 4 19 4
3 3 19 3 19 2 18 2
4 3 20 4 20 2 21 2
5 3 21 4 17 2 22 4
Hà Tĩnh
1 3 19 2 18 2 18 2
2 3 20 2 19 2 19 2
3 3 20 4 20 2 21 4
4 3 21 2 21 2 20 2
5 3 22 2 23 2 21 2
BµI B¸O KHOA HäC
264
Qua bảng 3 cho thấy: Với nội dung bắn 125
viên chia làm 5 loạt bắn, mỗi loạt 25 viên (gọi
là loạt). Ở tư thế đứng là một tư thế khó nhất của
bài bắn. Vì vậy thành tích bắn phản ánh rõ rệt
về trình độ tập luyện, thể lực chuyên môn giữa
các đội với nhau, ở cả ba giải thì 5 loạt bắn của
đội tuyển Hà Nội thấp hơn hai đội Thanh Hóa
và Hà Tĩnh từ 1 đến 4 điểm.
Sự giảm sút về điểm của VĐV Bắn đĩa bay
trẻ Hà Nội được biểu hiện rõ nét ở các loạt cuối,
điều này cho thấy sự giảm sút về thể lực chuyên
môn của VĐV. Do vậy dẫn đến khả năng phối
hợp kỹ thuật kém cũng như không tạo được độ
ổn định của súng để thời cơ kết thúc cò vào giai
đoạn súng có độ ổn định nhất, trong khi đó
thành tích bắn của Thanh Hóa và Hà Tĩnh tương
đối tốt và số điểm đạt được ở các loạt đồng đều
và tăng ở các loạt sau. 
Phân tích này thấy rõ khi xác định đường xu
hướng của các đội trên biểu đồ 2, biểu đồ 3 và
biểu đồ 4.
Phân tích đường xu hướng cho thấy, đội Hà
Nội có xu hướng đi xuống còn hai đội còn lại
có xu hướng đi lên từ loạt 1 đến loạt 5, đồng thời
đường xu hướng (Linear) có xu hướng ở 3 giải
đấu gần với Giải đấu 2. Như vậy thành tích
trong thi đấu của nam vận động viên Bắn đĩa
bay Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà
Nội kém rõ rệt so với VĐV ở các đội của Thanh
Hóa và Hà Tĩnh. 
4. Thực trạng trình độ thể lực chuyên
môn của nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ Trung
tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội
Để có căn cứ đánh giá thực trạng trình độ
TLCM của nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ Trung tâm
HL& TĐ TDTT Hà Nội, trước tiên chúng tôi
tiến hành lựa chọn các test đánh giá thông qua
tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn
trên diện rộng bằng phiếu hỏi và xác định độ tin
cậy, tính thông báo của các test trên đối tượng
nghiên cứu. Kết quả lựa chọn được 03 test đánh
giá TLCM cho VĐV gồm: Giữ súng trên tay 1
phút tính thời gian giữ súng ổn định (s); Bắn bài
tiêu chuẩn 125 đĩa chia 5 tổ bắn (đ) và Bắn vượt
bài tiêu chuẩn 200 đĩa (đ).
Trên cơ sở các test đã lựa chọn, chúng tôi tiến
hành đánh giá thực trạng TLCM của nam VĐV
Bắn đĩa bay trẻ thuộc TT HL&TĐ TDTT Hà
Nội. Kết quả được trình bày tại bảng 4.
Qua bảng 4 cho thấy: Ở tất cả các test kiểm
tra, xu hướng chung thu được là trình độ TLCM
của nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ đội Thanh Hóa
và Hà Tĩnh không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P>0.05), nhưng khi so sánh trình độ
của VĐV đội tuyển Thanh Hóa và đội tuyển Hà
Biểu đồ 2. Đường xu hướng trong các loạt bắn
của nam vận động viên Bắn đĩa bay Hà Nội
Biểu đồ 3. Đường xu hướng trong các loạt
bắn của nam vận động viên Bắn đĩa bay
Thanh Hóa
Biểu đồ 4. Đường xu hướng trong các
loạt bắn của nam vận động viên 
Bắn đĩa bay Hà Tĩnh
265
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Bảng 4. Thực trạng trình độ thể lực của nam VĐV Bắn đĩa bay trẻ thuộc 
Trung tâm HL&TĐ TDTT Hà Nội (n=34)
TT Nội dung các test
Kết quả
t1-2 t2-3 t1-3Thanh Hóa (1) Hà Tĩnh (2) Hà Nội (3)
x d x d x d
1
Giữ súng trên tay 1
phút tính thời gian giữ
súng ổn định (s)
18.94 1.14 18.92 0.99 18.35 1.32 0.97 2.18* 2.24*
2 Bắn bài tiêu chuẩn 125đĩa chia 5 tổ bắn (đ) 65.22 3.17 64.06 3.41 60.78 3.39 1.23 2.15* 2.28*
3 Bắn vượt bài tiêuchuẩn 200 đĩa (đ) 106.7 3.51 102.1 4.48 98.95 3.98 1.31 2.22* 2.31*
Tĩnh với đội tuyển Hà Nội cho thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các test kiểm
tra (P<0.05). Nhìn vào kết quả kiểm tra và so
sánh có thể khẳng định, trình độ thể lực chuyên
môn của nam VĐV trẻ đội tuyển Hà Nội thấp
hơn so với đội tuyển Hà Tĩnh và Thanh Hóa.
KEÁT LUAÄN 
- Phân bổ chương trình huấn luyện cho nam
VĐV Bắn đĩa bay trẻ thuộc Trung tâm HL&TĐ
TDTT Hà Nội còn chưa thực sự phù hợp với giai
đoạn huấn luyện VĐV trẻ. Cần có sự điều chỉnh.
- Việc sử dụng các bài tập phát triển TLCM
cho VĐV vẫn còn một số bất cập như: các bài
tập còn ít về số lượng, chưa đa dạng về loại bài
tập, chưa được phân nhóm bài tập cũng chưa có
nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả
của các bài tập. Cần phải lựa chọn các bài tập
khoa học, phù hợp, có hiệu quả để phát triển
TLCM cho đối tượng nghiên cứu.
- Kết quả kiểm tra TLCM của nam VĐV
Bắn đĩa bay trẻ thuộc Trung tâm HL&TĐ
TDTT Hà Nội có xu hướng thấp hơn so với đội
Thanh Hóa và Hà Tĩnh, tương ứng, thành tích
bắn của các VĐV có xu hướng giảm dần ở các
lượt bắn cuối. Chính vì vậy, nâng cao TLCM
cho VĐV là cần thiết.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Harre. D (1996), Học thuyết huấn luyện,
(Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển), Nxb
TDTT, Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Phát (1998), “Nghiên cứu
một số chỉ tiêu thể hình tuổi và thành tích của
các VĐV bắn súng Việt Nam và Châu Á”,
Tuyển tập nghiên cứu Khoa học TDTT, Nxb
TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Phát (1999), Bắn súng thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp
thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 10/11/2020, phản biện ngày
16/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Lê Trí Trường
Email: letritruong_volley@yahoo.com)
Ghi chú: * tương đương P<0.05

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_huan_luyen_the_luc_chuyen_mon_cho_nam_va.pdf