Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment –BOP) là bản ghi chép tất cả những

giao dịch bằng tiền của quốc gia này với các quốc gia còn lại trên thế giới trong một thời gian

nhất định (thường là 1 năm)[1,2]. BOP cung cấp thông tin để đánh giá thực trạng và khả năng

thu chi tài chính của cả quốc gia trong một thời kỳ nhất định với phần còn lại của thế giới về

thương mại, đầu tư, dịch vụ và các giao dịch khác. Cán cân thanh toán quốc tế là căn cứ để

hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô về xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, đầu tư, lãi suất và

là cơ sở để tiến hành các dự báo xu hướng vận động của nền kinh tế vào từng quốc gia và thế

giới. BOP có thể rơi vào 1 trong 3 trạng thái: cân bằng, thặng dư và thâm hụt. BOP có vai trò

rất quan trọng tới ổn định nền kinh tế vĩ mô. BOP bao gồm cán cân vãng lai, cán cân vốn,

thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước và mục sai số.

Tài khoản vãng lai (current account) ghi chép dòng hàng hóa và dịch vụ chạy ra và

vào của một quốc gia [1,3]. Các khoản thu nhập từ đầu tư, cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân

đều được ghi chép vào tài khoản vãng lai. Tài khoản vãng lai gồm 3 tiểu mục là tài khoản

giao dịch thương mại, tài khoản thu nhập và tài khoản giao dịch chuyển tiền.

Tài khoản giao dịch thương mại ghi chép tất cả các giao dịch thương mại trao đổi, mua

bán hàng hóa, dịch vụ giữa nước này với nước khác. Tài khoản giao dịch thương mại được thể

hiện bằng chênh lệch của xuất khẩu và nhập khẩu, chênh lệch này gọi là cán cân thương mại

hàng hóa. Nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì gọi là thâm hụt cán cân thương mại. Ngược

lại, nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là thặng dư cán cân thương mại. Với đa số quốc

gia, cán cân thương mại hàng hóa là thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai, Việt Nam

cũng không là ngoại lệ.

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017 trang 1

Trang 1

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017 trang 2

Trang 2

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017 trang 3

Trang 3

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017 trang 4

Trang 4

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017 trang 5

Trang 5

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 9260
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2013 tới 6 tháng đầu 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 516 
THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 
TỪ 2013 TỚI 6 THÁNG ĐẦU 2017 
Ths Tạ Thị Thanh Hà 
Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Hải Phòng 
Tóm tắt: Kể từ sau khi chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được 
những thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Nổi bật 
trong đó là việc lần đầu tiên Việt Nam đạt mức xuất siêu (năm 2014) lên tới 2.368.057 tỷ 
đồng. Tuy nhiên, các thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam vẫn là thị trường châu 
Á. Đặc biệt trong đó, thị trường xuất nhập khẩu không thể không kể đến là thị trường Trung 
Quốc (bao gồm CHND Trung Hoa và đặc khu hành chính Hong Kong). Bài viết này sẽ đi sâu 
vào phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 
2013 – 6 tháng đầu 2017. Đồng thời bài viết cũng xác định những xu hướng trong quan hệ 
thương mại với Trung Quốc để có các chính sách quản lý phù hợp và kịp thời. 
Từ khóa: xuất nhập khẩu, kinh tế, thương mại, Việt Nam, Trung Quốc 
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment –BOP) là bản ghi chép tất cả những 
giao dịch bằng tiền của quốc gia này với các quốc gia còn lại trên thế giới trong một thời gian 
nhất định (thường là 1 năm)[1,2]. BOP cung cấp thông tin để đánh giá thực trạng và khả năng 
thu chi tài chính của cả quốc gia trong một thời kỳ nhất định với phần còn lại của thế giới về 
thương mại, đầu tư, dịch vụ và các giao dịch khác. Cán cân thanh toán quốc tế là căn cứ để 
hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô về xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, đầu tư, lãi suất và 
là cơ sở để tiến hành các dự báo xu hướng vận động của nền kinh tế vào từng quốc gia và thế 
giới. BOP có thể rơi vào 1 trong 3 trạng thái: cân bằng, thặng dư và thâm hụt. BOP có vai trò 
rất quan trọng tới ổn định nền kinh tế vĩ mô. BOP bao gồm cán cân vãng lai, cán cân vốn, 
thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước và mục sai số. 
Tài khoản vãng lai (current account) ghi chép dòng hàng hóa và dịch vụ chạy ra và 
vào của một quốc gia [1,3]. Các khoản thu nhập từ đầu tư, cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân 
đều được ghi chép vào tài khoản vãng lai. Tài khoản vãng lai gồm 3 tiểu mục là tài khoản 
giao dịch thương mại, tài khoản thu nhập và tài khoản giao dịch chuyển tiền. 
Tài khoản giao dịch thương mại ghi chép tất cả các giao dịch thương mại trao đổi, mua 
bán hàng hóa, dịch vụ giữa nước này với nước khác. Tài khoản giao dịch thương mại được thể 
hiện bằng chênh lệch của xuất khẩu và nhập khẩu, chênh lệch này gọi là cán cân thương mại 
hàng hóa. Nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì gọi là thâm hụt cán cân thương mại. Ngược 
lại, nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là thặng dư cán cân thương mại. Với đa số quốc 
gia, cán cân thương mại hàng hóa là thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai, Việt Nam 
cũng không là ngoại lệ. 
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
2.1. Giới thiệu chung về quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc: 
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền 
sông”. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình 
thành từ lâu là một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng 
giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền 
thống bền vững. Từ khi bình thường hóa quan hệ từ năm 1991 đến nay, quan hệ thương mại 
giữa Việt Nam và cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa đã phát triển nhanh chóng. Năm 
2008, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên Việt 
Nam – Trung Quốc đã cùng nhất trí thiết lập và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược 
toàn diện. Hai nước đã xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, triển khai hàng 
chục cơ chế hợp tác đa dạng ở mọi cấp, mọi ngành. Từ đó tới nay, Trung Quốc (bao gồm đặc 
khu hành chính Hong Kong) luôn là đối tác hàng hóa quan trọng, xếp hàng đầu trong tổng số 
các thị trường châu Á của Việt Nam. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
517 
Tính chung tất cả các thị trường trên thế giới theo quốc gia và vùng lãnh thổ, trong 6 
tháng đầu năm 2017, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ 
và EU). Đồng thời đây cũng là thị trường là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và là 
thị trường nhập khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam trong rất nhiều 
năm qua. 
Bảng 2.1. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam-Trung Quốc 
Chỉ tiêu 
2013 2014 2015 2016 6T 2017 
XK NK XK NK XK NK XK NK XK NK 
Tỷ trọng so với tổng kim 
ngạch của VN (%) 13 29 13 30 15 31 12.4 28.6 17 28 
Thứ hạng trong tổng số 
các thị trường 5 1 3 1 4 1 2 1 3 1 
Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan 
Các số liệu thống kê trong bảng 1 ghi nhận thực trạng mặc dù tỷ trọng kim ngạch của 
hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn tăng qua các năm (trừ năm 2016, tỷ 
trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 0,6% so với 2015). Nhưng tốc độ tăng của 
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng khoảng ½ tốc độ tăng của tỷ trọng kim ngạch hàng hóa 
nhập khẩu với bình quân khoảng 29%/năm. 
2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc từ 
năm 2016 tới 6 tháng đầu 2017 
Bảng 2.2. Trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung 
Quốc (bao gồm Hong Kong) 
Đơn vị tính: triệu USD 
Năm 
Xuất khẩu Nhập khẩu 
Trị giá 
Tăng 
% 
Trị giá 
Tăng 
% 
2013 17.291 39,57 37.935 31,79 
2014 20.193 16,78 44.684 17,79 
2015 23.821 17,97 51.649 15,59 
2016 28.048 17,74 51.515 (0,26) 
6m 2017 19.645 - 32.581 - 
Nguồn: Tổng cục Hải quan 
Theo số liệu thống kê từ bảng trên, có thể thấy kim ngạch thương mại hai chiều giữa 2 
nước Việt Nam – Trung Quốc luôn không ngừng được tăng lên qua các năm. Trị giá kim 
ngạch xuất khẩu trung bình tăng khoảng 23,3%/năm, trong khi tốc độ tăng trung bình của kim 
ngạch nhập khẩu đạt khoảng 16,23%/năm. Ngoại trừ năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tăng 
17,74% so với 215, nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm 0,26% so với năm trước đó. Tuy nhiên, 
không khó để nhận ra trong suốt các năm qua cán cân thương mại hàng hóa luôn bị thâm hụt 
nghiêng về phía Việt Nam với mức thâm hụt rất cao. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng đều 
trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng mức tăng của kim ngạch xuất khẩu là rât nhỏ so với kim 
ngạch nhập khẩu. Năm 2016, nhập khẩu giảm bớt 134,445 triệu USD, xuất khẩu tăng thêm 
4.226,579 triệu USD, nhờ đó mà cán cân thương mại được cải thiện 4.361 triệu USD với năm 
2015. 
Số liệu thống kê sơ bộ của tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 6/2017, 
tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa Việt Nam – Trung Quốc đạt 52.286 triệu USD, tăng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 518 
14,57% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc 
là 19.645 triệu USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ và tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu có 
nguồn gốc từ thị trường này là 32.581 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng thời gian 1 năm 
trước đó. 
DVT: triệu USD 
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa v cán cân thƣơng mại qua các 
năm 
2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc theo 
nhóm hàng: 
Theo số liệu thống kê chính thức trong Niên giám thống kê (bản vắn tắt) của Tổng 
Cục Hải Quan, năm 2016, trong số 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, có tới 
6 nhóm mặt hàng xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng đó là dệt may, giày 
dép, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng Nhìn chung, 
với các mặt hàng này Trung Quốc là 1 trong 5 thị trường nhập khẩu hàng đầu của nước ta. Cá 
biệt có 2 nhóm mặt hàng là máy móc sản phẩm điện tử và linh kiện, Trung Quốc (đã bao gồm 
Hong Kong) là thị trường nhập khẩu số 1 (tỉ trọng trong tổng ngành hàng là 29.7%), gỗ và sản 
phẩm là thị trường lớn thứ 2 (tỉ trọng 14.6% trong tổng ngành hàng). Các mặt hàng này đều 
chứng kiến tốc độ tăng rất lớn so với năm 2015, có tốc độ tăng cao nhất là nhóm mặt hàng 
máy móc, thiết bị, phụ tùng (55,8%), và thủy sản 51,4%. Trung Quốc hiện là thị trường nhập 
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng gần đây tốc độ tăng đã có dấu hiệu 
chậm lại (năm 2016 tăng khoảng 4.6% so với 2015). 
Trong 6 tháng đầu năm nay, bên cạnh các nhóm mặt hàng xuất khẩu truyền thống sang 
Trung Quốc như thủy sản, dệt may, giày dép,nhóm hàng nông sản ghi nhận Trung Quốc lần 
đầu tiên là thị trường nhập khẩu chính hàng rau quả với kim ngạch đạt 1,8 tỷ USD, tăng mạnh 
60% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm đến 76% kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả 
nước. 
- 40 000
- 30 000
- 20 000
- 10 000
 10 000
 20 000
 30 000
 40 000
 50 000
 60 000
2013 2014 2015 2016
kim ngạch xuất khẩu 
kim ngạch nhập khẩu 
cán cân thương mại 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
519 
DVT: triệu USD 
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu 6 nhóm hàng chính của Việt Nam sang Trung 
quốc năm 2015 - 2016 
Việt Nam nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng từ thị trường nước ngoài. Tuy nhiên trong 
tổng số 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu chính của nước ta, có đến 9 nhóm mặt hàng nhập khẩu 
nguồn gốc từ Trung Quốc. Các mặt hàng đó là: điện thoại và linh kiện điện thoại, sắt thép, vải 
may, nguyên phụ liệu dệt may và gia dày, kim loại thường và các sản phẩm từ chất dẻo. 
DVT: triệu USD 
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch nhập khẩu 9 nhóm hàng chính từ thị trƣờng Trung Quốc 
của Việt Nam năm 2015-2016 
Nếu như các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là các sản phẩm hàm 
lượng công nghệ thấp như dệt may, giày da, gỗ, thủy sản thì các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 
lại là thành phẩm (chất dẻo, sắt thép các loại, kim loại thường) hoặc các sản phẩm công nghệ 
670 
4357 
754 714 
351 
975 
824 
5625 
905 
1112 
683 
1019 
dệt may máy tính, sp 
điện tử 
giày dép máy móc thiết 
bị 
thủy sản gỗ và sp gỗ 
2015 2016
máy móc 
thiết bị 
máy tính, 
sp điện tử 
điện thoại 
và linh 
kiện 
sắt thép 
các loại 
vải các 
loại 
chất dẻo xăng dầu nguyên 
phụ liệu 
dệt may 
kim loại 
thường 
2015
2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 520 
cao (máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện điện thoại, máy tính và sản phẩm điện tử). 
Trong năm 2016, nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và điện thoại mặc dù tỷ trọng nhập khẩu 
trong ngành hàng vẫn cao (59,8% và 8,9%) nhưng tốc độ tăng bị giảm so với 2015 (giảm 
50,6% và 3,6%). Trong 6 tháng đầu năm nay, các mặt hàng nhập khẩu truyền thống như máy 
móc thiết bị, máy tính, sản phẩm điện tử đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: mặt hàng 
máy móc thiết bị tăng 24,5% (tương ứng 7,24 tỷ đồng), máy tính sản phẩm điện tử tăng 
20,7% (tương ứng 4,38 tỷ đồng) , điện thoại và linh kiện tăng 20,3% (tương ứng 4,62 tỷ 
đồng), riêng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắt thép lại giảm 28,5% so với cùng kỳ (tương 
ứng 5,18 tỷ đồng) và mặt hàng xăng dầu thay vì nhập từ Trung Quốc, xăng dầu các loại được 
nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Singapore, Hàn Quốc, Malaysia. 
3. KẾT LUẬN 
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ thương mại tới nay, lợi ích thương mại song 
phương giữa Việt Nam và Trung Quốc là điều dễ dàng nhận thấy: Việt Nam là đối tác thương 
mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính 
của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, trong rất nhiều năm qua, nhóm mặt hàng xuất 
nhập khẩu chủ yếu giữa 2 nước vẫn không thay đổi đáng kể: Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu 
khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản sang nước bạn, và nhập khẩu lại từ Trung Quốc các 
mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng. 
Hiện nay, cuộc cách mạng sản xuất 4.0 được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi 
quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn 
bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư 
là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa 
quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng 
tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của con người và sẽ tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính 
trị, xã hội, kinh tế của thế giới, và quan hệ kinh tế thương mại của Việt-Trung cũng không 
nằm ngoài tác động đó. Thực tế mặc dù thương mại song phương liên tục tăng trưởng, nhưng 
vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam cố gắng 
tăng xuất khẩu sang Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại nhưng kết quả vẫn luôn là 
việc thâm hụt cán cân thương mại. 
Nguyên nhân khiến thương mại Trung - Việt mất cân bằng đến từ nhiều phương diện 
nhưng chủ yếu là do giai đoạn phát triển và nhu cầu bên trong của Việt Nam quyết định. Nhìn 
từ phân tích nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, nguyên nhân khiến mức nhập siêu của Việt 
Nam lớn và tăng nhanh là để đáp ứng nhu cầu xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng trong nước, 
điều chỉnh và nâng cấp kết cấu kinh tế, tăng xuất khẩu của Việt Nam. Có thể thấy, tăng nhập 
khẩu từ Trung Quốc có đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, hơn nữa 
cũng chưa có bằng chứng cho thấy nhập siêu với Trung Quốc gây tổn hại thực sự cho kinh tế 
Việt Nam. 
Muốn giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa, về ngắn hạn, một mặt 
Việt Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu sản phẩm công nghệ từ Trung Quốc sang các thị 
trường khác như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Mặc dù chi phí nhập khẩu các sản phẩm công nghệ 
kỹ thuật cao từ các thị trường nguồn này sẽ tốn kém nhưng thời gian khấu hao sản phẩm sẽ 
cao hơn, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa và cải thiện năng suất lao động. Về dài hạn, 
Việt Nam có thể thông qua hợp tác giữa hai nước, kết hợp với tận dụng điều kiện độc đáo của 
Việt Nam, hợp tác sản xuất những mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường Trung Quốc, 
hoặc thu hút kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của các nước khác để nâng cao năng 
lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nước mình. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
521 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. [1,2] [1,3] PGS.TS Nguyễn Văn Dần (2010), Kinh tế học vĩ mô, NXB Tài 
chính 
2. Th.s Ngô Hải Thanh (2017), “Tác động tạo lập và chuyển hướng của thương 
mại Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO”, Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phát triển kinh tế 
Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” 
3. Tổng cục Hải quan Việt Nam, Niêm giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất 
nhập khẩu năm 2015 (bản tóm tắt), truy cập ngày 20/9/2017 tại website: 
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Attachments/1026/Nien%20gia
m%20thong%20ke%20HQ%20ve%20hang%20hoa%20XNK%202015_Ban%20tom%20tat.p
df 
4. Tổng cục Hải quan Việt Nam, Niêm giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất 
nhập khẩu năm 2016 (bản tóm tắt), truy cập ngày 25/9/2017 tại website: 
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Attachments/1185/Niengiam%2
0tom%20tat%202016%20.pdf 
5. Tổng cục Thống kê, Số liệu xuất nhập khẩu chính thức năm 2013, năm 2014, 
năm 2015, năm 2016, truy cập ngày 13/9/2017 tại website: 
THE REALITY OF BALANCE’S MERCHANDISE TRADE BETWEEN VIET 
NAM AND CHINA FROM 2013 TO THE FIRST HALF OF 2017 
Abtracts: After 10 years of being an official member of World Trade Organization, 
Vietnamese trade has been changed significantly. In 2014, this is the first time our 
international merchandise trade was surplus with 2.368.057 billion VND. But it is the fact that 
most of Vietnam‟s trading top partners are from Asia. And the second biggest economy in the 
world, China (included Hong Kong) is one of the most important import-export markets of 
Vietnam. This paper will not only analyze merchandise trade between China and Vietnam 
from 2013 to 6 months of 2017 but also identifies some important trends in import-export 
relation with China to have appropriate and timely management policies. 
Keywords: import, export, economy, trade, Vietnam, China 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_can_can_thuong_mai_viet_nam_trung_quoc_tu_2013_to.pdf