Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị

Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là quyền của cơ sở GDĐH

được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và

có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài

chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ

sở GDĐH. Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học là việc cơ sở GDĐH có

trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý

có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp

luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của cơ sở GDĐH. Quyền tự chủ của cơ sở

giáo dục đại học được thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo

dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị định, Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ và các Thông tư của các Bộ.

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 1

Trang 1

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 2

Trang 2

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 3

Trang 3

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 4

Trang 4

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 5

Trang 5

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 6

Trang 6

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 7

Trang 7

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 8

Trang 8

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 9

Trang 9

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 03/01/2022 8020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị

Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật giáo dục Đại học, một số đề xuất, kiến nghị
 195 
THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, 
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 
 Lê Thị Kim Dung 
Bộ Giáo dục và Đào tạo 
Mở đầu 
Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là quyền của cơ sở GDĐH 
được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và 
có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài 
chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ 
sở GDĐH. Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học là việc cơ sở GDĐH có 
trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý 
có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp 
luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của cơ sở GDĐH. Quyền tự chủ của cơ sở 
giáo dục đại học được thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo 
dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị định, Quyết định của Thủ 
tướng Chính phủ và các Thông tư của các Bộ. 
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ 
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
Luật Giáo dục đại học được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 
18/06/2012 là đạo Luật đầu tiên điều chỉnh riêng về tổ chức hoạt động của GDĐH. 
Luật GDĐH năm 2012 đã thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển 
của GDĐH Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong 
hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng. Luật GDĐH xác định mục 
tiêu: “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, 
công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, 
bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế”, phù hợp với yêu cầu, điều kiện của 
đất nước hệ thống các cơ sở GDĐH đã phát triển đa dạng loại hình với 170 trường 
công lập, 60 trường tư thục và 05 trường có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, có 04 
trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và 05 trường đại học tư thục được thành lập 
trong giai đoạn này, góp phần phát triển GDDH ngoài công lập, nâng tỷ lệ loại hình 
này lên 25% tổng số trường trong hệ thống, trong đó một số trường đã khẳng định 
được vị trí trong nước và quốc tế. 
Luật Giáo dục đại học năm 2012, đã đặt nền móng pháp lý cho tự chủ đại học 
điều mà tại thời điểm đó, vấn đề tự chủ vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Điều 32 
quyền tự chủ của cơ sở GDDH đã khẳng định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong 
các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào 
tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ 
sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, 
kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. Cơ sở giáo dục đại học 
không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình 
thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Theo 
đó, cơ sở giáo dục đã được giao quyền tự chủ đối với một số vấn đề cơ bản như: quyết 
định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức thuộc trường (điểm b khoản 3 
 196 
Điều 20); Đại học quốc gia, các cơ sở GDĐH đạt chuẩn quốc gia được tự chủ mở 
ngành, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (Điều 33); 
xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các quy định về đảm bảo chất lượng (Điều 34); 
quyết định số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình 
độ đào tạo (Điều 35); xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo (Điều 36); 
in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học (Điều 38) 
Ngoài ra, Luật còn có quy định thể hiện tư duy mới về việc “Cơ sở giáo dục đại 
học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng 
và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”. Để cụ thể hóa nội dung về quyền tự chủ, tự 
chịu trách nhiệm theo quy định của Luật, đồng thời để thúc đẩy hoạt động tự chủ đại 
học tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 
về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai 
đoạn 2014-2017 (sau đây gọi là NQ 77). Theo NQ 77, các cơ sở giáo dục đại học công 
lập cam kết tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ được tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm toàn diện về các mặt: đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và 
nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí đối với đối tượng chính sách; đầu tư, 
mua sắm. Trên cơ sở đó, từ năm 2014 đến năm 2018 đã có 23 trường đại học công lập 
được thực hiện thí điểm chủ trương tự chủ đại học ở mức độ cao theo Nghị quyết 77. 
Thực tế cho thấy, việc thực hiện tự chủ tại các cơ sở GDĐH bước đầu đạt được một số 
kết quả đáng khích lệ, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng tính chủ động, linh 
hoạt trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường. Mô hình tự chủ bước đầu 
đư ... định và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ 
sở giáo dục đại học, trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước. 
Để triển khai thực hiện Luật giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 
2018), nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là để các 
quy định về tự chủ của các trường đại học sớm đi vào cuộc sống, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo đã ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành như: Thông 
tư số 07/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2018/TT-
BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các 
ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; Thông tư số 09/2020/TT-
BGDĐT ngày 07/05/2020 ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; Thông tư số 
10/2020/TT-BGDĐT ngày 15/05/2020 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại 
học vùng và các trường đại học thành viên; Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 
27/07/2020 quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học các văn 
bản này là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học ban hành các quy định cụ thể phù hợp 
tình hình thực tế của Trường, thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật. 
II. THỰC TRẠNG VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN QUYỀN 
TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
Bài viết này chỉ tập trung vào các điều kiện như: Thành lập hội đồng trường; Đã 
được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học; Ban hành, thực hiện quy 
chế tổ chức hoạt động của trường. 
Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, 
ngành có liên quan đã rất khẩn trương và kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn 
thi hành Luật, các văn bản theo thẩm quyền để các cơ sở giáo dục đại học có căn cứ 
triển khai thực hiện, ban hành các quy định nội bộ của Trường, góp phần nhanh chóng 
đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống, nhất là các quy định về quyền tự chủ của 
cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực hệ thống văn bản chưa được ban 
hành đồng bộ, nên các cơ sở giáo dục đại học khi triển khai thực hiện vẫn còn khó 
khăn, vướng mắc. 
Về việc thành lập Hội đồng trường, các trường đại học rất quan tâm triển khai 
thực hiện nên ngay khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học 
ban hành và có hiệu lực thi hành (01/07/2019), một số trường đã tiến hành thành lập, 
kiện toàn Hội đồng trường. Nhưng đến khi Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn 
thi hành luật ban hành và có hiệu lực (15/02/2020), trong đó có quy định cụ thể quy 
trình, thủ tục thành lập, cômg nhận hội đồng trường, đặc biệt Nghị định hướng dẫn chi 
tiết việc thành lập hội đồng trường trong từng trường hợp cụ thể: Đối với trường mới 
thành lập; Đối với trường đại học đang hoạt động nhưng chưa thực hiện quy định pháp 
luật về thành lập hội đồng trường; Đối với trường đại học đang có hội đồng trường. Vì 
vậy, một số trường đã thành lập Hội đồng trường trong một thời ngắn lại phải rà soát 
tiến hành thành lập theo quy định của Nghị định. 
Về việc thực hiện công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học, hiện 
nay số lượng các cơ sở giáo dục đại học được các tổ chức kiểm định trong nước và 
nước ngoài công nhận đạt chuẩn chất lượng là 153 trường; số chương trình đào tạo 
được công nhận là 320. Như vậy, số lượng cơ sở giáo dục đại học đã được công nhận 
 204 
chiếm khoảng hơn 64%, chưa tính đến thời hạn Giấy chứng nhận có giá trị 5 năm, nên 
một số cơ sở GDĐH sắp hết hạn phải thực hiện công nhận. Trong thời qua, Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã kịp thời ban hành theo thẩm quyền khá đầy đủ hệ thống văn bản 
quy định, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và 
giáo dục đại học nói riêng. Việc ban hành văn bản đã tạo được hành lang pháp lý làm 
cơ sở để các trường triển khai thực hiện công nhận đạt chuẩn chất lượng, các tổ chức 
kiểm định chất lượng thực hiện các hoạt động kiểm định theo quy định của pháp luật. 
Kết quả công nhận cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo nêu trên là minh 
chứng cho hoạt động quản lý của Bộ về lĩnh vực kiểm định chất lượng trong thời gian 
qua. Mặc dù vậy, nhưng hệ thống văn bản đã được ban hành và thực hiện trong một 
thời gian nên cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để phù hợp với các văn 
bản pháp luật mới ban hành và thực tế triển khai. 
Hơn nữa, theo quy định của Luật giáo dục đại học và luật sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Luật giáo dục đại học thì ”Tổ chức kiểm định chất lượng có tư cách pháp 
nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học, có 
trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật...”. Hiện nay, cả nước có 
05 tổ chức kiểm định chất lượng, trong đó 04 tổ chức thuộc các cơ sở giáo duc đại học, 
nếu theo quy định của Luật là chưa phù hợp. Trong khi đó, nhu cầu các cơ sở giáo dục 
đại học thực hiện công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào 
tạo để thực hiện quyền tự chủ là rất lớn. Về đội ngũ kiểm định viên theo số liệu thống 
kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay có 346 kiểm định viên, trong khi có khoảng 
hơn 1500 người học đã có chứng chỉ kiểm định viên, nhưng chưa được tham gia xét 
chọn để cấp thẻ. 
Về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của trường đối với một số trường 
đại học trong quá trình soạn thảo chưa bám sát các quy định của Luật, chưa thấy được 
vị trí, tầm quan trọng của Quy chế đối với tổ chức, hoạt động của Trường, nhất là khi 
Luật không quy định có một điều lệ quy định chung cho các trường đại học. Các 
trường đại học phải căn cứ quy định của Luật, Nghị định và thực tế hoạt động của 
Trường để ban hành quy chế tổ chức hoạt động làm cơ sở để điều chỉnh mọi hoạt động 
của trường. Từ đó dẫn đến có trường ban hành Quy chế quá cụ thể, một số nội dung 
vượt qua thẩm quyền của trường, đó là viết lại các nội dung đã quy định tại Luật và 
Nghị định; có trường thì lại quy định chung chung nên khi thực hiện không có cơ sở; 
có trường thì ban hành nhiều văn bản quy định nhiều nội dung khác nhau như: cơ cấu 
tổ chức của các đơn vị thuộc trường; chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, phòng, ban, 
khoa... mà các nội dung này theo quy định phải quy định tại quy chế. 
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THỰC HIỆN TỰ CHỦ 
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
Căn cứ các quy định của Luật giáo dục đại học 2012 về các điều kiện thực hiện 
quyền tự của cơ sở giáo dục đại học, Tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau đây: 
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội 
dung được giao tại Luật giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị 
định hướng dẫn thi hành; Ban hành theo thẩm quyền các văn bản có liên quan quy 
định về tổ chức, hoạt động giáo dục đại học. Trong đó, ưu tiên tập trung các văn bản 
quy định, hướng dẫn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; giám sát đánh giá tổ 
chức kiểm định chất lượng giáo dục. 
 205 
2. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học thành lập hội đồng trường 
theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 
30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiét và hướng dẫn thi hành một số điều của 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Nghị định 99). Việc 
thành lập hội đồng trường phải phù hợp với từng lại hình trường (công lập, tư thục, tư 
thục không vì lợi nhuận), tình hình thực tế của cơ sở giáo dục đại học (đối với trường 
đại học mới thành lập; đối với trường đại học đang hoạt động nhưng chưa thực hiện 
quy định của pháp luật về thành lập hội đồng trường; đối với trường đại học đang có 
hội đồng trường. 
3. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học ban hành và tổ chức thực 
hiện quy chế tổ chức và hoạt động của trường; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, 
quy định quản lý nội bộ khác. Đối với việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của 
Trường, hiệu trường nhà trường tổ chức xây dựng, lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá 
nhân có liên quan trong Trường trình hội đồng trường hoặc hội đồng đại học ban hành. 
Căn cứ quy định tại Luật giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018); Nghị định 99 
của Chính phủ nội dung Quy chế quy định cụ thể: cơ cấu tổ chức cụ thể của trường 
hoặc của đại học; mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường 
đại học hoặc đại học; các nội dung về hội đồng trường quy định tại khoản 6 Điều 16 
của Luật giáo dục đại học (đối với trường đại học), khoản 5 Điều 18 (đối với hội đồng 
đại học); quy định về hội nghị nhà đầu tư và các phương thức hoạt động của nhà đầu 
tư...; tỷ lệ đại diện nhà đầu tư trong tổng số thành viên hội đồng trường (đối với trường 
đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận); tiêu chuẩn cụ 
thể của hiệu trưởng và các chức danh quản lý khác của trường... 
4. Đối với kiểm định chất lượng giáo dục đại học, hiện nay hệ thống văn bản 
quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn chủ yếu được ban hành sau khi có Luật 
giáo duc đại học năm 2012 và trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
giáo dục đại học năm 2018 và Nghị định 99. Vì vậy, một số nội dung của văn bản 
đang còn hiệu lực thi hành nhưng không còn phù hợp với nội dung của Luật và Nghị 
định, một số nội dung gặp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành. Do đó, cần 
rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản để phù hợp với các quy 
định của Luật và nghị định hướng dẫn thi hành, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc 
trong quá trình thực thi. Trong đó, cần có quy định cụ thể hướng dẫn các quy định của 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 và nghị định 99 
về: cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức kiểm định; bồi dưỡng, sử dụng, quản lý kiểm 
định viên; giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. 
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học thực hiện theo quy định của 
Luật giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018); Nghị định 99 hướng 
dẫn thi hành Luật; Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 quy định về điều kiện 
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135) và 
các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật giáo dục đại học năm 2018 quy định: ”Tổ chức kiểm định chất lượng giáo 
dục có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở 
giáo dục đại học...”(khoản 2 Điều 52). Hiện nay nước ta có 05 tổ chức kiểm định chất 
lượng giáo dục đại học, nhưng chỉ có một tổ chức đáp ứng được quy định này của 
Luật. Trong khi đó, một trong các điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy 
định của Luật ”Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định...”, nên 
 206 
nhu cầu các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục 
và chương trình đào tạo là rất lớn. 
Theo quy định của Luật giáo dục 2019: ”Tổ chức kiểm định chất lượng giáo 
dục bao gồm: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do nhà nước thành lập; tổ chức 
kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập; 
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài”. Tuy nhiên, chưa có văn bản 
hướng dẫn việc tổ chức lại các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đảm bảo tuân 
thủ các quy định của Luật. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện, thủ 
tục thành lập, điều kiện, thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; 
đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể tổ chức kiểm định chất 
lượng giáo dục tại Nghị định 46 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135) làm căn cứ để 
các tổ chức, cá nhân đáp ứng các quy định có thể thành lập tổ chức kiểm định chất 
lượng giáo dục. Để kiểm soát và đảm bảo được số lượng các trung tâm kiểm định chất 
lượng giáo dục phù hợp với công tác kiểm định, một vấn đề đặt ra là cũng cần có quy 
định về hệ thống các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, làm cơ sở để thành lập 
các tổ chức kiểm định. 
Mặt khác, khẩn trương quy định và hướng dẫn việc tổ chức, chuyển đổi các tổ 
chức kiểm định chất lượng giáo dục (04 tổ chức) đang hoạt động nhưng không đáp 
ứng quy định của Luật giáo dục đại học (các tổ chức này trực thuộc cơ sở giáo dục đại 
học). Theo quy định, việc quy định nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, để 
nhanh chóng ổn định tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, theo quy định 
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020) về các 
trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, tủ tục rút 
gọn: ”trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới 
được ban hành...”(khoản 3 Điều 146). Vì vậy, có thể sửa đổi, bổ sung Nghị định 46 
theo thủ tục rút gọn để phù hợp với các quy định của Luật giáo dục đại học./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật giáo dục năm 2005 (Luật số 38/2005/QH11), Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 
7 thông qua ngày 14/6/2005. 
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009 (Luật số 
44/2009/QH12), Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ thứ 6 thông qua ngày 25/11/2009. 
3. Luật Giáo dục năm 2019 (Luật số 34/2018/QH14), Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp 
thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019. 
4. Luật giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13), Quốc hội khóa XIII, kỳ họp 
thứ ba thông qua ngày 18/6/2012. 
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 
34/2018/QH14), Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ thứ 6 thông qua ngày 
19/11/2018 
6. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ 
của đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP). 
7. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng 
dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 
đại học 
 207 
8. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản 
và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. 
9. Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ 
chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. 
10. Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/ 
2014 của Thủ tướng Chính phủ. 
11. Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ GD&ĐT 
và Bộ Nội vụ hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện 
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và 
đào tạo. 
 12. Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 
(tháng 8-2019), Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
13. Báo cáo Hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở 
giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của 
Chính phủ giai đoạn 2014-2017 (tháng 10/2017), 
14. Kỷ yếu hội thảo “Tác động của kiểm định chất lượng giáo dục” (tháng 10/2020), 
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục -Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt 
Nam. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_hien_quyen_tu_chu_cua_co_so_giao_duc_dai_hoc_theo_quy_d.pdf