Thuật dùng mưu
1- Mưu lược tất phải bảo đảm sự nhất trí
với động cơ chủ thể.
Hoạt động của con người do động cơ thúc đẩy. Động cơ là sức mạnh nội tại trực tiếp thúc đẩy người lãnh đạo hành động, dẫn đến và phát động hành vi mưu lược của người lãnh đạo, duy trì và bảo vệ hành vi đó, đưa hành vi đến mục tiêu đã định. Mục tiêu giữa động cơ và hành vi tồn tại sự nhất trí bên trong. Khi người lãnh đạo vận dụng nghệ thuật mưu lược, tất phải có mục đích rõ ràng, có kế hoạch dùng mưu xoay xung quanh mục đích ấy. Mưu lược phải phục vụ cho mục đích, phải vì mục đích mà dùng mưu, chứ không phải dùng mưu để mà dùng mưu. Đặc biệt là sau khi có sự biến hoá do tình hình khách quan cũng phải chú ý đến việc bảo trì tính nhất trí của động cơ chủ thể cho dù đó là mưu lược sẵn có, hoặc là mưu lược sau khi đã điều chỉnh, thậm chí đó là mưu lược mới sắp đặt.
2- mưu lược phải phù hợp với qui luật phát triển của sự vật khách quan.
Mưu lược chịu sự chế ước của điều kiện khách quan. Chỉ có phân tích một cách toàn diện, triệt để sự vật khách quan, mới nắm vững được sự phát triển biến hoá của sự vật, và cũng chỉ có phân tích một cách toàn diện, triệt để quá trình và đặc điểm sự phát triển biến hoá của sự vật khách quan, mới có thể nắm vững được mâu thuẫn chủ yếu quyết định tính chất và phương hướng phát triển sự vật trong các loại mâu thuẫn. Có nắm vững được qui luật phát triển biến hoá, nắm vững được mâu thuẫn chủ yếu của sự vật thì mới có thể phát huy được uy lực cần có của mưu lược trong thực tiễn. Nếu không sẽ làm cho cái hay thành cái dở, không những không có lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn mà còn dễ dẫn đến phát sinh vấn đề mới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuật dùng mưu
THUẬT DÙNG MƯU Mưu lược là một khái niệm người ta hết sức quen thuộc và cũng vô cùng thần bí. Là kết tinh của trí tuệ, trong lịch sử phát triển loài người, nó chiếm một vị trí quan trọng. Nó được vận dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực chính trị, quân sự , kinh tế, văn hoá, ngoại giao và trong mọi mặt giao tiếp của con người, nổi bật giá trị và sức mạnh khả quan của nó. Học tập, nghiên cứu, vận dụng mưu lược, có thể làm cho người lãnh đạo nâng cao được bản lĩnh dùng mưu vận trí, sẵn sàng gặp việc là có ngay chủ ý, có quan điểm, có biện pháp, có sách lược, có mưu lược để không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo, để thích ứng với những đòi hỏi ngày càng phát triển của khoa học lãnh đạo. I- khái niệm và đặc trưng của mưu lược Mưu lược là một qúa trình tâm lý mà dưới sự thúc đẩy của động cơ có tính chủ đạo của cá thể, căn cứ vào các điều kiện khách quan để lựa chọn và thiết kế phương án hành động. Mọi kế hoạch, phương án, thiết kế, sách lược v.v...trong hoạt động lãnh đạo đều thuộc về phạm vi của mưu lược. Nghệ thuật dùng mưu chính là phương pháp và thủ đoạn vận dụng học thức về mưu lược, tiến hành vận trù mưu lược, hoàn thành một cách tuyệt diệu nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quyết sách, hiệp điều v.v... trong hoạt động lãnh đạo của người lãnh đạo. Mưu lược có những đặc trưng sau đây : 1- Mưu lược tất phải bảo đảm sự nhất trí với động cơ chủ thể. Hoạt động của con người do động cơ thúc đẩy. Động cơ là sức mạnh nội tại trực tiếp thúc đẩy người lãnh đạo hành động, dẫn đến và phát động hành vi mưu lược của người lãnh đạo, duy trì và bảo vệ hành vi đó, đưa hành vi đến mục tiêu đã định. Mục tiêu giữa động cơ và hành vi tồn tại sự nhất trí bên trong. Khi người lãnh đạo vận dụng nghệ thuật mưu lược, tất phải có mục đích rõ ràng, có kế hoạch dùng mưu xoay xung quanh mục đích ấy. Mưu lược phải phục vụ cho mục đích, phải vì mục đích mà dùng mưu, chứ không phải dùng mưu để mà dùng mưu. Đặc biệt là sau khi có sự biến hoá do tình hình khách quan cũng phải chú ý đến việc bảo trì tính nhất trí của động cơ chủ thể cho dù đó là mưu lược sẵn có, hoặc là mưu lược sau khi đã điều chỉnh, thậm chí đó là mưu lược mới sắp đặt. 2- mưu lược phải phù hợp với qui luật phát triển của sự vật khách quan. Mưu lược chịu sự chế ước của điều kiện khách quan. Chỉ có phân tích một cách toàn diện, triệt để sự vật khách quan, mới nắm vững được sự phát triển biến hoá của sự vật, và cũng chỉ có phân tích một cách toàn diện, triệt để quá trình và đặc điểm sự phát triển biến hoá của sự vật khách quan, mới có thể nắm vững được mâu thuẫn chủ yếu quyết định tính chất và phương hướng phát triển sự vật trong các loại mâu thuẫn. Có nắm vững được qui luật phát triển biến hoá, nắm vững được mâu thuẫn chủ yếu của sự vật thì mới có thể phát huy được uy lực cần có của mưu lược trong thực tiễn.. Nếu không sẽ làm cho cái hay thành cái dở, không những không có lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn mà còn dễ dẫn đến phát sinh vấn đề mới. 3- mưu lược là sự liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau Trong thực tiễn việc thực thi mỗi một mưu lược, không bao giờ đứng riêng lẻ, mà bao giờ cũng có sự liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, bao dung lẫn nhau. Nhà mưu lược khi bày mưu lược, thường thường cùng dùng nhiều mưu, hoặc là trong một mưu lược có tính chủ đạo, bổ sung một số mưu lược có tính phụ trợ nữa. Đặc trưng này đòi hỏi người lãnh đạo phải căn cứ vào tình hình khách quan mà vận dụng nghệ thuật mưu lược, sử dụng thủ đoạn dùng một mưu lược hay tổng hợp vận dụng nhiều loại mưu lược. 4- mưu lược có tính kế thừa đáng kinh ngạc Trong con sông dài tư duy của nhân loại, từng thế hệ những nhà mưu lược không ngừng học tập, nghiên cứu, tổng kết phương pháp mưu lược của người xưa, trong thực tiễn mưu lược của mình lại sáng tạo ra những mưu kế kỳ diệu mới, để lại không biết bao nhiêu lời tốt đẹp trong thiên cổ, trong đó có rất nhiều mưu lược khoái miệng cho đến ngày nay vẫn được loài người dùng đi dùng lại. Điều đó chứng minh đầy đủ rằng, mưu lược có sức sống cực kỳ mãnh liệt và có tính kế thừa đáng kinh ngạc. 5- mưu lược có nhiều tầng nhiều lớp Tính nhiều tầng thứ của mưu lược biểu hiện ở chỗ, có mưu lược giải quyết vấn đề có tính chất toàn cục, có mưu lược giải quyết vấn đề có tính chất cục bộ, cũng có mưu lược giải quyết vấn đề cụ thể. Trong khi vận dụng nghệ thuật mưu lược, người lãnh đạo phải chú ý xử lý tốt mối quan hệ giữa vĩ mô và vi mô, giữa chỉnh thể và cục bộ, giữa chiến lược và sách lược. Giải quyết vấn đề các tầng thứ khác nhau, phải vận dụng mưu lược tầng thứ khác nhau, không thể không chú ý đến tính chất tầng thứ của mưu lược. Nhưng phải chú ý đến mối liên hệ lẫn nhau giữa vấn đề tầng thứ khác nhau và mưu lược tầng thứ khác nhau , phải thấy toàn cục, thật sự đạt được " mưu cục " chứ không phải " mưu sự ". 6- mưu lược phải được tiến hành sự lựa chọn tối ưu Để giải quyết cùng một vấn đề, thực hiện cùng một mục tiêu, thường thường có thể tiến hành đề xuất những mưu kế ở nhiều góc độ, có nhiều phương án hành động có thể lựa chọn, phương án kh ... ã trở thành một trong những xí nghiệp bán lẻ lớn nhất ở Nhật bản.Ta thấy, người lãnh đạo không thể cứ ngồi chờ một cách tiêu cực, mà phải tích cực tiến thủ, làm cho được việc mưu thế trước hết, tích cực tranh thế. 15- phát huy ưu thế, giương cao sở trường, tránh sở đoản Trung quốc có câu thành ngữ :" Thước ngắn tấc dài ". Đó là do câu "Thước có sở đoản, tấc có sở trường" nói rút gọn lại mà thành.. Thước cố nhiên là dài hơn tấc. Nhưng có khi thước cũng bị coi là ngắn; tấc cố nhiên là ngắn hơn thước, nhưng trong một số trường hợp thì tấc cũng là đủ dài rồi. Ngay như chữ dài, cũng có cái chỗ ngắn của nó; Cái ngắn, cũng có độ dài của nó. Mối quan hệ giữa hai cái đó là tương đối, Bất kỳ người nào, bất kỳ sự vật nào, bất kỳ đơn vị nào, đều có sở trường và sở đoản của nó. Là người lãnh đạo ưu tú, vô luận là đối với mình, đối với người, đối với đơn vị mình, đối với đơn vị khác, đều cần xác lập quan điểm một chia hai, biết ưu biết nhược, biết dài biết ngắn, chú ý phát huy ưu thế của mình, giương cao cái dài, khắc phục cái ngắn, không thể không ngừng thu được thành công. Thời kỳ ngũ đại thập quốc, Triệu Khuông Dận phụng lệnh vua Chu chỉ huy 5000 binh lính đi tập kích quân đội Nam Đường ở Đồ Sơn. Quân Chu là lục quân, quân địch là thuỷ sư. Triệu Khuông Dận căn cứ vào trận thế của hai quân đội, quyết định dương trường tị đoản, né tránh thuỷ chiến, phát huy ưu thế trên bộ, cử hơn một trăm người tuổi già sức yếu, dụ quân địch lên bờ. Kết quả, đánh cho quân đội Nam Đường thua tơi bời.. Nhớ lại câu chuyện sở dĩ quân ta có thể từ nhỏ trở thành lớn, từ yếu trở thành mạnh, từ trang bị kém thế mà đánh bại quân địch trang bị ưu thế, trong đó có một nguyên tắc chủ yếu là phát huy ưu thế chính trị của quân đội ta. Thông qua công tác chính trị kiên cường để động viên, tổ chức,đoàn kết các loại lực lượng, hình thành sức ngưng tụ lớn lao, khiến cho quảng đại chỉ huy và chiến sĩ trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, trước một kẻ địch mạnh, trước muôn vàn nguy nan phải bảo đảm được ý chí chiến đấu ngoan cường và tinh thần cách mạng cao cả; khiến cho quân ta nghiêm túc chấp hành chính sách của Đảng, kỷ luật nghiêm minh, cùng nhân dân kết thành một khối, cổ vũ tính tích cực của cán bộ và chiến sĩ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chiến đấu. Từ cuộc đấu tranh hồi đầu xây dựng quân đội ở Tỉnh Cương Sơn, đến cuộc trườg chinh vượt qua núi tuyết đồng cỏ, từ cuộc chiến đấu chống Mỹ viện Triều ở Thượng Cam Lĩnh, đến việc kiên trì giữ vững Động Miêu Nhĩ ở mặt trận Lão Sơn, đều là những ví dụ hùng hồn quân đội ta phát huy ưu thế chính trị, dương cao cái sở trường, che giấu cái sở đoản, Việc thắng bại của chiến tranh, dựa vào việc phát huy ưu thế, giương cái dài, giâú cái ngắn. Trong cuộc cạnh tranh kinh doanh, cũng chỉ có phát huy ưu thế của mình, khéo khoa chương văn vẻ, khiến cho việc kinh doanh của mình có đặc sắc, mới có thể đứng vững trên mảnh đất không thất bại.. Ví dụ lịch sử tạo nghiệp chế tạo đồng hồ của Thuỵ Sĩ rất là lâu dài, nổi tiếng trên toàn thế giới, trường kỳ chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Nói đến cạnh tranh với " Vương quốc đồng hồ" này liệu có dễ không ? Thế nhưng, người Nhật bản phát huy ưu thế của mình, đem ứng dụng kỹ thuật điện tử vào đồng hồ, sản xuất ra đồng hồ điện tử thạch anh, chạy rất chính sác, mẫu mã đẹp, giá hạ, được khách hàng yêu thích. Làm cho nghề đồng hồ của Thuỵ Sĩ mất đi địa vị bá chủ. Các Công ty đồng hồ Thuỵ Sĩ lần lượt đóng cửa phá sản. Nếu Nhật bản cứ đi theo con đường cũ của Thuỵ Sĩ mà phát triển nghề đồng hồ thì chỉ có thể đi sau vết bụi của người khác mà thôi, chứ đừng hòng đuổi kịp. Nhật bản lợi dụng ưu thế khoa học kỹ thuật của mình, dương trường tị đoản, mới giành được thành công. 16 - thẩm thời đãi thế, nhằm cơ hội nắm quyền Bất kỳ là trên chiến trường song phương giao chiến hay là trên "chiến trường" cạnh tranh thương nghiệp, hoặc giả là trong công tác lãnh đạo của những người lãnh đạo, thế thái có lợi không phải chỗ nào cũng thấy, trong quá trình phát triển biến hoá các loại mâu thuẫn giữa những vật có tương quan, có khi xuất hiện ra. Cho nên người lãnh đạo phải chú ý thẩm thời đãi thế, khi thế có lợi có thể xuất hiện nhưng chưa xuất hiện, thì phải chờ thời cơ mà nắm quyền, nếu không xuất hiện, thì phải chờ thế thái có lợi xuất hiện. Thẩm thời đãi thế, chờ thời cơ nắm quyền, một là phải quan sát thận trọng sự phát triển biến hoá của hình thế, phân tích và nắm vững qui luật phát triển biến hoá của sự vật khách quan, đi phát hiện và chờ đợi thời cơ sẽ đến. Hai là phải có lòng kiên nhẫn rất lớn, không thể hấp tấp vội vàng. Ba là phải tích cực chủ động sáng tạo điều kiện, cách xử thế phải hướng về phương hướng phát triển có lợi cho mình. Bốn là phải kịp thời chuẩn xác nắm vững cơ hội. Thời đại Xuân Thu chiến quốc, cha của anh của Ngũ Tử Đan nước Sở bị Cấm Bình Vương sát hại, Ngũ Tử Đan chạy sang nước Ngô, thẩm thời đãi thế 7 năm, mới được Tân Vương trọng dụng, lại chỉnh quân bị chiến mất 6 năm, đánh bại được nước Sở, quật mồ mả lên mới báo được thù cho cha và cho anh trai. Việt Vương Câu Tiễn bị Ngô Vương Phu Sai đánh cho bại trận. Để rửa nhục, quyết tâm chờ thời cơ báo thù. Ông không mặc quần áo gấm vóc, không đi xem ca vũ, trên giường trải củi, ngày ngày chịu đựng, thẩm thời đợi thế ba năm. Cuối cùng đã quyết chiến với nước Ngô ở Ngũ Hồ, đánh cho quân Ngô đại bại, buộc Ngô Vương Phu Sai phải tự tử, giết chết tể tướng của Ngô vương, tiêu diệt nước Ngô. Thời kỳ chiến tranh giải phóng, trong chiến dịch nổi tiếng Mạnh Lang Cố, đối mặt với cuộc tấn công lớn vào khu giải phóng Sơn Đông của quân đội Quốc Dân Đảng, quân ta kiên trì thẩm thời đợi thế, chờ thời cơ nắm quyền. Để sáng tạo ra thái thế chiến trường có lợi cho ta, trong thời gian hơn một tháng, quân ta lúc thì ở Nam lúc thì ở Bắc, lúc Đông lúc Tây, lúc tiến lúc lùi. Tuy bộ đội rất mong được chiến đấu, thậm chí còn oán thán, nói những chuyện thần bí, nhưng chỉ huy thì " Nhẫn nại chờ thời cơ". Cuối cùng thời cơ chiến đấu đã đến, đánh một trận tiêu diệt chiến thật tuyệt vời, ở Mạnh Lương Cố đã tiêu diệt hoàn toàn, xoá sổ 74 sư đoàn quân chính qui của Tưởng Giới Thạch. Trong cuộc cạnh tranh sản xuất hàng hoá, kinh doanh thương phẩm, thẩm thời đợi thế, chờ thời cơ nắm quyền cũng là một nghệ thuật dùng thế rất quan trọng như thế. Có xí nghiệp, khi mình đang ở vào địa vị cạnh tranh bất lợi, thường hay áp dụng biện pháp cố gắng tránh cạnh tranh thục mạng với đối thủ, hoặc nén lòng bình tĩnh quan sát học hỏi, khéo léo dùng cái sở trường của người khác; hoặc giả mượn điều kiện bên ngoài giúp đỡ để cho mình sử đụng, đi theo các xí nghiệp tiên tiến xâm nhập vào thị trường, sau đó thì cạnh tranh với các xí nghiệp tiên tiến.. ở Nhật bản có một số xí nghiệp rất sở trường về việc học tập những cái của người khác rồi thắng người ta. Nghề xe hơi, ngành mô tô xe máy, sản phẩm điện tử, có ngành nào là không đi theo lộ trình này đâu, Ví dụ Công ty điện tử Sunxia, sau khi điều tra thị trường, cải tiến công ty Sony phát minh ra kỹ thuật máy cát sét, mà áp đảo được đối phương, chiếm lĩnh thị trường máy ghi âm. 17- tạo thế tương bức, điều động đối thủ Người chỉ huy cao minh, thường thông qua nỗ lực chủ quan, ứng dụng những phương pháp khác nhau, dùng sức o ép, khiến cho chỉ huy quân địch mắc phải sai lầm chủ quan, hoặc khiến cho phía địch đi làm những việc mà chủ quan không muốn nhưng lại không thể không đi làm được, khiến cho họ phải hành động theo ý chí của mình. Phương pháp tạo thế tương bức, điều động đối thủ , cuối cùng đạt được mục đích chiến thắng kẻ thù như thế này thì những ví dụ chiến đấu thành công từ xưa tới nay nhìn đâu cũng thấy. Trong " Tôn Tử binh pháp . Hư thực biên " có viết " Ta muốn chiến đấu, địch tuy ở trên núi cao hầm sâu, nhưng không thể không chiến đấu cùng ta , đánh thì phải cứu." Nguyên tắc của "Tôn Tử" chính là, yêu cầu tấn công quân địch, tất nhiên phải là chỗ quân địch phải cứu viện, để tiện điều động quân địch. " Bao vây quân Nguỵ, cứu quân Triệu " chính là ví dụ chiến đấu điển hình về tạo thể tương bức, điều động quân địch. Tề Điền Kỵ hai lần dùng kế của Tôn Tẫn, tấn công Quốc đô quân Nguỵ là Đại Lương, bắt buộc quân Nguỵ phải về cứu, đều thu được thành công. Tháng 6 năm 1947, để phối hợp đại quân Lưu Trịnh tiến đánh Đại biệt Sơn khu, trong hành động chiến lược to lớn này, 4 tung đội dã chiến quân Hoa Đông đầu tháng 8 đã tiến đánh vùng Lỗ Tây Nam, thực thi toàn tuyến xuất kích tác chiến.. Do nhân tố lực lượng quân sự của ta bé, trang bị kém v.v...hình thế chiến trường không có lợi cho quân ta. Đồng chí Li Dục đã áp dụng chiến pháp tập trung binh lực chia ra làm ba đường để phân tán quân địch, sau đó lại tập trung binh lực tiêu diệt những đội quân đã bị phân tán của địch, tạo thế tương bức, điều động đối thủ. Bao vây tiêu diệt Sư đoàn 57 chính qui của địch, thúc đẩy việc chuyển biến thế giữa ta và địch rất mạnh, thực hiện bước chuyển biến quan trọng từ ngày quân ta xuất kích ngoại tuyến đến nay, khiến cho quân ta khôi phục được quyền chủ động, đủ sức đáp ứng được cho đại quân Lưu Trịnh và chiến trường Sơn Đông. Tháng 2 năm 1947, Ly Dục đã nhằm trúng đặc điểm, bình đoàn Lý Tiên Châu của địch bị bao vây đang cố thủ giữ thành không có lợi cho quân ta tiêu diệt nhanh, đã đổi sang dùng chiến thuật vây 3 để ngỏ 1 cho địch đột vây, còn chủ lực quân ta thì đã dự kiến cơ động trước đến hướng mà địch sẽ đột vây. Dưới sự tấn công uy bức mãnh liệt của quân ta, sau khi quân địch đột vây ra khỏi thành, quân ta nhanh chóng bao vây triêu diệt địch, thu được thắng lợi trọng đại, tiêu diệt hơn 5 vạn quân địch. Trong cuộc cạnh tranh kinh tế, nắm được tâm lý đối phương, áp đụng nghệ thuật tạo thế tương bức, cũng có thể điều động đối phương, khiến cho chúng thất bại dưới chân mình.. Ví dụ có một hãng Hàng không của Mỹ muốn đặt ở Niu-ooc một trạm hàng không cực lớn, yêu cầu Công ty điện lực Ai-đích-sơn cung cấp điện theo giá ưu huệ. Công ty điện lực cho rằng Công ty hàng không cần đến mình, mình chiếm thái thế mạnh, cố tình mượn cớ thoái thác, không hợp tác. Trong tình hình như vậy. Công ty hàng không chủ động đình chỉ đàm phán, tuyên bố tự xây trạm điện để phát điện. Công ty điện lực sau khi nghe thấy nguồn tin như vậy, lo lắng sẽ mất cơ hội kiếm món lời lớn, lập tức thay đổi thái độ, biểu thị đồng ý cung cấp điện theo giá ưu huệ. Nghệ thuật tạo thế tương bức, điều động đối phương của Công ty hàng không đã khiến cho họ ở vào địa vị có lợi, thu được thành công. 18- chọn người nhiệm thế, dùng thế chi yếu Nọi dung của nghệ thuật dùng thế có rất nhiều, rất phong phú, nhưng điều quan trọng nhất trong đó là chọn người nhiệm thế, đây là một vấn đề lớn người lãnh đạo không thể coi thường. Chọn người là nghệ thuật dùng người của người lãnh đạo, là người lãnh đạo phải tuyển dụng nhân tài, làm cho người ta đem hết tài năng ra, phải dùng hết tài năng của họ. Nhưng chọn người không có nghĩa là người lãnh đạo dựa vào hành động thuần chủ quan không tưởng, mà phải " Biết ưu nhược của họ" , lại phải " biết trạng thái thế" của họ mới có thể chọn người nhiệm thế một cách đứng đắn được. Nếu không sẽ dùng người không đúng chỗ. Sở dĩ nói chọn người nhiệm thế là một vấn đề quan trọng nhất trong nghệ thuật dùng thế, là bởi vì con người biết tình thế, con người mưu thế, con người dùng thế.. Làm một người lãnh đạo, nếu dưới quyền mình vô nhân tài, hoặc chỉ có nhân tài mà không biết dùng nhân tài, thì thế có tốt thế nào đi nữa cũng không nắm bắt được, chỉ có thể nhìn thế mà thở dài. Thời kỳ Sở Hán tương tranh, Hán Vương Lưu Bang nhiệm dụng Trương Lương để bày mưu tính kế trong doanh trại quân đội, để trù tính việc quân, sao cho quân đội quyết thắng ngoài ngàn dặm, nhiệm dụng Tiêu Hà ngồi ở hậu phương để làm yên lòng muôn dân trăm họ, lo liệu lương thảo, khiến cho quân đội không phải lo lắng gì về hậu phương cả, nhiệm dụng Hàn Tín thống soái ba quân, công thành kinh địa, khiến cho trăm vạn đại quân thắng lợi từng đợt từng đợt. Cuối cùng Lưu Bị giành được thành công đoạt được thiên hạ. Ngày lên ngôi, ông qui kết nguyên nhân chủ yếu về sự thành công của mình ở một điểm là biết dùng dân. Còn Hạng Vũ tuy có lực lượng cực kỳ to lớn, dũng mãnh phi phàm, binh nhiều tướng giỏi xưng bá thiên hạ. Nhưng, vì ông ta không biết dùng dân, nên nhân tài trong tay dần dần ra đi hết, cho nên mới rơi vào cảnh thảm hại trẫm mình ở dòng Ô Giang. Lưu Bị trong thời kỳTam Quốc " Ba lần thăm lều tranh " đã cầu được Gia Cát Lượng, một con người có hùng tài đại lược, mới kiến lập được chính quyền ở nước Thuộc. Nhưng con của ông là Lưu Thiền tuy có Khương Duy, nhưng không biết dùng, nên dẫn đến sự tiêu vong của chính quyền Tây Thuộc. Tào Tháo dùng người rất thoả đáng, trong tình hình kẹt thế, mà giành được thắng lợi từng đợt từng đợt, thống nhất được phương Bắc, mà vẫn chiêu mộ mưu sĩ Như Vân, chiến tướng Như Vũ, nhưng vì ông không biết dùng tướng chọn tài dẫn đến thất bại. Một quốc gia có thể chọn người nhiệm thế hay không, quan hệ đến hưng suy tồn vong của nước đó. Một đơn vị có chọn người nhiệm thế được hay không, quan hệ đến sự nghiệp thành bại của đơn vị đó.. Tại chiến trường,việc chọn người nhiệm thế quyết định thắng bại của mỗi bên. Trong công tác lãnh đạo bình thường, việc chọn người nhiệm thế quyết định sự sinh tồn và phát triển của một đơn vị . Nhà máy sản xuất thuốc Kim Lăng của Quân khu Nam kinh, do thiết bị giản đơn, chất lượng thấp kém, đã ngừng sản xuất và đóng cửa được hơn 2 năm, công nhân viên chức chờ việc, không được lĩnh tiền lương. Lãnh đạo cấp trên đã bổ nhiệm giám đốc Giang Trung Ngân là người có tinh thần cải cách. Sau khi đến nhận nhiệm vụ, ông dám nghĩ dám làm, đổi mới thiết bị, huấn luyện công nhân viên chức, sản xuất loại thuốc mới, tiêu hết rất nhiều tiền Quảng cáo, chiếm lĩnh thị trường chế cao điểm.Trải qua 10 năm làm việc, 10 năm gian khổ đấu tranh, Xưởng Dược Kim Lăng từ chỗ thấp kém đã trở thành một xí nghiệp minh tinh của ngành công nghiệp dược của quân y toàn quốc. Thuật dùng độ Trong triết học có một khái niệm là độ, nó là sự thống nhất giữa chất và lượng trong quá trình phát triển sự vật, là phạm vi hoạt động của lượng do chất qui định. Nó tỏ rõ trong quá trình phát triển sự vật, trong hạn độ nhất định của tổng lượng mà chất có thể dung nạp được, lượng tăng lên hoặc giảm đi, đều không ảnh hưởng đến tính chất của sự vật, sự vật vẫn có thể bảo đảm được tính ổn định tương đối của nó. Nhưng nếu vượt quá giới hạn của tổng lượng, lượng tăng lên hoặc giảm đi một chút nữa thì có thể dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật. Bất kỳ cực nào của độ hoặc cuả biên đều tồn tại cực hạn hoặc giới hạn, gọi là điểm quan tiết. Điểm quan tiết là điểm chuyển đổi từ chất này sang một loại chất khác. Ví dụ như điểm đóng băng và điểm sôi của nước. Trong một tiêu chuẩn đại khí áp, 0oC là điểm quan tiết để nước chuyển hoá thành băng. Đến 100oC là điểm quan tiết nước chuyển hoá thành khí. 0oC - 100oC, phạm vi này là độ của nước. Triết học là khoa học nói chung về qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó cung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho các ngành khoa học cụ thể nghiên cứu và phát triển. Cho nên nắm vững nguyên lý biện chứng của độ sỏch thuật dùng mưu nhiều
File đính kèm:
- thuat_dung_muu.doc