Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) đang trong giai đoạn khởi phát và

sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời thay đổi hoàn toàn hệ thống sản xuất

và quản trị hiện nay. Cách mạng 4.0 có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam nói chung và kinh

tế Hải Phòng nói riêng một cơ hội hiếm để bứt phá và Hải Phòng đang có sự chuẩn bị tích cực

cho cơ hội này. Hải phòng tập trung thu hút đầu tư các khu công nghệ cao, mục tiêu thu hút

các nguồn lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển công

nghệ cao theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Với ưu thế về vị trí địa lý, hiện nay Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô

công nghiệp lớn nhất cả nước. Để phát huy tối đa những tiềm năng của thành phố cảng, Hải

Phòng có các chính sách để phát triển kinh tế của thành phố đặc biệt đó là chính sách thu hút

FDI.

Từ những năm đầu đổi mới, khi Thành ủy ban hành NQ 05 tháng 3 năm 1992 về kinh

tế đối ngoại tới các định hướng trong các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố và các

nghị quyết chuyên đề của Thành ủy; các quy định, quyết định của UBND thành phố nhằm tạo

môi trường thông thoáng, thuận lợi để thu hút FDI. Nhờ những quan điểm nhất quán, chính

sách cởi mở, các mô hình phù hợp, trong 30 năm đổi mới Hải Phòng luôn là một trong những

địa phương đi đầu cả nước về thu hút và sử dụng FDI. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần

quan trọng trong xây dựng và phát triển thành phố.

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7420
Bạn đang xem tài liệu "Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thu höt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
257 
THU HÖT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÕNG 
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Ths Trần Kim Hƣơng 
Khoa Kinh tế & QTKD, trƣờng đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là việc làm rất 
cần thiết đối với Việt Nam nói chung và đối với các tỉnh thành phố nói riêng. Không ngoại lệ, 
trong những năm gần đây Hải Phòng có nhiều chính sách, biện pháp tăng cường thu hút vốn 
FDI và đạt được những thành công đáng kể. Trong 6 năm gần đây, từ 2011 đến 2016 Hải 
Phòng nằm trong top 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước. Đến hết năm 2016 thành 
phố có 564 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 15 tỷ USD. Các nhà đầu tư chính đến từ các 
quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Singapore. Lĩnh vực đầu tư chủ 
yếu đó là công nghệ cao, bất động sản, xây dựng mà điển hình là một số dự án đầu tư quy mô 
tỷ USD đến từ các nhà đầu tư LG Display Hàn Quốc, Bridgestone Nhật Bản. 
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư, vốn đăng ký, dự án, nhà đầu tư, lĩnh 
vực, địa phương. 
1. MỞ ĐẦU 
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) đang trong giai đoạn khởi phát và 
sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời thay đổi hoàn toàn hệ thống sản xuất 
và quản trị hiện nay. Cách mạng 4.0 có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam nói chung và kinh 
tế Hải Phòng nói riêng một cơ hội hiếm để bứt phá và Hải Phòng đang có sự chuẩn bị tích cực 
cho cơ hội này. Hải phòng tập trung thu hút đầu tư các khu công nghệ cao, mục tiêu thu hút 
các nguồn lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển công 
nghệ cao theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0. 
Với ưu thế về vị trí địa lý, hiện nay Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô 
công nghiệp lớn nhất cả nước. Để phát huy tối đa những tiềm năng của thành phố cảng, Hải 
Phòng có các chính sách để phát triển kinh tế của thành phố đặc biệt đó là chính sách thu hút 
FDI. 
Từ những năm đầu đổi mới, khi Thành ủy ban hành NQ 05 tháng 3 năm 1992 về kinh 
tế đối ngoại tới các định hướng trong các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố và các 
nghị quyết chuyên đề của Thành ủy; các quy định, quyết định của UBND thành phố nhằm tạo 
môi trường thông thoáng, thuận lợi để thu hút FDI. Nhờ những quan điểm nhất quán, chính 
sách cởi mở, các mô hình phù hợp, trong 30 năm đổi mới Hải Phòng luôn là một trong những 
địa phương đi đầu cả nước về thu hút và sử dụng FDI. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần 
quan trọng trong xây dựng và phát triển thành phố. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 258 
2. NỘI DUNG 
2.1.TỔNG QUAN VỀ THU HÖT FDI CỦA VIỆT NAM 
Bảng 1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngo i đƣợc cấp phép (lũy kế) giai đoạn 2010-2016 
Năm 
Cả nƣớc Đồng bằng sông Hồng Hải Phòng 
Số dự 
án 
Vốn đăng ký 
(triệu USD) 
Số dự án 
Vốn đăng ký 
(triệu USD) 
Số dự 
án 
Vốn đăng ký 
(triệu USD) 
2010 12.463 194.572,20 3.305 39.099,40 316 5.143,20 
2011 13.440 199.078,90 3.682 47.443,20 338 6.133,20 
2012 14.522 210.521,60 4.034 48.753,70 369 7.247,80 
2013 15.932 234.142,00 5.431 56.117,70 392 9.978,50 
2014 17.768 252.716,00 5.290 63.350,50 452 11.281,20 
2015 20.069 281.882,50 6.186 72.257,90 513 11.651,30 
2016 22.594 293.700,40 7.031 78.531,40 564 14.694,50 
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của tổng cục thống kê) 
Tính đến hết 31/12/2016 trên cả nước có 22.594 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn 
đăng ký đạt hơn 290 tỷ USD. Trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng có 7.031 dự án FDI còn 
hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 78 tỷ USD. Riêng Hải Phòng có 564 dự án FDI còn 
hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 15 tỷ USD chiếm 18% so với khu vực đồng bằng sông 
Hồng, tương ứng 5% so với cả nước, đứng thử 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Xét bình 
quân, dự án FDI khu vực Hải Phòng đạt 25 triệu USD/dự án, trong khi trung bình của khu vực 
Đồng bằng sông Hồng đạt 11 triệu USD/dự án và cả nước đạt 13 triệu USD/dự án. 
2.2.THU HÖT FDI VÀO HẢI PHÕNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 
Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 
Bảng 2. Quy mô FDI v o Hải Phòng giai đoạn 2010-2016 
Năm 
Số dự 
án 
Vốn đăng 
ký 
(triệu USD) 
Vốn đăng ký 
bình quân 
(triệu USD) 
Chênh lệch 
số dự án 
Chệnh lệch 
 vốn đăng ký 
+/- % +/- % 
2010 20 61.20 3.06 
2011 22 990.00 45.00 2 10.00 928.80 1517.65 
2012 31 1114.60 35.95 9 40.91 124.60 12.59 
2013 23 2730.70 118.73 -8 -25.81 1616.10 144.99 
2014 60 1170.70 19.51 37 160.87 -1560.00 -57.13 
2015 61 920.70 15.09 1 1.67 -250.00 -21.35 
2016 54 3043.20 56.36 -7 -11.48 2122.50 230.53 
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của tổng cục thống kê) 
2.2.1. FDI v o Hải Phòng năm 2010 
Từ những năm 2010 trở về trước, vốn FDI thu hút vào địa bàn thành phố chỉ đạt 
khoảng 60 tỷ USD/năm chỉ tương đương quy mô trung bình một dự án hiện nay. Trong một 
năm mới thu hút được 20 dự án đầu tư. 
2.2.2. FDI v o Hải Phòng năm 2011 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
259 
Năm 2011 đạt được sự bứt phá đáng kể với tổng số vốn đầu tư FDI đăng ký lên đến 990 
triệu USD, giúp Hải Phòng lọt top 10 địa phương thu hút FDI của cả nước, nâng tổng vốn FDI lũy 
kế của Hải Phòng lên 5,14 tỷ USD. Trong đó vốn thực hiện đạt 49%. Đáng kể đến trong giai đoạn 
này đó là một số dự án: Kyocera Mita (Nhật Bản) với số vốn đầu tư 187,5 triệu USD; dự án 2 cảng 
cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện liên doanh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và 
Vinalines với số vốn 321 triệu USD... [1] 
2.2.3. FDI v o Hải Phòng năm 2012 
Hải Phòng đã thu hút được 31 dự án FDI đăng ký mới, tăng 40,9% so với năm 2011 
về số dự án, với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 12,6% về số vốn so với năm 
2011. Cùng với đó, năm 2012 thành phố Hải Phòng có 25 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đã 
đưa tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm vào thành phố Hải Phòng trong năm 2012 đạt 
1,233 tỷ USD, tăng gấp 1,27% so với năm 2011.[2] 
Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm 64,1% tổng số dự án và 98,9% về số vốn đầu 
tư vào Hải Phòng trong năm 2012. Đây cũng là lĩnh vực địa phương có nhiều lợi thế và đang 
đẩy mạnh thu hút đầu tư. Một số dự án tương đối lớn, được đánh giá cao và do các tập đoàn 
có tên tuổi đầu tư đó là: dự án đầu tư nhà máy sản xuất lốp xe cao su của tập đoàn 
Bridgestone đến từ Nhật Bản; dự án có vốn đầu tư 574,8 triệu USD, sử dụng 102ha đất tại 
KCN Đình Vũ; dự án sản xuất thuốc tiêu chuẩn cao Nipro Pharma với tổng số vốn đầu tư 250 
triệu USD, sử dụng 15ha đất tại KCN VSIP; dự án sản xuất máy in, máy photocopy và máy 
đa năng của Fuji Xerox với tổng vốn đầu tư 119 triệu USD tại KCN VSIP[3] 
Được đánh giá chiếm lĩnh thị trường FDI trên địa bàn thành phố là Nhật Bản và Hàn 
Quốc, hai đối tác này có số vốn đầu tư chiếm tới 40% tổng vốn FDI tại Hải Phòng, những 
năm qua chủ yếu cũng chỉ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, bất động sản Nhật Bản 
đầu tư vào công nghiệp chiếm tới 91% tổng vốn đầu tư. 
2.2.4. FDI v o Hải Phòng năm 2013 
Hải Phòng là địa phương đứng thứ 3 cả nước trong thu hút FDI với tổng số vốn đăng 
kí cấp mới và tăng thêm 2,73 tỉ USD (sau Thái Nguyên với tổng vốn đăng kí cấp mới và tăng 
thêm là 3,4 tỉ USD, Thanh Hóa với 2,921 tỉ USD). Dự án FDI quan trọng nhất đầu tư vào Hải 
Phòng năm 2013 là dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) vào KCN Tràng Duệ (thuộc Khu 
kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng). Dự án có tổng vốn đầu tư 1,5 tỉ USD. Dự án FDI quan 
trọng thứ 2 ở Hải Phòng là việc tăng vốn đối với Dự án Bridgestone của nhà đầu tư Nhật 
Bản.[4] 
Trong năm 2013 Hải Phòng tập trung phát triển lĩnh vực có thế mạnh, mang tính đột 
phá là các ngành dịch vụ cảng biển, sân bay, du lịch, kinh tế biển và vận tải biển, logicstics, 
tài chính, xuất nhập khẩu... bằng việc khởi động nhiều dự án quan trọng về hạ tầng. 
Đó là khởi công xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (huyện Cát Hải) ngày 14-
4-2013. Với độ sâu 14 mét, cảng Lạch Huyện có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 
100.000 tấn. Đây là một trong 2 cảng biển cửa ngõ quốc tế của nước ta năm trong quy hoạch 
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, được Thủ 
tướng Chính phủ phê duyệt . 
2.2.5. FDI v o Hải Phòng năm 2014 
Tổng số dự án FDI cấp mới trên địa bàn thành phố là 60 dự án, tăng 160% so với năm 
2013. Tuy nhiên tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ; giảm 57% so với năm 2013. Đồng thời vốn 
trung bình một dự án giảm còn 19,51 triệu USD/dự án. 
Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu vấn là công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động 
sản, xây dựng, nghệ thuật và giải trí. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 260 
Biểu đồ 1. Lĩnh vực đầu tƣ v o Hải Phòng đến hết năm 2014 
(Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư – cục đầu tư nước ngoài) 
Biểu đồ 2. Top 10 quốc gia đầu tƣ v o Hải Phòng đến hết năm 2014 
(Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư – cục đầu tư nước ngoài) 
Hiện nay đã có33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Hải Phòng. Xét theo vốn đầu 
tư đăng ký thì Nhật Bản đứng đầu với 107 dự án và 3,3 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 25,4% 
tổng số dự án và 31,5% tổng vốn đầu tư), Hàn Quốc đứng thứ hai với 58 dự án và 2,7 tỷUSD 
vốn đăng ký (chiếm 13,7% tổng số dự án và 26,1% tổng vốn đầu tư), Hoa Kỳ đứng thứ ba với 
13 dự án và 1,2 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 3,1% tổng số dự án và 11,6% tổng vốn đầu tư).[5] 
Bảng 3. Hình thức FDI vào Hải Phòng đến hết năm 2014 
TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tỷ trọng (%) 
1 100% vốn nước ngoài 322 71.24 
2 Liên doanh 92 20.36 
3 Công ty cổ phần 10 2.21 
4 Hợp đồng hợp tác KD 28 6.19 
(Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư – cục đầu tư nước ngoài) 
2.2.6. FDI v o Hải Phòng năm 2015 
Thành phố có 61 dự án đầu tư tăng 1,67% với tổng số vốn đầu tư 920,7 triệu USD giảm 
21,35% so với năm 2014; nâng tổng số vốn đầu tư vào thành phố Hải Phòng đến năm 2015 lên 11,6 tỷ 
USD. Phần lớn các dự án FDI là dự án sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
261 
trường, dự án của các nhà đầu tư lớn có thương hiệu toàn cầu từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... tập trung 
vào công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 
thông minh. Với lượng vốn thu hút mới gần 1 tỷ USD Hải Phòng đứng thứ 7 cả nước về thu hút FDI. 
Biểu đồ 3. Top 10 địa phƣơng thu hút FDI lớn năm 2015 
(Nguồn: Tổng cục thống kê) 
2.2.7. FDI vào Hải Phòng năm 2016 
Trong năm 2016 thành phố có 54 dự án đầu tư giảm 11,48% với tổng số vốn đầu tư 
3043,2 triệu USD tăng 2230,53 so với năm 2015; nâng tổng số vốn đầu tư vào thành phố Hải 
Phòng đến năm 2015 lên 15tỷ USD. Có thể nói đây là năm mà Hải Phòng có những bước đột 
phá mới về thu hút FDI, đưa Hải Phòng thành địa phương đứng thứ 3 cả nước sau thành phố 
Hồ Chí Minh và Hà Nội. 
Biểu đồ 4. Top 10 địa phƣơng thu hút FDI lớn năm 2016 
(Nguồn: Tổng cục thống kê) 
 Các dự án lớn được cấp phép trong năm 2016 là: Dự án LG Display Hải Phòng, cấp 
phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display Co.,Ltd (Hàn 
Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết 
bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....[6] Dự án nhà máy 
LG Innotek Hải Phòng, tổng vốn đầu tư đăng ký 550 triệu USD do LG Innotek Co.,Ltd (Hàn 
Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất modul camera tại Hải Phòng.[6] 
Một số dự án tập trung vào công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo các thiết bị 
điện tử, chi tiết và linh kiện công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, các sản phẩm đất hiếm... như: 
dự án sản xuất linh phụ kiện cho máy giặt, tủ lạnh và xe có động cơ với tổng vốn đầu tư 42,25 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 262 
triệu USD của nhà đầu tư SL Electronics Co., Ltd. (Hàn Quốc); dự án nhà máy kính năng 
lượng mặt trời Flat Việt Nam của Công ty TNHH Flat (Hồng Kông) với tổng vốn đầu tư 200 
triệu USD... 
Để tiếp tục tăng cường hoạt động thu hút FDI, ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 
quyết định 12/QĐ-UBND năm 2016 về chiến lược thu hút vốn FDI của TP Hải Phòng giai 
đoạn 2016-2020. 
2.2.8. FDI vào Hải Phòng năm 2017 
Hiện nay, trên địa bàn Hải Phòng đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư. 
Trong 9 tháng đầu năm, tổng số vốn FDI thông qua cấp mới và tăng vốn tại thành phố Hải 
Phòng đạt hơn 870 triệu USD, chỉ bằng gần 30% kế hoạch năm 2017.[7] Nguyên nhân chính 
do các khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế có ưu đãi thấp hơn nên gặp khó khăn trong thu 
hút đầu tư; thêm nữa, một số chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp năng lực và kinh nghiệm 
còn hạn chế, chưa quyết liệt trong đầu tư. 
Hải Phòng sẽ có những giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại như: quy 
hoạch đất khu công nghiệp; tục nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đối với hạ 
tầng giao thông; chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ các dự 
án lớn trên địa bàn thành phố. Dự kiến thu hút FDI sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD trong năm 2017. 
Các dự án FDI tại Hải Phòng cơ bản tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, bất động 
sản và xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo các thiết bị điện tử, chi tiết và linh kiện công 
nghiệp điện, điện tử, cơ khí... Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 382 dự án, 
với hơn 10,7 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 67,7% số dự án và 74,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp 
theo là hoạt động kinh doanh bất động sản và lĩnh vực xây dựng, lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3, 
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,37 tỷ USD và 832 triệu USD.[8] 
Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tác động mạnh tới một số ngành kinh tế cột trụ như: 
nhóm ngành năng lượng; nhóm ngành dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ; nhóm ngành 
công nghiệp chế tạo trong đó nhóm ngành công nghiệp chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất vì 
nó luôn bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của công nghệ trong kinh tế toàn cầu, cơ chế lan 
truyền công nghệ qua hoạt động xuất nhập khẩu. Các tập đoàn lớn đầu tư vào Hải Phòng như 
LG (Hàn Quốc); Bridgestone, Kyocera Mita, Fuji Xerox (Nhật Bản), các công ty của Hong 
Kong... chủ yếu là những dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế tạo. 
3.KẾT LUẬN 
Trong vòng 6 năm trở lại đây, tổng số vốn FDI đăng ký vào Hải Phòng luôn nằm trong 
top 10 so với cả nước. Đạt được vị trí như vậy có thể do các nguyên nhân sau: 
Thứ nhất, Hải Phòng có lợi thế về vị trí địa lý mà trong hội nhập ít nơi được như vậy. 
Đó là nơi có cảng rất tốt, luôn đứng đầu khu vực phía Bắc, tập trung hàng hóa cho miền Bắc. 
Thứ hai, từ cơ sở hạ tầng giao thông, đến việc cải thiện môi trường đầu tư kinh 
doanh, Hải Phòng thực sự đã hội tụ đầy đủ các yếu tố, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp 
đến đầu tư, đồng thời cũng sẽ là một điểm đến thành công của các nhà đầu tư. 
Theo đó, địa phương đã nâng cấp sân bay Hải Phòng, hoàn thành đường cao tốc Hà 
Nội – Hải Phòng, hoàn thành cầu và đường ra đảo Cát Hải, với 6 km - dài nhất Đông Nam Á, 
tập trung hoàn thành đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng vào năm 2017; đối với cảng quốc tế 
Lạch huyện tại đảo Cát Hải sẽ hoàn thành vào đầu năm 2018, để đón nhận các loại tầu lớn 
nhất của thế giới. 
Song song đó, thành phố đã khởi công tuyến đường ven biển, để kết nối với các tỉnh Quảng 
Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa; đồng thời khởi công Cầu Hoàng Văn 
Thụ, để kết nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Bắc Sông Cấm. 
Với những đầu tư vào cơ sở hạ tầng như vậy không chỉ góp phần tăng thu hút FDI mà 
còn tạo thêm cơ hội thành công cho các nhà đầu tư nước ngoài. 
Thứ ba, thành phố có nhiều chính sách thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh 
doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư. Đặc biệt phải kể đến Hải Phòng đã áp dụng cổng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
263 
dịch vụ công trực tuyến cho phép các cơ quan hành chính Nhà nước phối hợp giải quyết thủ 
tục hành chính xuyên suốt trên môi trường mạng, đảm bảo cung cấp thông tin tự động, trực 
tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ, cấp phép, công khai thông tin về tình trạng giải quyết thủ 
tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố. Doanh nghiệp và người dân có 
thể tham gia giám sát việc giải quyết hồ sơ thông qua mạng internet. 
Hơn nữa, Hải Phòng có truyền thống năng động, đi lên từ cơ sở công nghiệp miền Bắc 
và khá nổi tiếng. 
Việc hội tụ các yêu tố kể trên trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiên nay thúc đẩy Hải 
Phòng phát huy tiềm lực, tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] 
dau-tu-20120105021426793.chn 
[2] https://www.baomoi.com/fdi-vao-hai-phong-van-tang-manh/c/10416464.epi 
[3] 
[4]  
[5] 
nam-2014 
[6] https://www.baomoi.com/lg-display-hai-phong-la-du-an-ty-do-duy-nhat-dau-tu-vao-viet-
nam-nam-2016/c/21225527.epi 
[7] 
2017/58198.html 
[8]  
ATTRACT FOREIGN DIRECT INVESTMENT INTO HAI PHONG 
IN INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 
Abstract 
Attracting foreign direct investment (FDI) is a necessity for Vietnam in general and 
for provinces in particular. No exception, in recent years Hai Phong has many policies and 
measures to attract FDI and achieved considerable success. In the last 6 years, from 2011 to 
2016, Hai Phong is in the top 10 provinces attracting the largest FDI. By 2016, the city has 
564 projects with a total investment capital of nearly $ 15 billion. Major investors came from 
Korea, Japan, Taiwan, USA and Singapore. The main areas of investment are high 
technology, real estate, construction, which is typical of a number of billion-dollar investment 
projects from LG Display Korea, Bridgestone Japan. 
Keywords: foreign direct investment, investment capital, registered capital, projects, 
investors, sectors and localities. 

File đính kèm:

  • pdfthu_ht_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_hai_phong_trong_cuoc.pdf