Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Thu - chi ngân sách nhà nước luôn luôn

có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc

phát triển đất nước nói chung và quản lý phát

triển nói riêng. Song ở Việt Nam trong lĩnh

vực thu - chi ngân sách nhà nước đang bộc

lộ nhiều bất cập, hiệu quả thu - chi ngân sách

nhà nước còn có nhiều hạn chế. Trong những

năm vừa qua, vấn đề thu - chi ngân sách nhà

nước và hiệu quả thu - chi ngân sách nhà

nước chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Bài

viết này mong muốn trình bày rõ hơn một số

vấn đề lý thuyết chủ yếu về thu - chi và hiệu

quả thu - chi ngân sách nhà nước, thực trạng

thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam,

và kiến nghị những giải pháp chủ yếu để gia

tăng hiệu quả thu - chi ngân sách nhà nước

trong những năm tới.

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trang 1

Trang 1

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trang 2

Trang 2

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trang 3

Trang 3

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trang 4

Trang 4

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trang 5

Trang 5

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trang 6

Trang 6

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 13760
Bạn đang xem tài liệu "Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
3TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 3-9
*Email: ngothuyquynhapd@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 22, Số 1 (2021): 3-9
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY 
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 22, No. 1 (2021): 3-9
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
Ngô Doãn Vịnh1*, Nguyễn Ngô Việt Hoàng2
1Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ 
2Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội
Ngày nhận bài: 01/01/2021; Ngày chỉnh sửa: 19/01/2021; Ngày duyệt đăng: 22/01/2021
Tóm tắt
Cân đối thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao giờ cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi Chính phủ. Năm 2019, Việt Nam có nền kinh tế với quy mô còn tương đối nhỏ, GDP/người mới đạt khoảng 2.750 
USD. Quy mô thu ngân sách đang hạn hẹp nhưng nhu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển hiện nay 
và trong nhiều năm nữa vẫn rất lớn. Trong thời gian vừa qua, thu - chi ngân sách đều ở trong tình trạng chưa có 
được sự cân đối cần thiết, bội chi NSNN vẫn ở mức khoảng 4,5% GDP và thực sự thu - chi ngân sách nhà nước 
đang bộc lộ nhiều bất cập. Trước tình hình như vậy, nhóm tác giả muốn trình bày một số vấn đề quan trọng về 
thực trạng thu - chi ngân sách nhà nước và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm gia tăng hiệu quả thu - chi ngân 
sách nhà nước ở Việt Nam.
Từ khóa: Thu - chi ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế, hiệu quả.
1. Đặt vấn đề
Thu - chi ngân sách nhà nước luôn luôn 
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc 
phát triển đất nước nói chung và quản lý phát 
triển nói riêng. Song ở Việt Nam trong lĩnh 
vực thu - chi ngân sách nhà nước đang bộc 
lộ nhiều bất cập, hiệu quả thu - chi ngân sách 
nhà nước còn có nhiều hạn chế. Trong những 
năm vừa qua, vấn đề thu - chi ngân sách nhà 
nước và hiệu quả thu - chi ngân sách nhà 
nước chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Bài 
viết này mong muốn trình bày rõ hơn một số 
vấn đề lý thuyết chủ yếu về thu - chi và hiệu 
quả thu - chi ngân sách nhà nước, thực trạng 
thu - chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam, 
và kiến nghị những giải pháp chủ yếu để gia 
tăng hiệu quả thu - chi ngân sách nhà nước 
trong những năm tới.
2. Một số vấn đề lý thuyết về thu - 
chi ngân sách nhà nước
2.1. Thu ngân sách nhà nước và quan hệ 
của nó với phát triển kinh tế
Theo lý thuyết và thực tiễn, nền tài chính 
quốc gia được cấu thành bởi 5 bộ phận cơ 
bản: (1) Tài chính nhà nước; (2) Tài chính 
doanh nghiệp; (3) Tài chính hộ gia đình và 
các tổ chức xã hội; (4) Tài chính của các tổ 
4TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Ngô Việt Hoàng
chức tài chính trung gian (Tổ chức chứng 
khoán, tổ chức cho vay tài chính...) và 
(5) Tài chính quốc tế (tài chính của người 
nước ngoài và của các Tổ chức quốc tế đóng 
tại Việt Nam). Cả lý thuyết và thực tiễn đều 
chỉ ra rằng, khi tài chính doanh nghiệp và tài 
chính hộ gia đình “khỏe” thì khả năng thu 
thuế của doanh nghiệp, thu thuế giá trị gia 
tăng (thông qua người dân đi mua sắm hàng 
hóa), thu thuế thu nhập cá nhân tăng lên. Sức 
mua của dân cư càng lớn người dân càng có 
điều kiện để chi cho việc mua sắm hàng hóa, 
đi lại, chữa bệnh, hưởng thụ văn hóa nghệ 
thuật... và do đó càng có khả năng đóng góp 
vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Thực tế 
cho thấy thuế, phí, lệ phí chiếm tới khoảng 
84-85% thu ngân sách nhà nước. Do đó, thu 
nhập dân cư và tài chính hộ gia đình có vai 
trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối 
với thu ngân sách nhà nước. Vì thế, làm thế 
nào để tăng cường hay “phình to” tài chính 
hộ gia đình và tài chính doanh nghiệp là vấn 
đề có ý nghĩa lớn đối với Chính phủ [1]. 
Theo Luật Ngân sách nhà nước 2015 [2] 
và Nghị định số 163/2016/NQ-CP ngày 
21/12/2016 [3] về quy định chi tiết thi hành 
một số điều của Luật Ngân sách nhà nước đã 
ghi rõ nội dung thu ngân sách nhà nước (gồm 
14 khoản thu). Sự phát triển kinh tế và chính 
sách tiêu dùng cũng như chính sách tích lũy 
của Nhà nước có tác động lớn đến thu - chi 
ngân sách nhà nước (thu - chi NSNN). Nhà 
nước và doanh nghiệp cùng người dân phối 
hợp với nhau tìm ra những việc làm có thu 
nhập cao là vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm 
gia tăng quy mô kinh tế quốc gia; từ đó có 
thể gia tăng huy động GDP vào ngân sách 
nhà nước. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan 
trọng. Vì thế, vấn đề phát triển mạnh kinh tế 
hộ gia đình và gia tăng khả năng tài chính hộ 
gia đình có ý nghĩa lớn đối với việc gia tăng 
nguồn thu nhân sách nhà nước. Huy động 
GDP vào ngân sách càng lớn thì khả năng 
tích lũy để đầu tư phát triển càng nhiều và 
ngược lại. Năm 1978, Trung Quốc thực hiện 
chủ trương cải cách mở cửa gắn với thực 
hiện 4 hiện đại hóa và để làm việc này Trung 
Quốc đã thực thi chủ trương “thắt lưng buộc 
bụng”. Suốt những năm 1980-1990-2000 
quốc gia này đạt tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP 
khoảng 40-42%. Đến nay, Trung Quốc đã có 
nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, vượt Nhậ ... n đề không thể không tính 
tới khi bàn về cân đối ngân sách ở nước ta. 
Đối với một quốc gia có nền kinh tế còn nhỏ, 
GDP/người thấp thì đây cũng là vấn đề cần 
chú ý để có giải pháp giảm thiếu hụt ngân 
sách nhà nước.
Trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, 
Chính phủ cho biết nợ công vào cuối năm 
2019 của Việt Nam đã tới 56,1% GDP (giảm 
so mức 58,4% của năm 2018). Năm 2020 
nếu theo chủ trương nâng tỷ lệ nợ công thêm 
khoảng 2-3% GDP (theo kế hoạch vay, trả nợ 
công có thể vay nợ trong nước khoảng 394 
nghìn tỷ VNĐ và vay nước ngoài khoảng 
107 nghìn tỷ VNĐ) để có thêm nguồn lực 
hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong 
bối cảnh thiệt hại lớn từ đại dịch COVID 
-19. Với mức nợ công như thế vẫn nằm trong 
ngưỡng an toàn. 
3. Thực trạng thu - chi ngân sách 
nhà nước ở Việt Nam
3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế 
Việt Nam
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2011-
2019 dân số tăng khoảng 1,15%/năm và 
GDP tăng khoảng 6,3% nên đời sống người 
dân được cải thiện tương đối rõ, năng suất 
lao động tăng khoảng 5,1%/năm. Năm 2019, 
GDP/người của Việt Nam mới bằng khoảng 
35% của Thái Lan, 22,5% của Malaysia, 4% 
của Singapore [5]. Điều đó cho thấy, khả năng 
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế nước ta có hạn.
6TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Ngô Việt Hoàng
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2019 Tốc độ tăng b/q năm 
2011-2019
1. Dân số 1.000 ng 86.947 91.709 96.484 1,15
Nhân khẩu thành thị 1.000 ng 26.515 31.067 33.816 2,7
2. Lao động từ 15 tuổi 1.000 ng 50.393 53.984 55.767 1,13
3. GDP, giá hiện hành 1.000 Tỷ đ 2.157,8 4.192,3 6.037,3 -
 GDP, giá 2010 1.000 Tỷ đ 2.157,8 2.875,8 3.738,5 6,3
4. GDP/người, giá hiện hành Tr.đ 24,8 45,7 62,6 -
5. Năng suất lao động, giá 2010 Tr.đ 24,8 31,4 38,7 5,1
6. Kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 72,2 162,02 264,2
7. Tỷ lệ hộ nghèo % 20,4* 9,8 5,7
Nguồn: [5]
2010: Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận theo chuẩn của Chính phủ; 2015 và 2019 chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
Nền kinh tế có bước phát triển khá, độ mở 
kinh tế ngày càng lớn, các doanh nghiệp Việt 
Nam tham gia vào các cuộc chơi kinh tế trên 
phạm vi thế giới càng nhiều hơn. Tỷ lệ hộ 
nghèo giảm tương đối nhanh (Bảng 1).
3.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Số tuyệt đối thu ngân sách nhà nước tăng 
đều qua các năm nhưng tỷ lệ thu ngân sách nhà 
nước so GDP thì có xu hướng giảm (giảm từ 
khoảng 27,8% năm 2010 xuống 24,3% năm 
2015 và 25,7% năm 2019) [5]. Trong giai đoạn 
2011-2019, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước ở mức 
trung bình khoảng 24,85% so GDP và nền kinh 
tế vẫn có mức tăng khoảng 6,3%/năm. Năm 
2020 do thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 nên 
nền kinh tế Việt Nam rơi vào giảm sâu và chỉ 
đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 2,9% (mặc dù 
các nước trong khu vực đều tăng trưởng âm). 
Theo đó, thu ngân sách cũng giảm mạnh song 
chi ngân sách nhà nước tăng lên do phải chi 
hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất và hỗ trợ 
những người lao động và người dân gặp khó 
khăn vì đại dịch COVID-19.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước thay đổi 
nhiều (Bảng 2). Trong tổng thu ngân sách nhà 
nước, thì thu trong nước chiếm từ 64,7% lên 
82,1%. Thu từ doanh nghiệp nhà nước giảm từ 
18,7% năm 2010 xuống 15,7% năm 2015 và 
xuống tiếp 10,6% năm 2019. Trong khi đó, tỷ 
lệ thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 
liên tục (từ 10,8% năm 2010 lên 13,9% năm 
2015 và lên 13,6% năm 2019). Tỷ lệ thu từ cân 
đối hoạt động xuất nhập khẩu giảm liên tục (từ 
21,7% năm 2010 xuống 16,6% năm 2015 và 
13,8% năm 2019). 
Ở góc độ khác, phân tích quan hệ giữa thu 
NSNN với cơ cấu doanh nghiệp và phân bố 
doanh nghiệp theo các tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương cho thấy nhiều vấn đề lý thú. Năm 
2019 [6], ở Việt Nam có 1.000 doanh nghiệp 
tiêu biểu nộp NSNN nhiều nhất và đóng góp 
tới 60,3% tổng thu ngân sách nhà nước. Riêng 
doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh đóng góp 
34,1%; ở Tp. Hà Nội đóng góp 34,7%; ở Bình 
Dương đóng góp 3,9%; ở Đồng Nai đóng góp 
4,9%. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công 
nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp 33,3%. Nhìn 
vào những con số này có thể rút ra nhận định 
quan trọng rằng, trong những năm tới cần chú ý 
đúng mức đến việc phát triển doanh nghiệp ở hai 
thành phố lớn và ở các lĩnh vực vừa nói đến. Có 
như thế mới có thêm nguồn thu NSNN. 
Thực tế chỉ ra rằng, tỷ lệ thu NSNN so GDP 
sao cho hợp lý (vừa tăng thu NSNN vừa để nền 
kinh tế phát triển nhanh) là vấn đề phải tính 
đến. Theo nhóm nghiên cứu thì đối với Việt 
Nam, trong khi quy mô nền kinh tế còn nhỏ, 
thu nhập dân cư còn thấp nhưng Nhà nước cần 
có nhiều ngân sách để giải quyết những vấn đề 
kinh tế, xã hội cơ bản nhằm đảm bảo phát triển 
kinh tế - xã hội tốt nên tỷ lệ thu NSNN so với 
tổng GDP quốc gia nên giữ mức khoảng 24-
26% là chấp nhận được. 
7TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 3-9
Bảng 2. Một số chỉ tiêu về thu ngân sách nhà nước của Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2019
Tổng thu ngân sách nhà nước 103Tỷ đ 599,9 1020,5 1.551,1
Tỷ lệ so GDP % 27,8 24,3 25,7
a. Thu trong nước 103Tỷ đ 388,6 771,9 1.273,9
% so tổng thu % 64,7 75,6 82,1
Thu từ doanh nghiệp nhà nước 103Tỷ đ 112,1 159,9 164,9
% so tổng thu % 18,7 15,7 10,6
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 103Tỷ đ 64,9 141 210,2
% so tổng thu % 10,8 13,9 13,6
Phí, lệ phí 103Tỷ đ 22,6 47,8 81,2
b. Thu từ dầu mỏ 103Tỷ đ 69,2 67,5 56,2
c. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 103Tỷ đ 130,4 169,3 214,3
% so tổng thu % 21,7 16,6 13,8
Nguồn: [5]
3.3. Thực trạng chi ngân sách nhà nước 
Từ năm 2010 đến 2019, chi ngân sách luôn 
luôn cao hơn thu ngân sách nhà nước (Bảng 3). 
Từ mức 109,6% năm 2010 tăng lên 113,1% năm 
2019. Riêng năm 2015 chi ngân sách nhà nước 
bằng 125% thu ngân sách nhà nước. Nói cách 
khác, ở nước ta chi nhiều hơn thu. Chi thường 
xuyên bằng khoảng 62,8% đến 67,6% tổng thu 
ngân sách nhà nước. Ngân sách dành cho chi 
sự nghiệp giáo dục luôn tăng, từ khoảng 11,9% 
năm 2010 lên 14% năm 2019. Song chi cho sự 
nghiệp phát triển khoa học công nghệ còn thấp 
(chỉ khoảng 0,63% năm 2010 tăng lên 0,74% 
năm 2019). Nếu cứ chi ngân sách nhà nước như 
thời gian vừa qua thì không thể tạo ra nhân tố 
tăng trưởng tiềm năng (vì đầu tư phát triển nhân 
lực và phát triển khoa học công nghệ mới tạo ra 
những yếu tố cho tăng trưởng lâu dài). 
Việt Nam với hơn 2 triệu cán bộ công chức 
và 8 triệu người ăn lương, đứng đầu các nước 
ASEAN (ở Việt Nam cán bộ công chức viên 
chức chiếm khoảng 4,8% dân số; tương đương 
cứ 20 người dân có 1 công chức, viên chức 
hưởng lương). Vì thế, chi thường xuyên cho 
khoản lương là rất lớn (ở Thái Lan cán bộ công 
chức chiếm khoảng 4,6%, Singapore 2,4%, 
Indonesia 1,8%, Philippine 1,2% so tổng dân 
số) [7]. Năm 2018, lao động khu vực công của 
Việt Nam có khoảng 5,2 triệu người.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu về chi ngân sách nhà nước của Việt Nam
Chỉ tiêu chi Đơn vị 2010 2015 2019
Tổng chi ngân sách nhà nước 103Tỷ đ 657,6 1276,4 1754,5
a. Chi đầu tư 103Tỷ đ 252,7 401,7 438,4
% so tổng chi ngân sách % 38,4 31,5 24,99
b. Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội 103Tỷ đ 376,6 788,5 1049,0
% so tổng chi % 57,3 61,8 59,8
- Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 103Tỷ đ 78,2 177,4 245,2
% so tổng chi ngân sách % 11,89 13,9 14,0
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 103Tỷ đ 4,144 9,392 12,955
% so tổng chi ngân sách % 0,63 0,74 0,74
Chỉ số chi so thu ngân sách nhà nước % 109,6 125,0 113,1
Nguồn: [5]
Chi NSNN cho đầu tư phát triển cũng bộc 
lộ nhiều bất cập (Bảng 4). Trong tổng vốn 
thực hiện của khu vực nhà nước, vốn vay 
chiếm tỷ trọng khoảng 29,5% (năm 2019). 
Tuy vốn vay có giảm cả số tuyệt đối và số 
tương đối nhưng vẫn chiếm khoảng 1/3 tổng 
vốn thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước. 
Đó là mức khá cao. Nó đặt ra nhiều vấn đề 
phải suy ngẫm.
8TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Ngô Việt Hoàng
Bảng 4. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam, giá 2010
Năm 
Tổng số
(Tỷ đ)
Vốn NSNN Vốn vay Vốn DNNN và nguồn khác
Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ %
2010 316.285 141.709 44,8 115.864 36,6 58.712 18,6
2015 397.324 178.350 44,9 153.622 38,7 65.352 16,4
2019 460.942 248.267 53,9 135.776 29,5 76.899 16,6
Nguồn: [5] 
Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có hiệu 
quả chưa được như mong muốn và thậm chí 
có thể nói còn tương đối thấp. Tuy khó bóc 
tách phần đóng góp thực tế của ĐTNSNN 
nhưng với cố gắng nhóm tác giả đã tính toán 
mức đóng góp của ĐTNSNN vào phát triển 
kinh tế quốc gia và cho thấy mức độ đóng 
góp không lớn.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước 
ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019
Chỉ tiêu 2011 2015 2019
Tỷ lệ đóng góp vào gia tăng GDP (%) 13,1 12.6 13,6
Chỉ số lôi kéo vốn đầu tư tư nhân (lần hoặc đ) 3,62 3,63 4,14
Tỷ lệ đóng góp vào đầu tư xã hội (%) 17,1 17,08 16,7
Nguồn: [5] 
Trong thời kỳ 2011-2019, chỉ số lôi kéo vốn 
tư nhân còn hạn chế (tức là 1 đồng vốn đầu 
tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước mới 
lôi kéo được 3,62 đồng vốn tư nhân năm 2011, 
3,63 đồng năm 2015 và 4,14 đồng năm 2019) 
(Bảng 5). Tỷ lệ đóng góp của ĐTNSNN vào 
gia tăng GDP chỉ đạt khoảng 13 -13,6%; trong 
khi đó tỷ lệ đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã 
hội chiếm khoảng 17%. Điều này cho thấy hiệu 
quả ĐTNSNN còn hạn chế. 
4. Kết luận và kiến nghị một số giải 
pháp gia tăng hiệu quả thu - chi 
ngân sách nhà nước trong những 
năm tới
4.1. Kết luận
Đổi mới thu - chi NSNN là việc làm cần 
thiết và cấp bách. Quản lý và điều hành thu - 
chi NSNN phải theo hướng quyết định mức 
thu nên và cần có lợi cho tăng trưởng kinh tế, 
khuyến khích doanh nghiệp phát triển và làm 
ăn có lãi. Chi NSNN nên và cần thực hiện 
chi đúng, tạo ra bước nhảy vọt về hiệu quả. 
Các tỉnh cũng nên theo hướng để tiến hành 
thu - chi NSNN trên địa bàn một cách hợp lý.
4.2. Kiến nghị một số giải pháp
- Tiếp tục gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh 
tế, tăng mạnh quy mô kinh tế quốc gia trên cơ 
sở hiện đại hóa, gia tăng nhanh chóng tỷ lệ các 
ngành phi nông nghiệp cùng với gia tăng các 
lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong tất cả 
các ngành và lĩnh vực gắn với tăng việc làm có 
thu nhập cao trên phạm vi cả nước. Nói cách 
khác, chuyển đổi số và kinh tế số phải được 
phát triển mạnh mẽ. Phấn đấu tốc độ tăng GDP 
đạt trên mức khoảng 6,5-7%/năm và đi đôi với 
tăng khả năng huy động GDP vào ngân sách 
nhà nước, để tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bằng 
khoảng 23-24% GDP trong vài năm tới gắn với 
giảm chi cho đầu tư công (chỉ đầu tư những 
công trình mà tư nhân làm không hiệu quả 
bằng, gia tăng hình thức đầu tư PPP, sắp xếp 
lại đội ngũ công chức, viên chức để tinh gọn bộ 
máy...). Đồng thời, trong những năm tới Việt 
Nam vẫn nên thực hiện “chính sách thắt lưng 
buộc bụng” để gia tăng nguồn ngân sách chi 
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã 
hội. Phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nghiệp, 
trong đó phải có những doanh nghiệp lớn, tầm 
toàn cầu (phấn đấu có khoảng 10% doanh 
nghiệp thuộc loại lớn vào năm 2025). Phấn đấu 
cứ khoảng 60 người có 1 doanh nghiệp. Bên 
cạnh đó, các cấp, các ngành tháo gỡ khó khăn 
để doanh nghiệp làm ăn có lãi nhiều hơn.
- Đổi mới chi ngân sách nhà nước. Phấn 
đấu dành ngân sách nhà nước chi cho đầu tư 
9TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 3-9
phát triển ở mức chấp nhận được, tức khoảng 
dưới 30% tổng chi ngân sách nhà nước. Chi 
phát triển giáo dục đào tạo ở mức 17-20% và 
chi cho sự nghiệp phát triển khoa học khoảng 
1,8-2% tổng chi ngân sách nhà nước. Do thể 
chế kinh tế quyết định sự thành bại của nền 
kinh tế nên phải dành ngân sách thỏa đáng 
cho việc nghiên cứu xây dựng luật pháp, 
chính sách. Gia tăng hiệu quả chi ngân sách 
nhà nước có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành 
phát triển kinh tế, thu - chi ngân sách nhà 
nước để Nhà nước giữ vai trò quyết định 
thịnh vượng, bứt tốc kinh tế quốc gia và gia 
tăng hiệu quả thu - chi ngân sách nhà nước. 
Đồng thời với hoàn thiện bộ máy, tinh gọn 
biên chế cần ban hành và tổ chức thực hiện 
thật tốt chính sách có lợi cho phát triển kinh 
tế cũng như có lợi cho doanh nghiệp làm 
ăn chân chính. Nâng cao chất lượng các kế 
hoạch thu - chi ngân sách nhà nước và tăng 
cường hiệu quả hoạt động thu - chi ngân sách 
nhà nước. Chống tham nhũng, lợi ích nhóm 
để giảm thiểu thất thoát, lãng phí vốn nhà 
nước. Đồng thời với hoàn thiện bộ máy phải 
nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên 
chức và tinh giản bộ máy, cùng tăng cường 
xây dựng chính phủ điện tử.
- Tăng cường phân cấp trong lĩnh vực thu 
- chi ngân sách nhà nước cho các địa phương. 
Các địa phương cần có kế hoạch cân đối ngân 
sách trong thời gian sớm nhất có thể.
Tài liệu tham khảo
[1] Danron Acemoglu & James A. Robinson (2012). 
Tại sao các quốc gia thất bại - Nguồn gốc của 
quyền lực, thịnh vượng, và nghèo đói. Nhà xuất 
bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[2] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015). 
Luật Ngân sách nhà nước (số 83/2015/QH13 
ngày 25/6/2015).
[3] Chính phủ (2016). Nghị định số 163/2016/NĐ-
CP, ngày 21/12/2016 quy định chi tiết một số 
điều của Luật Ngân sách nhà nước.
[4] Ngô Doãn Vịnh (2008). Những vấn đề chủ yếu 
của kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội.
[5] Tổng cục Thống kê (2019). Niêm giám Thống 
kê Việt Nam năm 2019. Nhà xuất bản Thống kê, 
Hà Nội.
[6] Báo Hải quan online (2019). Lộ diện 1.000 
doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 
lớn nhất năm 2018. Truy cập từ <https://
haiquanonline.com.vn/lo-dien-1.000-doanh-
nghiep-nop-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-lon-
nhat-nam-2018-113013.html>.
[7] Báo điện tử VnExpress (2017). Việt Nam 
đông công chức, viên chức nhất Đông Nam 
Á. Truy cập từ <https://vnexpress.net/viet-
nam-dong-cong-chuc-vien-chuc-nhat-dong-
nam-a-3669338.html>.
STATE BUDGET COLLECTION AND EXPENSES IN VIETNAM: 
THE CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS TO IMPROVE EFFICIENCY
Ngo Doan Vinh1, Nguyen Ngo Viet Hoang2
1Hung Vuong University, Phu Tho 
2Academy of Policy and Development, Hanoi
Abstract
Balance of state budget revenues and expenditures is always an extremely important issue for each government. In 2019, Vietnam had a relatively small economy, per capita was about 2,750 USD. The scale 
of budget revenue is limited but the need for recurrent and development investment at present and for many 
years to come is still very large. In recent years, state budget revenues and expenditures have been in a state of 
not having the necessary balance, state budget deficit remains at about 4.5% of GDP and actually state budget 
revenues and expenditures still reveal inadequacies. Facing such situation, the authors want to present some 
important issues about the state of state budget revenue and expenditure and propose the main solutions to 
increase the efficiency of state budget revenues and expenditures in Vietnam. 
Keywords: State budget revenue and expenditure, economic development, efficiency.

File đính kèm:

  • pdfthu_chi_ngan_sach_nha_nuoc_o_viet_nam_thuc_trang_va_giai_pha.pdf