Thiết kế ánh sáng sân khấu

Một trong những ngành nghề xứng đáng nhất hiện nay

có thể là nghề thiết kế ánh sáng làm việc trong môi trường nghệ

thuật. Nó cũng có thể là một trong những ngành nghề dễ nản chí

nhất trên hành tinh.

Người thiết kế ánh sáng sẽ không bao giờ ngừng học

hỏi. Mỗi tác phẩm, dự án sẽ đưa ra những thách thức mới,

những trở ngại mới, những động lực của con người mới và các

vấn đề mới phải giải quyết. Bạn có thể gặp nhiều thất bại trên

công việc. Đây là một phần của tiến trình nghệ thuật. Các người

thiết kế ánh sáng không nên ngần ngại mà chùn bước khi có

những sai lầm, nên có càng nhiều sai lầm càng tốt, chỉ cần không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự đến

lần thứ hai.

Niềm vui tuyệt vời là khi thiết kế ánh sáng cho một tác phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu của các

nhà biên soạn kịch bản và cũng có thể đáp ứng các ý đồ của giám đốc chương trình và các người thiết kế

khác. Tuy nhiên, niềm vui sẽ lớn hơn nhiều khi biết rằng bạn đã thành công trong mục đích và ý đồ của

bạn và bạn sẽ vô cùng xúc động khi "kích động" được toàn bộ khán giả thông qua việc xử dụng bộ điều

khiển và chương trình ánh sáng của bạn.

Ánh sáng sân khấu không chỉ là vấn đề chiếu sáng đơn giản như hơn 100 năm trước đây. Ngày

nay, người thiết kế ánh sáng dự kiến sẽ là một bậc thầy về nghệ thuật, khoa học, lịch sử, tâm lý học,

truyền thông, chính trị và thậm chí đôi khi còn đọc được tâm hồn.

Người thiết kế sân khấu sẽ học được một cách nhanh chóng rằng mọi thứ không luôn là những gì

họ thấy thể hiện. Một giám đốc yêu cầu cho “nhiều ánh sáng” trên một diễn viên, không có nghĩa là cho tất

cả diễn viên. Thay vào đó, ông ta thực ra chỉ muốn “để xem các diễn viên đẹp hơn”. Người thiết kế có thể

chọn: giảm độ tương phản ánh sáng chung quanh diễn viên này, hay đơn giản hơn là yêu cầu diễn viênnghiêng mặt của mình lên một chút. Cả hai giải pháp đều giải quyết được vấn đề mà không cần "thêm

nhiều ánh sáng hơn”. Vì vậy, người thiết kế ánh sáng cũng phải là một người biết lắng nghe, người phiên

dịch cẩn thận và là một người có tay nghề cao.

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 1

Trang 1

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 2

Trang 2

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 3

Trang 3

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 4

Trang 4

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 5

Trang 5

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 6

Trang 6

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 7

Trang 7

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 8

Trang 8

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 9

Trang 9

Thiết kế ánh sáng sân khấu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang baonam 8880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế ánh sáng sân khấu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế ánh sáng sân khấu

Thiết kế ánh sáng sân khấu
 Thiết kế Ánh sáng Sân khấu 
 PHẦN 1 / 7 – Lời giới thiệu về Ánh sáng Sân khấu 
 1.01 Niềm vui khi Thiết kế ánh sáng 
 1.02 Sự phát triển của ánh sáng sân khấu 
 1.03 Người thiết kế ánh sáng 
 1.04 Mục tiêu của ánh sáng sân khấu 
 1.05 Phẩm chất của ánh sáng 
 1.06 Cường độ & độ sáng 
 1.07 Dạng thức & phân phối 
 1.08 Color, Chroma, Hue & Giá trị 
 1.09 Định hướng & Di chuyển 
 1.10 Ngôn ngữ của ánh sáng 
 1.01 - NIỀM VUI KHI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 
 1.) GIỚI THIỆU: 
 Một trong nhữ ng ngành nghề xứng đáng nhất hiện nay 
có thể là nghề thiết kế ánh sáng làm việc trong môi trường nghệ 
thuật. Nó cũng có thể là một trong những ngành nghề dễ nản chí 
nhất trên hành tinh. 
 Người thiết kế ánh sáng sẽ không bao giờ ngừng học 
hỏi. Mỗi tác phẩm, dự án sẽ đưa ra những thách thức mới, 
những trở ngại mới, những động lực của con người mới và các 
vấn đề mới phải giải quyết. Bạn có thể gặp nhiều thất bại trên 
công việc. Đây là một phần của tiến trình nghệ thuật. Các người 
thiết kế ánh sáng không nên ngần ngại mà chùn bước khi có 
những sai lầm, nên có càng nhiều sai lầm càng tốt, chỉ cần không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự đến 
lần thứ hai. 
 Niềm vui tuyệt vời là khi thiết kế ánh sáng cho một tác phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu của các 
nhà biên soạn kịch bản và cũng có thể đáp ứng các ý đồ của giám đốc chương trình và các người thiết kế 
khác. Tuy nhiên, niềm vui sẽ lớn hơn nhiều khi biết rằng bạn đã thành công trong mục đích và ý đồ của 
bạn và bạn sẽ vô cùng xúc động khi "kích động" được toàn bộ khán giả thông qua việc xử dụng bộ điều 
khiển và chương trình ánh sáng của bạn. 
 Ánh sáng sân khấu không chỉ là vấn đề chiếu sáng đơn giản như hơn 100 năm trước đây. Ngày 
nay, người thiết kế ánh sáng dự kiến sẽ là một bậc thầy về nghệ thuật, khoa học, lịch sử, tâm lý học, 
truyền thông, chính trị và thậm chí đôi khi còn đọc được tâm hồn. 
 Người thiết kế sân khấu sẽ học được một cách nhanh chóng rằng mọi thứ không luôn là những gì 
họ thấy thể hiện. Một giám đốc yêu cầu cho “nhiều ánh sáng” trên một diễn viên, không có nghĩa là cho tất 
cả diễn viên. Thay vào đó, ông ta thực ra chỉ muốn “để xem các diễn viên đẹp hơn”. Người thiết kế có thể 
chọn: giảm độ tương phản ánh sáng chung quanh diễn viên này, hay đơn giản hơn là yêu cầu diễn viên 
nghiêng mặt của mình lên một chút. Cả hai giải pháp đều giải quyết được vấn đề mà không cần "thêm 
nhiều ánh sáng hơn”. Vì vậy, người thiết kế ánh sáng cũng phải là một người biết lắng nghe, người phiên 
dịch cẩn thận và là một người có tay nghề cao. 
 Cuối cùng, người thiết kế ánh sáng phải là một nghệ sĩ! Họ phải hiểu biết phong cách, kết cấu, cân 
bằng, thẩm mỹ và cả m xúc của con người. Họ cũng phải hiểu khoa học của ánh sáng, quang học, tầm 
nhìn, nhận thức tâm lý học và công nghệ ánh sáng. Xử dụng những công cụ để thiết kế ánh sáng phải học 
cách suy nghĩ, cảm nhận và tạo ra tác phẩm bằng trái tim mình. 
 Khi thiết kế ánh sáng tốt – chỉ một mình bạn biết. 
 Khi thiết kế ánh sáng tồi -- tất cả mọi người sẽ cho bạn biết! 
 1.02 – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 
 1.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU TRƯỚC ĐÂY 
 Thiết kế ánh sáng sân khấu có thể cổ xưa như nhà 
hát trang trọng. Người Hy Lạp trước đây đã xây dựng nhà 
hát của họ với không gian mở và định hướng chúng quan hệ 
với ánh nắng mặt trời, xử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu 
sáng sân khấu. Họ trình diễn vở kịch của mình tại những 
thời điểm khác nhau trong ngày, để tận dụng lợi thế sự khác 
nhau của ánh sáng tự nhiên. Loại hình này về bản chất, là 
thiết kế ánh sáng đầu tiên. Nhà hát Dionysus (Athens, 
khoảng năm 330 trước Công nguyên) và nhà hát Epidaurus 
(đã hoàn thành khoảng năm 340 trước Công nguyên) là những thí dụ về các nhà hát công cộng đầu tiên 
trên thế giới. 
 Ánh sáng cho nhà hát được phát triển qua nhiều thế kỷ, xử dụng cả hai nguồn: tự nhiên và sau đó 
là các nguồn nhân tạo. Mặt trời, nến, đuốc dầu, khí đốt, hồ quang điện và ánh sáng vôi? (lime), tất cả đều 
có một vị trí trong ánh sáng sân khấu trước kia. Tại Italia thời Phục hưng, nhiều nền tảng của thiết kế ánh 
sáng như hiện nay, đã được xây dựng khá vững chắc. 
 2.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU HIỆN ĐẠI 
 Thiết kế ánh sáng sân khấu hiện đại bắt đầu tiến triển mạnh với sự phát triển củ a đèn đốt tim vào 
cuối những năm 1800. Sáng chế này cho phép phát triển thiết bị đèn (fixture) ánh sáng nhỏ, an toàn, di 
động, có thể dễ dàng đặt ở bất cứ đâu chung quanh sân khấu, và sau đó được điều khiển bởi một hệ 
thống dimmer từ xa. Trước đây trong thời kỳ ánh sáng khí đốt, ánh sáng sân khấu phức tạp đã thực sự tồn 
tại. Tuy nhiên, nó được giới hạn bởi công nghệ này có mùi khó chịu, với nhiều vấn đề vốn có của nó. 
Trong thời kỳ ánh sáng khí, một số lượng lớn nhà hát đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn. 
 Trong thời gian đầu những năm 1900, ánh sáng sân khấu tiếp tục phát triển, một số ngành công 
nghiệp ánh sáng bắt đầu phát triển song song, vay mượn gốc cơ bản từ các lĩnh vực thiết kế ánh sáng sân 
khấu. Các lĩnh vực hiện ... ọi nơi trên toàn lĩnh vực hình ảnh. Điều này thực tế là do camera 
truyền hình ghi nhận một phạm vi tương phản ít hơn nhiều so với mắt người. Mặc dù mắt người có thể 
điều chỉnh độ tương phản trong các lĩnh vực của tầm nhìn có tỷ lệ 100.000:1, camera truyền hình chỉ có 
thể xử lý trong phạm vi tương phản 100:1, là cao nhất. 
 Kỹ thuật ánh sáng truyền hình cũng cần cung cấp một mức độ quan tâm hay cân bằng hình ảnh thị 
giác. Thông thường, người thiết kế truyền hình sẽ tạo ra một ánh sáng hướng mạnh KEY LIGHT đến một 
nghệ sĩ biểu diễn từ một bên và một ánh sáng nhẹ nhàng hơn FILL LIGHT ít dữ dội, ở một góc khoảng 90 
độ ánh sáng KEY. Tiếp theo, một ánh sáng BACK thường được dùng để giúp đỡ trực quan biểu diễn riêng 
biệt từ phía sau. Như trong nhà hát, một lần người biểu diễn được chiếu sáng cho khả năng hiển thị (hay 
tín hiệu, thích hợp với TV), nền (background) và khung cảnh (surrounding) chung quanh được chiếu sáng 
để cân bằng thị giác, (BASE LIGHT). 
 Thiết bị ánh sáng TV tương tự như thiết bị sân khấu ngoại trừ nó thường lớn và có công suất cao 
hơn. Các đèn Fresnel 2,5 và 10 Kw thường được xử dụng cho ánh sáng KEY, và BACK. Thiết bị khác bao 
gồm SCOOP và FLOOD thường được xử dụng để làm đầy ánh sáng nền. Hầu hết các thiết bị TV được 
thiết kế để lấy tiêu điểm và điều chỉnh từ sàn studio bằng cách xử dụng một “long pole". 
 3.11 - ÁNH SÁNG PHOTO và NHIẾP ẢNH 
 1.) ÁNH SÁNG NHIẾP ẢNH 
 Ánh sáng nhiếp ảnh chỉ là một hình thức 
nghệ thuật như là thiết kế ánh sáng sân khấu. Nói 
chung, không có tên gọi như là người thiết kế ánh 
sáng “chụp ảnh”. Nhiếp ảnh gia thường làm ánh 
sáng cho riêng mình và như vậy, họ có trách nhiệm 
về tất cả các yếu tố nghệ thuật của hình ảnh, bao 
gồm cả ánh sáng, độ tương phản, cân bằng, bố 
cụ c, phong cách, ấn tượng, tâm trạng, v.v 
 Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phải biết 
các thuộc tính của bộ phim của mình liên quan đến 
độ lộ sáng (exposure), độ bão hòa (saturation) và 
độ tương phản (contract) thích hợp. Mặc dù mắt người có thể điều chỉnh một trong phạm vi rộng “độ sáng-
brightness), tất cả cùng một lúc trong lĩnh vực thị giác, máy ảnh và phim có thể không làm được. Độ tương 
phản bị giới hạn, có lẽ không quá 3:01 đối với một số loại phim. 
 Đôi khi các người thiết kế ánh sáng sân khấu sẽ có mặt trong tiến trình sản xuất để làm việc với 
một nhiếp ảnh gia, làm phim tài liệu hay cảnh chụp quan hệ công cộng của tác phẩm. Người thiết kế có thể 
giúp các nhiếp ảnh gia bằng cách bảo đảm rằng có ánh sáng đáng quan tấm ở nơi cần thiết. Ngoài ra, nền 
phong cảnh và cycloramas hiện ra đầy đủ ánh sáng cho mắt, có thể xảy ra màu tối, xám xịt và thiếu sáng 
cho phim.Thêm ánh sáng bổ sung cho những yếu tố này là cần thiết để giảm chủ đề về tương phản của 
phông nền (background). 
 Thông thường nhiếp ảnh gia cho nhà hát sẽ xử dụng máy tốc độ cao, phim đen trắng hay màu. 
Phim dương bản (slide) vẫn còn được ưa thích bởi hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, đối với phim 
màu, độ bão hòa màu sắc cao hơn và do thực tế rằng họ "tái tạo-reproduce” tốt hơn làm bản in, cho hầu 
hết các ứng dụng. 
 2) ÁNH SÁNG NHIẾP ẢNH - KỸ THUẬT 
 Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng studio, cả hai thường được xử dụng cho các ứng dụng ánh sáng 
chụp ảnh. Ánh sáng studio là thường dựa trên gốc cơ bản của McCandless. Hai đèn chiếu sáng được đặt 
ở mức 45 độ với nhau, ở phía trước của đối tượng. Thường thì loại ánh sáng sáng hơn (KEY LIGHT) 
được dùng để cung cấp một cảm giác có định hướng và động lực. Ánh sáng khác (FILL LIGHT), có cường 
độ hơi thấp hơn và "mềm hơn", được xử dụng để lấp đầy chỗ tối tạo ra bởi ánh sáng chính. Và ánh sáng 
“nghịch-back” với chủ đề, giúp cô lập các đối tượng từ phía sau. Ánh sáng bổ sung sau đó chiếu sáng cho 
background khi cần thiết. 
 Có rất nhiều kỹ thuật ánh sáng nhiếp ảnh thể hiện trong nhiều sách về nhiếp ảnh. Một trong những 
kỹ thuật yêu thích của tôi là như sau: Để chụp ảnh một căn phòng rất lớn, (nhà thờ, giảng đường, v.v) với 
ánh sáng bị thiếu, làm như sau: Chọn một tốc độ và độ nhạy phim sao cho phép có thể lộ sáng 3-5 phút. 
Sau đó, mở ống kính và đi khắp gian phòng với đèn flood 1000 watt, “sơn” đồng đều tất cả các bề mặt. Tất 
cả các bề mặt trong hình ảnh này sẽ được lộ sáng, và "thợ sơn ánh sáng" sẽ vô hình, không lộ diện nếu họ 
đã di chuyển đủ nhanh. Đơn giản chỉ cần “sơn” nhiều ánh sáng hơn ở bề mặt tối hơn hay chi tiết cần bổ 
sung. Bắt buộc phải có nhiều lần thử nghiệm với tiến trình này. 
 3.12 – ÁNH SÁNG PHIM VÀ ẢNH ĐỘNG (MOTION PICTURE) 
 1.) ÁNH SÁNG FILM 
 Ánh sáng cho phim là một hình thức 
nghệ thuật trong chính nó. Chỉ cần chứng 
kiến, nhiều tác phẩm điện ảnh tốt (và không 
tốt) trong những thập kỷ qua. Ngoài ra, phim 
là một phương tiện tuyệt vời và có giá trị để 
nắm bắt và sau đó nghiên cứu ánh sáng và 
kỹ thuật ánh sáng. 
 Ánh sáng cho phim là một cuộc hôn 
nhân giữa cameraman, bộ phim của mình và 
phòng lab. Kỹ thuật ánh sáng cho phim phụ 
thuộc nhiều vào kiến thức để đánh giá từng 
bộ phim sẽ phản ứng với từng loại ánh sáng 
về cường độ (intensity), độ tương phản (contract) và độ màu như thế nào. Một trong nhiều phẩm chất hình 
ảnh có sẵn là cách thao tác, độ lộ sáng, độ màu và xử lý phim. 
 2) ÁNH SÁNG FILM - KỸ THUẬT 
 Cả hai: ánh sáng ban ngày lẫn các nguồn sáng nhân tạo đều được xử dụng cho ánh sáng phim. 
 Thiết bị ánh sáng cho ngành công nghiệp điện ảnh tương tự như thiết bị ánh sáng sân khấu, ngoại 
trừ chúng lớn hơn và có công suất cao hơn. Mặc dù vẫn dùng thiết bị đốt tim, thiết bị mới xử dụng nguồn 
H.I.D, bây giờ cũng thường được xử dụng. 
 Đèn Fresnel, Flood mặt mở (mở rộng) và “9 light” là tất cả các thiết bị ánh sáng phim phổ biến. 
Thiết bị “9 light”, bao gồm 9 bóng đèn PAR gắn kết trong một ma trận 3 x 3. Điều này cung cấp một 
“nguồn kích cỡ lớn”, và rất tuyệt vời cho ánh sáng “key” hay ánh sáng động lực. 
 Nhiệt độ màu và cân bằng màu rất quan trọng trong ánh sáng phim. Thông thường các nguồn sẽ 
được cân bằng bằng cách xử dụng các bộ lọc hiệu chỉnh màu sắc, qua riêng mỗi thiết bị, hay chính trên 
ống kính của camera. 
 Ánh sáng phim xử dụng rất nhiều các thiết bị phản chiếu (với nhiều loại bề mặt khác nhau) để thu 
nhận và phản chiếu ánh sáng và “lấp đầy-fill” chỗ bị tối. 
 Thiết bị ánh sáng thường được gắn cao qua đầu, trên chân đứng hay trên xe tải. Khi máy phát điện 
lớn “vào chỗ-on location”, “hàng dặm-miles” dây cable điện được xử dụng để cung cấp năng lượng cho 
các thiết bị. 
 3.13 – ÁNH SÁNG BẢO TÀNG VÀ 
PHÒNG TRƯNG BÀY NGHỆ THUẬT 
(MUSEUM & ART GALLERY) 
 1.) ÁNH SÁNG BẢO TÀNG VÀ PHÒNG 
TRƯNG BÀY NGHỆ THUẬT 
 Ánh sáng cho các bảo tàng và phòng 
trưng bày luôn luôn là một thách thức. Thường 
xuyên làm việc này là chính các nhân viên viện 
bảo tàng. Mặt khác, một người thiết kế ánh 
sáng sân khấu hay chuyên gia ánh sáng khác 
có thể được tham gia để cung cấp sự hỗ trợ. 
 Ánh sáng của các đối tượng của nghệ thuật phải được tiếp cận với sự chăm sóc. Cũng nên biết 
rằng những tác động có hại từ bức xạ hồng ngoại và tia cực tím có thể thường xuyên gây thiệt hại gần như 
bất kỳ đối tượng nào, tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm. 
 Mặc dù các bảo tàng hay người thiết kế ánh sáng phòng trưng bày có thể muốn ánh sáng cho sự 
quan tâm, chú ý và khả năng hiển thị, quan tâm đầu tiên của họ phải là bảo quản được hiện vật quý và các 
đồ tạo tác. Trong khía cạnh này, các nhân viên phụ trách của viện bảo tàng hay phòng trưng bày thường 
xuyên sẽ áp đặt sự hạn chế ánh sáng rất nghiêm ngặt đối với từng bề mặt trực diện hay phòng. 
 Ngay cả ngày nay cũng có những tiêu chuẩn cho thấy những mức độ tiếp xúc an toàn với tia hồng 
ngoại và tia cự c tím cho các đối tượng quý hiếm này. Nhiều người quản lý giả thuyết là không. Các nghiên 
cứu khác cho phép mức độ của ánh sáng khác nhau (footcandles hay lux) dựa trên vật liệu, xây dựng, điều 
kiện và quý hiếm của đối tượng – so với các thuộc tính cụ thể của nguồn ánh sáng được xử dụng. Không 
cần phải nói, ánh sáng cho các hiện vật quý phải được xem xét rất cẩn thận. 
 Chúng ta đã biết rằng những tác động có hại của bức xạ cực tím và hồng ngoại vẫn được tích lũy. 
Đó là, độ phơi nhiễm dài (thời gian) sẽ lớn hơn những thiệt hại. 
 Trong trường hợp có liên quan đến ánh sáng tự nhiên, không nên để ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp 
vào các hiện vật nhạy cảm, bao gồm tranh vẽ, bản vẽ, đồ họa in, thảm trang trí, ... Các hiện vật này có thể 
bị hư hỏng do nhiệt (IR) và tẩy trắng bởi tia cực tím. Ánh sáng tự nhiên mức độ cao gián tiếp, nói chung 
cũng nên tránh, ngoại trừ cho các hiện vật chắc chắn và bền hơn. Trong trường hợp cần thiết, để hạn chế 
những tác động có hại từ một hệ thống chiếu sáng nhân tạo, người thiết kế trước hết phải chọn một nguồn 
thấp trong cả hai loại: bức xạ hồng ngoại lẫn tia cực tím. Nguồn nóng sáng thường là nguồn của sự lựa 
chọn. Tuy nhiên, tia sáng của thiết bị ánh sáng chiếu hiện vật thông thường, thường có một chùm tia nóng 
có thể được phát hiện dễ dàng với bàn tay của một người ở một khoảng cách một vài feet. Điều này đặc 
biệt đúng với một số loại đèn PAR, R và MR. Nhiệt đến một đối tượng có thể được hạn chế bằng cách 
tăng khoảng cách chiếu sáng nhưng cũng mất một số ánh sáng tương ứng. Cách khác, có thể xử dụng 
đèn lưỡng sắc đặc biệt có thể loại bỏ các thành phần hồng ngoại từ các chùm tia ánh sáng đi qua bức xạ 
này thông qua chóa phản chiếu ở phía sau của đèn. 
 Bức xạ cực tím từ thiết bị đốt tim hiếm khi có vấn đề như tia cực tím ít tồn tại vì đã bị “lọc ra” khỏi 
chùm ánh sáng bởi ống kính trong suốt của đèn. Một số nguồn halogen vonfram có thể sản xuất mức độ 
tia cực tím cao hơn (và khó chịu), tuy nhiên các nguồn này có thể bị lọc với một bộ lọc ngăn chặn tia cực 
tím có sẵn từ hầu hết các nhà cung cấp thiết bị sân khấu. 
 3.14 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG KIẾN TRÚC (ARCHITECTURAL) 
 1.) ÁNH SÁNG KIẾN TRÚC 
 Gián tiếp liên quan đến thiết kế ánh sáng 
sân khấu, thiết kế ánh sáng kiến trúc là một lĩnh 
vực tương đối mới, trở thành phổ biến từ năm 
1970. Thiết kế ánh sáng kiến trúc đề cập đến kế 
hoạch chiếu sáng cho cả hai: nội thất lẫn không 
gian bên ngoài. Xem thêm: Ánh sáng cảnh quan. 
 Thông thường, đối với hầu hết các tòa nhà 
building (thương mại và công nghiệp) "chiếu sáng" 
theo quy định của các KỸ SƯ ĐIỆN (ELECTRICAl 
ENGINEER). Người tư vấn này thường chịu trách 
nhiệm tổng quát về các hệ thống điện, phân phối 
điện năng, hệ thống âm thanh, hệ thống báo cháy và ánh sáng. Thỉnh thoảng, một KỸ SƯ CHIẾU SÁNG 
(ILLUMINATING ENGINEER) có thể chỉ định việc chiếu sáng. Thông thường khi các kỹ sư chỉ định một hệ 
thống chiếu sáng, họ quan tâm nhất việc cung cấp sự chiếu sáng thích hợp cho các việc làm liên quan đến 
công việc cụ thể. 
 Thiết kế ánh sáng là một nhiệm vụ bổ sung khá mới với đội ngũ kiến trúc. Mặc dù thường không 
phải là một kỹ sư, chuyên gia tư vấn này sẽ chỉ định tất cả các loại ánh sáng và tiêu chuẩn chiếu sáng. Họ 
sẽ làm việc trực tiếp với các chuyên gia tư vấn khác (kiến trúc, cấu trúc, cơ khí và điện) để bảo đảm rằng 
hệ thống chiếu sáng được thiết kế, thật chi tiết và có sức thu hút. 
 Ánh sáng kiến trúc chiếu sáng xa nhiều hơn. Người thiết kế ánh sáng kiến trúc có thể quan tâm sao 
cho chiếu sáng các tòa nhà và không gian thật đúng. Họ có thể quan tâm đến mức độ, hiệu quả xử dụng 
và an toàn ánh sáng. Tuy nhiên, người thiết kế ánh sáng kiến trúc cũng nên quan tâm rất nhiều đến hiệu 
suất và ảnh hưởng tốt lành của con người, trong một không gian kiến trúc. Thiết kế chiếu sáng tốt luôn 
luôn làm việc hướng tới sự giải quyết các tiêu chí cụ thể. Ánh sáng kiến trúc có thể cung cấp “nhìn thấy 
được-see-ability” cơ bản cho các nhiệm vụ cụ thể, hay có thể hỗ trợ về hiệu ứng, thẩm mỹ, tiện nghi, an 
toàn, sức khỏe, và tốt lành. 
 Người thiết kế ánh sáng kiến trúc phải hiểu biết đầy đủ cả hai: tính chất vật lý của ánh sáng lẫn các 
hiệu ứng tâm lý của ánh sáng. Họ cũng phải thành thạo với tiến trình thiết kế và xây dựng kiến trúc và phải 
có khả năng để thiết kế có trách nhiệm trong phạm vi ngân sách. 
 2) ÁNH SÁNG KIẾN TRÚC - KỸ THUẬT 
 Có hàng trăm hãng sản xuất trên thế giới chuyên sản xuất thiết bị ánh sáng kiến trúc. Thiết bị có tất 
cả các loại hình, hình dạ ng và kích cỡ. Nghĩa đen, tồn tại hàng ngàn thiết bị khác nhau, cho những ứng 
dụng khác nhau. Thiết bị có thể xử dụng đèn đốt tim, đèn huỳnh quang. Nguồn H.I.D. thường được xử 
dụng nếu có thể vì nó được đánh giá cao về tính hiệu quả và có độ bền rất dài. 
 Thiết bị ánh sáng sân khấu hiếm khi dùng cho ánh sáng kiến trúc. Thiết bị sân khấu xử dụng bóng 
đèn loại “photo'” với tuổi thọ tương đối thấp, và thiết bị không được thiết kế để hoạt động liên tục. 
 Ánh sáng kiến trúc (như ánh sáng sân khấu) xử dụng sự kết hợp giữa kỹ thuật đèn flood và 
spotlight. Thiết bị thường được bố trí đèn chiếu xuống (downlight), tuy nhiên một số ứng dụng có thể yêu 
cầu chiếu lên (uplighting) hay chiếu cạnh (side lighting) cho ra hiệu ứng rất lớn. 
 3.15 THIẾT KẾ ÁNH SÁNG CẢ NH QUAN (LANDSCAPE) 
 1.) ÁNH SÁNG CẢNH QUAN 
 Nghệ thuật của ánh sáng cảnh quan thường 
kết hợp với lĩnh vực thiết kế ánh sáng kiến trúc. Các 
lĩnh vực chiếu sáng cảnh quan cũng liên quan chặt 
chẽ với loại hình kiến trúc đặc biệt tương đối mới, kiến 
trúc sư cảnh quan. 
 Người thiết kế ánh sáng cảnh quan chịu trách 
nhiệm về thiết kế ánh sáng lớn ngoài trời (thường) 
bao gồm chủ yếu là thực vật và lá cây. Thông thường 
việc thiết kế bao gồm ánh sáng, cây xanh, hồ bơi, cầu, 
đường dẫn, đài phun nước, tác phẩm điêu khắc, băng 
ghế, các khu vực còn lại và nhiều hơn nữa. 
 Người thiết kế chiếu sáng cảnh quan có các mục tiêu tương tự như các loại thiết kế ánh sáng khác. 
Họ thường chiếu sáng cho khả năng tầm nhìn, không khí, tâm trạng và sự quan tâm. Cũng như thiết kế 
ánh sáng sân khấu cho một bài thuyết trình ấn tượng, người thiết kế ánh sáng cảnh quan cũng thường có 
một mối quan tâm bổ sung rằng họ thường phải tạo ánh sáng an toàn và không khí đầu tiên, và thứ hai là 
sự tác động. 
 2) ÁNH SÁNG CẢNH QUAN - KỸ THUẬT 
 Chiếu sáng cảnh quan thường dùng đèn có điện áp thấp loại nhỏ (miniature). Bắt buộc phải có một 
hệ thống điện thế thấp để bảo đảm an toàn hơn và giảm nguy cơ bị điện giật, vì thiết bị và hệ thống dây 
điện thường hoạt động trong môi trường ẩm ướt. 
 Thiết bị thường nằm trên mặt đất để uplight cho các cây và bụi cây hay có thể được đặt trên cây 
uplight (hay downlight) thân cây. Các đèn cảnh quan khác bao gồm việc xử dụng các cột (bollard) chiếu 
sáng. Những cái cột này như thiết bị có rất nhiều loại và thường được xử dụng để thắp sáng đường đi, lá 
cây hay các khu vực bên ngoài khác. Cột đèn trang trí, có số lượng không giới hạn của thiết kế cũng 
thường được xử dụng. 
 Thông thường, ánh sáng cảnh quan được đặt trên một hệ thống điều khiển có thể biến hệ thống 
"mở” hay “tắt" vào các thời điểm cụ thể. Cách khác, một hệ thống có thể xử dụng một điều khiển dùng tế 
bào quang điện, biến hệ thống mở vào lúc hoàng hôn và tắt lúc bình minh. 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_anh_sang_san_khau.pdf