Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh

Thị trường công nghệ l m đẹp

Gần đây, tại Việt Nam mô hình thẩm mỹ công nghệ cao đang trên đà phát triển mạnh

mẽ. Đã xuất hiện một loạt các thương hiệu khá nổi tiếng trong lĩnh vực này, tuy nhiên mức độ

đầu tư còn hạn chế do chưa có sự tham gia của các thương hiệu quốc tế lớn. Trong khi đó,

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 20 triệu phụ nữ Việt trong độ

tuổi từ 15 đến 39 (40% dân số nữ), cùng ý thức về sức khỏe, thẩm mỹ của người tiêu dùng

đang ngày càng được nâng cao đã biến Việt Nam thành một mảnh đất đầy hứa hẹn.

Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp nằm trong các hotel và resort mặc dù ít đa dạng về công

nghệ, chủ yếu chăm sóc da mang tính chất thư giãn nhưng đóng góp thị phần lớn nhất vào sự

phát triển của ngành thẩm mỹ (chiếm 86% tổng doanh thu ngành, các cơ sở chăm sóc sắc

đẹp khác đóng góp 14%). Khu vực thu hút sự quan tâm đầu tư và yêu thích của các thương

hiệu Spa và Resort nước ngoài là vùng duyên hải Miền Trung, nơi có những bãi biển đẹp và

các quần thể du lịch, kiến trúc văn hóa độc đáo, đặc biệt là khu Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang,

Lăng Cô Còn khu vực quan tâm đầu tư các thẩm mỹ viện hay các spa công nghệ cao thì lại

tập trung vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Dự báo của Mintel cho biết đến năm 2018, giá trị thị trường làm đẹp, chăm sóc cá

nhân tại Việt Nam sẽ lên đến 2,35 tỉ USD. Trong đó, chăm sóc da là một lĩnh vực thu hút có

nhu cầu rất lớn. Theo một khảo sát, có đến 64% phụ nữ Việt chọn chăm sóc da như một biện

pháp để duy trì tuổi xuân. Chăm sóc da mặt cũng đứng thứ nhì trong danh sách những dịch vụ

được người tiêu dùng quan tâm nhất, chỉ sau chăm sóc tóc.

Ngoài các yếu tố trên, sự thay đổi về môi trường, khí hậu cũng làm gia tăng nhu cầu

làm đẹp. Tuy nhiên, cùng với những tiềm năng về nhu cầu, thì việc mong đợi kết quả điều trị

của khách hàng cũng cao hơn, trong khi việc đáp ứng kết quả điều trị cho khách hàng, thì

không phải trung tâm nào cũng dám cam kết.

 

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 1

Trang 1

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 2

Trang 2

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 3

Trang 3

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 4

Trang 4

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 5

Trang 5

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 6

Trang 6

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 7

Trang 7

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 8

Trang 8

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8820
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh

Thị trường công nghệ làm đẹp cho nữ giới tại Việt Nam và định hướng kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 604 
THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ LÀM ĐẸP CHO NỮ GIỚI TẠI VIỆT NAM VÀ 
ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH 
ThS. Bùi Thị Thanh Nhàn 
 Trƣờng Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT VÀ TỪ KHÓA 
Nhu cầu về thẩm mỹ đã và đang trở nên phổ biến và quan trọng với rất nhiều phụ nữ 
Việt nam ở mội lứa tuổi hiện nay. Nghiên cứu này nhằm đưa ra những nhận định và đánh giá 
ban đầu về nhu cầu về sản phẩm công nghệ làm đẹp không phẫu thuật của phụ nữ Việt trong 
giai đoạn 5 năm (2012-2017). 
Trên cơ sở khái quát thực trạng thị trường công nghệ làm đẹp không phẫu thuật và 
tham khảo các kết quả khảo sát thứ cấp, tác giả đưa ra những đánh giá và đề xuất mang tính 
chất gợi ý cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh nhóm sản phẩm công nghệ này nhằm 
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường này tại Việt Nam. 
NỘI DUNG 
1. Đặt vấn đề 
Trong 3 năm trở lại đây, các thành phố lớn tại Việt Nam đang dần trở thành “thánh 
địa” của các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ làm đẹp. Sự bùng nổ của hàng loạt những trung 
tâm thẩm mỹ, spa đang khiến thị trường “màu mỡ” này dần trở nên “chật chội” và cạnh tranh 
khốc liệt. Mặc dù, thẩm mỹ làm đẹp đã trở lên phổ biến đối với người Việt nhưng với thực 
trạng “đại chúng hoá” ngành công nghiệp nhan sắc, liệu còn cơ hội nào cho các chủ đầu tư 
khai thác và tối ưu hoá lợi nhuận? 
Bài viết này nhằm nghiên cứu về nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ làm đẹp của 
nữ giới Việt Nam nhằm đưa ra những gợi ý cho các chủ đầu tư kinh doanh trong thị trường 
công nghệ làm đẹp tại Việt Nam hiện nay. 
2. Thị trƣờng công nghệ l m đẹp 
Gần đây, tại Việt Nam mô hình thẩm mỹ công nghệ cao đang trên đà phát triển mạnh 
mẽ. Đã xuất hiện một loạt các thương hiệu khá nổi tiếng trong lĩnh vực này, tuy nhiên mức độ 
đầu tư còn hạn chế do chưa có sự tham gia của các thương hiệu quốc tế lớn. Trong khi đó, 
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 20 triệu phụ nữ Việt trong độ 
tuổi từ 15 đến 39 (40% dân số nữ), cùng ý thức về sức khỏe, thẩm mỹ của người tiêu dùng 
đang ngày càng được nâng cao đã biến Việt Nam thành một mảnh đất đầy hứa hẹn. 
Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp nằm trong các hotel và resort mặc dù ít đa dạng về công 
nghệ, chủ yếu chăm sóc da mang tính chất thư giãn nhưng đóng góp thị phần lớn nhất vào sự 
phát triển của ngành thẩm mỹ (chiếm 86% tổng doanh thu ngành, các cơ sở chăm sóc sắc 
đẹp khác đóng góp 14%). Khu vực thu hút sự quan tâm đầu tư và yêu thích của các thương 
hiệu Spa và Resort nước ngoài là vùng duyên hải Miền Trung, nơi có những bãi biển đẹp và 
các quần thể du lịch, kiến trúc văn hóa độc đáo, đặc biệt là khu Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, 
Lăng CôCòn khu vực quan tâm đầu tư các thẩm mỹ viện hay các spa công nghệ cao thì lại 
tập trung vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 
Dự báo của Mintel cho biết đến năm 2018, giá trị thị trường làm đẹp, chăm sóc cá 
nhân tại Việt Nam sẽ lên đến 2,35 tỉ USD. Trong đó, chăm sóc da là một lĩnh vực thu hút có 
nhu cầu rất lớn. Theo một khảo sát, có đến 64% phụ nữ Việt chọn chăm sóc da như một biện 
pháp để duy trì tuổi xuân. Chăm sóc da mặt cũng đứng thứ nhì trong danh sách những dịch vụ 
được người tiêu dùng quan tâm nhất, chỉ sau chăm sóc tóc. 
Ngoài các yếu tố trên, sự thay đổi về môi trường, khí hậu cũng làm gia tăng nhu cầu 
làm đẹp. Tuy nhiên, cùng với những tiềm năng về nhu cầu, thì việc mong đợi kết quả điều trị 
của khách hàng cũng cao hơn, trong khi việc đáp ứng kết quả điều trị cho khách hàng, thì 
không phải trung tâm nào cũng dám cam kết. 
* Khách Hàng: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
605 
Trước đây, chăm sóc sắc đẹp (spa, hay thẩm mỹ) được xem là dịch vụ xa xỉ dành riêng 
cho phụ nữ giới thượng lưu. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ và nhu cầu làm đẹp tăng 
cao đã khiến nhận thức của người Việt về thẩm mỹ ngày càng thay đổi. Thẩm mỹ hay sử 
dungjcacs công nghệ tiên tiến không phẫu thuật để tân trang nhan sắc dần trở thành một trong 
những sự lựa chọn hàng đầu giúp tất cả mọi người, dù độ tuổi hay giới tính nào, giúp họ cảm 
thấy tự tin và thành công hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, dịch vụ spa như chăm sóc da, 
mát xa, đang được nhiều khách hàng sử dụng thường xuyên với mục đích thư giãn, phục 
hồi năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng. 
Thị trường khách hàng trong nước cho thấy những tín hiệu vô cùng khả quan khi ngày 
càng nhiều người dân tỏ ra sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và nhận thức 
của khách hàng về thị trường chăm sóc sắc đẹp ngày càng tích cực hơn. Đây là yếu tố quan 
trọng giúp ngành kinh doanh công nghệ làm đẹp tại Việt Nam dần chiếm được sự tin tưởng và 
ủng hộ của khách hang. 
* Sự đa dạng về sản phẩm công nghệ làm đẹp không phẫu thuật 
Hiện nay, công nghệ làm đẹp không phẫu thuật tại Việt Nam hầu như theo kịp với xu 
hướng thế giới. Quan sát tại các thành phố lớn, nơi hội tụ rất nhiều các thẩm mỹ viện và spa 
tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, ta thấy các cơ sở này đều thường xuyên cập nhật các công nghệ 
và sản phẩm tiên tiến nhất về chăm sóc sắc đẹp. Có thể chia loại sản phẩm công nghệ làm 
đẹp không phẫu thuật làm 3 nhóm như sau: 
Một là, nhóm các sản phẩm công nghệ dưỡng da, tái tạo và trẻ hóa da bằng mỹ phẩm 
chăm sóc ngoài da. Nhóm này bao gồm các dòng sản phẩm: dưỡng ẩm cho da, trị nám, mụn, 
làm trắng da, cải tạo nếp nhăn, tăng độ đàn hồi cho da, Nhóm sản phẩm này thường không 
đem lại hiệu quả tối ưu và tức thì. Giá cả của chúng cũng có khoảng cách khá xa từ vài tram 
nghìn đồng đến vài chục triệu đồng cho 1 bộ sản phẩm với hàng trăm chủng loại khác nhau, 
phần lớn được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Thái Lan, Nhóm sản 
phẩm này thường được kết hợp với công nghệ chăm sóc da cơ bản chủ yếu tại các spa trên 
khắp toàn quốc. 
Hai là, nhóm các sản phẩm chăm sóc tái tạo da, xóa nhăn, nâng cơ, trẻ hóa da bằng 
máy móc công nghệ không gây chảy máu hay xâm lấn. Nhóm này thường mang lại hiệu quả 
tức thì và khá rõ nét nhưng chi phí thường cao, có khi lên đến gần trăm triệu đồng như công 
nghệ ulteraphy, thermage, hifu, Smart thera, lazer,(giá theo liệu trình tùy thuộc vào nguồn 
gốc máy móc thiết bị và đặc điểm của từng spa hay thẩm mỹ viện). Các thẩm mỹ viện hay spa 
lớn hầu hết đầu tư nhóm sản phẩm này và nó cũng là những công nghệ chăm sóc da được 
nhiều chị em yêu thích vì tính hiệu quả và an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Ba là, nhóm sản phẩm thẩm mỹ làm đẹp như nhấn mí, căng da nội soi, căng da chỉ 
vàng, cấy da sinh học PRPP (huyết thanh giàu tiểu cầu), tiêm chất làm đầy, tiêm filer, tiêm tế 
bào gốc, lăn kim tái tạo da, Các sản phẩm công nghệ này theo quy định phải do bác sĩ được 
cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện, do đó khách hàng thường lựa chọn các thẩm mỹ viện có 
bác sĩ thẩm mỹ khi có nhu cầu làm đẹp. Nhóm sản phẩm này được đánh giá là hiệu quả khá 
cao, nhưng có thể gây ra hiện tượng phù nề sau khi thực hiện và đa phần là phải gây tê khi 
thực hiện. Giá của nhóm này dao động từ vài triệu đến gần trăm triệu. 
* Chất lượng dịch vụ và sản phẩm: 
Ngoài một số thương hiệu spa trong resort/hotel cao cấp và các spa hay thẩm mỹ viện 
lớn, còn lại đa phần các cơ sở chăm sóc sắc đẹp khác thường phát triển tự phát, chất lượng cơ 
sở vật chất và dịch vụ còn yếu và chưa đạt chuẩn. Ngoài ra, thiếu nhân sự quản lý cấp cao và 
chuyên viên spa đạt chuẩn quốc tế là một thách thức rất lớn đối với sự phát triển của các sản 
phẩm công nghệ làm đẹp cao cấp tại Việt Nam do chi phí thuê nhân sự nước ngoài và chuyên 
gia đào tạo rất đắt đỏ, chưa kể những khó khăn phát sinh do khác biệt văn hóa, ngôn ngữ và 
mức độ am hiểu thị trường. Đội ngũ kỹ thuật viên còn thiếu và yếu tay nghề cũng như tác 
phong phục vụ chưa chuyên nghiệp cũng là vấn đề chung của rất nhiều spa hiện nay. Đây là 
những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết vì đó chính là các yếu tố quan trọng góp phần tạo 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 606 
nên giá trị các dịch vụ và thương hiệu cho các cá nhân hay tổ chức kinh doanh sản phẩm công 
nghệ này. 
3. Kết quả khảo sát tham khảo 
3.1. Kết quả khảo sát nhu cầu làm đẹp của công ty NCTT trực tuyến W&S năm 2012 
Đây là cuộc khảo sát nhanh dựa trên 261 thành viên nữ từ 19 tuổi trở lên và đa số là 
nhân viên văn phòng (60%), nhằm tìm hiểu về thói quen chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ Việt 
Nam ngày nay. 
1. Mức độ thường xuyên đi Spa 
Mức độ đi Spa thường xuyên nhất là 1 lần/1 tuần chiếm 34.1% và nhiều người có xu 
hướng đi Spa cùng với bạn bè (38.7%) hoặc chị em gái (22.2%). 
2. Lý do đi Spa 
77.4% nhằm giải tỏa căng thẳng 
53.6% nhằm được tư vấn chăm sóc sắc đẹp 
51.3% nhằm tìm kiếm liệu pháp chăm sóc da hiệu quả 
49.4% nhằm tìm kiếm liệu pháp chăm sóc da đa dạng 
43.3% nhằm có được than hình đẹp 
33.0% nhằm tìm kiếm không gian nghỉ ngơi 
Có 3 lý do chính được nhiều người quyết định đi Spa: "Muốn giải tỏa căng thẳng" là 
lý do chính hàng đầu khi chiếm đến 77.4% tổng số người khảo sát. Lý do chính thứ 2 là 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
607 
"Được tư vấn chăm sóc sắc đẹp miễn phí khi đi Spa" chiếm 53.5% và lý do chính thứ 3 là "Vì 
các liệu pháp chăm sóc sắc đẹp ở Spa hiệu quả" chiếm 51.3%. 
 3. Thời gian đi Spa 
Khoảng thời gian được nhiều người lựa chọn để đi Spa là 18.00 - 20.00 giờ vào các 
ngày trong tuần. Vào hai ngày nghĩ thứ 7 và chủ nhật thì 16.00 - 18.00 là khoảng thời gian 
được nhiều người đi nhất. 
 4. Nguồn thông tin biết đến Spa 
Từ kết quả cho thấy đa số mọi người biết thông tin về Spa là từ bạn bè/người thân hay 
do đồng nghiệp giới thiệu chiếm 83.1%. 
5. Ba yếu tố quan tâm nhất khi chọn chăm sóc sắc đẹp ở Spa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 608 
6. Dịch vụ khi đi Spa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
609 
7. Những loại dịch vụ cụ thể khi đi Spa 
8. Mức độ thường xuyên mua các phiếu giảm giá của các trung tâm Spa trên các trang 
web trực tuyến 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 610 
9. Chi phí cho 1 lần đi Spa 
 Kết quả khảo sát cho thấy chi phí cho 1 lần đi Spa là từ 500.001 - 700.000 VNĐ, 
chiếm 48% trên tổng số người khảo sát: 
 10. Đánh giá về Spa 
3.2. Kết quả khảo sát về việc sử dụng dịch vụ làm đẹp của phụ nữ Việt Nam của 
Q&Me năm 2015 
Đây là cuộc khảo sát trực tuyến 400 phụ nữ Việt Nam có độ tuổi từ 20 trở lên, kết quả 
tóm tắt như sau: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
611 
Chỉ 57% phụ nữ Việt Nam chăm sóc da, 31% trang điểm để duy trì sắc đẹp 
 53% người quan tâm đến việc làm đẹp nhưng không dành đủ tiền cho nó 
 Người có thu nhập cao dành nhiều tiền hơn cho việc làm đẹp 
 Chăm sóc tóc (72%) và chăm sóc da mặt (52%) là 2 dịch vụ làm đẹp phổ biến nhất 
 Giá cả là vấn đề quan tâm hàng đầu khi chọn dịch vụ chăm sóc sắc đẹp 
3.3. Một số kết quả khảo sát khác về nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Việt: 
Theo một khảo sát của Hiệp hội Bác sĩ Thẩm mỹ Quốc tế, có hơn 30 triệu ca chỉnh 
hình thẩm mỹ được thực hiện trong năm 2016, đa phần là các phương pháp thẩm mỹ không 
xâm lấn. Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy 64,1% người được hỏi cảm thấy không hài lòng 
với các đặc điểm trên khuôn mặt, 15,8% có vấn đề với ngực và 7,5% muốn thay đổi làn da 
của mình. 
Theo thông tin của Hiệp hội Thẩm mỹ và Thẩm mỹ học TP.HCM cuối năm 2016, tính 
riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện là thành phố lớn nhất về phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt 
Nam, trung bình, mỗi năm có khoảng 100.000 trường hợp thực hiện phẫu thuật, tại 53 phòng 
khám được cấp phép (45 bệnh viện chuyên khoa và 8 bệnh viện đa khoa). Trong đó, có 
khoảng 6.500 phụ nữ đặt túi nâng ngực, đa số khách hàng là phụ nữ ở độ tuổi 20-35, kế đến là 
nhóm phụ nữ 35-50 tuổi, cá biệt có phụ nữ trên 60 tuổi. Tỉ lệ khách hàng là người Việt Nam 
chiếm 75-80%. Khách hàng là công nhân, viên chức chiếm tỉ lệ 20%, thương nhân chiếm 
20%, người ngoại tỉnh (nhiều người là nông dân) khoảng 30% (đối tượng này thường đi phẫu 
thuật sửa mắt, mũi); 30% khách hàng còn lại chủ yếu là các bà nội trợ ở độ tuổi 40-50. 
4. Đánh giá v một số đề xuất 
Thông qua tìm hiểu thực trạng của thị trường kinh doanh công nghệ làm đẹp không 
phẫu thuật và tham khảo kết quả khảo sát, tác giả đánh giá Việt Nam đang là một thị trường 
tiềm năng để kinh doanh lĩnh vực sản phẩm công nghệ này. Tuy nhiên, để nâng cao chất 
lượng sản phẩm và dịch vụ, để phục vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của phụ 
nữ Việt, các chủ đầu tư cần lưu ý phải xác định đúng thị trường mục tiêu của mình từ đó có 
định hướng, chiến lược phát triển hợp lý. 
Thứ nhất, tập trung đầu tư cơ sở vật chất để tạo ra không gian hiện đại, sạch sẽ, thư 
giãn cho khách hàng vì phần lớn khách hàng quan tâm đến yếu tố này. Song song với đó là 
việc chú trọng đầu tư máy móc thiết bị chất lượng cao để nâng cao tính hiệu quả làm đẹp cho 
khách hàng. 
Thứ hai, các cơ sở kinh doanh sản phẩm công nghệ làm đẹp phải đặc biệt chú trọng 
đến hoạt động truyền thông và internet marketing, trong đó kênh truyền thông trên website và 
facebook hiện nay đang được đánh giá là rất có hiệu quả vì chi phí thấp mà tính lan tỏa lại rất 
cao. Đặc biệt, hiện nay tất cả hoạt động kinh doanh của nền kinh tế đều đang chịu sự tác động 
của cuộc công nghiệp 4.0, trong đó phát huy lợi thế thông qua mạng internet là một đòi hỏi tất 
yếu và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ làm đẹp, không thể bỏ qua công cụ này. 
Thứ ba, các cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cần thường xuyên nghiên cứu 
cập nhật công nghệ làm đẹp theo xu hướng mới của thế giới: sản phẩm chăm sóc da chiết xuất 
từ tự nhiên, máy móc công nghệ tiên tiến chính hãng,.. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu 
quả làm đẹp cho khách hàng, mà còn đảm bảo tính an toàn khi cung cấp dịch vụ cho khách, 
và nâng cao sức cạnh tranh. 
Thứ tư, các cơ sở kinh doanh lĩnh vực này phải chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề 
cho nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cam kết mang đến 
cho khách hàng sản phẩm công nghệ làm đẹp tốt nhất và chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất. 
Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cần đề cao đạo đức nghề nghiệp 
và tuân thủ luật pháp Việt Nam trong việc hành nghề. 
KẾT LUẬN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 612 
Bài viết trên chỉ là những nhận định ban đầu của tác giả về thị trường kinh doanh sản 
phẩm công nghệ làm đẹp không phẫu thuật và đánh giá sơ bộ nhu cầu của phụ nữ Việt Nam 
về sản phẩm này theo các nguồn thông tin thứ cấp. Các đề xuất trong bài viết cũng mang tính 
chất gợi ý cho các chủ đầu tư đã, đang và sẽ tham gia kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ 
làm đẹp không phẫu thuật tại Việt Nam. 
Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy 
nhu cầu làm đẹp không phẫu thuật và hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm công 
nghệ này với nguồn thông tin sơ cấp nhằm đưa ra các kết luận và đề xuất xác đáng hơn góp 
phần giúp các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm công nghệ không phẫu thuật 
phát triển đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Isa Kokoi - “Female Buying Behaviour Related to Facial Skin Care 
Products”- Degree programme in International Business, 2011 
2. https://www.mpos.vn/tin-tuc/nganh-cong-nghiep-lam-dep-thi-truong-mau-mo-
sap-buoc-vao-diem-bao-hoa 
3. https://www.easyuni.vn/advice/nhu-cau-ve-chuyen-gia-cham-soc-sac-dep-
ngay-cang-tang-1528/ 
4. https://qandme.net/vi/baibaocao/Khao-sat-ve-viec-su-dung-cac-dich-vu-lam-
dep-cua-phu-nu-Viet-Nam.html 
5. https://vinaresearch.net/public/news/576-Cham_soc_sac_dep_o_Spa.vnrs 
6.  

File đính kèm:

  • pdfthi_truong_cong_nghe_lam_dep_cho_nu_gioi_tai_viet_nam_va_din.pdf