Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam

Bài viết này tổng lược cơ sở lý thuyết về thể chế và vai trò

của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Về mặt lý thuyết và

nghiên cứu thực tiễn, thể chế tác động đến tăng trưởng kinh tế

thông qua nhiều khía cạnh (i) tạo ra một môi trường ổn định,

làm giảm tính bất định và rủi ro của các giao dịch kinh tế; (ii)

đảm bảo các cơ chế thị trường diễn ra một cách hiệu quả; (iii)

thiết lập các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và (iv)

tạo nên cấu trúc khuyến khích của nền kinh tế. Bài viết trình bày

thực trạng chất lượng thể chế hiện nay của Việt Nam và tiến

hành so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực. Cuối cùng

bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể

chế để từ đó góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, duy trì tăng

trưởng kinh tế bền vững.

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 10500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam

Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam
 Trần P. K. Toàn, Trương T. Trực. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, 17(1), ...-... 
Thể chế và phát triển kinh tế: Minh chứng ở Việt Nam 
Institutions and economic development: Evidence from Vietnam 
Trần Phạm Khánh Toàn1*, Trương Trung Trực2 
 1Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
2Khách sạn Renaissance Riverside, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ, Email: khanhtoan014@gmail.com 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS. 
Ngày nhận: 21/12/2020 
Ngày nhận lại: 30/03/2021 
Duyệt đăng: 02/04/2021 
Từ khóa: 
thể chế, phát triển kinh tế, Việt 
Nam 
Keywords: 
institutions, economic 
development, Vietnam 
Bài viết này tổng lược cơ sở lý thuyết về thể chế và vai trò 
của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Về mặt lý thuyết và 
nghiên cứu thực tiễn, thể chế tác động đến tăng trưởng kinh tế 
thông qua nhiều khía cạnh (i) tạo ra một môi trường ổn định, 
làm giảm tính bất định và rủi ro của các giao dịch kinh tế; (ii) 
đảm bảo các cơ chế thị trường diễn ra một cách hiệu quả; (iii) 
thiết lập các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và (iv) 
tạo nên cấu trúc khuyến khích của nền kinh tế. Bài viết trình bày 
thực trạng chất lượng thể chế hiện nay của Việt Nam và tiến 
hành so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực. Cuối cùng 
bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể 
chế để từ đó góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, duy trì tăng 
trưởng kinh tế bền vững. 
ABSTRACT 
This paper summarizes the theory of institutions and the 
role of institutions in economic development. In terms of theory 
and practical research, institutions affect economic growth 
through many aspects (i) create a stable environment, reduce the 
uncertainty and risks of economic transactions; (ii) ensure 
effective market mechanism; (iii) establish legislation 
framework, and (iv) create an incentive structure. The paper 
also presents the current state of Vietnam’s institutional quality 
in comparison with other countries. Finally, the article proposes 
several solutions to improve the quality of institutions, thereby 
contributing to maintaining sustainable economic growth. 
1. Giới thiệu 
Các nhà kinh tế luôn bị thách thức bởi câu hỏi lớn: đâu là căn nguyên của sự phát 
triển, của sự khác nhau về mức độ tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các quốc gia? Tại sao 
một số quốc gia đạt đuợc thành tích tăng trưởng kinh tế tốt trong khi những quốc gia khác lại 
trì trệ? Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng các yếu tố như vốn vật chất, vốn con người, công 
 Trần P. K. Toàn, Trương T. Trực. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, 17(1), ...-... 
nghệ có quan hệ trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố đó tất nhiên là quan trọng 
nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự thể hiện, bề nổi của tăng trưởng chứ không 
phải là căn nguyên sâu xa nhất của phát triển. Câu trả lời được nhiều nhà kinh tế ủng hộ là thể 
chế. Thể chế được xem là nguyên nhân sâu xa, mang tính cơ bản quyết định sự khác nhau về 
mức độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do vậy, bài viết này nhằm tổng lược cơ sở lý thuyết 
về thể chế, tác động của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế, ngoài ra, bài viết còn tập trung 
phân tích chất lượng thể chế của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước cung cấp để 
phân tích thực trạng của chất lượng thể chế Việt Nam trong giai đoạn gần đây. 
2. Lý thuyết về thể chế 
2.1. Khái niệm và phân loại thể chế 
Các nhà kinh tế học, xã hội học và chính trị học đưa ra rất nhiều các khái niệm khác 
nhau về thể chế. Xét về khía cạnh kinh tế, Veblen (1994) cho rằng thể chế là tính quy chuẩn 
của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành 
viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự 
kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế. North (1990) được xem là người tiên 
phong trong việc đưa ra khái niệm về thể chế rõ ràng và cụ thể, theo đó thể chế là luật lệ của 
trò chơi trong xã hội (the rules of the game in a society); hay nói một cách trang trọng hơn, 
thể chế là những ràng buộc do con người tạo ra (human devised contrains) để định hình những 
mới quan hệ giữa con người với nhau. Theo định nghĩa này, thể chế có ba đặc điểm: (1) thể 
chế do con người tạo ra (human devised), điều này tương phản với các những yếu tố khác 
nằm ngoài sự kiểm soát của con người, ví dụ như: các yếu tố địa lý, thời tiết, khí hậu. (2) 
thể chế là quy tắc của trò chơi (the rules of the game) mà từ đó tạo nên các ràng buộc tác động 
đến hành vi con người; (3) hiệu quả cơ bản của thể chế là thông qua các ràng buộc tác động 
lên hành vi từ đó tạo ra cấu trúc động cơ (incentives structuce) và hành động của con người 
(Acemoglu & Robison, 2008). 
Kasper và Streit (1999) định nghĩa thể chế là những quy tắc ràng buộc hành vi của 
từng cá nhân (vốn mang tính cơ hội chủ nghĩa (opportunistics) và thất thường, không nhất 
quán (erratic); từ đó dễ dàng dự đoán hành vi của con người và góp ... i Lan 56 64 71 76 71 
Việt Nam 64 67 74 81 85 
Philippines 51 70 88 89 91 
Nguồn: Tổng hợp từ World Justice Project (2021) 
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam cần phải nghiêm túc 
xử lý đó chính là tình trạng tham nhũng. Tham nhũng được xem là sự lạm dụng quyền lực 
công để đạt được lợi ích riêng (Tổ chức Minh bạch quốc tế, 2019). Mặc dù đã có những cố 
gắng gần đây trong việc kiểm soát, đẩy lùi tham nhũng nhưng Việt Nam liên tục bị xếp hạng 
thấp trong Chỉ số Nhận thức tham nhũng toàn cầu từ 2015 đến 2019, và đứng thứ 96 vào năm 
2019. Điều này cho thấy Việt Nam chưa đạt được nhiều tiến bộ đáng kể (Tổ chức Minh bạch 
quốc tế, 2019). Ngoài ra, có đến 41.2% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ phải chi trả 
các khoản chi phí không chính thức để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh (Báo cáo PCI, 
2019). Họ coi các khoản thanh toán đó là thông lệ bình thường và được chấp nhận rộng rãi 
trong tiến hành kinh doanh (Ngân hàng Thế giới, 2016). Ngoài ra, theo số liệu từ Chỉ số năng 
lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Việt Nam xếp hạng thứ 101 các quốc gia được khảo sát (so với 
các nước cùng khu vực thì chỉ cao hơn Lào và Campuchia). 
Hình 3. Chỉ số gánh nặng tuân thủ các quy định của Việt Nam và các nước 
trong cùng khu vực 
Nguồn: Tổng hợp từ Chỉ số Nhận thức tham nhũng toàn cầu (Tổ chức Minh bạch quốc tế, 2019) 
Ngoài ra, ở Việt Nam còn một hiện tượng cần quan tâm phân tích đó là “tham nhũng 
vặt” (petty corruption). Đây là hiện tượng các doanh nghiệp, người dân phải trả một khoản chi 
phí không chính thức để “bôi trơn” các quy định, thủ tục hành chính hoặc để tiếp cận được 
các dịch vụ công. Theo báo cáo PCI gần đây, mặc dù vẫn có 53.6% doanh nghiệp Việt Nam 
phải chi trả các khoản chi không chính thức, nhưng con số này vào năm 2019 là thấp nhất 
trong vòng 05 năm qua và 48% doanh nghiệp FDI thừa nhận họ phải tốn khoảng phí không 
chính thức là 24 triệu đồng cho giấy phép xây dựng (Báo cáo PCI, 2019). 
Hình 1 thể hiện qua các năm chỉ số Tiếng nói và trách nhiệm giải trình của Việt Nam 
có cải thiện nhưng rất chậm và thấp nhất khi so sánh với các quốc gia khác trong cùng khu 
vực. Ngân hàng Thế giới (2016) cho rằng sự tham gia của người dân vào công tác quản lý nhà 
nước và việc tác động của ý kiến, quan điểm của người dân vào các chính sách công vẫn còn 
hạn chế mặc dù Việt Nam có số lượng đáng kể các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề 
0
50
100
2016 2017 2018 2019
Việt Nam Thái Lan Đài Loan Malaysia Indonesia Brunei
 Trần P. K. Toàn, Trương T. Trực. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, 17(1), ...-... 
nghiệp đại diện. Dường như Chính phủ Việt Nam không tham khảo ý kiến một cách thực chất 
với các tổ chức đó và các tổ chức đó chưa được xem là có tác động đến các quy định, chính 
sách. 
Ở một khía cạnh khác, theo kết quả Báo cáo PCI (2019) cho thấy khả năng doanh 
nghiệp được tiếp cận với các tài liệu quy hoạch, văn bản pháp lý của các cơ quan chính quyền 
còn rất hạn chế chỉ đạt điểm trung bình lần lượt là 2.5 và 3.08 điểm trên thang điểm từ 1 đến 5 
(Không thể - dễ). Có đến 60.4% doanh nghiệp trả lời rằng họ cần phải có các “mối quan hệ” 
để có thể được biết các thông tin, tài liệu, văn bản của chính quyền cấp tỉnh trở xuống. 
Bảng 4 
Thống kê chỉ tiêu của Chỉ số thành phần Tính minh bạch trong báo cáo PCI qua các năm 
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 
Tiếp cận tài liệu quy 
hoạch (1= Không thể; 
5= Rất dễ) 
2.38 2.39 2.44 2.38 2.50 
Tiếp cận tài liệu pháp lý 
(1= Không thể; 5= Rất 
dễ) 
3.03 3.10 3.06 3 3.08 
Cần có "mối quan hệ" 
để có được các tài liệu 
của tỉnh (% quan trọng) 
76.19 66.33 70 69.44 60.38 
Vai trò của các hiệp hội 
DN địa phương trong 
việc xây dựng và phản 
biện chính sách, quy 
định của tỉnh (% quan 
trọng) 
43.16 40.28 47.69 52.17 46.27 
Nguồn: Báo cáo PCI (2019) 
5. Kết luận và kiến nghị 
Kết luận rút ra từ nghiên cứu là cả về lý thuyết và thực tiễn cho thấy cả về lý thuyết và 
thực tiễn, thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì phát triển kinh tế. Do 
đó, để đạt được và duy trì tăng trưởng thì cần phải thường xuyên cải thiện chất lượng thể chế. 
Đối với Việt Nam, như đã phân tích, chất lượng thể chế còn thấp so với các nước trong cùng 
khu vực. Do đó, Việt Nam cần phải thực hiện cải cách thể chế một cách hệ thống, bài bản 
theo hướng: 
Một là, thiết kế cơ chế và thể chế giám sát theo nguyên tắc quyền lực nhà nước từ 
Trung ương đến địa phương phải được kiểm soát, giám sát. Hoàn thiện cơ chế giám sát, phản 
biện xã hội thông qua tạo lập, hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế để thực thi các quyền 
dân chủ của người dân. Thực hiện tư pháp độc lập và đặc biệt là công tác xét xử phải tuân thủ 
nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. 
Hai là, tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức. Bảo 
đảm được mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, trong đó người dân tham gia rộng rãi vào 
quá trình ban hành chính sách, truy cứu được trách nhiệm của cán bộ, công chức về tính trung 
 Trần P. K. Toàn, Trương T. Trực. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, 17(1), ...-... 
thực và kết quả hoạt động công vụ. 
Cần thiết lập cơ chế thực thi hữu hiệu quyền tiếp cận thông tin của người dân để mở 
rộng không gian và cơ hội cho công chúng tham gia thực chất vào công việc của nhà nước. 
Nhà nước cũng cần xem xét cải thiện môi trường hoạt động cho các tổ chức xã hội đại diện 
cho tiếng nói của người dân. 
Ba là, nâng cao chất lượng của bộ máy hành chính nhà nước thông qua việc tổ chức bộ 
máy tinh gọn, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương; ứng dụng công nghệ thông tin 
vào quản lý nhà nước. Xây dựng cơ chế tuyển chọn, trọng dụng và sử dụng người tài trong 
các cơ quan nhà nước. Xây dựng hệ thống hành chính công Việt Nam hiện nay theo nguyên 
tắc chuyên nghiệp, thực tài, hiện đại. Việc tuyển dụng và bổ nhiệm công chức phải dựa trên 
cơ sở năng lực. thực tài của từng cá nhân chứ không dựa trên quan hệ thân hữu, đỡ đầu và hối 
lộ (Ngân hàng Thế giới, 2016). Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 
năm 2017 xác nhận các khoản chi không chính thức và các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò 
quan trọng đối với những người muốn theo đuổi và thăng tiến trong sự nghiệp ở khu vực 
công. 
Bốn là, mở rộng và đảm bảo hơn nữa quyền tài sản của công dân thông qua việc xây 
dựng hệ thống pháp luật đáng tin cậy, tự do khế ước, tự do kinh doanh và cạnh tranh, một cơ 
chế đáng tin cậy giúp giải quyết các tranh chấp cũng như một chính quyền minh bạch, mọi 
hành vi can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế có thể tiên liệu và có khả năng lường trước 
được. 
Năm là, cần đẩy mạnh việc phân quyền, phân cấp nhưng phải đảm bảo tính hợp lý, 
khoa học giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trên các lĩnh vực ngân 
sách, đầu tư, tài chính,  nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát 
huy tính sáng tạo của địa phương. Cần bảo đảm điều kiện về ngân sách và nguồn nhân lực của 
các địa phương khi phân cấp, phân quyền; bảo đảm không chồng chéo nhiệm vụ, thẩm quyền 
giữa các cơ quan. Tuy nhiên, phải thiết lập được cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính 
quyền trung ương và địa phương nhằm kiểm soát quyền lực và làm rõ hơn cơ chế truy cứu 
trách nhiệm. 
Cuối cùng, Sự rõ ràng trong các quy định về nội dung, phạm vi quyền tài sản cùng sự 
thực thi công bằng, nghiêm minh các quy định sẽ góp phần giảm thiểu rủi ra và kích thích các 
hoạt động đầu tư dài hạn, tăng số lượng và mật độ giao dịch, giảm chi phí giao dịch. 
Tài liệu tham khảo 
2021 Index of Economic Freedom [Chỉ số tự do kinh tế]. (n.d.). Retrieved September 20, 2020, 
from https://www.heritage.org/index/ranking 
Acemoglu, D., & Robinson, J. A. (2008). The role of institutions in growth and development. 
commission on growth and development (Working Paper No. 10). World Bank. Retrieved 
September 14, 2020, from https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/28045 
Acemoglu, D., & Robison, J. A. (2013). Tại sao các quốc gia thất bại: Nguồn gốc quyền lực, 
thịnh vượng và nghèo đói [Why nations fail: The origins of power, prosperity, and 
power]. Ho Chi Minh, Vietnam: Nhà xuất bản Trẻ. 
Alesina, A., Özler, S., Roubini, N., & Swagel, P. (1996). Political instability and economic 
 Trần P. K. Toàn, Trương T. Trực. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, 17(1), ...-... 
growth. Journal of Economic growth, 1(2), 189-211. 
Báo cáo PCI (2019). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2019 [Vietnam’s 
provincial competitiveness index 2019]. Retrieved October 22, 2020, from 
https://pcivietnam.vn/uploads//VN-Bao-cao-dai-PCI/Bao-cao-PCI-2019.pdf 
Barro, R. (1991). Economic growth in a cross section of countries. Quarterly Journal of 
Economics, 106(2),407-443. 
Barro, R. (1996). Democracy and growth. Journal of Economic Growth, 1(1), 1-27. 
Bishop, B. (2018). Liberalising foreign direct investment policies in the APEC region. London, 
UK: Routledge. 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2021). Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021 
[Report on foregin direct investment in 2021]. Retrieved October 12, 2020, from 
Bộ Nội vụ. (2019). Báo cáo Chỉ số cải cách hành chính 2019 [Public administration reform 
Report 2019]. Retrieved October 22, 2020, from https://www.moha.gov.vn/tin-tuc-su-
kien/tin-hoat-dong-cua-bo-noi-vu/bao-cao-chi-so-cai-cach-hanh-chinh-par-44318.html 
Chang, H. J. (2011). Institutions and economic development: Theory, policy and 
history. Journal of Institutional Economics, 7(4), 473-498. 
Collins, S., & Bosworth, B. (2003). The empirics of growth: An update. Brookings Papers on 
Economic Activity, 2003(2), 13-206. 
Dixit, A. (2004). Lawlessness and economics: Alternative modes of governance. Princeton, NJ: 
Princeton University Press. 
Dollar, D., & Kraay, A. (2003). Institutions, trade, and growth. Journal of Monetary Economics, 
50(1), 33-162. 
Easterly, W., & Levine, R. (1997). Africa’s growth tragedy: Policies and ethnic divisions. The 
Quarterly Journal of Economics, 112(4), 203-1250. 
Glaeser, E., La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., & Shleifer, A. (2004). Do institutions cause 
growth? Journal of Economic Growth, 9(3), 271-303. 
Greif, A. (2000). The fundamental problem of exchange: A research agenda in historical 
institutional analysis. European Review of Economic History, 4(3), 251-284. 
Hasan, I., Wachtel, P., & Zhou, M. (2009). Institutional development, financial deepening and 
economic growth: Evidence from China. Journal of Banking and Finance, 33(1), 157-
170. 
Kasper, W., & Streit, M. E. (1999). Institutional economics: Social order and public policy. 
UK: Edward Elgar Publishing. 
Kaufmann, D., & Kraay, A. (2003). Governance and growth: Causality which way? Evidence 
for the World, in brief. Retrieved September 10, 2020, from 
https://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.201.2315&rep=rep1&type=pd
f 
Kaufmann, D., Kraay, A., & Zoido, P. (1999). Governance matters (World Bank Policy 
 Trần P. K. Toàn, Trương T. Trực. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, 17(1), ...-... 
Research Working Paper No. 2196). World Bank. Retrieved September 12, 2020, from 
https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-
reports/documentdetail/665731468739470954/governance-matters 
Kaufmann, D., Kraay, A.,& Mastruzzi, M. (2010). The worldwide governance indicators: 
Methodology and analytical issues (World Bank Policy Research Working Paper, No. 
5430). World Bank. Retrieved September 12, 2020, from 
https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-
reports/documentdetail/665731468739470954/governance-matters 
Knack, S., & Keefer, P. (1995). Institutions and economic performance: Cross-country tests 
using alternative institutional indicators. Economics & Politics, 7(3), 207-227. 
Mehlum, H., Moene, K., & Torvik, R. (2006). Institutions and the resource curse. Economic 
Journal, 116(508), 1-20. 
Ngân hàng Thế giới. (2014). World development indicators. Washington D.C.: The World 
Bank. 
Ngân hàng Thế giới. (2016). Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, bình đẳng và 
dân chủ [ Vietnam 2035: Toward Prosperity, Creativity, Equity, and Democracy]. 
Retrieved October 22, 2020, from 
e.pdf 
Nguyen, P. V (2013). Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết và thực tiễn [Institution and 
economic growth: Theory and practice]. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 191(5), 23-30. 
North, D. (1990). Institutions, institutional change, and economic performance. New York, 
NY: Cambridge University Press. 
Rodrik, D. (2005). Growth strategies. In P. Aghion & S. Durlauf (Eds.), Handbook of Economic 
Growth (pp. 967-1014). Amsterdam: North-Holland. 
Rodrik, D., Subramanian, A., & Trebbi, F. (2004). Institutions rule: The primacy of institutions 
over geography and integration in economic development. Journal of Economic Growth, 
9(2), 131-165. 
Schotter, A. (1981). The economic theory of social institutions. New York, NY: Cambridge 
University Press. 
Tan, C. (2010). No one true path: Uncovering the interplay between geography, institutions, and 
fractionalization in economic development. Journal of Applied Econometrics, 25(7), 
1100-1127. 
Tổ chức Minh bạch quốc tế. (2019). Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2019 [Corruption Perception 
Index 2019]. Retrieved October 12, 2020, from 
https://www.transparency.org/en/countries/vietnam 
Trung Tâm Dữ Liệu - Phân Tích Kinh tế -Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. (2016). Báo cáo 
dữ liệu phục vụ nghiên cứu. chủ đề: Các nguồn dữ liệu và nghiên cứu về thể chế [Data 
reporting for research topic: Institutional research and data sources]. Retrieved October 
1, 2020, from 
the-che.pdf 
 Trần P. K. Toàn, Trương T. Trực. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, 17(1), ...-... 
UNCTAD. (2018). Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report). Retrieved October 12, 
2020, from https://unctad.org/en/PublicationsLibrary/wir2018_en.pdf 
Veblen, T. (1994). The theory of the leisure class: An economic study in the evolution of 
institution. New York, NY: Macmillan. 
Woodruff, D. M. (2006). Understanding rules and institutions: Possibilities and limits of game 
theory. Qualitative Methods Newsletter, 4(1), 13-17. 
Word Economic Forum. (2019). Report [Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu]. Retrieved 
September 20, 2020, from https://www.weforum.org/reports 
Wordwide Goverance Indicator [Chỉ số quản trị toàn cầu]. (n.d.). Retrieved September 15, 
2020, from https://info.worldbank.org/governance/wgi/ 
World Bank. (2020). Báo cáo môi trường kinh doanh [Business environment report]. Retrieved 
September 15, 2020, from https://elibrary.worldbank.org/doi/abs/10.1596/978-1-4648-
1536-2 
World Justice Project (2021). World justice project rule of law index 2020. Retrieved 
September 12, 2020, from https://worldjusticeproject.org/our-work/research-and-
data/wjp-rule-law-index-2020 

File đính kèm:

  • pdfthe_che_va_phat_trien_kinh_te_minh_chung_o_viet_nam.pdf