Thành phố Hải Phòng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tại nhiều nước. Nó mang đến cho
nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường,
khi robot sẽ dần thay con người trong dây chuyền sản xuất, dẫn đến việc có thể phá vỡ thị
trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay
thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất
nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế đã khẳng định, người lao động phải buộc phải “chuyển
mình”, nâng cao trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Đây cũng
chính là lý do quan trọng khiến chính phủ nhiều nước hết sức quan tâm và lập chiến lược 4.0
cho riêng mình, đặc biệt là chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (CLC).
Bài viết tập trung đánh giá nguồn nhân lực CLC của thành phố Hải Phòng hiện nay,
các chính sách của thành phố trong việc phát triển nhân lực CLC trước ngưỡng cửa 4.0 và một
số khuyến nghị trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phố Hải Phòng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 298 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Hai phong city developments high quality resource who meet requirements of integration in the 4.0 scientific network ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo Khoa Kinh tế & QTKD -Trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tại nhiều nước. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường, khi robot sẽ dần thay con người trong dây chuyền sản xuất, dẫn đến việc có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế đã khẳng định, người lao động phải buộc phải “chuyển mình”, nâng cao trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Đây cũng chính là lý do quan trọng khiến chính phủ nhiều nước hết sức quan tâm và lập chiến lược 4.0 cho riêng mình, đặc biệt là chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (CLC). Bài viết tập trung đánh giá nguồn nhân lực CLC của thành phố Hải Phòng hiện nay, các chính sách của thành phố trong việc phát triển nhân lực CLC trước ngưỡng cửa 4.0 và một số khuyến nghị trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố. Từ khóa: nhân lực CLC, cách mạng 4.0, Hải Phòng, chính sách phát triển. ABSTRACT The 4th Industrial Revolution is taking place in many countries. It gives mankind the opportunity to change the face of the economy, but there is a great deal of risk, as robots gradually replace people in the production line, which can potentially disrupt the market. motion. When automation replaces manual labor in the economy, when robots replace people in many areas, millions of workers around the world may fall into unemployment. Many economic experts have confirmed that workers have to "change themselves", improve their skills and skills to meet the requirements of the new situation. This is also the reason why many governments are very interested in and set up their own 4.0 strategy, especially focusing on developing high quality human resources The paper focuses on assessing the high quality human resources of Hai Phong city, the city's policies for the development of high quality human resources ahead of the 4.0 threshold, and recommendations for the development of human resources. high quality of the city. Keyword : high quality human resources, revolution 4.0, Hai Phong, development policy 1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC CLC CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, có cảng hàng không quốc tế và là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Bắc. Hải Phòng đồng thời cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật, v.v... Với vị trí là địa bàn chiến lược quan trọng, là đầu mối giao thương quốc tế, việc phát triển đáp ứng yêu cầu hội nhập trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu cấp thiết. Trong đó, ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra mạnh mẽ tại Hải Phòng như hiện nay thì yêu cầu bức thiết và song song là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước thực tế đó, thành phố trẻ Hải Phòng đã và đang quan tâm hơn đến vấn đề phát triển nguôn TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 299 nhân lực có chất lượng cao để có thể kịp thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu hội nhập trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nguồn nhân lực CLC của thành phố tập trung ở 3 nhóm: nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; nguồn nhân lực lao động kỹ thuật: 1.1. Nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tại thành phố Hải Phòng hiện đang không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao và phát triển về chuyên môn, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý phẩm chất chính trị. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Hải Phòng so với yêu cầu còn một số bất cập như: Đội ngũ đông nhưng chưa thực sự mạnh, sự am hiểu pháp luật hành chính kinh tế, trình độ ngoại ngữ còn yếu, bất cập về cơ cấu tuổi, giới tính ngạch bậc. Hiện vẫn còn 4% cán bộ có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo. Tỷ lệ cán bộ trẻ được đào tạo lý luận chính trị còn thấp, độ tuổi bình quân cao (50 tuổi trở lên chiếm 50%, dưới 40 tuổi chỉ có 10%; đặc biệt dưới 30 tuổi chỉ có 0,8% và chỉ có trong khối sự nghiệp). Tỷ lệ nữ trong cán bộ quản lý còn rất thấp (cấp thành phố chiếm 23%, cấp huyện chiếm 27%, cấp xã chỉ chiếm 17,15%). Chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý không đồng đều. Ở các ngành, nhất là các xã số có trình độ sơ cấp và ... gười, chiếm 2,8% dân số thành phố, bằng 4,8% so với đội ngũ này trong cả nước. Năm 2016 có 4.900 cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển, hoặc trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu phát triển, làm việc trong các tổ chức khoa học – công nghệ (các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ), trong đó 10 ngành được đào tạo có số cán bộ khoa học công nghệ nhiều nhất như: đào tạo giáo viên (13,85%), kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (7,44%), kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật (7,31%); kế toán – kiểm toán (7,03%); nông nghiệp (6,82%); kinh doanh (5,31%); công nghệ thông tin (4,27%) Bảng 1. Số lƣợng Thạc sĩ v tiến sĩ của Hải Phòng tính đến 9 tháng đầu năm 2016 Đơn vị tính: người Trình độ Số lượng Nữ Tuổi dưới 35 Tuổi từ 35- 40 Chuyên ngành Kinh tế Kỹ thuật Xã hội Giáo dục Ngành khác Ngoại ngữ trình C(*) Tiến sĩ 260 36 12 93 35 102 13 110 - 236 Thạc sĩ 861 464 263 514 115 242 92 255 157 622 Tổng 1121 500 275 607 150 344 105 365 157 858 (*) Trình độ C tiếng Anh trở lên Nguồn: Tuy nhiên, nhân lực khoa học công nghệ thành phố nói chung còn mỏng và yếu về năng lực, chưa đáp ứng được những yêu cầu về nghiên cứu phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Thiếu cán bộ đầu đàn ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo, một số ngành thuộc thế mạnh của Hải Phòng như cơ khí, công nghệ vật liệu mới, chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghệ thông tin, lượng cán bộ trên đại học còn khiêm tốn. 1.3 Nguồn nhân lực lao động kỹ thuật Lực lượng lao động kỹ thuật của thành phố là khá dồi dào, năm 2015 có khoảng 1,5 triệu người, tăng 5% so với năm 2014, trong đó lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 47%. Đa phần lực lượng lao động trẻ, có trình độ phổ thông khá cao cơ cấu lao động chuyển dịch TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 300 theo hướng tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, đã hình thành bước đầu đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo làm việc ở những khu vực dịch vụ mới như điện tử, công nghệ thông tin, đóng tàu, luyện thép Hệ thống dạy nghề từng bước được mở rộng quy mô, đầu tư nâng cấp. Tiêu chí về năng lực chuyên môn kỹ thuật này, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động Hải Phòng và người lao động cả nước nói chung trong những năm qua đã được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng, chất lượng lao động ngày một đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, thị trường lao động. Bảng 2. Tỷ lệ lao động kỹ thuật đang l m việc đã qua đ o tạo (%) 2011 2012 2013 2014 2015 Cả nước 16.6 17.3 18.0 18.45 20.06 Hà Nội 35.5 40.5 47.8 53.11 55.3 Hải Phòng 24.0 31.2 37.3 43.5 50.11 Đà Nẵng 34.8 35.5 37.8 40.3 45.1 TP. HCM 38.4 50.1 57.5 67.8 72.33 Bình Dương 14.3 21.5 27.7 30.1 32.3 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Tổng cục thống kê 2015 Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người lao động không được đào tạo cơ bản cả về lý thuyết lẫn thực hành nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tốc độ tăng bình quân của nhân lực lao động kỹ thuật qua đào tạo thấp hơn so với yêu cầu (giai đoạn 2010 – 2015; tăng cầu 2,22%/năm) không ít lao động thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa có tác phong công nghiệp kỹ thuật lao động thấp, quan hệ hợp tác yếu, hầu hét không biết ngoại ngữ, 53% chưa qua đào tạo hoặc chất lượng đào tạo thấp, chưa gắn kết với nhu cầu xã hội yếu cả lý thuyết và kỹ năng thực hành. Đặc điểm này làm nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ và thợ tại nhiều doanh nghiệp trong nước và liên doanh, dẫn đến ngừng việc tập thể liên tục trong thời gian qua. Hơn nữa yếu điểm cơ bản của lao động nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng là tỷ lệ lao dộng qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Singapore. Trong số lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề thì cũng chỉ 1/3 là được đào tạo dài hạn, trình độ cao, do đó kỹ năng tay nghề con yếu đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới. Bảng 3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở sản xuất theo hình thức năm 2016 tại thành phố Hải Phòng Đơn vị: % Trình độ CMKT Chung Loại doanh nghiệp DNNN HTX ĐTNN DNTN Lao động phổ thông 9.89 6.74 15.4 10 7.42 Sơ cấp 4.37 1.34 9.03 0 2.76 Công nhân kỹ thuật không bằng 46.3 36.31 54 0 70.08 Công nhân kỹ thuật có bằng 18.75 27.61 15.19 20 12.22 THCN 6.68 9.68 3.69 10 3.38 Cao đẳng 5.45 3.63 0.61 16.66 0.92 Cử nhân 15.79 14.62 2.05 43.33 3.19 Thạc sĩ 0.04 0.04 0 0 0 Tiến sĩ 0 0 0 0 0 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động tại thành phố Hải phòng năm 2016. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 301 Qua bảng 3 có thể thấy công nhân kỹ thuật không bằng chiếm 46,3%, trong đó DNTN chiếm tới 70,08% lực lượng này công nhân kỹ thuật, cao đẳng chiếm 30,88% lao động phổ thông và sơ cấp chiếm 14,26%. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên rất lớn chiếm 43,33%. Có thể nói tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, gây khó khăn cho việc thực hiện được vấn đề áp dụng những công nghệ sản xuất mới và hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới. Tuy nhiên những yếu tố mà các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung cũng như thành phố Hải Phòng nói riêng coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn ưu thế mạnh nữa, thay vào đó lực lượng lao động chất lượng cao sẽ là then chốt. Vì vậy các chính sách của thành phố cần hướng đến tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quy luật tất yếu. 2. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự đặt nguồn nhân lực lao động kỹ thuật trước những thách thức mới diễn ra nhanh. Các trường đại học có thể chưa dự đoán hết được các kỹ năng mà thị trường lao động cần. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Đây là thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục đại học của Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, cả những yếu tố nền móng và phát triển. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung và nhu cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Mặc dù, thành phố Hải Phòng đã rất nỗ lực trong công tác PTNNL đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế định hướng CNH- HĐH đất nước nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: chất lượng NNL chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh còn hạn chế, chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, dễ tổn thương trước những biến động của kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên chưa cao và có dấu hiệu giảm dần, lao động phổ thông và lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp còn phổ biến (chiếm 81,6%). Thể hiện sự mất cân đối rõ rệt, phản ánh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng kinh tế Hải Phòng giảm dần và mạnh, nguyên nhân chính là năng suất lao động thấp và lực lượng lao động tăng chậm. Trong số lao động có việc làm và được đào tạo chuyên môn, tỷ lệ lao động có bằng đại học và trên đại học gia tăng nhanh nhất, trong đó tỷ lệ có bằng đại học tăng 6,8% trong giai đoạn mười năm. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0. Chính vì vậy, câu hỏi đặt không chỉ với chỉ Việt Nam hay thành phố Hải Phòng mà của cả thế giới là làm thế nào để đào tào ra nguồn nhân lực lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức kỹ năng và tâm thế của người lao động. Những kiến thức và kỹ năng có thể chia thành 3 nhóm. Đó là nhóm các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhận thức, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 302 kỹ năng thích nghi, kỹ năng sáng tạo, nhóm kiến thức về các kỹ năng về thể chất: kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng số, kỹ năng kết nối, nhóm các kỹ năng về xã hội: giao tiếp, ứng xử, tạo lập quan hệ, làm việc theo nhóm. Như vậy, việc áp dụng tổng hòa những kiến thức kỹ năng và tâm thế để đổi mới sáng tạo quan trọng hơn nhiều so với những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt trước đây. Chính vì vậy thành phố Hải Phòng cần có tập trung vào một số vấn đề sau đây để phát triển NNL CLC đáp ứng yêu cầu hội nhập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra. 3.1 Phát triển về nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Thành phố cần tổ chức các khóa học ngắn hạn nhằm tìm hiểu về pháp luật hành chính kinh tế, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý này tham gia nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình trong xu thế hội nhập của xã hội hiện nay. - Giảm bớt sự bất cập về cơ cấu tuổi, giới tính ngạch bậc. Tỷ lệ nữ trong cán bộ quản lý các cấp còn thấp. Do đó, cần tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ tham gia vào các khóa học nhiều hơn, có các chính sách quy hoạch, phát triển đối với nguồn lực cán bộ là nữ, trẻ tuổi rõ ràng nhằm thúc đẩy các đối tượng này đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố. 3.2 Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Phát triển nhân lực KH&CN theo quy hoạch, vừa đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu theo ngành, lĩnh vực, vừa đảm bảo theo hướng tập trung phát triển cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ ưu tiên, gắn bó chặt chẽ với các chương trình phát triển KH&CN, phải phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, sự chuyển dịch từ nhân công sang máy móc sẽ gia tăng sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao động, điều này sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp. Phát triển nhân lực KH&CN phải được thực hiện đồng bộ, đảm bảo gắn liền giữa đào tạo, thu hút với sử dụng, trọng dụng, đãi ngộ, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ KH&CN, đồng thời gắn kết chặt chẽ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các tổ chức KH&CN công lập, đủ năng lực giải quyết những vấn đề KH&CN của thành phố, để tạo môi trường làm việc có thể phát huy khả năng sáng tạo của nhân lực KH&CN... 3.3 Phát triển về nguồn nhân lực lao động kỹ thuật Thành phố cần tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề, sớm thực hiện việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thu hút HS vào các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Cần thiết kế các chương trình đào tạo đảm bảo sự liên thông giữ các cấp trình độ, trong đó đào tạo trung cấp nghề với người có bằng THCS, được học cùng lúc chương trình đào tạo nghề với chương trình văn hoá của hệ thống Giáo dục thường xuyên, sau 3 năm tốt nghiệp được tiếp tục học lên các cấp học cao hơn. Ngoài ra, việc tăng cường các điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng đào tạo; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sư phạm, chính trị pháp luật và các kiến thức hỗ trợ như; ví tính, ngoại ngữ, cho đội ngũ giáo viên; có chế độ khuyến khích về lương, khen thưởng, đề bạt khi đã qua đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, các khoá bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng. Chuẩn hoá nghiệp vụ chuyên môn, sư phạm và công tác quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề và các bộ quản lý. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo để thích hợp với công nghệ, với thực tế sản xuất. KẾT LUẬN Cùng với những nỗ lực như trên, một điều cực kỳ quan trọng là Việt Nam không thể không quan tâm phát triển ngành tự động hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng và vật liệu mới, công nghệ sinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 303 học... Xét đến cùng, vấn đề quan trọng là phải đào tạo, phát huy và sử dụng được nhân tài, thu hút được nhiều chuyên gia có trình độ cao tham gia làm việc, sáng tạo. Hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra thì không thể không có nguồn nhân lực chất lượng cao nên ngoài nguồn vốn đầu tư cho phát triển, nguồn nhân lực là nhân tố đặc biệt quan trọng, có thể quyết định sự thành công của các quyết sách quan trọng của chính quyền. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có vai trò rất quan trọng mà các cơ sở đào tạo cần đặc biệt quan tâm. Với sự đầu tư có trọng điểm và những chính sách tập trung để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập trong công cuộc cách mạng 4.0, hy vọng rằng, thành phố Hải Phòng sẽ sớm đạt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của Thành phố và khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nghị quyết số 04/2008/NQ-HĐND về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010, 2020 [2]. Quyết định 1861/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ngày 25/9/2013 về tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng đến năm 2020. [3]. Quyết định số 1640 QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020. [4]. Nghị quyết 18-NQ/TU về một số chủ trương giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. [5].
File đính kèm:
- thanh_pho_hai_phong_trong_viec_phat_trien_nguon_nhan_luc_cha.pdf