Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam

Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao

thông (Tuổi trẻ, 2017). Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh tình trạng ùn

tắc giao thông diễn ra hàng ngày. An toàn giao thông cũng như các vấn đề của nó được

rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, từ việc quản lý dịch vụ xe ôm (motorbike taxi),

(Tuan & Mateo-Babiano, 2013), xe taxi (La, Lee , & Duong, 2013), tới xe buýt

(Duong, Lee, & Meuleners , 2016) hay hoạt động của cảnh sát giao thông (Hoa, Duc,

Bao, & Huong, 2009). An toàn giao thông là vấn đề mang tính xã hội, được Chính phủ

Việt Nam thừa nhận thông qua việc thành lập Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, với

Chủ tịch là Phó Thủ tướng. Bỏ qua vấn đề về gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, cơ sở

hạ tầng hay tốc độ tăng số lượng phương tiện giao thông, có thể thấy Việt Nam chưa

có một chương trình hành động mang tính chất toàn diện trong đó nhấn mạnh các hoạt

động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân.

Do sự phát triển của Internet và mạng xã hội, cả ba điều kiện thành công của

phương tiện truyền thông đại chúng (monoplization, canalization, supplementation) đã

không còn tồn tại (Lazarsfeld & Merton, 1957). Do đó các mục tiêu xã hội của phương

tiện truyền thông đại chúng có nguy cơ không đạt được. Trong khi các chương trình

tuyên truyền về an toàn giao thông ở Việt Nam đang dựa vào một vài phương tiện

truyền thông đại chúng (truyền hình, phát thanh) vốn không có hiệu quả thì từ lâu,

Marketing xã hội (social marketing) đã được cho là một trong những công cụ có giá trị

trong việc thay đổi hành vi của công chúng (Kotler & Zaltman, 1971). Nhưng, trên

phạm vi quốc gia, Việt Nam chưa có một chương trình marketing xã hội thực sự,

“chạm” được vào những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của người dân với vấn đề này.

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7860
Bạn đang xem tài liệu "Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam

Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 638 
THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI DÂN VỚI HÀNH VI VI PHẠM LUẬT LỆ GIAO THÔNG: 
NGHIÊN CỨU TRÊN DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) FACEBOOK TẠI VIỆT NAM 
PGS.TS Vũ Trí Dũng 
ThS. Lê Phạm Khánh Hoà 
Khoa Marketing, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân 
TÓM TẮT 
An toàn giao thông là vấn đề xã hội nhức nhối ở các nước đang phát triển nói 
chung, Việt Nam nói riêng. Mối quan hệ thái độ, hành vi là cơ sở tiếp cận cho các 
nghiên cứu phân tích hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Từ kết quả phân tích 
thái độ của công chúng, nhà quản trị có cơ hội tìm kiếm ý tưởng xây dựng các chiến 
lược marketing xã hội hiệu quả. Kết phân tích dữ liệu lớn trên mạng xã hội Facebook 
tại Việt Nam cho thấy: các lỗi mang tính sơ suất là những lỗi vi phạm phổ biến nhất, 
người vi phạm có xu hướng đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan của việc vi phạm. 
Tiếp cận marketing xã hội theo hướng tạo ra các chuẩn mực xã hội có cơ hội làm giảm 
các hành vi vi phạm khách quan. 
Từ khoá: an toàn giao thông, dữ liệu lớn, thái độ 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao 
thông (Tuổi trẻ, 2017). Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh tình trạng ùn 
tắc giao thông diễn ra hàng ngày. An toàn giao thông cũng như các vấn đề của nó được 
rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, từ việc quản lý dịch vụ xe ôm (motorbike taxi), 
(Tuan & Mateo-Babiano, 2013), xe taxi (La, Lee , & Duong, 2013), tới xe buýt 
(Duong, Lee, & Meuleners , 2016) hay hoạt động của cảnh sát giao thông (Hoa, Duc, 
Bao, & Huong, 2009). An toàn giao thông là vấn đề mang tính xã hội, được Chính phủ 
Việt Nam thừa nhận thông qua việc thành lập Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, với 
Chủ tịch là Phó Thủ tướng. Bỏ qua vấn đề về gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, cơ sở 
hạ tầng hay tốc độ tăng số lượng phương tiện giao thông, có thể thấy Việt Nam chưa 
có một chương trình hành động mang tính chất toàn diện trong đó nhấn mạnh các hoạt 
động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân. 
Do sự phát triển của Internet và mạng xã hội, cả ba điều kiện thành công của 
phương tiện truyền thông đại chúng (monoplization, canalization, supplementation) đã 
không còn tồn tại (Lazarsfeld & Merton, 1957). Do đó các mục tiêu xã hội của phương 
tiện truyền thông đại chúng có nguy cơ không đạt được. Trong khi các chương trình 
tuyên truyền về an toàn giao thông ở Việt Nam đang dựa vào một vài phương tiện 
truyền thông đại chúng (truyền hình, phát thanh) vốn không có hiệu quả thì từ lâu, 
Marketing xã hội (social marketing) đã được cho là một trong những công cụ có giá trị 
trong việc thay đổi hành vi của công chúng (Kotler & Zaltman, 1971). Nhưng, trên 
phạm vi quốc gia, Việt Nam chưa có một chương trình marketing xã hội thực sự, 
“chạm” được vào những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của người dân với vấn đề này. 
Người tiêu dùng trẻ ở Việt Nam, những người ra đường nhiều nhất đã thay đổi 
quan điểm, thái độ với hoạt động tiêu dùng nói riêng với quan niệm bản thân nói 
chung. Họ có xu hướng coi tiêu dùng như một phương thức để nhận biết bản thân, loại 
trừ những biện pháp kiểm soát của chính phủ, xã hội hoá bản thân theo cách đó họ 
cũng đang loại bỏ dần phong cách sống và bản diện của những người cộng sản mà 
chính phủ Việt Nam đang ra sức tuyên truyền (Nguyen, Ozcaglar-Toulouse, & 
Kjeldgaard, 2017). Nếu không hiểu rõ hơn quan điểm của những người trẻ tuổi với các 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
639 
vấn đề xã hội như an toàn giao thông, người quản lý sẽ khó có thể có được những ý 
tưởng tốt cho các chương trình truyền thông. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Tâm lý học giao thông [tạm dịch từ thuật ngữ: traffic psychology], một nhánh 
của tâm lý ứng dụng - “nghiên cứu hành vi người sử dụng đường bộ (road user) và các 
quá trình tâm lý ẩn dưới hành vi đó” luôn nỗ lực xác định các yếu tố quan trọng nhất 
ảnh hưởng đến hành vi người sử dụng đường bộ nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả 
chống tai nạn giao thông (Rothengatter, 1997). Có nhiều mô hình khác nhau gợi ý việc 
giải thích hành vi của người sử dụng đường bộ: phân tích nhiệm vụ người lái xe, kiểm 
soát chức năng, động cơ (Rothengatter, 1997). Đáng lưu ý là việc phân tích mối liên hệ 
giữa lỗi/sơ suất (error) và vi phạm (violation) trong hành vi giao thông. Theo đó, các 
lỗi dù nhỏ cũng có thể được cho là một trong những nguyên nhân dự đoán các hành vi 
vi phạm luật lệ an toàn giao thông nghiêm trọng hơn (Rothengatter, 1997). 
Rothengatter (1997) qua tổng hợp các công trình nghiên cứu có trước cũng cho rằng, 
lý thuyết hành vi hợp lý của Ajen và Fishbein phù hợp hơn trong việc nghiên cứu các 
hành vi vi phạm giao thông. Tuy nhiên, việc làm rõ ranh giới và phân tích cụ thể 
nguyên nhân của hai khía cạnh này tiềm năng giúp giải thích cụ thể hơn cơ chế tâm lý 
– hành vi của việc vi phạm. 
Mặc dù còn nhiều tranh cãi, mối quan hệ giữa thái độ (attitude) với hành vi 
(behavior) đã được thừa nhận như một trong những cách tiếp cận tâ ...  Cách tiếp cận này cũng được thừa nhận trên cơ sở 
cho rằng cảm xúc tích cực có thể giúp làm giảm lỗi/sơ suất cũng như vi phạm luật giao 
thông (Lawton & Parker, 1997). 
Trong bối cảnh Việt Nam, rất nhiều tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thái 
độ với hành vi vi phạm luật giao thông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những điểm thú vị 
về thái độ của người Việt Nam. Khuat & Le, (2011) cho rằng, người tham gia giao 
thông ở Việt Nam có xu hướng lặp lại các hành vi vi phạm giao thông. Thậm chí, họ 
cho rằng vi phạm giao thông là một hành vi phổ biến, “nếu không vi phạm, người khác 
cũng vi phạm”, họ có thể hiểu và tha thứ cho các hành vi vi phạm giao thông. Theo lý 
thuyết Hành vi hợp lý, chuẩn mực xã hội (social norm) là một trong những yếu tố giải 
thích cho việc vi phạm luật lệ giao thông – người vi phạm cho rằng: họ cũng “bình 
thường” như những người khác (Duong, Brennan, Parker, & Florian, 2015). Mặc dù 
uống rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông, tuy nhiên 
việc uống rượu được chấp nhận/tha thứ ở khu vực nông thôn, do đặc tính văn hoá xã 
hội ở Việt Nam (Bachani , và những tác giả khác, 2013). Thái độ đối với các kiểu di 
chuyển cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn phương tiện và cách 
thức giao thông của người dân (Van & Fuji, 2007) 
Thái độ của công chúng (public attitude) được coi là một trong những yếu tố 
giúp xây dựng chính sách nói chung, chính sách trong giao thông nói riêng (Chen, 
Chang, & Tzeng, 2002). Thậm chí có giá trị rất lớn trong việc sáng tạo các chiến lược 
truyền thông. Thái độ của công chúng có thể tạo ra ảnh hưởng xã hội rộng lớn trên cơ 
sở thiết lập thói quen hoặc các chuẩn mực xã hội. Trong khi các nghiên cứu về thái độ 
của người dân với an toàn giao thông thường đòi hỏi thực hiện ở quy mô mẫu lớn thì 
đa số các nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu này do 
những hạn chế nhất định về điều kiện nghiên cứu. Trong bối cảnh phát triển của cơ sở 
hạ tầng Internet, người trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội Facebook ngày càng nhiều 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 640 
hơn, một cơ chế thu thập thông tin phản hồi, những thảo luận, những vấn đề mà họ nói 
trên Internet, mạng xã hội trên quy mô lớn có khả năng giúp làm rõ và phân tích thái 
độ của họ. 
Thái độ, một thành phần trong mô hình Hành vi hợp lý của Ajen và Fishbein được 
cho là một trong những căn cứ lý thuyết quan trọng giúp nhiều nhà nghiên cứu tìm 
hiểu về vấn đề vi phạm an toàn giao thông. Không nằm ngoài xu hướng này, các nhà 
nghiên cứu Việt Nam cũng đã khai thác khái niệm thái độ và đưa ra nhiều kết quả 
đáng chú ý, trong đó, chuẩn mực xã hội được cho là một trong những nguyên nhân dự 
báo hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Mặc dù việc tách biệt giữa các lỗi/sơ 
suất với hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông có những ranh giới nhất định về 
mặt tâm lý nhưng chưa nhiều nhà nghiên cứu khai thác và phân biệt hai khía cạnh này 
của hành vi vi phạm. 
3. PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Chúng tôi cho rằng thái độ của công chúng có tiềm năng giúp giải đáp một số 
khía cạnh của hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông nếu được thu thập trên quy 
mô rộng, đúng đối tượng và có giá trị. Thông qua dịch vụ lắng nghe trên mạng xã hội 
(social listening) của DataSection Việt Nam (DSV), chúng tôi thu thập được 551.442 
bài viết trên mạng xã hội Facebook, 24.656 bài viết trên các diễn đàn trực tuyến 
(forum), 58.323 tin tức về vấn đề an toàn giao thông xuất hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 
2016 đến ngày 1 tháng 7 năm 2017. Dữ liệu thu về được gắn các nhãn biểu hiện và 
tiến hành phân tích nội dung. 
Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm 3.000 bài viết để tiến hành đọc 
và đưa ra một số kết quả nghiên cứu sau: 
Bảng 1: Các lỗi vi phạm đƣợc đề cập nhiều nhất trên mạng xã hội 
Các lỗi vi phạm ATGT 
Số bài viết đề 
cập 
Tỷ lệ % 
Sai làn 81 22.6% 
Vượt quá tốc độ quy định 75 20.9% 
Lỗi không xi nhan 51 14.2% 
Vượt đèn đỏ 45 12.6% 
Vượt đèn vàng 41 11.5% 
Đè vạch/ không tuân thủ vạch kẻ đường 40 11.2% 
Đi ngược chiều 17 4.7% 
Không đội mũ bảo hiểm 15 4.2% 
(**) 
Nguồn: DataSection Việt Nam 
(**) Trên social media còn những lỗi vi phạm khác với số bài đề cập nhỏ hơn, bao 
gồm: không mang giấy tờ xe (11 bài), uống rượu bia khi tham gia giao thông (11 bài), 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
641 
dừng xe sai quy định (3 bài), không bằng lái xe (3 bài), không bật đèn chiếu ( 3 bài), 
đeo tai nghe khi tham gia giao thông (2 bài), xe không gương (2 bài), bảo hiểm hết 
hạn (1 bài), chưa đủ tuổi lái xe (1 bài), dàn hàng ngang (1 bài), đèn sang quá mức quy 
định (1 bài), dừng đèn xanh (1 bài), kẹp 3 (1 bài), sử dụng điện thoại khi đang lái xe (1 
bài), vượt phải (1 bài), chống đối người thi hành công vị (1 bài) 
 Từ 3000 bài lựa chọn ngẫu nhiên, chúng tôi tìm được 358 bài viết có chứa 
thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy các lỗi/sơ suất xuất hiện với tỷ trọng rất cao, đó 
là các lỗi: sai làn, quá tốc độ, không xi nhan, đè vạch. Trong khi các vi phạm mang 
tính chất cố ý lại ít xuất hiện hơn: vượt đèn đỏ, đèn vàng, đi ngược chiều, không đội 
mũ bảo hiểm. Những lỗi vi phạm này xuất hiện kèm những mô tả cho thấy sơ suất của 
người mắc lỗi: 
“Em bị một phát ở Kép (Bắc Giang) trước khi vào cầu. Qua cầu thấy gậy "cạp 
nong" vẫy vào, tưởng lỗi vượt xe trên cầu hóa ra lỗi vượt quá tốc độ” 
Nguồn:https://www.otofun.net/threads/canh-sat-giao-thong-ban-toc-do-o-dau-
xe-hay-duoi-xe-nhi.1126101/page-2#post-32257335 
 “e đi 2 bánh chạy từ thịnh yên ra phố huế. nhưng địa chỉ e cần tìm lại là ở bên 
trái đường. mắt e thì mù dở, đi bên làn xe máy ko thể nào nhìn được số nhà. bắt buộc e 
phải đi sát vỉa hè bên trái bật xi nhan rẽ trái để cảnh báo. & cuối cùng e bị 141 xích 
vì tội đi sai làn” 
Nguồn:https://www.facebook.com/540079849426435/posts/101160760894031 
“mình đi xe máy rẽ phải không xi nhan. bọn nó đòi 5 trăm. mình sợ quá nhờ vả 
xin xỏ mãi xuống còn 1 trăm. về nhà mọi người nói mới biết mình bị lòe. mà hôm ấy 
mình thấy ai dừng lại cũng bị hô phạt 5 trăm” 
Nguồn:https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10154385130961
634&id=145788456633&comment_id=10154389610066634 
Trong số các lỗi vi phạm giao thông, chúng tôi tìm các lỗi mà người vi phạm 
hỏi cũng như bình luận nhiều nhất. 
Bảng 2: Các lỗi vi phạm giao thông phổ biến đƣợc đề cập trên mạng xã hội 
Các lỗi vi phạm 
Số bài viết đề 
cập 
Tỷ lệ % 
Sai làn 13 32.5% 
Đè vạch/ không tuân thủ vạch kẻ đường 9 22.5% 
Vượt đèn vàng 7 17.5% 
Vượt đèn đỏ 7 17.5% 
Không xi nhan 5 12.5% 
Vượt quá tốc độ quy định 3 7.5% 
Đi vào đường cấm 2 5.0% 
Vượt bên phải 2 5.0% 
Không mang giấy tờ 1 2.5% 
Tổng số 49 100% 
Nguồn: DataSection Việt Nam 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 642 
Trong số các lỗi vi phạm được hỏi nhiều trên mạng xã hội, lỗi sai làn là 
một trong những lỗi sai phổ biến nhất (32.5%). Khi xem xét kỹ hơn về những 
nội dung của các bình luận của người sử dụng Facebook có thể thấy nguyên 
nhân chủ yếu nằm ở kiến thức của người vi phạm với luật an toàn giao thông: 
“em lính mới xin các cụ chỉ bảo. . e đi từ đường nvl rẽ vào c. rao2 có đi 
vào làn trong. các bạn xxx bắt e lập bb lỗi đi sai làn đường. . cccm cho e hỏi e 
bị lỗi như vậy có đúng k? . nếu có thể khiếu nạn cccm thông não giúp e! . e xin 
cảm ơn!” 
Nguồn:https://www.facebook.com/540079849426435/posts/906016056
166144 
“cho e hỏi đường có 2 vạch kẻ liền e vượt lên thì lỗi của e là đè vạch 
hay đi sai làn đường ạ. vượt sang hẳn làn bên kia ý ạ” 
Nguồn:https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1113336782100
736&id=540079849426435&comment_id=1113471272087287 
 “các bác cho e hỏi chút . vượt đèn vàng bị xxx bắt thì mình cãi như nào 
và theo nd nào vượt ko bị bắt , e thấy báo chí viết vượt đèn vàng bị phạt mà. 
cảm ơn các bác nhiều” 
Nguồn:https://www.facebook.com/540079849426435/posts/947165998
717816 
Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm các biểu hiện về nguyên nhân của các lỗi vi 
phạm thông qua việc đọc và phân tích nội dung của các bài viết. Kết quả cho 
thấy: 
Bảng 3: Nguyên nhân vi phạm luật lệ an toàn giao thông 
Nguyên nhân vi phạm 
Số bài viết 
đề cập 
Tỷ lệ 
% 
Do chưa nắm rõ luật 61 48.0% 
Do không tuân thủ luật 31 24.4% 
Do không chú ý/ sơ ý 19 15.0% 
Do xui xẻo 10 7.9% 
Do khuất tầm nhìn 3 2.4% 
Do tránh xe cứu thương/ xe khác 3 2.4% 
Do cảnh sát phạt sai 2 1.6% 
Do đường đông 2 1.6% 
(**) 
Nguồn: DataSection Việt Nam 
(**) Ngoài ra, còn có những lý do khác như: Do chưa có kinh nghiệm lái xe (1 
bài), do thời tiết xấu (1 bài), Do tín hiệu giao thông khó nhìn (1 bài), Do vạch 
kẻ đường khó nhìn (1 bài), do xe hỏng (1 bài) 
Như kết quả nghiên cứu chỉ ra, kiến thức của người dân về luật lệ an 
toàn giao thông được cho là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi hay vi phạm. 
Những người vi phạm cho rằng họ chưa nắm rõ luật (48%), không cố ý vi 
phạm (15%), việc vi phạm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như khuất 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
643 
tầm nhìn, tránh xe khác, đường đông... tỷ trọng số người thừa nhận việc cố ý 
không tuân thủ luật chiếm 24.4%. 
Từ kết quả phân tích dữ liệu có thể thấy một số điểm đáng lưu ý sau: 
- Các lỗi/sơ suất chiếm tỷ trọng cao trong số những vi phạm của người 
dân, nhiều nhất là lỗi “sai làn”. 
- Người vi phạm luật lệ giao thông đổ lỗi cho các nguyên nhân khách 
quan nhiều hơn các nguyên nhân mang tính chủ quan 
- Thái độ của công chúng với cảnh sát giao thông và những người xử lý 
vi phạm thường là tiêu cực, họ được gọi bằng những từ lóng mang 
nghĩa tiêu cực 
- Kiến thức về luật lệ giao thông là nguyên nhân chính dẫn tới những vi 
phạm luật lệ giao thông. 
4. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG HÀM Ý QUẢN TRỊ 
Nghiên cứu của chúng tôi thừa nhận và củng cố cách tiếp cận thái độ, hành vi. 
Chúng tôi cho rằng thái độ là cách tiếp cận phù hợp trong việc nghiên cứu, tìm hiểu 
nguyên nhân tâm lý đối với hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Kết quả nghiên 
cứu thái độ người dùng Facebook Việt Nam cho thấy kiến thức về luật lệ an toàn giao 
thông là nguyên nhân chính dẫn tới các vi phạm. Người vi phạm luật lệ giao thông đổ 
lỗi cho các nguyên nhân khách quan và cho rằng chúng là những sơ suất cho dù nhiều 
loại lỗi trong số đó là lỗi cố ý. 
An toàn giao thông là vấn đề mang tính xã hội, nó đòi hỏi được giải quyết bằng 
những cách tiếp cận sáng tạo trong bối cảnh mới. Marketing xã hội là một trong số 
những cách tiếp cận phù hợp. Khi tiếp cận theo hướng marketing xã hội, nhà quản trị 
cần lưu ý động cơ thúc đẩy hành vi và những rào cản với hành vi. Với những lỗi mang 
tính sơ suất, khách quan, một cơ chế trừng phạt mang tính chất xã hội, hay các chuẩn 
mực xã hội có tiềm năng hạn chế hành vi. Xây dựng văn hoá giao thông, một trong 
những giải pháp được đề cập nhiều trước đây có thể là giải pháp phù hợp theo cách 
tiếp cận này. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người thực thi pháp luật an 
toàn giao thông đang được công chúng cảm nhận với hình ảnh tiêu cực. Việc thay đổi 
hình ảnh của cảnh sát giao thông có cơ hội giúp tăng mức độ tôn trọng người thực thi 
pháp luật hơn. 
Mặc dù nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận của dữ liệu lớn, song chúng tôi chưa 
đủ khả năng phân tích toàn bộ kết quả, nội dung thu về. Điều này có thể khiến cho kết 
quả bỏ lỡ nhiều thông tin giá trị. Qua cách tiếp cận này, chúng tôi đề xuất các nhà quản 
trị sử dụng lắng nghe trên mạng xã hội như một giải pháp hỗ trợ trong việc mô tả thực 
trạng và tìm kiếm nguyên nhân vi phạm an toàn giao thông. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bachani , A., Jessani , N., Pham, C., La, Q. N., Nguyen, P., Passmore , J., et al. (2013). 
Drinking & driving in Viet Nam: prevalence, knowledge, attitudes, and practices in 
two provinces . Injury , 44, 38-44. 
Chen, T.-Y., Chang, H.-L., & Tzeng, G.-H. (2002). Using fuzzy measures and habitual 
domains to analyze the public attitude and apply to the gas taxi policy. European 
Journal of Operational Research , 137, 145-161. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 644 
Duong, D. V., Lee, A., & Meuleners , L. (2016). Factors underlying bus-related 
crashes in Hanoi, Vietnam . Transportation Research Part F . 
Duong, H. T., Brennan, L., Parker, L., & Florian, M. (2015). But I AM normal: safe? 
driving in Vietnam. Journal of social markeitng , 5 (2), 105-124. 
Hoa, D., Duc, N., Bao, N., & Huong, N. (2009). Analysis on Activities of Vietnam 
Traffic Police in Administrative Handling Violations on Traffic Regulations. 
Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, 7. 
Khuat, H. V., & Le, H. T. (2011). Education influence in traffic safety: A case study in 
Vietnam. IATSS Research , 34, 87-93. 
Kotler, P., & Zaltman, G. (1971). Social Marketing: An Approach to a planned social 
change. Journal of Marketing , 35, 3-12. 
La, Q. N., Lee , A., & Duong, D. V. (2013). Prevalence and factors associated with 
road traffic crash among taxi drivers in Hanoi, Vietnam. Accident Analysis and 
Prevention , 50, 451-455. 
Lawton, R., & Parker, D. (1997). The role of Affect in predicting social behaviors: the 
case of road traffic violations. Journal of Applied social psychology , 27 (14), 1258-
1276. 
Lazarsfeld, P., & Merton, R. (1957). Mass communication, popular taste, and 
organized social action. (B. Rosenberg, Ed.) New York, America: Colier-MacMilan 
Limited. 
Nguyen, N. N., Ozcaglar-Toulouse, N., & Kjeldgaard, D. (2017). Toward an 
understanding of young consumers' daily consumption practices in post-Doi Moi 
Vietnam. Journal of Business Research . 
Rothengatter, T. (1997). Psychological aspects of road user behavior. Applied 
psychology: An International review , 46 (3), 223-234. 
Tuổi trẻ. (2017, November 9). Thời sự. Retrieved November 9, 2017, from Tuổi trẻ 
Online: https://tuoitre.vn/moi-nam-vn-co-15000-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-
20170920154009747.htm 
Tuan, V. A., & Mateo-Babiano, I. (2013). Motorcycle Taxi Service in Vietnam – Its 
Socioeconomic Impacts and Policy Considerations. Journal of the Eastern Asia 
Society for Transportation Studies , 10, 13-28. 
Van, T. H., & Fuji, S. (2007). PSYCHOLOGICAL DETERMINANTS OF 
BEHAVIORAL INTENTION TO USE TRAVEL MODES IN HO CHI MINH CITY. 
Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, 6. 
ABTRACT 
Safety traffic has been a painful problem in developing countries and Vietnam, 
particularly. The relationship between attitude and behaviour is a common approach 
for studies in terms of traffic violations and errors. From the results of attitude 
analysis, managers could be able to find solutions for effective social marketing 
strategies. The result of Facebook big data in Vietnam showed that: errors are common 
traffic violations, violators tended to take objective causes for their behaviors. Social 
marketing in a way of building social norms could have opportunities to decrease 
objective traffic violations. 
Keywords: Safety traffic, big data, attitude 

File đính kèm:

  • pdfthai_do_cua_nguoi_dan_voi_hanh_vi_vi_pham_luat_le_giao_thong.pdf