Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0

“Thách thức đối với dịch vụ taxi truyền thống trong công cuộc cải cách công nghệ

4.0” tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ vận tải taxi

truyền thống trước làn sóng dịch vụ taxi công nghệ, mà điển hình là taxi Uber và Grap. Đề tài

phân tích cả định lượng và định tính thực trạng hoạt động của thị trường vận tải taxi truyền

thống trước, trong và sau cuộc cách mạng công nghệ 4.0, với đại diện là Vinasun Group và

Mailinh Group, nắm giữ 79% tổng thị phần vận tải taxi (tính đến cuối năm 2014, trước khi

taxi công nghệ bước chân vào Việt Nam). Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số biện pháp đối

với các hãng taxi truyền thống để hoàn thiện dịch vụ trước cơn sóng công nghệ, với mục tiêu

hướng tới chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0 trang 1

Trang 1

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0 trang 2

Trang 2

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0 trang 3

Trang 3

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0 trang 4

Trang 4

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0 trang 5

Trang 5

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0 trang 6

Trang 6

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 13200
Bạn đang xem tài liệu "Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0

Thách thức đối với dịch vụ “Taxi truyền thống” trong cuộc cải cách công nghệ 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 678 
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ “TAXI TRUYỀN THỐNG” TRONG 
CUỘC CẢI CÁCH CÔNG NGHỆ 4.0 
ThS. Phạm Ngọc Thuỷ, ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, ThS.Phan Thị Ngọc Hà 
Khoa: Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT 
“Thách thức đối với dịch vụ taxi truyền thống trong công cuộc cải cách công nghệ 
4.0” tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ vận tải taxi 
truyền thống trước làn sóng dịch vụ taxi công nghệ, mà điển hình là taxi Uber và Grap. Đề tài 
phân tích cả định lượng và định tính thực trạng hoạt động của thị trường vận tải taxi truyền 
thống trước, trong và sau cuộc cách mạng công nghệ 4.0, với đại diện là Vinasun Group và 
Mailinh Group, nắm giữ 79% tổng thị phần vận tải taxi (tính đến cuối năm 2014, trước khi 
taxi công nghệ bước chân vào Việt Nam). Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số biện pháp đối 
với các hãng taxi truyền thống để hoàn thiện dịch vụ trước cơn sóng công nghệ, với mục tiêu 
hướng tới chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 
Từ khoá: Taxi truyền thống, Taxi công nghệ, Cuộc cải cách công nghệ 4.0 
1. MỞ ĐẦU 
Trong thời gian vừa qua, khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa một loạt tin liên 
quan về việc tài xế của hãng taxi Vinasun dán khẩu hiệu gắn lên xe phản đối hoạt động của 
Uber và Grab, cùng việc một số hãng taxi lớn trong ngành dịch vụ taxi truyền thống kiện trực 
tiếp lên Bộ Giao thông vận tải về loại hình vận tải này khi cho rằng đang có sự cạnh tranh 
không lành mạnh và có sự phân biệt đối xử khi mà loại hình dịch vụ vận tải này không phải 
tuân thủ những điều kiện kinh doanh như các hãng taxi truyền thống. Điều này đã làm dấy lên 
những ý kiến trái chiều về cuộc chiến của hai loại hình vận tải này. Có thể thấy, taxi truyền 
thống đang phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khi làn sóng công nghệ trong vận tải đang phát 
triển ngày một mạnh mẽ tại Việt Nam. Trước thực trạng đó, có những biện pháp hay hướng đi 
nào cho taxi truyền thống đang là một vấn đề mà không chỉ những người đứng đầu các đơn vị 
kinh doanh mà được cả xã hội - những người đang ngày ngày trực tiếp sử dụng dịch vụ này 
rất quan tâm. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Thực trạng hoạt động taxi Việt Nam trong những năm gần đây 
Căn cứ theo điều 3, điều 13 và điều 17, Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định: “Xe 
taxi là loại xe ôtô có sức chứa từ 09 (chín) chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe) được thiết 
kế để chở người. Hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng 
hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi. Có hộp đèn với chữ “TAXI” 
gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có 
khách. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).Trên xe có gắn 
đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền 
về đo lường kiểm định và kẹp chì; có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của 
doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch. Ngoài ra, Doanh nghiệp phải có trung 
tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe”. 
Nhìn chung, 26% người chọn taxi là phương tiện công cộng phổ biến thứ 2 sau xe 
buýt. Ba năm trước, vào năm 2014, dịch vụ vận tải taxi tại Việt Nam vẫn là cuộc chơi riêng 
của các doanh nghiệp lớn trong ngành với hàng chục năm kinh nghiệm như: taxi Mai Linh 
(1993), taxi Vinasun (2003)... Hai hãng taxi lớn nhất trên thị trường là Vinasun và Mai Linh. 
Trong khi Vinasun được sử dụng nhiều hơn ở thành phố Hồ Chí Minh (38% tổng thị phần) thì 
ở Hà Nội, Mai Linh là hãng taxi phổ biến và có nhiều thị phần nhất (46% tổng thị phần). Thị 
phần vận tải taxi chủ yếu nằm trong tay 2 hãng lớn này với số lượng xe vượt trội. Thời điểm 
này khi chưa có taxi công nghệ, các hãng taxi đều cạnh tranh không quá gay gắt, kinh doanh 
“dễ thở” và tăng trưởng ổn định. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
679 
Hình 1. Thống kê các hãng taxi được ưa chuộng khi Grab và Uber bắt đầu xuất hiện 
(Nguồn: https://CafeF.vn) 
Bắt đầu năm 2014, khi có sự gia nhập của taxi công nghệ, làm cho thị trường taxi trở 
nên “chật chội” hơn. Tuy nhiên, sau 1 năm gia nhập của loại hình vận tải mới thì hoạt động 
của các doanh nghiệp taxi truyền thống cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Doanh thu, lợi nhuận 
của các hãng taxi lớn vẫn ghi nhận mức tăng lớn. 
Hình 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinasun từ 2010-2016 
(Nguồn: www.vinasuntaxi.com/) 
Năm 2014, Mai Linh đạt 2740 tỷ đồng doanh thu thuần và thu về 34 tỷ đồng lợi nhuận 
sau thuế, tăng 17% so với năm trước. Vinasun cũng ghi nhận khoản doanh thu thuần tăng kỷ 
lục đạt 3770 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 314 tỷ đồng sau thuế, tăng tới 40%. Chính vì vậy, 
dường như các hãng taxi truyền thống đã “mất cảnh giác”, không tập trung xây dựng nền tảng 
để phòng vệ trước những đối thủ có mô hình kinh doanh đột phá hơn, mà chỉ tập trung cho 
việc bảo vệ vị thế trước các đối thủ có cùng mô hình và hình thức kinh doanh. Tính đến thời 
điểm hiện tại, 30-40% thị phần của taxi truyền thống đã phải nhường lại cho taxi công nghệ. 
Trong sáu tháng đầu năm, Vinasun đạt 1.903 tỷ đồng doanh thu, giảm 16%. Lợi nhuận hợp 
nhất thu về đạt 128 tỷ đồng, giảm 32%. Trong đó, phần lớn lợi nhuận không đến từ hoạt động 
taxi mà đến từ thanh lý xe cũ. Lần đầu tiên sau 5 năm, lợi nhuận của Vinasun đi xuống, đạt 
312 tỷ đồng. Báo cáo tài chính bán niên 2017 củaVinasun cũng cho biết đã phải cắt giảm 
8.000 nhân viên của mình. 
0% 10% 20% 30% 40% 50%
Vinasun
Mai Linh
Vinataxi
Uber
Hoang Long
Taxi dầu khí 
Saigon Air
Confort-Savico
Thang Long
Ba Sao
Thu do
Thanh Hung
Khác
TP HCM
Hà Nội 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 680 
Tình hình còn tồi tệ hơn với Mai Linh khi công ty này đã báo lỗ 84 tỷ đồng từ hoạt 
động kinh doanh.Theo như báo cáo, hết 6 tháng đầu năm 2017, Mai Linh đã phải cắt giảm gần 
6.000 nhân viên vì kết quả kinh doanh kém hiệu quả. Nửa đầu năm 2017, Mai Linh ghi nhận 
1.722 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% so với cùng kỳ và lãi 29 tỷ đồng. Tương tự Vinasun, 
hầu hết chỉ số kinh doanh của công ty đều tụt dốc. 
Hình 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Mai Linh từ 2010-2016 
(Nguồn: https://mailinh.vn/) 
2.2. “L n sóng” Uber, Grab v thách thức của taxi truyền thống trong cuộc cải 
cách công nghệ 4.0 
 2.2.1. Cuộc “đổ bộ” của taxi công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 
4.0 
Theo Wikipedia, “Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và 
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không thực-ảo (cyber-
physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive 
computing). Công nghiệp 4.0 tạo ra những "nhà máy thông minh" (smart factory). Trong 
các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình 
thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua 
Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong 
thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ 
chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.” 
Theo khảo sát, Uber là doanh nghiệp điển hình ứng dụng thành công mô hình “kinh tế 
chia sẻ” và đây cũng là một trong những nhánh tiêu biểu của nền công nghiệp 4.0 và hiện đã 
có mặt tại hơn 250 thành phố trên thế giới. Hiện nay, Châu Á được đánh giá là thị trường 
nước ngoài chủ đạo của Uber, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á khi tại thị trường này Uber 
đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao. 
Mặc dù Uber, Grab mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2014 nhưng thực sự 
nó đang tạo một “làn sóng” vô cùng mạnh mẽ trên thị trường taxi Việt Nam. Năm 2014, khi 
Uber và Grab bắt đầu triển khai dịch vụ ở Việt Nam, hầu như không có hãng taxi nào lo lắng, 
khi mà hoạt động của các hãng taxi truyền thống này không bị ảnh hưởng nhiều.Với tâm lý 
giá xe hơi trong nước hơn hẳn các nước khác, người sở hữu xe hơi được coi là thu nhập cao 
nên việc họ gia nhập mạng lưới “cho đi nhờ xe” là không phổ biến, nhưng chỉ sau vài năm, số 
lượng xe tham gia mô hình chia sẻ xe đã lớn hơn cả số lượng xe taxi ghi nhận. Cụ thể hơn, 
hiện Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 22.000 xe 9 chỗ trở xuống kinh doanh dịch vụ hợp đồng 
điện tử. Cuối năm 2015, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 200-300 xe dưới 9 chỗ, xe hợp đồng 
đi đường dài, nhưng tới ngày 28/2/2016, số lượng xe tăng lên 2.437, tới ngày 31/8/2016 là 
9.422 xe, tới tháng 6/2016 là hơn 15.000 xe và đến đầu tháng 4/2017 đã có hơn 22.000 xe. 
Tình hình trên cũng đúng với Hà Nội hiện có trên 4.000 xe với tốc độ phát triển rất nhanh. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
681 
 2.2.2. Chiến lƣợc kinh doanh của các hãng taxi truyền thống hiện nay đối với 
“l n sóng” Uber, Grab 
Đối với việc tạo ra ứng dụng gọi xe song song với cách gọi qua tổng đài truyền thống. 
Người tiêu dùng, nhất là những người từ nơi khác đến có xu hướng lựa chọn Uber, Grab vì 
chỉ cần có điện thoại di động đã cài đặt phần mềm là họ ngay lập tức xác định được quãng 
đường và số tiền phải trả, họ không phải lo lắng về việc lái xe đi quãng đường dài để tính 
thêm tiền. Ngoài ra, sau mỗi chuyến đi khách hàng có thể đánh giá chất lượng dịch vụ nói 
chung và đánh giá tài xế nói riêng một cách công khai nên thái độ phục vụ của tài xế với 
khách hàng cũng được cải thiện đáng kể. 
Hình 4. Thống kê ứng dụng gọi taxi bằng điện thoại được ưa chuộng hiện nay 
(Nguồn: https://CafeF.vn) 
Mặt khác, phần mềm mà Uber và Grab đang sử dụng là một trong những phần mềm 
đơn giản, dễ phát triển và tương đối rẻ tiền. Nếu hãng taxi tập trung nguồn lực khoảng ba 
tháng thì có thể hoàn thành việc phát triển, xây dựng hệ thống và hoàn thành thử nghiệm. 
Hiện nay Vinasun đã nắm bắt được xu hướng đưa ra phần mềm Vinasun App từ 25/8/2017 
với tính năng ước lượng giá cước và gợi ý lộ trình đường đi, hay Công ty CP Taxi Mekong 
Cần Thơ đã ứng dụng gọi taxi thông qua phần mềm Taxi Mekong và sẽ triển khai ứng dụng 
gọi taxi ở các chi nhánh khác của Công ty tại Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang hay App Taxi 
57 hỗ trợ gọi xe của Thành Công Car. Các hãng taxi khác cần học tập xu hướng này tạo ra 
ứng dụng gọi xe song song với tổng đài trong thời gian sớm nhất, thậm chí thay thế dần việc 
gọi qua tổng đài truyền thống bằng việc sử dụng phần mềm. 
Đối với việc cải tiến công nghệ vận chuyển hành khách và giảm giá cước vận chuyển. 
Hiện nay xu hướng thế giới là chuyển dần sang sử dụng ô tô chạy bằng điện nhằm tiết kiệm 
chi phí và giảm bớt các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hẳn nhiên sẽ nhận 
được sự ủng hộ của Chính phủ. Ô tô điện thường được sử dụng đối với những lộ trình ngắn vì 
xe điện dễ điều khiển, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí đào tạo tài xế và có chi phí bảo 
trì, chi phí chạy mỗi dặm giảm đáng kể (thậm chí tiết kiệm đến 50% so với một chiếc xe chạy 
nhiên liệu xăng, dầu). Hơn nữa giá của ô tô điện hiện nay cũng ngày càng có xu hướng giảm 
do sự cạnh tranh của nhiều hãng xe lớn như Nissan, Chevrolet, Tesla, Dimora Enterprises...Vì 
vậy, xu hướng ô tô điện thay thế dần phương tiện xe hơi chạy xăng, vừa vì yếu tố môi trường 
vừa là yếu tố công nghệ sẽ bù đắp cho những phí tổn phát sinh để cạnh tranh với cơn bão 
Uber và Grab giá rẻ trong dài hạn. Mặc dù taxi điện chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng 
các hãng taxi Việt Nam đã có những động thái, như hãng taxi Mai Linh đã xúc tiến tìm hiểu 
và kết nối với nhiều hãng xe ô tô điện trên thế giới trong nhiều năm. Đầu năm 2017, Dimora 
Enterprises, LLC – hãng xe điện đình đám trên thế giới đã bày tỏ ý định đầu tư lớn vào Việt 
Nam thông qua hợp tác với Tập đoàn Mai Linh bằng hạng mục xe taxi chạy điện xản xuất ô tô 
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Grabtaxi
Viet Taxi
Uber
Easy Taxi
Taxi Navi
Khác
TP HCM
Ha Noi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 682 
điện 5 chỗ và 7 chỗ dùng làm taxi, trong đó Mai Linh sẽ là đối tác chiến lược trong việc triển 
khai và vận hành hệ thống taxi chạy điện. 
Đối với số lượng xe hoạt động. Các hãng taxi lớn hiện nay đang lựa chọn cách đầu tư 
thêm xe để chiếm ưu thế trên thị trường. Năm 2017 Vinasun đầu tư thêm khoảng 1.150 xe, 
gồm 350 chiếc 4 chỗ và 800 chiếc 7 chỗ, đồng thời thanh lý 850 xe đã quá hạn. Mục tiêu của 
Công ty là nâng tổng số xe lên 6.500 chiếc. Công ty cũng đang tuyển dụng tới 3.000 tài xế. 
Trên thực tế khi đầu tư xe doanh thu công ty đã tăng nhưng lợi nhuận lại giảm do việc chưa 
bù đắp được các chi phí đầu tư. 
Cuộc chiến về điều kiện kinh doanh và giấy phép hoạt động. Cho đến thời điểm hiện 
tại Uber, Grab không có giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp vận tải 
taxi, hoạt động không đúng với đăng ký là công ty công nghệ và trên thực tế đang bán hàng 
dưới giá vốn và vi phạm luật cạnh tranh. Ngoài ra trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh 
chấp giữa hành khách và tài xế thì doanh nghiệp taxi phải chịu trách nhiệm như một bên trong 
hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, tuy nhiên, với hình thức taxi công nghệ, Uber và Grab 
gần như không chịu trách nhiệm gì trong những sự cố này. 
Hình 5: Điều kiện kinh doanh của taxi truyền thống và Uber, Grab 
Do đó các doanh nghiệp taxi truyền thống đã, đang và vẫn phải tiếp tục đấu tranh pháp 
lý để Uber và Grab phải được thành lập và tuân theo những quy định như một công ty vận tải 
công cộng trước khi cung cấp dịch vụ ra thị trường. 
2.3. Một số kiến nghị với các hãng taxi truyền thống v các cơ quan chức năng 
Kiến nghị về chính sách quảng cáo và quảng bá thương hiệu. Grab và Uber taxi đã 
dành rất nhiều tiền và có những chiến lược vô cùng hiệu quả cho việc marketing như các 
chương trình khuyến mãi và quảng cáo nhằm tăng mức độ phổ biến và số lượng người sử 
dụng dịch vụ của họ. Bên cạnh ứng dụng dễ sử dụng, Uber và Grap còn có những chiến lược 
về việc phủ sóng thương hiệu của họ tới mọi “ngõ ngách” của cuộc sống, từ di chuyển thông 
thường, du lịch đến giao lưu văn hóa, ẩm thực,... và kết quả tất yếu là không chỉ người dân ở 
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi có Uber, Grab mà gần như bất cứ người dân 
nào ở Việt Nam mà sử dụng các thiết bị điện tử đều biết đến ứng dụng Uber, Grab, thậm chí 
mong muốn được trải nghiệm. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
683 
Hình 6: Chiến lược quảng bá dịch vụ của Uber, Grab tại TP Hồ Chí Minh 
(Nguồn: https://www.facebook.com/saigonyeuthuong/) 
Các hãng taxi truyền thống nên nhìn nhận nghiêm túc về việc quảng bá dịch vụ của 
mình một cách gần gũi và hiệu quả hơn đến người tiêu dùng. Mặt khác, cũng cần đưa ra 
chương trình ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng như có những chương trình tạo mã giảm giá 
cho khách hàng gọi xe qua tổng đài hoặc qua ứng dụng gọi xe của hãng, hay làm thẻ cho 
khách hàng thân thiết, làm thẻ và tặng quà giảm giá cho khách hàng dịp sinh nhật, nhắn tin 
chúc mừng sinh nhật khách hàng để tạo ra lợi thế so với taxi công nghệ. 
Kiến nghị về chất lượng nguồn nhân lực. Một trong những lý do mà một bộ phận 
khách hàng quay lưng với taxi truyền thống là khách hàng cảm thấy không hài lòng với tài xế 
như nói tục, chửi bậy trong quá trình lái xe gây phản cảm, thái độ không nhiệt tình với hành 
khách, song những phản ánh của họ tới các hãng taxi chỉ mang tính hình thức. Khách hàng 
cảm thấy không được đảm bảo về chất lượng cho các hành trình tiếp theo. Điều này gây ra 
tâm lý ức chế và không tin tưởng của khá nhiều người đối với hoạt động taxi truyền thống. 
Các hãng taxi công nghệ đã ngay lập tức nắm bắt được tâm lý này của khách hàng khi đưa ra 
ứng dụng đánh giá lái xe trên thang điểm 5 sao, và những lái xe có tỷ lệ đánh giá thấp sẽ bị 
đào thải. Không thể phủ nhận đây là hướng phát triển đúng đắn đối với dịch vụ taxi nói riêng 
và dịch vụ vận tải hành khách nói chung. Do đó, nếu các hãng taxi truyền thống bỏ qua yếu tố 
về nhân lực này thì cuộc cạnh tranh của họ với taxi công nghệ khó mà có thể đạt được bước 
tiến tích cực. 
Kiến nghị về cung cấp dịch vụ cho nhiều phân khúc khách hàng. Cần xây dựng thêm 
phân khúc xe hạng sang cho các khách hàng có điều kiện và nhu cầu sử dụng, họ có thể lựa 
chọn loại xe phù hợp với nhu cầu của mình như Lexus, Toyota Land Cruiser,Fortuner, 
Mercedes, BMW. Trên thực tế Vinasun taxi cũng sở hữu nhiều xe cao cấp như Lexus RX330, 
Lexus LX570, Toyota,vào dịch vụ gọi xe. Giá cước của các loại xe sang này cao gần gấp 
đôi so với cước taxi thông thường nhưng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn. 
Kiến nghị với các cơ quan chức năng. Một điều rõ ràng là các hãng taxi công nghệ đã 
và đang vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, 
có tự tác động từ Chính phủ, họ sẽ phải thay đổi cách thức kinh doanh. Ví dụ trên thực tế, 
Uber đã phải lùi một bước khi tại Châu Âu và chuyển sang cung cấp dịch vụ UberX vì các cơ 
quan chức năng yêu cầu người lái xe Uber phải có giấy phép lái xe với đủ điều kiện vận tải 
hành khách. Đây cũng là một hướng đi hợp lý hướng tới sự đảm bảo chất lượng dịch vụ vận 
chuyển hành khách, hướng tới người tiêu dùng. Vì vậy, nếu như không có sự quản lý và hỗ 
trợ từ các cơ quan có thẩm quyền, hẳn “cuộc chiến” giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống 
sẽ còn kéo dài dai dẳng và người chịu thiệt thòi, không ai khác, chính là người tiêu dùng đối 
với dịch vụ vận tải taxi. 
3. KẾT LUẬN 
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng vận tải hành khách bằng taxi với hai đại diện 
lớn từ hình thức taxi truyền thống là Vinasun group và Mailinh group với đại diện từ taxi 
công nghệ là taxi Uber và taxi Grab, nhận thấy tiềm năng phát triển của taxi công nghệ là rất 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 684 
lớn với tốc độ phát triển ngày càng cao và thị phần mở rộng trong thời gian ngắn, từ năm 
2014 đến nay. Đứng trước xu hướng đó, nếu các hãng taxi truyền thống không thay đổi cách 
làm cũ và nhìn nhận taxi công nghệ như một đối thủ cạnh tranh thực sự, đồng thời cải tiến 
hoạt động theo hướng cách mạng công nghệ 4.0 trong mọi khía cạnh thì tương lai bị đào thải 
là có thể nhìn thấy rõ rệt. 
Sau khi tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, bài viết đã đưa ra những 
đánh giá về thực trạng hoạt động của các hãng taxi truyền thống và những biện pháp họ đang 
sử dụng để cạnh tranh với taxi công nghệ, đồng thời cũng kiến nghị một số giải pháp với các 
hãng taxi truyền thống và các cơ quan chức năng, với mục tiêu cuối cùng là hướng tới quyền 
lợi lâu dài của người tiêu dùng dịch vụ vận tải taxi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TIẾNG VIỆT 
[1] TS. Trần Thị Lan Hương, Tổ chức và quản lý vận tải ô tô (2014), NXB Giao thông 
vận tải, Hà Nội 
[2] Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ban hành ngày 10/09/2014, có hiệu lực từ 
01/12/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 
[3] Các Websites 
www.vinasuntaxi.com/ 
https://mailinh.vn/ 
https://www.gso.gov.vn/ 
https://CafeF.vn 
TIẾNG ANH 
[1] Belk, R. (2014b), You are what you can access: Sharing and collaborative 
consumption online, Journal of Business Research, 67(8), 1595–1600. 
[2] Tim Salder, London taxis embracing technology, Technology, September 26, 2017 
CHALLENGES FOR “TRADITIONAL TAXI” SERVICES IN THE 4.0 
TECHNOLOGY INNOVATION 
Abstract: 
“Challenges for traditional taxi services in the 4.0 technology innovation”,It focuses 
on analyzing and assessing the current status of the traditional taxi service in the wave of taxi 
service, typically Uber and Grap. The topic analyzes both the quantitative and qualitative 
aspects of the performance of the traditional taxi market before, during and after the 4.0 
technology revolution, with representatives of Vinasun Group and Mailinh Group, holding 
79% of the total market share. Taxi transport (until the end of 2014, before the technology 
taxi appears in Vietnam). 
Keywords: Traditional taxi, Technology taxi, 4.0 Technology innovation 

File đính kèm:

  • pdfthach_thuc_doi_voi_dich_vu_taxi_truyen_thong_trong_cuoc_cai.pdf