Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh

Tóm tắt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng

trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài

nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và

người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”,

hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận

cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch

TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến.

Từ khóa: Tefl tourism, du lịch, giảng dạy tiếng Anh

Abstract

In the context of globalization and international economic integration, English has become

an important foreign language all over the world. In many countries, teaching English as a foreign

language has become a resource that can be produced, controlled, distributed and brought great value

from both the learner and the teacher. Basically, TEFL tourism is a combination of the two concepts of

“travelling” and “teaching English”, this type was created to meet the needs of English teachers around

the world. The article discusses how to understand TEFL tourism, basic features, some key contents and

the development of TEFL tourism globally as well as the tendency to choose Vietnam as a destination.

Keywords: TEFL tourism, tourism, teaching English

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 1

Trang 1

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 2

Trang 2

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 3

Trang 3

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 4

Trang 4

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 5

Trang 5

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 6

Trang 6

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 7

Trang 7

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 7400
Bạn đang xem tài liệu "Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh

Tefl tourism - Hình thức du lịch kết hợp giảng dạy tiếng Anh
75Số 31 (Tháng 3 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TEFL TOURISM - HÌNH THỨC DU LỊCH 
KẾT HỢP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
 NGUYỄN THÀNH NAM*
Tóm tắt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng 
trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài 
nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và 
người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”, 
hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận 
cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch 
TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến. 
Từ khóa: Tefl tourism, du lịch, giảng dạy tiếng Anh
Abstract
In the context of globalization and international economic integration, English has become 
an important foreign language all over the world. In many countries, teaching English as a foreign 
language has become a resource that can be produced, controlled, distributed and brought great value 
from both the learner and the teacher. Basically, TEFL tourism is a combination of the two concepts of 
“travelling” and “teaching English”, this type was created to meet the needs of English teachers around 
the world. The article discusses how to understand TEFL tourism, basic features, some key contents and 
the development of TEFL tourism globally as well as the tendency to choose Vietnam as a destination.
Keywords: TEFL tourism, tourism, teaching English
1. TEFL tourism - quan niệm và đặc trưng
1.1. Quan niệm về TEFL tourism
Nghiên cứu mang tính học thuật về tính liên 
kết của TEFL với du lịch hiện nay còn nhiều hạn 
chế mặc dù tầm quan trọng của ngành giảng 
dạy tiếng Anh trên toàn thế giới và du lịch đều 
là những ngành dịch vụ lớn nhất toàn cầu. 
TEFL (Teaching English as a Foreign Language) 
được hiểu là giảng dạy tiếng Anh như một 
ngoại ngữ. Thực chất TEFL là một chứng chỉ 
quốc tế có những đặc tính linh hoạt trong việc 
giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài hay ở một 
đất nước nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh. Bên 
cạnh TEFL, có một số thuật ngữ khác thường 
được các giảng viên, giáo viên dạy tiếng Anh 
quan tâm hoặc theo học để lấy chứng chỉ là 
ELT, TESOL và TESL. Ở Anh, chứng chỉ chính 
được sử dụng là ELT (English Language Teaching) 
có nghĩa là giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh, vì 
nó được các hiệp hội học thuật như Đại học 
Cambridge và các nhà xuất bản của các tạp 
chí trong lĩnh vực này ưa thích. TEFL, TESOL 
và TESL có xu hướng liên kết với những người 
cần học tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày 
và giáo viên thường làm việc với những người 
nhập cư đã chuyển đến các quốc gia nói tiếng 
Anh. TESOL (Teaching English to Speakers of 
Other Languages) có nghĩa là giảng dạy tiếng 
Anh cho người nói ngôn ngữ khác. Chứng chỉ 
này tập trung vào việc giảng dạy các kỹ năng 
cần thiết để dạy tiếng Anh tại một nước khác, * TS., Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Số 31 (Tháng 3 - 2020)76
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
nơi mà học sinh không phải là người bản ngữ 
sử dụng tiếng Anh như Trung Quốc, Nhật Bản, 
hay Việt Nam. TESL (Teaching English as a Second 
Language) lại mang nghĩa giảng dạy tiếng 
Anh như một ngôn ngữ thứ hai, phục vụ cho 
những giáo viên, giảng viên dạy tiếng Anh cho 
người bản ngữ nói tiếng nước ngoài, những 
người đang sống ở những quốc gia nói tiếng 
mẹ đẻ là tiếng Anh như dạy những học sinh 
tạm thời, người lao động hoặc người nhập cư 
sang các nước như Anh, Mỹ, Úc và Canada [8]. 
Tuy nhiên, đối với những người chọn đi du lịch 
nước ngoài kết hợp giảng dạy, chứng chỉ đào 
tạo phổ biến nhất là TEFL do phạm vi sử dụng 
rộng và tính linh hoạt. Đó cũng chính là lý do 
xuất hiện thuật ngữ TEFL tourism.
 Du lịch, với bản chất là một ngành kinh 
tế dịch vụ, ngày càng phát triển trong xã hội 
hiện đại. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), du 
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến 
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên 
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm 
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải 
trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc 
kết hợp với mục đích hợp pháp khác [10]. Ngày 
nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, 
giao thông, đời sống kinh tế - xã hội, nhu 
cầu du lịch của con người ngày càng lớn. Tùy 
theo điều kiện kinh tế của mỗi cá nhân, con 
người có thể lựa chọn nhiều hình thức du lịch 
khác nhau, nhưng theo xu hướng chung, con 
người luôn nghĩ đến việc dành một phần thu 
nhập hàng năm của mình cho du lịch. Trong 
số những nhu cầu của con người, nhu cầu về 
du lịch chưa bao giờ được thỏa mãn và càng 
đi du lịch cuộc sống của con người càng được 
nâng cao.
TEFL tourism (du lịch TEFL) hiểu đơn giản 
nhất chính là từ ghép giữa du lịch và hoạt 
động giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài. ... viên, người 
dân nước bản địa
Tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng 
Anh ở một quốc gia khác là cốt lõi của TEFL. 
Trong kinh nghiệm TEFL, có hai sự khác biệt rõ 
ràng giữa các kiểu học của giáo viên TEFL, đó 
là đào tạo chính quy (các khóa TEFL đào tạo 
giáo viên tập trung) và không chính thức (học 
thông qua du lịch hoặc hòa nhập văn hóa). 
Hoạt động giáo dục luôn có hai mặt: Một mặt, 
là tri thức giáo dục giáo viên cung cấp cho học 
sinh; nhưng mặt khác, là sự phát triển kỹ năng, 
tri thức về văn hóa địa phương và các kiến 
thức chung về cuộc sống mà khách du lịch 
TEFL nhận được thông qua du lịch. Một phần 
trong sản phẩm của chương trình du lịch TEFL 
chính là chứng chỉ TEFL mà khách du lịch có 
cơ hội nhận được khi dạy tiếng Anh như một 
ngôn ngữ nước ngoài cả khía cạnh lý thuyết và 
thực tế. Do đó, có thể thấy rằng du lịch TEFL 
thể hiện một số mối quan hệ chặt chẽ giữa du 
lịch và giáo dục. 
Hoạt động đầu tiên của loại hình du lịch 
này chính là giảng dạy tiếng Anh cho cộng 
đồng dân cư nước bản địa. Trung bình, khách 
du lịch TEFF đến Thái Lan dạy 16 giờ đến 20 giờ 
mỗi tuần trong một loạt các loại tổ chức giáo 
dục được phân loại, bao gồm 3 dạng trường: 
Trường chính phủ tài trợ (64,2%), trường được 
tư nhân tài trợ (45%) và các tổ chức ngôn 
ngữ (22,3%) [5, tr.129]. Việc học tiếng Anh 
thành công đem lại nhiều lợi ích cho cư dân 
địa phương, thậm chí là một cách thoát nghèo 
cho nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt là 
trẻ em. Khi cộng đồng địa phương học được 
những điều cơ bản từ những giáo viên bản 
ngữ, họ sẽ biết những cách giao tiếp đơn giản 
để tiếp tục quá trình học ngoại ngữ sau này. 
Mặt khác, khi giảng dạy cho cộng đồng địa 
phương, giáo viên nước ngoài sẽ tích lũy được 
một số kỹ năng giảng dạy, kỹ năng nói trước 
công chúng, kỹ năng giao tiếp, sự kiên nhẫn 
và khả năng linh hoạt trong việc xử lý các tình 
huống thông qua việc dạy. 
Trải nghiệm văn hóa
Với sự tương tác văn hóa giữa khách du lịch 
TEFL và địa phương nơi họ đang làm việc, du 
lịch văn hóa chiếm một phần không thể thiếu 
trong trải nghiệm du lịch TEFL của khách du 
lịch. Khi giảng dạy tiếng Anh cho cộng đồng 
địa phương, khách du lịch hoàn toàn có thể trải 
nghiệm văn hóa địa phương bằng cách tham 
quan các địa điểm tôn giáo tín ngưỡng, di tích 
lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm hoặc tham 
gia các lễ hội, sự kiện, chế biến ẩm thực, trải 
nghiệm nghệ thuật biểu diễn, nghề thủ công... 
Các khách du lịch TEFL - giáo viên dạy tiếng 
Số 31 (Tháng 3 - 2020)80
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Anh tại Thái Lan sẽ có cơ hội trải nghiệm văn 
hóa “vùng đất của những nụ cười” với những 
người dân thân thiện, cởi mở, và tử tế với du 
khách nước ngoài, họ được tham quan các 
công trình kiến trúc Phật giáo hay trải nghiệm 
cuộc sống về đêm. 
Tham gia các hoạt động du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa 
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Với sự 
tương tác tự nhiên giữa khách du lịch TEFL với 
môi trường khí hậu, tài nguyên địa hình, thổ 
nhưỡng, động thực vật của địa phương, trong 
thời gian giảng dạy tiếng Anh tại đất nước bản 
địa, khách du lịch có thể tham gia các hoạt 
động du lịch diễn ra trong khu vực như leo núi, 
đi rừng, lặn biển, chèo thuyền, kết hợp tìm 
hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương. 
Giáo viên có thể kết hợp với học sinh, sinh viên 
và người dân tới các khu vực nông nghiệp như 
vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, 
trang trại thảo dược và các trang trại động vật. 
Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn 
sản xuất nông nghiệp như làm việc với các 
nông cụ, thu hoạch mùa mà không làm ảnh 
hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia 
đình chủ nhà. Sự kết nối với một nền văn hóa 
mới và một môi trường tự nhiên mới thông 
qua các trải nghiệm trong lớp học của họ được 
coi là một phần của dự án du lịch TEFL. 
Tham gia các hoạt động thiện nguyện
Mặc dù có rất nhiều động lực để tham gia 
vào du lịch TEFL, nhưng đối với một số người, 
hoạt động từ thiện, tình nguyện cũng là một 
phần quan trọng của trải nghiệm. Những điểm 
đến của loại hình du lịch này thường là các 
quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển, 
thậm chí còn tồn tại sự đói nghèo, bất bình 
đẳng xã hội hoặc ô nhiễm môi trường. Điều 
này đã định hướng nhận thức của khách du 
lịch TEFL tham gia các hoạt động tại đất nước 
bản địa để góp phần tăng cường, củng cố sự 
phát triển cộng đồng. Hành vi từ thiện rộng rãi 
đề cập đến tất cả các hoạt động của khách du 
lịch tại địa phương như hiến máu, làm việc tự 
nguyện, đóng góp tài chính hoặc chung tay 
bảo vệ môi trường sống. 
3. Sự phát triển của du lịch TEFL trên thế 
giới và ở Việt Nam
3.1. Sự phát triển của du lịch TEFL trên thế 
giới
Nhu cầu toàn cầu về việc sử dụng ngôn ngữ 
Anh đang tiếp tục tăng lên do ngôn ngữ Anh 
đã trở thành một phần không thể thiếu trong 
xã hội. Các chính phủ hiện đang ngày càng 
nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh đối với 
nền kinh tế - xã hội của quốc gia; những người 
trẻ tuổi luôn xem tiếng Anh là một công cụ có 
thể giúp họ thực hiện những khát vọng của cá 
nhân. Trên thực tế, tiếng Anh đã trở thành một 
trung tâm của cải cách giáo dục ở nhiều quốc 
gia, thường là để đáp ứng với sự phát triển về 
kinh tế, xã hội và công nghệ. Sự thống trị của 
tiếng Anh so với các ngôn ngữ khác thể hiện rõ 
nét trong nhiều khía cạnh của cuộc sống như 
du học, internet, khoa học công nghệ, truyền 
thông, chính trị quốc tế, ngoại giao và đặc biệt 
là kinh doanh toàn cầu. Do đó, sự phát triển 
của việc giảng dạy tiếng Anh và đi cùng với 
nhu cầu về giáo viên, giảng viên dạy ngôn ngữ 
Anh ngày càng gia tăng.
Thực tế, hoạt động du lịch TEFL đang diễn 
ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, bởi liên kết 
giữa việc giảng dạy tiếng Anh và du lịch được 
xác định gắn liền với một số hình thức du lịch 
cụ thể bao gồm tình nguyện, từ thiện, văn 
hóa, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, sinh thái, 
mạo hiểm Giáo viên nước ngoài hiện nay có 
thể được tuyển dụng đơn giản vào các trung 
tâm dạy ngoại ngữ hoặc các trường đại học, 
phổ thông ở các nước đang phát triển vì họ là 
người bản xứ của một quốc gia nói tiếng Anh, 
tuy nhiên, họ có thể thiếu các kỹ năng và kinh 
nghiệm để đảm nhận công việc một cách hiệu 
quả. Điều này cũng là một trong những nguyên 
nhân dẫn đến xu thế phát triển của du lịch TEFL 
trên toàn cầu. Các tổ chức đã tiến hành khai 
thác loại hình du lịch TEFL là International TEFL 
Academy, Teach Explore Asia, Australia Voca-
tional Skills, ITTT, TEFL Heaven, Ninja Teacher 
Academy, i-to-I, Smaller Earth, TEFL Connect 
Các quốc gia được lựa chọn là điểm đến giảng 
dạy tiếng Anh kết hợp với hoạt động du lịch 
là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, 
81Số 31 (Tháng 3 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan, Campuchia, Mexico, 
Peru, Venezuela
3.2. Xu thế lựa chọn Việt Nam như “một 
điểm đến” của khách du lịch TEFL 
Trước hết, Việt Nam là quốc gia có nhu 
cầu rất lớn về học ngoại ngữ (cụ thể là ngôn 
ngữ Anh) trong mọi đối tượng như học sinh, 
sinh viên, cán bộ, công chức... Năm 2017, Thủ 
tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, 
bổ sung Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025. 
Mục tiêu của Đề án là: phổ cập ngoại ngữ 
cho giáo dục phổ thông vào năm 2025. Đến 
năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 
đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 
10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12); 50% các 
cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương 
trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, 
nghề đào tạo; 100% các ngành đào tạo chuyên 
ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ 
theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo và 80% 
các ngành khác triển khai chương trình ngoại 
ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 
triển khai một số chương trình đào tạo giáo 
viên bằng ngoại ngữ [9]. Chính phủ cũng đã 
phê duyệt Đề án Chương trình quốc gia về 
học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên 
chức giai đoạn 2019 - 2030, trong đó, mục tiêu 
cụ thể đến hết năm 2025: 50% cán bộ, công 
chức ở trung ương (tập trung vào cán bộ, công 
chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương 
đương trở lên dưới 40 tuổi); 25% cán bộ, công 
chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập 
trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản 
lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 
40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên 
theo quy định [7]. Tuy nhiên, trong thực tế, khả 
năng đáp ứng đòi hỏi về công việc, giao dịch, 
nghiên cứu và học tập bằng tiếng Anh của đa 
số người Việt Nam còn hạn chế [1, tr.179] 
Do đó, Việt Nam là đất nước có nhu cầu lớn về 
nguồn nhân lực dạy ngoại ngữ, cũng là quốc 
gia thu hút nhiều giáo viên dạy tiếng Anh từ 
các nước Anh, Úc, Mỹ, Newzealand với những 
cơ hội việc làm tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. 
Việt Nam cũng là đất nước có tiềm năng lớn 
về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa với 
sự đa dạng về tộc người với những đặc trưng về 
thói quen, lối sống, ẩm thực, tín ngưỡng, lễ hội, 
nghệ thuật phong phú theo các vùng, miền. 
Đây là cơ sở để Việt Nam phát triển du lịch, trở 
thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch 
quốc tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du 
lịch: lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 
tháng 12/2019 ước đạt 1.710.168 lượt, tăng 
24,4% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 
cả năm 2019 đạt 18.008.591 lượt khách, tăng 
16,2% so với cùng kỳ năm 2018 [11]. Việt Nam 
cũng là cầu nối để khách du lịch khám phá văn 
hóa Đông Nam Á, văn hóa Trung Quốc trong 
những chuyến đi dài ngày của khách du lịch 
quốc tế. Một giáo viên người Mỹ dạy tiếng Anh 
ở Việt Nam từ năm 2014 - 2019 đã nhận định: 
“Chi phí sinh hoạt rẻ, người dân tốt, lương cao và 
đất nước được trời phú cho một cảnh quan hùng 
vĩ bao gồm một số bãi biển rất đẹp, những ngọn 
núi đồ sộ và những dòng sông huyền bí, là 
những ấn tượng lớn của chúng tôi về Việt Nam”2. 
Do bởi hai yếu tố trên, Việt Nam hiện nay là 
quốc gia được nhiều tổ chức trên thế giới thiết 
kế là một trong những điểm đến châu Á vừa 
giảng dạy ngôn ngữ Anh vừa du lịch. Những 
chương trình này được xây dựng thường kéo 
dài từ 01 tháng đến 03 tháng tại các đô thị 
trung tâm của đất nước như Hà Nội, Quảng 
Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh... Quảng cáo 
trong các chương trình thường nhấn mạnh 
khách du lịch sẽ có một công việc giảng dạy 
được trả lương đảm bảo nếu đáp ứng các yêu 
cầu, mỗi chương trình thường có khoảng 5 - 
15 người tham gia, cho phép các giáo viên từ 
nhiều quốc gia kết nối với nhau. Có thể khẳng 
định, Việt Nam đã là địa chỉ cho các chương 
trình giảng dạy TEFL kết hợp với các hoạt động 
du lịch mà một số tổ chức như International 
TEFL Academy, TEFL Heaven, TEFL Connect 
đã lựa chọn và khai thác. 
Kết luận
Tiếng Anh hiện nay đã trở thành ngôn ngữ 
giao tiếp phổ biến trên toàn thế giới. Toàn cầu 
hóa về ngôn ngữ đã mang đến nhu cầu học 
tiếng Anh để thực hiện các mục tiêu như kinh 
doanh, giáo dục, ngoại giao Chính nhu cầu 
về việc học ngôn ngữ Anh đã dẫn đến việc đòi 
hỏi tuyển dụng giáo viên TEFL quy mô lớn. 
Để các giáo viên TEFL có thể trang bị thêm kỹ 
Số 31 (Tháng 3 - 2020)82
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
năng giảng dạy và có cơ hội trải nghiệm thực 
tế và khám phá cảnh quan và văn hóa ở các 
nước trên thế giới, loại hình du lịch TEFL đã ra 
đời. Do nhu cầu học tiếng Anh ở các nước rất 
lớn nên nguồn “khách du lịch” giảng dạy tiếng 
Anh ở các quốc gia trên thế giới cũng phát 
triển theo, đó là cơ hội cho du lịch TEFL phát 
triển. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề cần bàn 
đối với hình thức du lịch này. Chẳng hạn, các 
câu hỏi tại sao nhiều quốc gia chưa công nhận 
đây chính thức là một loại hình du lịch, nhiều 
công ty du lịch chưa quan tâm khai thác; việc 
giảng dạy tiếng Anh của các khách du lịch có 
diễn ra không chính thức hay được đăng ký 
hợp pháp ở một số nước hay không; những 
thủ tục liên quan đến tính chất tạm thời của 
việc làm và cư trú, thị thực hợp pháp và giấy tờ 
pháp lý cho lưu trú kéo dài; hiện tượng những 
người dân địa phương bị thay thế bởi các tình 
nguyện viên hoặc giáo viên tiếng Anh địa 
phương đã bị mất việc làm bởi các giáo viên 
bản ngữ, vẫn là những vấn đề đang được 
quan tâm, tranh luận trên thế giới về hình thức 
du lịch đặc biệt này.
N.T.N
Chú thích
1 Hiện nay TEFL Tourism có được khẳng định 
là một loại hình du lịch hay không thì vẫn còn 
là một vấn đề đang tranh cãi. Theo một số công 
trình nghiên cứu nước ngoài, như trong nghiên 
cứu của Stainton, H. (2019), TEFL tourism, Principles, 
Commodification and the Sunstainability of Teaching 
English as a Foreign Language đã đưa ra quan 
niệm “TEFL tourism is introduced as a micro-niche 
tourism form”. Theo đó, du lịch TEFL được giới 
thiệu là một loại hình/hình thức/dạng du lịch 
chuyên biệt.
2 Phỏng vấn của tác giả, tháng 8 năm 2019.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Vũ Phi Hổ (2018), “Mô hình chung về 
phương pháp và các hoạt động giảng dạy ngoại 
ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ lớn ở Thành phố 
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư 
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, số 4.
2. Reddy, R. (1980), “Individual Philanthropy 
and Giving Behaviour”, In Horton-Smith, D., 
Macaulay, J. and Associates. (Eds), Participation 
in Social Political Activities, San Francisco: Jossey-
Bass.
3. Sharpley, R. (1999), Tourism, Tourists and 
Society, Huntington: Elm Publishing.
4. Stainton, H. (2017), TEFL Tourism: A Phe-
nomenological Examination of the TEFL Teacher in 
Thailand, A thesis submitted in partial fulfillment 
of the University’s requirements for the degree 
of Doctor of Philosophy, Buckinghamshire New 
University - Coventry University. 
5. Stainton, H. (2019), TEFL tourism, Principles, 
Commodification and the Sunstainability of Teach-
ing English as a Foreign Language.
6. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc 
gia Hà Nội (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc 
gia Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ 
và quốc tế học tại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Hà Nội. 
7.https://luatvietnam.vn/can-bo/quyet-dinh-
1659-qd-ttg-2019-chuong-trinh-hoc-ngoai-ngu-
cho-can-bo-cong-chuc-178389-d1.html, truy cập 
ngày 10/01/2019.
8. https://talent.edu.vn/tai-lieu-tham-khao/su
-khac-biet-giua-tefl-tesl-va-tesol, truy cập ngày 
07/01/2019.
9. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-
duc/Quyet-dinh-2080-QD-TTg-2017-bo-sung-De-
an-day-hoc-ngoai-ngu-trong-he-thong-giao-duc-
quoc-dan-370658.aspx, truy cập ngày 10.01.2019.
10. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-
hoa-xa-hoi/Luat-du-lich-2017-322936.aspx truy 
cập ngày 10/01/2019.
11. 
statistic/international, truy cập ngày 14/01/2019.
12. https://www.britishcouncil.vn/hoc-tieng-
anh/tieng-anh-nguoi-lon/kinh-nghiem/nhu-cau-
hoc-tieng-Anh-cua-khoi-lien-minh-chau-Au-toi-
nam-2025, truy cập ngày 14/01/2019.
 Ngày nhận bài: 16 - 01 - 2020
Ngày phản biện, đánh giá: 18 - 2 - 2020
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2020

File đính kèm:

  • pdftefl_tourism_hinh_thuc_du_lich_ket_hop_giang_day_tieng_anh.pdf