Tạp chí Môi trường - Số 12/2017

Ngày 21/12/2017, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đây là dịp để Tổng cục Môi trường nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được trong năm 2017; đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác BVMT thời gian qua, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong năm tới.Năm 2017, Tổng cục được giao chủ trì xây dựng 5 văn bản thuộc chương trình chính thức (1 Nghị định, 1 Quyết định, 2 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật BVMT, 1 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường); 9 văn bản chuyển từ năm 2016 sang.

Đến nay có 1 Nghị định được ban hành; 2 Quyết định được Thủ tướng Chính phủ ban hành; 1 Thông tư được Bộ trưởng ban hành; 3 Quyết định đang trình Thủ tướng Chính phủ, 1 Thông tư đang trình Bộ trưởng, 1 Nghị định đang gửi Bộ Tư pháp thẩm định; 4 Thông tư và 1 Nghị định đang triển khai xây dựng. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT, Tổng cục đã tập trung xây dựng Đề án, đề xuất sửa đổi, nội dung Luật BVMT và Luật khác có liên quan đến BVMT; rà soát hệ thống 44 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 1

Trang 1

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 2

Trang 2

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 3

Trang 3

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 4

Trang 4

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 5

Trang 5

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 6

Trang 6

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 7

Trang 7

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 8

Trang 8

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 9

Trang 9

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 80 trang Trúc Khang 10/01/2024 2960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Môi trường - Số 12/2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Môi trường - Số 12/2017

Tạp chí Môi trường - Số 12/2017
Website: tapchimoitruong.vn
Số 12
2017 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM)
C Ơ Q U A N C Ủ A T Ổ N G C Ụ C M Ô I T R Ư Ờ N G
Phát triển và ứng dụng 
mạng vạn vật kết nối 
vào hệ thống quan trắc 
môi trường
Tăng cường triển khai 
các Chương trình 
tín dụng xanh 
ở Việt Nam 
Cải cách chính sách 
tài khóa hướng tới tăng 
trưởng xanh và giảm nhẹ 
tác động của biến đối 
khí hậu trong tương lai
Huy động nguồn vốn xã hội hóa trong 
đầu tư dự án xử lý ô nhiễm môi trường 
lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
Cầu Ngà - Nhà máy đầu tiên xử lý nước thải làng nghề 
thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy được đầu tư theo phương thức xã hội hóa
[12] l Tăng cường phối hợp hành động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường 
nông thôn 
[13] l Hội nghị Ủy ban sông Mê Công Việt Nam 2017: 
Đẩy mạnh cơ chế phối hợp gắn với trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương
[14] l Huy động sức mạnh tổng hợp, tạo chuyển biến căn bản công tác 
bảo vệ môi trường 
SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Văn Tài
(Chủ tịch)
GS. TS. Đặng Kim Chi
TS. Mai Thanh Dung 
GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng
TS. Nguyễn Thế Đồng
GS. TS. Nguyễn Văn Phước
TS. Nguyễn Ngọc Sinh
PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn
PGS. TS. Lê Kế Sơn
PGS. TS. Lê Văn Thăng
GS. TS. Trần Thục
TS. Hoàng Văn Thức
PGS. TS. Trương Mạnh Tiến
GS. TS. Lê Vân Trình
GS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
TS. Hoàng Dương Tùng
GS. TS. Bùi Cách Tuyến
TỔNG BIÊN TẬP
Đỗ Thanh Thủy
Tel: (024) 61281438
l Trụ sở tại Hà Nội: Tầng 7, Lô E2, 
phố Dương Đình Nghệ,
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Phòng Trị sự: (024) 66569135
Phòng Biên tập: (024) 61281446
Fax: (024) 39412053
Email: tapchimoitruongtcmt@vea.gov.vn
l Thường trú tại TP. Hồ Chí Minh: 
Phòng A 403, Tầng 4 - Khu liên cơ quan 
Bộ TN&MT, số 200 Lý Chính Thắng, phường 9, 
quận 3, TP.HCM
Tel: (028) 66814471 - Fax: (028) 62676875 
Email: tcmtphianam@gmail.com
Thiết kế mỹ thuật: Nguyễn Việt Hưng
Bìa: Nhà máy xử lý nước thải 
làng nghề Cầu Ngà
Ảnh: TTXVN
Chế bản & in: 
C.ty TNHH Thương mại Hải Anh 
Số 12/2017
GIẤY PHÉP XUẤT BẢN
Số 1347/GP-BTTTT cấp ngày 23/8/2011
Giá: 15.000đ
Website: www.tapchimoitruong.vn
[16] PHẠM ĐÌNH NGHỊ: Huy động nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư dự án 
xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
[19] NGUYỄN ĐÌNH DUYỆT: Tập trung xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường 
nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
[22] NGUYỄN THỊ DIỆU TRINH: Cải cách chính sách tài khóa 
hướng tới tăng trưởng xanh và giảm nhẹ tác động của biến đối khí hậu
LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH
[24] CAO THỊ THANH NGA: Kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép biến đổi khí hậu 
vào chính sách bảo vệ môi trường và bài học cho Việt Nam
[26] NGUYỄN THỊ THU HOÀI: Áp dụng cơ chế ngân hàng đa dạng sinh học của 
một số nước trên thế giới 
TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN
NHÌN RA THẾ GIỚI
[62] LƯU TRANG: Bảo tồn rừng ngập mặn ở Kenya
TRONG SỐ NÀY
[29] LÂM VĂN MIỀN: Đại học Bách Khoa Đà Nẵng nỗ lực phát triển 
sản xuất năng lượng sạch 
[30] LÊ HOÀNG ANH - DƯƠNG THÀNH NAM: 
Phát triển và ứng dụng mạng vạn vật kết nối vào hệ thống quan trắc 
môi trường
[32] DƯƠNG THỊ TÂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để bảo 
tồn nguồn gen một số cây ăn quả đặc sản tại Cao Bằng
[34] NGUYỄN TUYÊN HUẤN: Công ty CP Sản xuất Vật liệu xây dựng 
Cao Bằng: Đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường
GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH 
TĂNG TRƯỞNG XANH
[36] LÊ THU HOA - NGUYỄN CÔNG THÀNH: Công cụ tính toán khí nhà 
kính và thẩm định cân bằng các bon đối với hoạt động nông nghiệp và thay 
đổi sử dụng đất
[38] TRẦN THẾ ANH: Tăng cường triển khai các Chương trình tín dụng xanh 
ở Việt Nam 
[40] THANH HÀ: Đan Mạch: Điển hình về một nền kinh tế châu Âu xanh và 
bền vững
MÔI TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP 
[42] THU THẢO: Công ty Cổ phần gạch gói Hợp Thành cải tiến công nghệ góp 
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
[53] ĐINH TIẾN: Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai: Ứng dụng khoa 
học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm bảo vệ môi trường 
[54] NGỌC LÊ: Công ty Điện lực Sơn La: Quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả sản 
xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường
[56] NHÂM HIỀN: Đà Nẵng hướng tới phát triển du lịch 
bền vững
[57] LỆ HÀ: Bảo tồn và phục hồi rùa biển thành công tại 
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
[58] NGUYỄN MINH HẠNH: Bảo tồn đa dạng sinh học kết 
hợp với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Khu 
Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
[60] PHƯƠNG LÊ: Công tác bảo tồn và phát triển loài voọc 
mũi hếch ở Khau Ca
[61] HOA VŨ: Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển 
nguồn gen cây quế Quỳ tại Nghệ An
MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN
12 Số 12/2017
SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
Tăng cường phối hợp hành động trong lĩnh vực 
tài nguyên và môi trường nông thôn
Ngày 22/12/2017, Bộ TN&MT phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết thực 
hiện Nghị quyết liên tịch số 02/2011/NQLT-
BTNMT-HND ngày 13/5/2017 về việc tăng 
cường phối hợp hành động trong lĩnh vực 
TN&MT nông thôn giai đoạn 2011 - 2017 và 
ký kết Chương trình phối h ... hiệm của các bên liên quan 
và đưa ra cam kết về quản lý 
KBT như: Quy hoạch chi tiết 
KBT, xác định và quản lý ranh 
giới, nghiên cứu ĐDSH, thực 
thi pháp luật, phát triển cộng 
đồng, nâng cao nhận thức 
trong cộng đồng, quản lý tài 
nguyên thiên nhiên, phát triển 
vùng đệm, ứng phó với biến 
đổi khí hậu.
Nhờ nỗ lực của các ngành 
chức năng, những năm qua, 
các hành vi vi phạm pháp luật 
về quản lý, bảo vệ khu vực 
sinh cảnh của VMH đã giảm 
đáng kể, không còn hoạt động 
săn bắt, sử dụng và buôn bán 
động vật rừng. Các nhà khoa 
học và người dân cũng đã phát 
hiện thêm một số cá thể VMH 
đang trưởng thành và voọc 
non ở những đàn VMH tại các 
khu rừng thuộc KBT loài và 
sinh cảnh VMH Khau Ca. Tuy 
nhiên, việc bảo tồn quần thể 
VMH gặp nhiều khó khăn bởi 
KBT loài và sinh cảnh Khau 
Ca có diện tích nhỏ, không thể 
đảm bảo cho quần thể tồn tại 
và phát triển lâu dài. Nằm liền 
kề với KBT loài và sinh cảnh 
Khau Ca là KBTTN Du Già có 
diện tích 11.795 ha, với một 
phần diện tích rừng thường 
xanh trên núi đá vôi là sinh 
cảnh thích hợp cho VMH. 
Mặc dù, các khảo sát chưa ghi 
nhận sự hiện diện của VMH ở 
KBTTN Du Già, nhưng do 2 
khu bảo tồn nằm liền kề nhau 
nên sự kết nối sinh cảnh giữa 
2 KBT có thể thực hiện được. 
Điều này có ý nghĩa rất lớn 
 V VMH ở Khau Ca đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn 
bắn và mất môi trường sống
61Số 12/2017
MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN
trong việc duy trì và phát triển lâu dài quần thể 
VMH ở Khau Ca. 
Ngoài ra, để VMH tiếp tục được bảo tồn 
và sinh trưởng, UBND tỉnh Hà Giang và FFI 
cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao đời sống 
cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống 
quanh vùng và trong KBT để bảo vệ loài VMH. 
Sự đồng thuận giữa Ban quản lý KBT loài và 
sinh cảnh Khau Ca cùng cộng đồng dân cư địa 
phương là bước tiến quan trọng trong quá trình 
xã hội hóa công tác bảo vệ các khu rừng đặc 
dụng của tỉnh, góp phần tạo môi trường sống 
bền vững cho quần thể VMHn
 PHƯƠNG LÊ
 V Lực lượng kiểm lâm và các nhà khoa học trong chuyến tuần 
tra, khảo sát đa dạng sinh học ở KBT loài và sinh cảnh Khau 
Ca tháng 10/2016
Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển 
nguồn gen cây quế Quỳ tại Nghệ An
Quế Quỳ là cây trồng bản địa, dược liệu quý của huyện Quỳ Châu và Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Những 
năm gần đây, người dân đã chặt cây quế Quỳ 
và thay thế bằng cây khác như keo, cao su... 
có giá trị cao, làm loài cây này có nguy cơ 
biến mất, cần được bảo tồn và nhân giống.
Quế là loài thân gỗ, sống lâu năm, cây 
trưởng thành có thể cao trên 15 m, có khả 
năng chống chịu với thời tiết cực đoan và 
phát triển tốt khi trồng tập trung thành vùng 
ổn định. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ, 
gỗ và tinh dầu, dùng làm thuốc chữa bệnh 
hay sáng tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ 
nghệ. Cùng với sâm, nhung, phụ, quế được 
nhân dân coi như 1 trong 4 vị thuốc rất có giá 
trị. Ngoài lợi ích về mặt kinh 
tế, cây quế còn góp phần 
BVMT sinh thái, làm tăng độ 
che phủ rừng, giữ đất, nước ở 
các vùng đồi núi dốc.
Quả quế Quỳ có hình 
thù, kích thước như quả 
hồ tiêu, khi chín, rơi xuống 
đất sẽ lên cây con. Khác 
với giống quế của Yên Bái, 
Quảng Ngãi, quế Quỳ lá nhỏ, 
dài, vỏ cây dày, cay và thơm 
nồng hơn. Trong những năm 
1987 - 1993, cây quế Quỳ 
được nhân rộng trên phạm vi 
nhiều xã, tinh dầu quê xuất 
khẩu sang Liên Xô và các 
nước Đông Âu. Tuy nhiên, 
hiện nay, diện tích trồng quế 
bị thu hẹp do thời gian thu 
hoạch dài, giá trị thấp. Theo 
thống kê chưa đầy đủ của 
Phòng NN&PTNT huyện 
Quế Phong, trên địa bàn, 
người dân còn lưu giữ chăm 
sóc khoảng 25 cây quế Quỳ 
từ 30 tuổi trở lên. Ngoài 
ra, ở xã Châu Kim, người 
dân đang tiếp tục chăm sóc 
hàng chục cây quế Quỳ có 
kích thước nhỏ hơn để bảo 
tồn giống cây quý của quê 
hương.
Để bảo tồn và khôi phục 
nguồn gen cây quế quỳ có 
nguy cơ tuyệt chủng, cán bộ 
Sở KH&CN Nghệ An đã đến 
nhiều huyện miền núi cao 
như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, 
Quế Phong, Kỳ Sơn tiến 
hành khảo sát, thu thập số 
liệu về quá trình sinh trưởng 
của cây. Qua đó, Sở tiến hành 
xây dựng mô hình bảo tồn 20 
cá thể quế Quỳ tại Khu Bảo 
tồn thiên nhiên (KBTTN) 
Pù Hoạt (huyện Quế Phong) 
và các cây này đều phát triển 
tốt. 
Cùng với đó, nhằm hình 
thành vùng trồng tập trung, 
quảng bá thương hiệu và các 
sản phẩm chế biến từ quế 
Quỳ, năm 2017, UBND tỉnh 
Nghệ An đã ban hành Quyết 
định số 2937/QĐ-UBND 
phê duyệt Đề án trồng cây 
quế Quỳ tại huyện Quế 
Phong giai đoạn 2017-2020. 
Dự kiến, Dự án kết thúc có 
 V Mô hình bảo tồn nguồn gen quế Quỳ tại 
huyện Quế Phong
62 Số 12/2017
NHÌN RA THẾ GIỚI
350 nghìn ha vùng sản xuất cây quế Quỳ 
và thu hút các doanh nghiệp mở rộng đầu 
tư vào khâu chế biến, lưu thông, tiêu thụ 
sản phẩm. Để thực hiện Đề án, huyện Quế 
Phong đã giao cho Ban quản lý KBTTN 
Pù Hoạt nhân giống và cấp phát 120.000 
cây cho nhân dân các xã Hạnh Dịch, Đồng 
Văn, Thông Thụ, Tiền Phong và Châu Kim 
để trồng. Đồng thời, cử cán bộ hướng dẫn 
kỹ thuật cho bà con và tiến hành kiểm tra 
giám sát thường xuyên Ngoài ra, tháng 
4/2017, Dự án Rừng và Đồng bằng Việt 
Nam (VFD) đã hỗ trợ trồng 12.000 cây 
Quế quỳ cho hơn 100 hộ dân nghèo, dân 
tộc thiểu số người Thái tại bản Chàm, xã 
Hạnh Dịch, huyện Quế Phong. Hoạt động 
này góp phần bảo tồn nguồn gen bản địa 
cây quế Quỳ, phủ xanh đất trồng đồi núi 
trọc, tăng độ che phủ rừng của huyện.
Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát 
triển nguồn gen cây quế Quỳ, tỉnh Nghệ 
An cần tiếp tục triển khai các giải pháp 
như: Ứng dụng KH&CN hiện đại kết hợp 
hài hòa với tri thức truyền thống trong 
bảo tồn và sử dụng nguồn gen; Đánh giá, 
xác định giá trị nguồn gen, mức độ đe 
dọa tới các giống, loài bản địa đặc hữu, 
quý hiếm hiện có và mới được thu thập. 
Bên cạnh đó, cần triển khai xây dựng bộ 
máy, hệ thống tổ chức bảo tồn nguồn gen 
cây trồng ở địa phương; Xây dựng cơ sở 
dữ liệu và thông tin, phục vụ bảo vệ, khai 
thác và sử dụng nguồn gen cây quế Quỳ 
một cách hợp lý
 HOA VŨ
 V Người dân nhận cây giống 
từ Dự án VFD
Bảo tồn rừng ngập mặn 
ở Kenya
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với dân 
bản địa sống dựa vào rừng, 
như tại vịnh Gazi. Ngoài việc 
cung cấp gỗ để xây dựng nhà 
cửa, đóng thuyền, hay làm 
chất đốt, RNM còn là bể chứa 
cácbon và là hệ sinh thái ven 
biển quan trọng đối với ngư 
dân. Nhận thức được điều 
đó, hơn 10 năm qua Viện 
Nghiên cứu Hàng hải và Thủy 
sản Kenya đã tích cực gắn kết 
các nhà khoa học với cộng 
đồng nhằm ngăn chặn sự suy 
thoái của rừng. Thông qua 
các buổi tuyên truyền và họp 
cộng đồng, người dân tại vịnh 
Gazi đã thành lập tổ chức bảo 
vệ rừng, mang tên Mikoko 
Pamoja, với ý nghĩa “chung 
tay bảo vệ RNM ở Kenya". 
Hiện, Mikoko Pamojo sở hữu 
khu du lịch sinh thái riêng, với 
450m đường đi bộ giữa 2 hàng 
cây, hai bên đường là hệ sinh 
thái phong phú và đa dạng của 
RNM. 
Năm 2013, Chính phủ 
Kenya đã phê duyệt Dự án 
Bù đắp các khoản phát thải 
cácbon của Mikoko Pamoja. 
Theo đó, người dân phải trồng 
4.000 cây giống (tương đương 
0.4 ha) mỗi năm tại các khu 
vực bị xuống cấp, để bảo tồn 
rừng hiện có. Đổi lại, Mikoko 
Pamoja được phép bán 3.000 
tấn CO2/năm, trong vòng 20 
năm. Trong 2 năm qua, cộng 
đồng đã thu được 25.000 đô 
la nhờ vào hoạt động bán “tín 
chỉ cácbon” cho các cá nhân 
và tổ chức có nhu cầu giảm 
lượng khí thải cácbon, thông 
qua Hiệp hội Dịch vụ hệ sinh 
thái ven biển Xcốt-len. 
Những thay đổi tích cực 
đã giúp cho việc trồng rừng và 
bảo tồn các loài cây ngập mặn 
được đẩy mạnh. Các khoản 
thu từ tín chỉ mang lại lợi ích 
kinh tế, đồng thời nâng cao 
chất lượng cuộc sống cho cư 
dân bản địa. Thông qua Dự 
án, nhiều trạm cấp nước sạch 
được xây dựng, đường ống 
nước được dẫn vào tận nhà 
của người dân. Ngoài ra, cơ sở 
hạ tầng cho các trường học tại 
địa phương cải thiện đáng kể, 
sách giáo khoa học sinh được 
phát miễn phí (khoảng 700 
quyển). Không những thế, Dự 
án còn tạo sức lan tỏa về công 
tác bảo tồn rừng đến cộng 
đồng dân cư các vùng lân cận. 
Đây là dự án bảo tồn rừng 
đầu tiên trên thế giới có liên 
kết chặt chẽ với thị trường 
phát thải cácbon toàn cầu. Với 
vai trò quan trọng trong việc 
giảm phát thải khí nhà kính 
toàn cầu, thị trường mua bán 
cácbon phát thải ngày càng 
phổ biến trên thế giới. Tuy 
nhiên, Dự án bảo tồn RNM 
tại Kenya không lấy hoạt động 
thương mại "tín chỉ cácbon" 
làm nền tảng, mà dựa hoàn 
toàn vào hoạt động đóng 
góp tự nguyện tín chỉ cácbon 
của cộng đồng. Nhờ đó, các 
"Khoản đền bù cácbon" tạo 
ra mang lại thu nhập trực tiếp 
cho cộng đồng, đồng thời, đẩy 
mạnh hoạt động nghiên cứu 
và trồng rừng.
Ngoài ra, Dự án cũng liên 
kết với Đại học Edinburgh 
Napier tại Vương quốc Anh và 
Viện Nghiên cứu Hàng hải và 
Thủy sản Kenya triển khai các 
63Số 12/2017
NHÌN RA THẾ GIỚI
nghiên cứu nhằm đánh giá đầy đủ giá trị sinh 
thái của RNM và tìm ra các giải pháp tối ưu 
giúp phục hồi hệ sinh thái ven biển vịnh Gazi.
DỰ ÁN ĐOẠT GIẢI EQUATOR
Giải thưởng Equator được trao bởi Tổ chức 
Sáng kiến Equator thuộc Chương trình Phát 
triển Liên hợp quốc nhằm công nhận những 
nỗ lực của cộng đồng trong việc xóa đói giảm 
nghèo thông qua hoạt động bảo tồn và sử dụng 
bền vững đa dạng sinh học.
 Dự án Mikoko Pamoja là 1 trong 15 dự án 
đạt giải, vượt qua 806 ứng cử đến từ 120 quốc 
gia. Giải thưởng đã vinh danh và ghi nhận 
những nỗ lực của cộng đồng địa phương, cũng 
như các bên tham gia vào Dự án, đồng thời, tạo 
ra sức lan tỏa lên các cộng đồng vùng lân cận. 
Hiện, Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc đang 
hỗ trợ nhằm giúp Kenya nhân rộng mô hình tại 
vịnh Vanga lân cận.
Các dự án xanh hóa rừng tương tự đến từ 
Abu Dhabi, Ecuador, Inđônêxia, Madagascar 
và Mozambique cũng đạt hiệu quả cao trong 
việc bảo tồn RNM, đồng thời mang lại những 
giá trị kinh tế thiết thực cho cư dân bản địa. 
RNM bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi 
bão lụt và sóng thần và là bể 
chứa cacbon tự nhiên hiệu quả, 
với khả năng lưu giữ khí CO2 
cao gấp 5 lần rừng mưa nhiệt 
đới. Đây cũng là môi trường 
sống quan trọng cho cá và 
động vật hoang dã. Mặc dù, có 
giá trị sinh thái và kinh tế - xã 
hội không thể thay thế, RNM 
đang bị đe dọa nghiêm trọng. 
Hơn 1/5 RNM trên thế giới đã 
bị mất trong 30 năm qua, và 
nhiều rừng còn sót lại đang bị 
suy thoái. 
Theo Cơ quan Quản lý 
nguồn lực châu Phi, bảo vệ 
RNM đòi hòi phải có sự can 
thiệp kịp thời nhằm duy trì 
giá trị sinh kế và “giá trị phi 
thị trường” phù hợp với chính 
sách và kế hoạch phát triển. 
Bên cạnh đó, các nước cần tăng 
cường công tác bảo vệ RNM và 
khai thác rừng một cách hiệu 
quả. Quản lý bền vững RNM 
phải được kết hợp với các Kế 
hoạch hành động và chiến 
lược REDD+ (Giảm phát thải 
khí nhà kính từ hoạt động phá 
rừng và suy thoái rừng) hoặc 
Chương trình Đóng góp do 
quốc gia tự quyết (Công ước 
khung Liên hợp quốc về biến 
đổi khí hậu) nhằm giúp các 
nước đạt được mục tiêu giảm 
phát thải.
 LƯU TRANG (Tổng hợp từ 
Theguardian và UNEP)
 V RNM tại vịnh Gazi, Kenya
 V Một trạm cấp nước sạch của thị trấn Makongeni, vịnh Gazi, được tài trợ bằng quỹ của Mikoko Pamoja 
thông qua việc bán tín chỉ cácbon
EDITORIAL COUNCIL
Nguyễn Văn Tài
(Chairman)
Prof. Dr. Đặng Kim Chi
Dr. Mai Thanh Dung 
Prof. DrSc. Phạm Ngọc Đăng
Dr. Nguyễn Thế Đồng
Prof. Dr. Nguyễn Văn Phước
Dr. Nguyễn Ngọc Sinh
Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Danh Sơn
Assoc.Prof.Dr. Lê Kế Sơn
Assoc.Prof.Dr. Lê Văn Thăng
Prof. Dr. Trần Thục
Dr. Hoàng Văn Thức
Assoc.Prof.Dr. Trương Mạnh Tiến
Prof. Dr. Lê Vân Trình
Prof.Dr. Nguyễn Anh Tuấn
Dr. Hoàng Dương Tùng
Prof. Dr. Bùi Cách Tuyến
EDITOR - IN - CHIEF
Đỗ Thanh Thủy
Tel: (024) 61281438
OFFICE
l Hanoi: 
Floor 7, lot E2, Duong Dinh Nghe Str., 
Cau Giay Dist. Hanoi
Managing board: (024) 66569135
Editorial board: (024) 61281446
Fax: (024) 39412053
Email: tapchimoitruongtcmt@vea.gov.vn
l Ho Chi Minh City: 
A 403, 4th floor - MONRE’s office complex, 
No. 200 - Ly Chinh Thang Street, 
9 ward, 3 district, Ho Chi Minh city
Tel: (028) 66814471; Fax: (028) 62676875
 Email: tcmtphianam@gmail.com
Photo on the cover page: 
Cầu Ngà - Wastewater treatment 
plant
Photo by: VNA
Processed & printed by: 
Hải Anh Co., Ltd 
No 12/2017
PUBLICATION PERMIT
No 1347/GP-BTTTT - Date 23/8/2011
Price: 15.000VND
EVENTS - ACTIVITIES
[12] l Enhancing cooperation in rural natural resources and environment management
[13] l Việt Nam Mê Công River Commission’s Meeting 2017: Enhancing ministerial and provincial responsibility 
based cooperation
[14] l Mobilization of synthesized strength and determination in changing environmental protection 
LAW - POLICY
[16] PHẠM ĐÌNH NGHỊ: Mobilizing social resources for investment in pollution remediation of Nhuệ - Đáy 
River Basin
[19] NGUYỄN ĐÌNH DUYỆT: Focusing on handling serious polluters in Lạng Sơn Province
[22] NGUYỄN THỊ DIỆU TRINH: Reforming fiscal policy toward green growth and climate change mitigation
VIEW EXCHANGE - FORUM
[24] CAO THỊ THANH NGA: International experience in integrating climate change into environmental 
protection policies and lessons for Việt Nam
[26] NGUYỄN THỊ THU HOÀI: Applying biodiversity banking in some countries
IN THIS ISSUE
GREEN SOLUTIONS - TECHNOLOGY
[29] LÂM VĂN MIỀN: Đà Nẵng University of Technology’s efforts in promoting clean energy 
[30] LÊ HOÀNG ANH - DƯƠNG THÀNH NAM: Research and development of internet of things in 
environmental monitoring
[32] DƯƠNG THỊ TÂN: Science and technology applications in genetic conservation of some specialty 
fruit trees in Cao Bằng
[34] NGUYỄN TUYÊN HUẤN: Cao Bằng Construction Material Manufacturing Company reforms for 
environmentally friendly technologies
ENVIRONMENT & BUSINESS
[42] THU THẢO: Hợp Thành brick and roof tile Company reforms technology for pollution mitigation
[53] ĐINH TIẾN: Sin Quyền Cooper Mining Branch, Lào Cai applies science and technology in production for 
environmental protection 
[54] NGỌC LÊ: Sơn La Electricity Company determined in reforming and increasing business efficiency in line 
with environmental protection
 AROUND THE WORLD
[62] LƯU TRANG: Mangrove conservation in Kenya
ENVIRONMENT & DEVELOPMENT
[56] NHÂM HIỀN: Đà Nẵng moves toward sustainable tourism
[57] LỆ HÀ:Conservation and restoration of marine turtles in Cù Lao Chàm marine protected areas
[58] NGUYỄN MINH HẠNH: Biodiversity conservation and community based tourism in Pù Luông nature 
reserve
[60] PHƯƠNG LÊ: Snub nosed monkey conservation in Khau Ca
[61] HOA VŨ: Promoting Quỳ cinnamon in Nghệ An
GREEN GROWTH
[36] LÊ THU HOA - NGUYỄN CÔNG THÀNH: Greenhouse gas calculation and carbon 
balancing appraisal tools for agricultural and land use change activities
[38] TRẦN THẾ ANH: Promoting green credit programs in Việt Nam
[40] THANH HÀ: Denmark: typical green and sustainable economy in Europe
Website: www.tapchimoitruong.vn
www.binhdien.com

File đính kèm:

  • pdftap_chi_moi_truong_so_122017.pdf