Tạp chí Môi trường - Số 11/2017

Trong hai ngày 31/10 và 1/11/2017, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch năm 2018, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã giải trình những ý kiến của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và cử tri trên cả nước quan tâm tới lĩnh vực TN&MT.

Theo đó, Bộ trưởng đã làm rõ và giải trình những vấn đề liên quan đến dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai; tích tụ tập trung đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội và quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, nhất là cát, sỏi lòng sông; môi trường tại các khu công nghiệp (KCN); một số nhiệm vụ, giải pháp của

ngành TN&MT để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 1

Trang 1

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 2

Trang 2

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 3

Trang 3

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 4

Trang 4

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 5

Trang 5

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 6

Trang 6

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 7

Trang 7

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 8

Trang 8

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 9

Trang 9

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 64 trang Trúc Khang 10/01/2024 5620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Môi trường - Số 11/2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Môi trường - Số 11/2017

Tạp chí Môi trường - Số 11/2017
Website: tapchimoitruong.vn
Số 11
2017 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM)
C Ơ Q U A N C Ủ A T Ổ N G C Ụ C M Ô I T R Ư Ờ N G
Tiêu chí môi trường 
trong xây dựng 
nông thôn mới: 
Xa mà gần, gần mà xa
Thực hiện các 
mục tiêu ứng phó với 
biến đổi khí hậu và 
tăng trưởng xanh
Đề xuất một số 
giải pháp nâng cao 
hiệu quả quản lý, 
sử dụng tro xỉ từ các 
nhà máy nhiệt điện
Cần sự phối hợp đồng bộ và thống nhất trong 
quản lý môi trường lưu vực sông Cầu
[6] l Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình những vấn đề Đại biểu Quốc hội quan tâm 
trong lĩnh vực TN&MT
[7] l Tăng cường phối hợp giám sát trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường
[8] l Cần sự phối hợp đồng bộ và thống nhất trong quản lý môi trường lưu vực sông Cầu
[10] l “Tháng hành động về môi trường” góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường 
cho cộng đồng
[11] TRỊNH VĂN TUYÊN: Viện Công nghệ Môi trường: 15 năm xây dựng và phát triển
[12] NGUYỄN HẰNG: Tổng cục Môi trường: Quyết tâm thi đua thực hiện tăng cường kỷ 
luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và người lao động ngành 
TN&MT
SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Văn Tài
(Chủ tịch)
GS. TS. Đặng Kim Chi
TS. Mai Thanh Dung 
GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng
TS. Nguyễn Thế Đồng
GS. TS. Nguyễn Văn Phước
TS. Nguyễn Ngọc Sinh
PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn
PGS. TS. Lê Kế Sơn
PGS. TS. Lê Văn Thăng
GS. TS. Trần Thục
TS. Hoàng Văn Thức
PGS. TS. Trương Mạnh Tiến
GS. TS. Lê Vân Trình
GS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
TS. Hoàng Dương Tùng
GS. TS. Bùi Cách Tuyến
TỔNG BIÊN TẬP
Đỗ Thanh Thủy
Tel: (024) 61281438
l Trụ sở tại Hà Nội: Tầng 7, Lô E2, 
phố Dương Đình Nghệ,
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Phòng Trị sự: (024) 66569135
Phòng Biên tập: (024) 61281446
Fax: (024) 39412053
Email: tapchimoitruongtcmt@vea.gov.vn
l Thường trú tại TP. Hồ Chí Minh: 
Phòng A 403, Tầng 4 - Khu liên cơ quan 
Bộ TN&MT, số 200 Lý Chính Thắng, phường 9, 
quận 3, TP.HCM
Tel: (028) 66814471 - Fax: (028) 62676875 
Email: tcmtphianam@gmail.com
Thiết kế mỹ thuật: Nguyễn Việt Hưng
Bìa: Sông Cầu
Ảnh: ST
Chế bản & in: 
C.ty TNHH Thương mại Hải Anh 
Số 11/2017
GIẤY PHÉP XUẤT BẢN
Số 1347/GP-BTTTT cấp ngày 23/8/2011
Giá: 15.000đ
Website: www.tapchimoitruong.vn
[14] NGUYỄN THƯỢNG HIỀN- NGUYỄN THÀNH LAM: Đề xuất một số 
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện
[17] PHẠM ĐÌNH ĐÔN: Hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải 
chế biến thủy sản
[20] LẠI THANH SƠN: Tăng cường phối hợp với các địa phương giải quyết vấn 
đề môi trường cấp bách liên vùng, liên tỉnh
[22] THÁI HỒNG THỊNH: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo 
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
LUẬT PHÁP - CHÍNH SÁCH
[26] VŨ NGỌC LÂN: Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới: Xa mà 
gần, gần mà xa
[28] NGUYỄN QUANG VINH: Thúc đẩy các giải pháp kinh doanh bền vững tại 
Việt Nam
TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN
NHÌN RA THẾ GIỚI
[49] HỒNG ĐIỂN: Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong 
việc xây dựng và phát triển Khu công nghiệp sinh thái 
quốc gia 
[51] PHƯƠNG NGÂN: Công bố danh sách 10 loài nguy 
cấp bị buôn bán nhiều nhất tại các chợ của vùng 
Tam giác Vàng
TRONG SỐ NÀY
[30] PHÙNG THỊ QUỲNH TRANG: Ngành Dệt may Việt Nam: Thúc 
đẩy các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao sức cạnh tranh
[32] DƯ VĂN TOÁN: Mô hình cảng biển xanh trên thế giới và đề xuất 
giải pháp tại Việt Nam
[33] NGUYỄN THỊ LIÊN: Quảng Trị: Nỗ lực giải quyết ô nhiễm môi 
trường do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu 
GIẢI PHÁP & CÔNG NGHỆ XANH 
TĂNG TRƯỞNG XANH
[35] NGUYỄN THẾ CHINH - NGUYỄN SỸ LINH: Thực hiện các mục tiêu 
ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
[37] HUỲNH HUY VIỆT: Định hướng Tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 
2020, tầm nhìn đến 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
[40] LƯU TRANG: Chính sách triển khai và phát triển các đặc khu kinh tế xanh 
của Trung Quốc
MÔI TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP 
[42] PHẠM HỒNG DƯƠNG: Công ty Cổ phần Giấy An Hòa: Gắn lợi ích kinh 
doanh với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
[43] VƯƠNG THANH GIANG: Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng: Phát triển 
kinh doanh đi đôi với công tác bảo vệ môi trường
[45] LÊ TRÀ: Bảo tồn nhìn từ một câu chuyện sinh nở 
không thành 
[47] ĐỨC THÁI: Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và giá trị 
đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh
[48] PHƯƠNG LÊ: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 
đảo Cò Chi Lăng Nam
MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN
6 Số 11/2017
SỰ KIỆN - HOẠT ĐỘNG
Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình những vấn đề 
Đại biểu Quốc hội quan tâm trong lĩnh vực Tài nguyên 
và Môi trường
Trong hai ngày 31/10 và 1/11/2017, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch năm 
2018, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Bộ 
trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã giải 
trình những ý kiến của các Đại biểu Quốc hội 
(ĐBQH) và cử tri trên cả nước quan tâm tới 
lĩnh vực TN&MT.
Theo đó, Bộ trưởng đã làm rõ và giải trình 
những vấn đề liê ... u hẹp, cây trên 
đảo không phát triển trong khi số lượng cò vạc 
ngày càng đông 
Tiềm năng DLST tại Đảo Cò rất lớn do 
có vị trí thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội 
phát triển, tài nguyên du lịch phong phú và đa 
dạng. Trong thời gian tới, để phát triển DLST 
tại Đảo Cò, chính quyền huyện Thanh Miện 
cần khai thác giá trị văn hóa, lịch sử nhằm xây 
dựng kịch bản cho các tour du lịch; đồng thời, 
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về 
ngành kinh tế du lịch trong các cấp, ngành và 
nhân dân. Bên cạnh đó, phát huy tính năng 
động, tích cực mở rộng tìm kiếm và kêu gọi xã 
hội hóa, đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng 
sẵn có, coi đây là mũi đột phá hiệu quả nhằm 
phát triển DLST Đảo Cò tương xứng với tiềm 
năng, lợi thế, tạo điểm nhấn và sức lan tỏan
 V Đảo Cò Chi Lăng Nam
Kinh nghiệm của Hàn Quốc 
trong xây dựng và 
phát triển khu công nghiệp 
sinh thái quốc gia
Các khu kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Hàn 
Quốc trong vài thập kỷ qua. 
Tuy nhiên, đây cũng là nguyên 
nhân dẫn đến sự suy thoái môi 
trường nghiêm trọng và đặt ra 
nhiều thách thức đối với chất 
lượng cuộc sống cộng đồng.
Trước đây, các khu phức 
hợp công nghiệp là biểu tượng 
"kỳ tích" kinh tế của Hàn Quốc, 
nay trở thành những khu vực 
"cần tránh xa" do ô nhiễm. Tại 
đây, các doanh nghiệp phải đối 
mặt với sự kiểm soát của cộng 
đồng dân cư và các tranh chấp 
liên quan đến hậu quả của quá 
trình sản xuất. Nhằm tháo 
gỡ giúp doanh nghiệp, đồng 
thời được thúc đẩy bởi Hội 
nghị Liên hợp quốc về Phát 
triển bền vững 2012 (Rio+20), 
Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu 
đưa ra các biện pháp quản lý 
môi trường mới phù hợp với 
tiến trình tăng trưởng công 
nghiệp.
Trung tâm Sản xuất sạch 
Hàn Quốc (KNCPC) đã khởi 
động Chương trình Khu công 
nghiệp sinh thái quốc gia 
(EIP) vào năm 2003, dưới sự 
chỉ đạo của Bộ Thương mại, 
Công nghiệp và Kinh tế Hàn 
Quốc (MOTIE) nhằm đổi 
mới cách thức phát triển công 
nghiệp, đồng thời BVMT. Tuy 
nhiên, trong 2 năm đầu của 
chương trình, cách tiếp cận 
thực hiện từ trên xuống không 
thu hút được sự tham gia của 
khu vực tư nhân.
Điều này đã thay đổi sau 
khi Tập đoàn Phát triển các 
khu công nghiệp Hàn Quốc 
(KICOX) tiếp quản, với vai trò 
là cơ quan thực hiện. Thông 
qua bản kế hoạch mới hợp lý 
và chiến lược tập trung vào 
kinh doanh, Chương trình 
đã thu hút sự tham gia của 
các doanh nghiệp. Theo đó, 
KICOX đã cải tiến chương 
trình với các mục tiêu cụ thể 
và một chiến lược 3 giai đoạn, 
 V Kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái của Hàn Quốc được 
nhiều quốc gia học hỏi và áp dụng
50 Số 11/2017
NHÌN RA THẾ GIỚI
 V Khu công nghiệp sinh thái tại TP. Daegu, Hàn Quốc
kéo dài từ năm 2005 đến 2019 được đặt ra. 
Năm 2015, KICOX đã nhận được 595 đề 
xuất dự án, trong đó có 388 dự án được tài trợ 
để nghiên cứu và phát triển, 197 dự án được 
triển khai. Việc áp dụng các giải pháp sản xuất 
sạch hơn và hình thức cộng sinh công nghiệp 
giúp cho các dự án giảm được 6,48 triệu tấn 
CO2 và giảm 1,09 triệu tấn các loại khí độc 
khác từ năm 2005 - 2014. Các khoản đầu tư 
mới vào nghiên cứu và phát triển, nâng cấp cơ 
sở hạ tầng công nghiệp đã tạo ra 848 việc làm, 
thúc đẩy phát triển công nghệ, cho ra đời 56 
bằng sáng chế mới và 100 đăng ký sáng chế chờ 
phê duyệt. Sang năm 2015, các công ty tham gia 
hệ thống "cộng sinh công nghiệp" cũng được 
lợi từ khoản thu nhập 1.848 tỷ won (khoảng 
1.680 triệu đô la Mỹ), nhờ vào việc tiết kiệm tài 
nguyên hoặc bán chất thải và các sản phẩm phụ 
từ quá trình sản xuất.
Có thể thấy rõ, một số yếu tố góp phần vào 
thành công của Chương trình Khu công nghiệp 
sinh thái quốc gia Hàn Quốc, đó là KICOX đã 
tận dụng hiệu quả các chuyên gia địa phương, 
từ đó xây dựng mạng lưới kết nối doanh nghiệp 
và người dân. KICOX đặc biệt đầu tư vào việc 
thu hút các công ty cư trú trong hệ thống "cộng 
sinh công nghiệp", vì sự tham gia của họ rất 
quan trọng cho sự thành công của Chương 
trình. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ với các 
ngành thuộc khu phức hợp công nghiệp, trung 
tâm EIP của khu vực và điều phối viên tại địa 
phương có thể xây dựng cộng đồng các bên liên 
quan dựa trên đặc điểm chung 
về ngành hoặc loại tài nguyên.
Để kích thích sự tham gia 
và đầu tư của doanh nghiệp 
vào Chương trình, trong 
những năm đầu tiên, KICOX 
tập trung vào các Dự án ngắn 
hạn để chứng minh lợi nhuận 
kinh tế của Dự án EIP nhằm 
thu hút doanh nghiệp. KICOX 
lập chiến lược sử dụng các 
trung tâm EIP tại khu vực để 
thúc đẩy Chương trình EIP. 
Câu chuyện thành công được 
quảng bá rộng rãi thông qua 
các kênh truyền thông trực 
tuyến và ngoại tuyến.
Chính phủ Hàn Quốc 
cũng đã sử dụng một quỹ tài 
trợ có hiệu quả để tạo điều 
kiện cho các cá nhân tham 
gia và đầu tư mà không gây 
trở ngại cho người nhận tài 
trợ hoặc tránh trách nhiệm 
giải trình. Ngoài ra, Chính 
phủ cũng tài trợ cho việc 
nghiên cứu và phát triển các 
Dự án đề xuất đạt tiêu chuẩn 
với mức tài trợ được xác định 
dựa trên quy mô của công ty, 
tác động tiềm ẩn, công nghệ 
sản xuất và các tiêu chí khác. 
Mặt khác, Hàn Quốc cũng 
đưa ra các khoản vay ưu đãi 
cho các doanh nghiệp sử dụng 
công nghệ tiên tiến để giảm ô 
nhiễm và tiết kiệm tài nguyên.
Mặc dù đã có nhiều 
thành tích đáng kể, Chương 
trình EIP của Hàn Quốc 
vẫn còn tồn tại một số thách 
thức. Trước tiên, Chương 
trình cần phải tập trung 
nhiều vào các tác động đến 
môi trường trong việc xây 
dựng EIP. Lượng phát thải 
CO2 cần giảm hơn nữa nhằm 
đảm bảo mục tiêu giảm khí 
nhà kính quốc gia (GHG). 
Để đạt được kết quả đó, Hàn 
Quốc cần áp dụng các biện 
pháp mạnh hơn để hỗ trợ 
cho các dự án kém hiệu quả 
về mặt kinh tế nhưng vẫn có 
tác động tích cực đến môi 
trường. Cuối cùng, cần tăng 
cường và hệ thống hóa việc 
hợp tác, phối hợp giữa các cơ 
quan thực hiện EIP và chính 
quyền địa phương thông qua 
các chính sách hợp lý, nhằm 
mang lại hiệu quả thiết thực 
cho Chương trìnhn 
 HỒNG ĐIỂN (Theo GGKP)
51Số 11/2017
NHÌN RA THẾ GIỚI
 Công bố danh sách 10 loài nguy cấp bị buôn bán 
nhiều nhất tại các chợ của vùng Tam giác Vàng
Theo báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), hổ, voi, gấu và tê tê là 4 loài trong số những loài bị buôn 
bán nhiều nhất tại khu vực Tam giác Vàng - nơi 
giáp ranh giữa Lào, Thái Lan và Myanma. Tê 
giác, sơn dương, chim hồng hoàng mỏ sừng, 
bò tót, báo và rùa cũng nằm trong số những 
loài nguy cấp bị bày bán tại trung tâm buôn bán 
động, thực vật hoang dã này. 
Danh sách 10 loài bị buôn bán nhiều nhất 
được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của 
WWF về thị trường, cửa hàng, nhà hàng buôn 
bán động, thực vật hoang dã và từ các báo cáo 
của Mạng lưới Giám sát buôn bán các loài 
động, thực vật hoang dã (TRAFFIC). Theo đó, 
khách du lịch từ Trung Quốc và Việt Nam, là 
nhân tố chính thúc đẩy việc buôn bán bất hợp 
pháp này. Họ thường đến các khu vực MongLa 
và Tachilek tại Myanma, khu vực biên giới như 
Boten và Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng tại 
Lào - những “điểm nóng” buôn bán động, thực 
vật hoang dã bất hợp pháp.
Ông Chrisgel Cruz, Cố vấn kỹ thuật 
Chương trình Chống buôn bán các loài hoang 
dã của WWF - Greater Mekong cho biết: “Hoạt 
động buôn bán động, thực vật hoang dã bất 
hợp pháp, không có kiểm soát và thiếu bền 
vững đang đẩy quần thể hàng trăm loài hoang 
dã, không chỉ ở khu vực Tiểu vùng sông Mê 
Công, mà còn trên toàn thế giới vào tình trạng 
nguy hiểm. Các khu vực biên giới như Tam 
giác Vàng là nơi hoạt động buôn bán các loài 
động vật hoang dã phát triển mạnh và cũng là 
những nơi cần phải có nhiều biện pháp quyết 
liệt nhằm bảo vệ các loài hoang dã”.
Hiện nay, rất nhiều hổ nuôi nhốt, cũng 
như hoang dã của châu Á bị buôn bán tại khu 
vực Tam giác Vàng và được sử dụng để ngâm 
rượu, làm thuốc, các đồ trang sức xa xỉ. Ngoài 
ra, quần thể voi châu Á và châu 
Phi cũng đang bị đe dọa do việc 
buôn bán da voi ngày càng tăng, 
cùng với nhu cầu ngà voi. Các 
trang trại nuôi nhốt gấu ngày 
càng phát triển tại khu vực. 
Gấu ngựa và gấu chó (chủ yếu 
bị bắt trong tự nhiên) thường 
bị nhốt trong những chiếc lồng 
chật hẹp để lấy mật, dùng cho 
các bài thuốc dân gian, hoặc 
trong y học cổ truyền. 
Tê giác châu Phi bị giết hại, 
với tốc độ 3 con một ngày để 
thỏa mãn nhu cầu về sừng tê 
giác của nhiều người dân tại 
Việt Nam, Trung Quốc - nơi 
sừng tê giác là biểu tượng của 
sự giàu có và được sử dụng 
trong y học cổ truyền. Theo 
quan niệm của họ, sừng tê giác 
có thể chữa say rượu và sốt, 
nhưng trên thực tế, cấu tạo 
sừng tê giác từ keratin, chất cấu 
thành móng tay, móng chân 
người và không có giá trị về y 
học. Hiện nay, xu hướng chế 
tác sừng tê giác thành những 
vật trang trí cũng đe dọa tới sự 
sinh tồn của loài động vật quý 
hiếm này. 
Một loài khác cũng có bộ 
phận cấu tạo từ keratin là tê tê. 
Vảy của chúng được săn lùng 
và tê tê trở thành loài bị buôn 
bán nhiều nhất trên thế giới. 
Bên cạnh đó, loài chim hồng 
hoàng mỏ sừng cũng có một 
chiếc mỏ đặc biệt, rất phù hợp 
cho việc chạm khắc giống như 
ngà voi. Loài sơn dương, trông 
giống như dê và sống tại các 
vùng núi, bị buôn bán với giá 
cao tại Lào do nhu cầu về thịt, 
các bộ phận và vị thuốc trong y 
học cổ truyền. Đã một thời, loài 
báo xuất hiện khắp Đông Nam 
Á, nhưng hiện nay, chúng bị săn 
lùng để lấy da, hộp sọ và được 
buôn bán với số lượng lớn tại 
khu vực Tam giác Vàng. Rùa, 
gồm rùa sống và đã được chế 
tác, cũng được bày bán khắp 
nơi. Cuối cùng, bò tót - loài to 
lớn nhất trong họ gia súc, đang 
bị sụt giảm quần thể nghiêm 
trọng trên toàn cầu do cặp sừng 
vô cùng ấn tượng của chúng. 
Các nhà sưu tập săn lùng và treo 
sừng của chúng trên tường như 
một chiến lợi phẩm.
Trong thời gian qua, WWF 
đã hợp tác với các chính phủ, 
các đối tác như TRAFFIC 
và tổ chức phi chính phủ tại 
địa phương, các nhà thực thi 
pháp luật để giải quyết vấn đề 
buôn bán bất hợp pháp các loài 
hoang dã tại khu vực Tam giác 
Vàng. Thông qua các hoạt động 
truyền thông trên toàn châu Á, 
WWF đã kêu gọi các quốc gia 
đóng cửa ít nhất 20 chợ buôn 
bán động, thực vật hoang dã 
vào năm 2020. Đây có thể là 
những chợ buôn bán trực tiếp, 
nhà hàng, cửa hàng, hoặc các 
chợ trên mạng. Thêm vào đó, 
WWF cũng nỗ lực thúc đẩy 
hỗ trợ thực thi pháp luật và xử 
phạt các hành vi về buôn bán 
động, thực vật hoang dã trái 
phép. Các dữ liệu cũng được 
WWF chia sẻ rộng rãi tới các 
nhà chức trách để họ có thể 
biết nơi nào đang diễn ra hoạt 
động buôn bán động, thực vật 
hoang dã. 
Ngoài ra, WWF cũng hỗ 
trợ những cán bộ kiểm lâm - 
những người mạo hiểm mạng 
sống để bảo vệ các loài hoang 
dã khỏi bị săn bắn. Các cán 
bộ kiểm lâm được tập huấn và 
trang bị thiết bị công nghệ cao, 
nhằm chống lại hoạt động tinh 
vi của băng đảng tội phạm có 
tổ chứcn NGÂN PHƯƠNG
 V Hổ là một trong 10 loài bị buôn bán nhiều 
nhất tại khu vực Tam giác Vàng
EDITORIAL COUNCIL
Nguyễn Văn Tài
(Chairman)
Prof. Dr. Đặng Kim Chi
Dr. Mai Thanh Dung 
Prof. DrSc. Phạm Ngọc Đăng
Dr. Nguyễn Thế Đồng
Prof. Dr. Nguyễn Văn Phước
Dr. Nguyễn Ngọc Sinh
Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Danh Sơn
Assoc.Prof.Dr. Lê Kế Sơn
Assoc.Prof.Dr. Lê Văn Thăng
Prof. Dr. Trần Thục
Dr. Hoàng Văn Thức
Assoc.Prof.Dr. Trương Mạnh Tiến
Prof. Dr. Lê Vân Trình
Prof.Dr. Nguyễn Anh Tuấn
Dr. Hoàng Dương Tùng
Prof. Dr. Bùi Cách Tuyến
EDITOR - IN - CHIEF
Đỗ Thanh Thủy
Tel: (024) 61281438
OFFICE
l Hanoi: 
Floor 7, lot E2, Duong Dinh Nghe Str., 
Cau Giay Dist. Hanoi
Managing board: (024) 66569135
Editorial board: (024) 61281446
Fax: (024) 39412053
Email: tapchimoitruongtcmt@vea.gov.vn
l Ho Chi Minh City: 
A 403, 4th floor - MONRE’s office complex, 
No. 200 - Ly Chinh Thang Street, 
9 ward, 3 district, Ho Chi Minh city
Tel: (028) 66814471; Fax: (028) 62676875
 Email: tcmtphianam@gmail.com
Photo on the cover page: 
Cầu river basin
Photo by: ST
Processed & printed by: 
Hải Anh Co., Ltd 
No 11/2017
PUBLICATION PERMIT
No 1347/GP-BTTTT - Date 23/8/2011
Price: 15.000VND
EVENTS - ACTIVITIES
[6] l Minister Trần Hồng Hà’s presentation at the National Assembly on natural resources and environment issues
[7] l Enhancing cooperation in education and training and environmental protection monitoring
[8] l Need for cooperation and unification in environmental management of Cầu River Basin 
[10] l “Actions for the Environment Month” contributes to increasing public environmental awareness
[11] TRỊNH VĂN TUYÊN: Environmental Technology Institute: 15 years of establishment and development
[12] NGUYỄN HẰNG: Việt Nam Environment Administration: determined to increase disciplines, develop and 
implement work ethics standards of staff, officers and workers in natural resources and environment sector
LAW - POLICY
[14] NGUYỄN THƯỢNG HIỀN - NGUYỄN THÀNH LAM: Recommendations for improving management 
and usage of bottom ash from coal fired power plants
[17] PHẠM ĐÌNH ĐÔN: Completing national regulation standards on fishery product processing wastewater
[20] LẠI THANH SƠN: Enhancing cooperation with local authorities in dealing with interprovincial and 
regional environmental issues
[22] THÁI HỒNG THỊNH: Increasing state management on environmental protection effectiveness in Cao 
Bằng Province
VIEW EXCHANGE - FORUM
[26] VŨ NGỌC LÂN: Environmental standards in new rural development: remote and close
[28] NGUYỄN QUANG VINH: Promoting sustainable business models in Việt Nam
IN THIS ISSUE
GREEN SOLUTIONS - TECHNOLOGY
[30] PHÙNG THỊ QUỲNH TRANG: Vietnamese textile sector promotes cleaner production to 
increase competitiveness
[32] DƯ VĂN TOÁN: Blue port models: international applications and recommendations for Việt Nam
[33] NGUYỄN THỊ LIÊN: Quảng Trị’s efforts in addressing pesticide stockpile pollution 
ENVIRONMENT & BUSINESS
[42] PHẠM HỒNG DƯƠNG: An Hòa Paper Joint Stock Company attaches profits and environmental 
protection and sustainable development
[43] VƯƠNG THANH GIANG: Cao Bằng Steel Joint Stock Company: business development in line with 
environmental protection
 AROUND THE WORLD
[49] HỒNG ĐIỂN: Korea experience in establishing and developing national eco-industrial zones 
[51] PHƯƠNG NGÂN: Disclosure of 10 most traded endangered species in markets in Golden Triangle region
ENVIRONMENT & DEVELOPMENT
[45] LÊ TRÀ: Conservation from a birth failure story
[47] ĐỨC THÁI: Enhancing forest protection and management in biodiversity conservation in Tây Côn Lĩnh 
Nature Reserve
[48] PHƯƠNG LÊ: Ecotourism development potentials in Chi Lăng white crane island
GREEN GROWTH
[35] NGUYỄN THẾ CHINH - NGUYỄN SỸ LINH: Implementing climate change responding 
objectives and green growth
[37] HUỲNH HUY VIỆT: Orientations for green growth of the period 2016-2020, visions for 2050 
in Phú Yên Province
[40] LƯU TRANG: Enabling policies for green special economic zones in China
Website: www.tapchimoitruong.vn
www.binhdien.com

File đính kèm:

  • pdftap_chi_moi_truong_so_112017.pdf