Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam

Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Ngân

sách Nhà nước (NSNN) bao gồm NSTƯ

(NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP) [6].

NSĐP là các khoản thu NSNN cấp cho địa

phương hưởng, thu bổ sung từ NSTƯ cho

NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ

chi của cấp địa phương. Như vậy, tổng thu

NSĐP bao gồm khoản thu NSĐP hưởng theo

phân cấp và khoản thu bổ sung từ NSTƯ cho

NSĐP. Có thể thấy, thu ngân sách tại các địa

phương có vai trò rất quan trọng: (i) Tổng hợp

các khoản thu ngân sách tại các địa phương

hình thành nên tổng thu NSNN; và (ii) Thu

NSĐP tăng góp phần giúp các địa phương thực

hiện tốt nhiệm vụ chi ngân sách và giảm thiểu

gánh nặng bổ sung cân đối từ NSTƯ cho các

địa phương.

Ở Việt Nam, mức thu NSĐP tăng đều qua

các năm trong giai đoạn 2009-2018 [2], song

tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Bên

cạnh đó, mặc dù NSĐP có thặng dư song chủ

yếu từ mức thu bổ sung từ NSTƯ còn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng thu NSĐP. Trung bình

trong giai đoạn 2009-2018, thu bổ sung từ

NSTƯ chiếm trung bình 31,78% (tính toán dựa

trên Phụ lục số 02/CKTC-NSNN giai đoạn

2009-2018 [2]). Ngoài ra, thu ngân sách tại các

địa phương có sự chênh lệch rất lớn giữa các

vùng, lãnh thổ, điều này dẫn tới gánh nặng bổ

sung ngân sách từ trung ương về các vùng, lãnh

thổ này là rất lớn. Để đánh giá thực trạng thu

NSĐP tại Việt Nam, bài viết thực hiện phân

tích dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính là quy mô

và cơ cấu thu NSĐP. Bài viết cũng so sánh quy

mô thu ngân sách tại các địa phương, phân tích

nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong nguồn

thu giữa các vùng, lãnh thổ, từ đó đề xuất một

số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng thu ngân

sách tại các địa phương. Đây là cơ sở quan

trọng để thúc đẩy tăng thu NSĐP qua các khoản

thu được phân cấp, đồng thời giảm gánh nặng

bổ sung cân đối ngân sách từ trung ương cho

các địa phương.

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 11380
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam

Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 20-28 
20 
Original Article 
Enhancing Local Government Revenue in Vietnam 
Bui Quang Phat* 
Department of Labor, Invalids and Social Affairs of Bac Giang Province, 
No. 52, Ngo Gia Tu Road, Bac Giang City, Vietnam 
Received 04 February 2021 
Revised 06 March 2021; Accepted 09 March 2021 
Abstract: The paper analyzes the current status of local government revenues in Vietnam base on 
two indicator groups: The size and The structure of local government revenues. In addition, the 
paper also compares the revenue among local governments, analyzes the causes that led to the 
differences. Some recommendations are proposed to enhance local government revenues in 
Vietnam. This is an important basis to promote local government revenues through decentralized 
revenues and at the same time reduce the burden for central government. 
Keywords: Local government revenue, budget decentralization, central government transfer. 
D* 
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: phatbq@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4442 
B.Q. Phat / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 20-28 
21 
Tăng cường thu ngân sách địa phương ở Việt Nam 
Bùi Quang Phát* 
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, 
số 52, đường Ngô Gia Tự, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam 
Nhận ngày 04 tháng 02 năm 2021 
Chỉnh sửa ngày 06 tháng 3 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 3 năm 2021 
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng thu ngân sách địa phương ở Việt Nam dựa trên hai nhóm 
chỉ tiêu chính: Quy mô và cơ cấu thu ngân sách địa phương. Ngoài ra, trên cơ sở so sánh quy mô 
thu ngân sách tại các địa phương, bài viết tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về nguồn thu 
giữa các vùng, lãnh thổ, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng thu ngân sách, góp 
phần giảm gánh nặng bổ sung cân đối ngân sách từ trung ương cho các địa phương. 
Từ khóa: Thu ngân sách địa phương, quy mô, cơ cấu thu ngân sách, ngân sách trung ương. 
1. Lời mở đầu * 
Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Ngân 
sách Nhà nước (NSNN) bao gồm NSTƯ 
(NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP) [6]. 
NSĐP là các khoản thu NSNN cấp cho địa 
phương hưởng, thu bổ sung từ NSTƯ cho 
NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ 
chi của cấp địa phương. Như vậy, tổng thu 
NSĐP bao gồm khoản thu NSĐP hưởng theo 
phân cấp và khoản thu bổ sung từ NSTƯ cho 
NSĐP. Có thể thấy, thu ngân sách tại các địa 
phương có vai trò rất quan trọng: (i) Tổng hợp 
các khoản thu ngân sách tại các địa phương 
hình thành nên tổng thu NSNN; và (ii) Thu 
NSĐP tăng góp phần giúp các địa phương thực 
hiện tốt nhiệm vụ chi ngân sách và giảm thiểu 
gánh nặng bổ sung cân đối từ NSTƯ cho các 
địa phương. 
Ở Việt Nam, mức thu NSĐP tăng đều qua 
các năm trong giai đoạn 2009-2018 [2], song 
tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Bên 
cạnh đó, mặc dù NSĐP có thặng dư song chủ 
yếu từ mức thu bổ sung từ NSTƯ còn chiếm tỷ 
trọng lớn trong tổng thu NSĐP. Trung bình 
trong giai đoạn 2009-2018, thu bổ sung từ 
NSTƯ chiếm trung bình 31,78% (tính toán dựa 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: phatbq@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4442 
trên Phụ lục số 02/CKTC-NSNN giai đoạn 
2009-2018 [2]). Ngoài ra, thu ngân sách tại các 
địa phương có sự chênh lệch rất lớn giữa các 
vùng, lãnh thổ, điều này dẫn tới gánh nặng bổ 
sung ngân sách từ trung ương về các vùng, lãnh 
thổ này là rất lớn. Để đánh giá thực trạng thu 
NSĐP tại Việt Nam, bài viết thực hiện phân 
tích dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính là quy mô 
và cơ cấu thu NSĐP. Bài viết cũng so sánh quy 
mô thu ngân sách tại các địa phương, phân tích 
nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong nguồn 
thu giữa các vùng, lãnh thổ, từ đó đề xuất một 
số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng thu ngân 
sách tại các địa phương. Đây là cơ sở quan 
trọng để thúc đẩy tăng thu NSĐP qua các khoản 
thu được phân cấp, đồng thời giảm gánh nặng 
bổ sung cân đối ngân sách từ trung ương cho 
các địa phương. 
2. Thực trạng thu ngân sách địa phương giai 
đoạn 2009-2018 
2.1. Quy mô thu ngân sách địa phương 
i) Tổng thu NSĐP 
Tổng thu NSĐP tăng đều qua các năm từ 
405.103 tỷ đồng năm 2009 lên mức 1.348.513 
tỷ đồng năm 2018 [2]. Tăng thu NSĐP đã góp 
phần tăng thu ngân sách nhà nước trong cả giai 
đoạn 2009-2018. Năm 2010, thu NSĐP tăng 
B.Q. Phat / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 20-28 
22 
20,38% so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng 
này tăng nhẹ ở mức 20,47% năm 2010. Tuy 
nhiên sau đó, tốc độ tăng thu NSĐP giảm 
xuống còn 19,88% năm 2011, và xuống mức 
thấp nhất vào năm 2013, chỉ đạt 3,49%. Trung 
bình tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 
2009-2018 ở mức hơn 13,69% (tính toán của 
tác giả dựa trên số liệu thu bổ sung từ NSTƯ 
cho các địa phương trong Phụ lục số 02/CKTC-
NSNN về Quyết toán cân đối nguồn thu, ch ... 
Nguồn: Bộ Tài chính (2009-2018) [3]. 
Hình 3 cho thấy trong giai đoạn 2014-2018, 
NSTƯ phải bổ sung cân đối cho khu vực Trung 
du và miền núi phía Bắc ở mức lớn nhất trong 
cả nước. Năm 2018, tổng bổ sung cân đối từ 
NSTƯ cho NSĐP là 337,465,673 triệu đồng, 
trong đó Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 
tỷ trọng 31,33%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và 
duyên hải miền Trung ở mức 25,57%, Đồng 
bằng sông Cửu Long đứng vị trí thứ 3 với 
19,03%. Tiếp đến là Tây Nguyên và Đồng bằng 
sông Hồng với tỷ trọng 10,23% và 8,8%. Đông 
Nam Bộ là khu vực có nguồn bổ sung cân đối 
từ NSTƯ ở mức thấp nhất. Tỷ trọng bổ sung 
cân đối so với chi cân đối NSĐP ở Trung du và 
miền núi phía Bắc đạt mức cao nhất, trung bình 
35,07% trong cả giai đoạn 2009-2018. Tỷ lệ 
này cho thấy để cân đối chi NSĐP, NSTƯ phải 
bổ sung cân đối 35,07%. Tiếp đến là khu vực 
Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc 
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ 
lần lượt là 26,78%; 20,75% và 18,94%. Tỷ lệ 
giữa bổ sung cân đối từ NSTƯ và chi cân đối 
NSĐP ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam 
Bộ ở mức 5,54% và 1,32%. Điều này cho thấy, 
áp lực đối với NSTƯ đặc biệt từ các địa phương 
ở Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung 
Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và 
Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn. 
3. Đánh giá thực trạng thu ngân sách địa 
phương ở Việt Nam 
Thông qua phân tích thực trạng thu NSĐP 
giai đoạn 2009-2018, một số đánh giá được rút 
ra như sau: 
Thứ nhất, thu NSĐP tăng đều qua các năm 
trong suốt giai đoạn song mức tăng trưởng 
không ổn định, thậm chí có xu hướng giảm dần. 
Thứ hai, NSĐP có thặng dư song đóng vai 
trò lớn trong nguồn thu lại xuất phát từ thu bổ 
sung của NSTƯ. Trong đó thu bổ sung cân đối 
từ NSTƯ chiếm 50% tổng thu bổ sung, cho 
thấy khó khăn của các địa phương trong việc 
cân đối ngân sách, đồng thời gây áp lực lớn cho 
NSTƯ. Ba khu vực nhận bổ sung lớn nhất từ 
NSTƯ gồm Trung du và miền núi phía Bắc, 
Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. 
Thứ ba, thu ngân sách tại các địa phương có 
sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng và lãnh thổ. 
Hai vùng, lãnh thổ có nguồn thu lớn nhất là 
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có quy 
mô thu lớn gấp hơn 20 lần nguồn thu tại Tây 
Nguyên. Chính sự chênh lệch lớn trong thu 
ngân sách tại các địa phương như vậy dẫn đến 
áp lực bổ sung cân đối từ NSTƯ dành cho các 
vùng, lãnh thổ có mức thu thấp. 
Nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch trong 
thu ngân sách tại các địa phương chủ yếu xuất 
phát từ sự khác biệt trong điều kiện kinh tế - xã 
hội tại các địa phương. Cụ thể: 
i) Sự khác biệt về mức độ tăng trưởng kinh 
tế ở các địa phương: Ở các địa phương, tăng 
trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc thu nhập của 
người dân địa phương sẽ tăng lên, thu nhập của 
các doanh nghiệp địa phương cũng tăng lên, khi 
đó nguồn thu của chính quyền địa phương từ 
thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh 
nghiệp cũng sẽ tăng. Ngoài ra, khi các cá nhân, 
hộ gia đình và các doanh nghiệp được cải thiện 
thu nhập, mức độ sẵn sàng nộp thuế của người 
dân cũng tăng lên, từ đó góp phần giảm tình 
trạng tránh thuế, trốn thuế và tăng thu ngân 
sách cho chính quyền địa phương. 
Bảng 3 cho thấy sự chênh lệch lớn về tổng 
GDP theo giá so sánh giữa các vùng giai đoạn 
2010-2018. Đông Nam Bộ là khu vực dẫn đầu 
cả nước về tăng trưởng kinh tế, tiếp đến là 
Đồng bằng sông Hồng. Trung du miền núi phía 
B.Q. Phat / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 20-28 
26 
Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực có mức 
GDP theo giá so sánh thấp nhất cả nước; 
ii) Sự khác biệt về mức độ đa dạng hóa kinh 
tế: Đây cũng là một trong những nhân tố quan 
trọng ảnh hưởng tới thu NSĐP, được thể hiện 
thông qua mức độ đa dạng hóa trong các ngành, 
lĩnh vực kinh tế mà địa phương đã và đang phát 
triển. Ví dụ, có những địa phương với điều kiện 
địa lý thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, 
chỉ tập trung vào phát triển lĩnh vực nông 
nghiệp. Khi đó, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, 
nguồn thu của chính quyền địa phương sẽ tăng 
lên, ngược lại nếu thiên tai xảy ra, nông dân có 
nguy cơ mất trắng tài sản, nguồn thu vào ngân 
sách sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, mức độ đa dạng 
hóa kinh tế ở các địa phương sẽ làm giảm mức 
độ rủi ro trong các hoạt động kinh tế ở địa 
phương, từ đó giúp tăng nguồn thu cho NSĐP. 
Bảng 3. Tổng GDP theo giá so sánh của 6 vùng kinh tế giai đoạn 2010-2018 
Đơn vị: Tỷ đồng 
Vùng kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 
Trung và miền núi 
phía Bắc 
12,51 13,30 14,34 15,66 17,46 20,30 22,35 24,69 27,02 
Đồng bằng sông Hồng 60,66 66,88 71,42 80,89 84,80 93,17 101,65 129,86 141,66 
Bắc Trung Bộ và 
Duyên hải miền Trung 
24,74 26,39 28,42 30,97 34,10 37,54 41,14 44,04 48,32 
Tây Nguyên 19,86 21,39 22,67 24,25 25,76 27,41 29,57 31,82 34,23 
Đông Nam Bộ 176,65 174,56 189,52 205,33 219,21 241,64 257,20 271,85 289,82 
Đồng bằng sông Cửu 
Long 
26,94 29,53 32,34 34,73 37,41 37,01 39,05 41,54 44,61 
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009-2018) [8]. 
Mức độ đa dạng hóa kinh tế có thể được đo 
lường bằng tỷ trọng ngành sản xuất nông 
nghiệp trong GDP. Tỷ trọng này càng cao càng 
làm giảm khả năng thu ngân sách vì thu nhập 
hạn chế của khu vực này và vì đặc điểm sản 
xuất phân tán của nó khiến cho việc thu thuế ít 
hiệu quả. Hình 4 cho thấy tỷ trọng sản xuất 
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong 
GDP của Tây Nguyên dẫn đầu cả nước, trung 
bình cả giai đoạn là 41,12%. Đứng thứ hai là 
Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ trọng trung 
bình 35,88% Tiếp theo là Trung du và miền núi 
phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền 
Trung với tỷ trọng trung bình 25,05%, 21,44% 
và 22,23%. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông 
Hồng là hai lãnh thổ có tỷ trọng sản xuất nông 
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP thấp 
nhất cả nước, lần lượt 14,33% và 13,31%; 
iii) Sự khác biệt trong thu hút đầu tư trực 
tiếp nước ngoài (FDI) vào địa phương 
FDI có thể tác động đến thu NSĐP theo hai 
kênh trực tiếp và gián tiếp. Thứ nhất, các doanh 
nghiệp nước ngoài phải trả tiền thuê đất hàng 
kỳ cho chính quyền (đây là nguồn thu quan 
trọng của NSĐP), đồng thời nộp thuế thu nhập 
doanh nghiệp tại địa phương. Thứ hai, các 
doanh nghiệp nước ngoài tác động gián tiếp đến 
thu NSĐP thông qua tăng thu nhập cho người 
lao động và tăng thu nhập cho các doanh nghiệp 
địa phương cung cấp sản phẩm đầu vào (doanh 
nghiệp phụ trợ), từ đó góp phần tăng thuế thu 
nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp 
(Hình 5). 
Số liệu về vốn FDI đăng ký tại các vùng, 
lãnh thổ trong cả nước giai đoạn 2010-2018 cho 
thấy Tây Nguyên và Trung du, miền núi phía 
Bắc vẫn là hai khu vực có vốn FDI đăng ký 
thấp nhất. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông 
Hồng vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định 
trong thu hút vốn FDI hàng năm. Đông Nam Bộ 
là khu vực dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI 
trong giai đoạn 2011-2014. Tuy nhiên, bước 
sang giai đoạn 2015-2018, Đồng bằng sông 
Cửu Long là khu vực có vốn FDI đăng ký cao 
nhất cả nước [8]. 
B.Q. Phat / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 20-28 
27 
Đơn vị: % 
Hình 4. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 
và thủy sản trong GDP. 
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009-2018) [8]. 
Đơn vị: triệu USD 
Hình 5. Vốn FDI đăng ký giai đoạn 2010-2018. 
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009-2018) [8]. 
4. Một số khuyến nghị tăng cường thu ngân 
sách địa phương ở Việt Nam 
Một trong những vấn đề quan trọng khi 
nghiên cứu thực trạng thu ngân sách tại các địa 
phương ở Việt Nam là sự chênh lệch rất lớn về 
thu ngân sách giữa các vùng, lãnh thổ trong cả 
nước. Điều này dẫn đến áp lực lớn đối với 
NSTƯ khi phải bổ sung thường xuyên, với tỷ 
trọng cao cho ngân sách tại các địa phương có 
nguồn thu thấp. Vì vậy, cần thiết phải tăng 
cường nguồn thu đối với các địa phương có 
nguồn thu thấp. Nguyên nhân dẫn tới sự chênh 
lệch thu ngân sách giữa các vùng, lãnh thổ được 
chỉ ra bao gồm sự khác biệt về tăng trưởng kinh 
tế, sự khác biệt về tỷ trọng sản xuất nông 
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP và 
sự khác biệt trong thu hút vốn đầu tư nước 
ngoài. Do vậy, để tăng cường nguồn thu vào 
các địa phương có nguồn thu thấp nhằm giảm 
áp lực cân đối ngân sách đối với NSTƯ, cần 
đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh 
tế ở các địa phương, giảm sự phụ thuộc vào sản 
xuất nông nghiệp và tăng cường thu hút vốn 
đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, việc chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng 
sản xuất nông nghiệp trong GDP và thu hút vốn 
đầu tư nước ngoài cũng thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế, do vậy bài viết tập trung vào hai giải 
pháp chính sau: 
i) Giảm sự phụ thuộc vào sản xuất nông 
nghiệp tại các địa phương: Cơ cấu kinh tế tại 
các địa phương cần chuyển dịch theo hướng 
giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 
và thủy sản, đồng thời tăng tỷ trọng ngành công 
nghiệp, xây dựng và dịch vụ đặc biệt tại các 
khu vực như Tây Nguyên, Trung du và miền 
núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền 
Trung. Để làm được điều này, một số khuyến 
nghị được đưa ra như sau: 
Thứ nhất, các địa phương cần rà soát lại 
quy hoạch tổng thể địa phương trong đó đặc 
biệt nhấn mạnh quy hoạch phát triển ngành 
kinh tế trên địa bàn tỉnh, huyện. Đối với các địa 
phương có lợi thế so sánh về sản xuất nông 
nghiệp, ví dụ như Tây Nguyên và Đồng bằng 
sông Cửu Long, cần có định hướng phát triển 
công nghiệp chế biến nhằm gia tăng giá trị và 
tính cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, từ đó 
thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp và tăng 
nguồn thu ngân sách cho địa phương. 
Thứ hai, xác định các ngành và sản phẩm 
chủ lực trong từng thời kỳ. Hình thành nhóm 
ngành chủ lực và xây dựng cơ chế hỗ trợ phát 
triển cho nhóm ngành chủ lực. Phối hợp các 
ngành kinh tế tại địa phương để tạo sự phát 
triển đồng bộ. Ví dụ, Tây Nguyên có lợi thế về 
trồng cà phê, chính quyền địa phương cần có 
định hướng hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp 
chế biến, đồng thời có thể phát triển dịch vụ du 
lịch. Khách du lịch có thể tham quan các vườn 
cà phê, trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm quy 
trình sản xuất từ khi gieo trồng đến khi đóng 
gói sản phẩm và bán ra thị trường, 
Thứ ba, nâng cao vai trò của khu vực kinh 
tế tư nhân. Đây là khu vực kinh tế năng động, 
B.Q. Phat / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 20-28 
28 
đóng góp giá trị lớn vào tăng trưởng GDP của 
các địa phương, đồng thời là cơ sở quan trọng 
để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ 
trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa 
bàn. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện 
cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân 
thông qua việc xây dựng môi trường kinh doanh 
lành mạnh, hiệu quả, công bằng, phối hợp cùng hệ 
thống ngân hàng thương mại xây dựng cơ chế ưu 
đãi tín dụng cho khu vực này để phát triển các 
ngành kinh tế chủ lực tại địa phương. 
Thứ tư, tăng cường ứng dụng khoa học 
công nghệ vào các ngành kinh tế tại địa 
phương. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 
lần thứ tư đã làm thay đổi nhanh chóng cách 
thức vận hành của nền kinh tế. Việc áp dụng 
công nghệ cao vào các ngành kinh tế mũi nhọn 
của địa phương sẽ giúp nâng cao năng suất lao 
động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 
Để làm được điều này, đòi hỏi chính quyền địa 
phương mạnh dạn đầu tư vốn vào các hoạt động 
hợp tác, nghiên cứu triển khai, thúc đẩy ứng 
dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công 
nghệ vào thực tiễn sản xuất, hỗ trợ hoạt động 
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 
ii) Tăng cường thu hút vốn FDI vào các địa 
phương, trong đó tập trung vào các dự án có 
mức đầu tư lớn, công nghệ cao, kỹ thuật hiện 
đại. Chính quyền địa phương cần cải cách thủ 
tục hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu 
tư kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh 
thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, thu hút các 
nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đổi mới cơ chế 
quản lý điều hành, nâng cao trách nhiệm và 
năng lực thực hiện của đội ngũ cán bộ, nâng 
cao hiệu quả quản trị và hành chính công của 
tỉnh. Tăng cường thu hút vốn FDI vào phát triển 
các ngành mũi nhọn của địa phương, đồng thời 
chính quyền địa phương cần lựa chọn các dự án 
không gây tác động xấu tới môi trường và phát 
triển bền vững tại địa phương. 
5. Kết luận 
Bài viết đã thực hiện phân tích thực trạng 
thu NSĐP ở Việt Nam trong giai đoạn 
2009-2018 thông qua các chỉ tiêu như: Quy mô 
thu NSĐP; Tỷ lệ thu ngân sách quyết toán/dự 
toán; Cơ cấu thu NSĐP. Bên cạnh những kết 
quả đạt được như Quy mô thu NSĐP đều tăng 
qua các năm và số liệu quyết toán đều vượt dự 
toán hàng năm, vẫn còn một số hạn chế trong 
thu NSĐP như: Thu bổ sung từ NSTƯ chiếm tỷ 
trọng lớn trong tổng thu NSĐP, điều này sẽ gây 
gánh nặng lớn cho NSTƯ đồng thời có sự 
chênh lệch lớn trong thu ngân sách giữa các 
vùng, lãnh thổ trong cả nước. Nguyên nhân dẫn 
tới sự chênh lệch thu ngân sách giữa các vùng, 
lãnh thổ được chỉ ra bao gồm sự khác biệt về 
tăng trưởng kinh tế, sự khác biệt về tỷ trọng sản 
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong 
GDP và sự khác biệt trong thu hút vốn đầu tư 
nước ngoài. Do vậy, để tăng cường nguồn thu 
vào các địa phương có nguồn thu thấp nhằm 
giảm áp lực cân đối ngân sách đối với NSTƯ, 
cần đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế ở các địa phương, giảm sự phụ thuộc 
vào sản xuất nông nghiệp và tăng cường thu hút 
vốn đầu tư nước ngoài. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ministry of Finance, Circular No. 342/2016/TT-BTC 
dated 30/12/2016 guiding a number of articles of 
the Government's Decree No. 163/2016/ND-CP 
dated 21 December 2016, stipulating the 
implementation of a number of state budget law’s 
articles, 2016 (in Vietnamese). 
[2] Ministry of Finance, Appendix No.02/CKTC-NSNN 
on Final Account of Central budget and Local 
budget balance from 2009-2018 
(in Vietnamese). 
[3] Ministry of Finance, Appendix No.09/CKTC-NSNN 
on Final Account of budget revenue and 
expenditure of cities and provinces under central 
authority from 2009-2018 (in Vietnamese). 
[4] Ministry of Finance, Appendix No.02/CKTC-NSNN 
on Plan of Central budget and Local budget from 
2009-2018 (in Vietnamese). 
[5] Dinh Thi Nga, “The relationship between Central 
budget and Local budget: Current situation and 
some recommendations”, Journal of Finance. 
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-
tai-chinh/quan-he-giua-ngan-sach-trung-uong-
voi-ngan-sach-dia-phuong-thuc-trang-va-mot-so-
de-xuat-126378.html/,2017 (accessed 30 
November 2020) (in Vietnamese). 
[6] National Asembly, State Budget Law No. 
83/2015/QH13 on June 25/ 2015 (in Vietnamese). 
[7] National Asembly, Appendix issued accompanies 
with Resolution No. 29/2016/NQ-QH dated on 
Novembenr 14, 2016 on the allocation of central 
government budget for 2017 (in Vietnamese). 
[8] General Statistics Office, Report on 
socio-economic situation from 2009-2018 
(in Vietnamese). 

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_thu_ngan_sach_dia_phuong_o_viet_nam.pdf