Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan

tâm và tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư, phát triển

kết cấu hạ tầng giao thông trên cả nước với quy mô

như sau:

- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có

chiều dài khoảng 570.448 km (gồm 3 hệ thống chính:

21.109 km quốc lộ do Trung ương quản lý; 583 km

đường cao tốc đã đưa vào khai thác, chưa kể các tuyến

đường cao tốc đang xây dựng sẽ đưa vào khai thác

trong thời gian tới; 548.756 km hệ thống đường địa

phương: 26.953 km đường đô thị, 28.911 km đường

tỉnh, 492.892 km đường giao thông nông thôn) và trên

28 ngàn cây cầu lớn nhỏ các loại. Hệ thống tài sản kết

cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên nước ta hiện

đang đảm nhận khoảng 90% về vận tải hành khách và

70% về vận tải hàng hoá trong toàn bộ hệ thống giao

thông vận tải của cả nước.

- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội

địa có chiều dài khoảng 41.900 km; trong đó, khoảng

26.600 km (chiếm 63,33%) đã được đưa vào quản lý,

khai thác (bao gồm đường thủy nội địa quốc gia và

đường thủy nội địa địa phương), 3.200 km đường

thủy ven biển và hàng trăm cửa sông vịnh kín. Trên

các tuyến đường thủy nội địa có 255 cảng thủy nội

địa, 8.506 bến thủy nội địa, chủ yếu do tổ chức, cá

nhân đầu tư xây dựng, khai thác, dựa vào điều kiện

tự nhiên là chính và nhiều công trình phụ trợ.

Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trang 1

Trang 1

Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trang 2

Trang 2

Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trang 3

Trang 3

Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trang 4

Trang 4

Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10540
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông

Tăng cường quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
30
HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ CHO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
đường cao tốc đang xây dựng sẽ đưa vào khai thác 
trong thời gian tới; 548.756 km hệ thống đường địa 
phương: 26.953 km đường đô thị, 28.911 km đường 
tỉnh, 492.892 km đường giao thông nông thôn) và trên 
28 ngàn cây cầu lớn nhỏ các loại. Hệ thống tài sản kết 
cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên nước ta hiện 
đang đảm nhận khoảng 90% về vận tải hành khách và 
70% về vận tải hàng hoá trong toàn bộ hệ thống giao 
thông vận tải của cả nước. 
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội 
địa có chiều dài khoảng 41.900 km; trong đó, khoảng 
26.600 km (chiếm 63,33%) đã được đưa vào quản lý, 
khai thác (bao gồm đường thủy nội địa quốc gia và 
đường thủy nội địa địa phương), 3.200 km đường 
thủy ven biển và hàng trăm cửa sông vịnh kín. Trên 
các tuyến đường thủy nội địa có 255 cảng thủy nội 
địa, 8.506 bến thủy nội địa, chủ yếu do tổ chức, cá 
nhân đầu tư xây dựng, khai thác, dựa vào điều kiện 
tự nhiên là chính và nhiều công trình phụ trợ. 
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt có 
chiều dài hơn 3.000 km, 287 ga, 1818 cầu lớn nhỏ, 39 
hầm, 5.735 điểm giao cắt giữa đường bộ với đường 
sắt và các công trình phụ trợ lớn. Mặc dù là phương 
thức vận tải có nhiều lợi thế, tuy nhiên trong thời gian 
qua, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt không được 
đầu tư phát triển mở rộng, mà còn bị thu hẹp do tháo 
gỡ một số tuyến. Vì thế, năng lực vận tải hiện nay đạt 
rất thấp (chỉ đạt khoảng 4,5% tổng lượng vận tải hành 
khách và khoảng 1,8% tổng lượng vận tải hàng hóa). 
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải có 44 
cảng biển; 251 bến cảng với 87.549,6m dài cầu cảng; 
41 tuyến luồng hàng hải vào cảng quốc gia công cộng 
và 10 tuyến luồng, luồng vào cảng chuyên dùng, 94 
đèn biển và các công trình, thiết bị phụ trợ. Các cảng 
Tổng quan về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông 
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan 
tâm và tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư, phát triển 
kết cấu hạ tầng giao thông trên cả nước với quy mô 
như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có 
chiều dài khoảng 570.448 km (gồm 3 hệ thống chính: 
21.109 km quốc lộ do Trung ương quản lý; 583 km 
đường cao tốc đã đưa vào khai thác, chưa kể các tuyến 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC 
TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
PHẠM THỊ TUYẾT
Tài sản kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng vật chất 
có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc có kết cấu 
hạ tầng hiện đại, đồng bộ, thông suốt sẽ tạo tiền đề và là động lực cho nền kinh tế tăng trưởng 
nhanh, bền vững. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đã xác định, xây dựng hệ thống 
kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ 
tầng đô thị lớn là một trong ba đột phá chiến lược giai đoạn 2011 - 2020. 
Từ khóa: Tài sản kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng giao thông, tài sản công, khai thác quỹ đất
ENHANCING MANAGEMENT AND USE OF 
TRANSPORTATION INFRASTRUCTURE
Pham Thi Tuyet
Infrastructure assets and transport 
infrastructure in particular are the material 
foundation that plays an important role in 
socio-economic development of every country. 
A well-developed infrastructure will be a 
premise and motivator for economic sustainable 
development. The National Party Congress XI 
(2011) has determined to build a synchronous 
infrastructure system with a number of modern 
works focusing on transportation infrastructure 
system for large urban areas is a strategic 
breakthrough of the period 2011 - 2020.
Keywords: Infrastructure assets, transportation 
infrastructure, public assets, use of land
Ngày nhận bài: 18/3/2019 
Ngày hoàn thiện biên tập: 8/4/2019
Ngày duyệt đăng: 12/4/2019
TÀI CHÍNH - Tháng 04/2019
31
biển được chia thành 06 nhóm gồm: Nhóm cảng biển 
phía Bắc Trung Bộ (nhóm 1); nhóm cảng biển phía 
Bắc Trung Bộ (nhóm 2); nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ 
(nhóm 3); nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4); 
nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5); nhóm cảng 
biển Đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6). Trong tổng 
số 44 cảng biển, Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa 12 
cảng biển và 29 cảng biển do tư nhân đầu tư, chỉ còn 
03 cảng biển (An Thới, Cái Mép - Thị Vải và Cái Lân) 
do Nhà nước đầu tư, quản lý và khai thác.
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng không 
gồm có 22 cảng hàng không, sân bay (gồm 03 cảng 
hàng không quốc tế và 19 cảng hàng không nội địa). 
Các cảng hàng không, sân bay được chia theo 03 khu 
vực: Bắc - Trung - Nam, mỗi khu vực có 01 cảng hàng 
không quốc tế đóng vai trò trung tâm và các cảng hàng 
không nội địa vây quanh tạo thành một Cụm cảng 
hàng không: 
(i) Cụm cảng hàng không, sân bay miền Bắc: Hiện 
tại có 06 cảng hàng không là Cảng hàng không quốc 
tế Nội Bài và 05 cảng hàng không nội địa (Vinh, Điện 
Biên, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới); 
(ii) Cụm cảng hàng không, sân bay miền  ... 48 2.574
Nguồn: Cục Quản lý Công sản
32
HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ CHO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
hiện theo hình thức đặt hàng, giao kế hoạch theo 
khối lượng, chưa bắt kịp với các phương thức tiên 
tiến như: Bảo trì theo chất lượng đầu ra; đấu thầu 
bảo trì công khai minh bạch, đánh giá theo chất 
lượng và tiết kiệm kinh phí.
Giai đoạn từ ngày Luật Quản lý, 
sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành
Những nội dung nguyên tắc và đổi mới cơ chế 
quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng 
(trong đó có hạ tầng giao thông) đã được quy định cụ 
thể trong Luật Quản lý, sử dụng TSC. Đây là một bước 
tiến mới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần tăng 
cường quản lý chặt chẽ có hiệu quả hệ thống TSC là 
kết cấu hạ tầng giao thông, tạo nền tảng phần thực 
hiện các đột phá chiến lược đã được đề ra tại Đại hội 
Đảng lần thứ XI. 
Cụ thể, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 
2017 và 04 Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng 
và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng 
hải, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt quốc 
gia (Nghị định số số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018; 
Nghị định số 44/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018; Nghị 
định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018; Nghị định số 
46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018) đã tạo nên những cơ 
sở quan trọng sau:
- Tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước chủ động thực 
hiện quyền quản lý; có sự phân công, phân cấp rõ về 
thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan; tách bạch 
chức năng quản lý của cơ quan nhà nước với hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đổi mới phương thức bảo trì tài sản kết cấu hạ 
tầng theo hướng ngoài phương thức truyền thống là 
bảo trì theo khối lượng đã có thêm phương thức bảo 
trì theo tiêu chí chất lượng thực hiện; đồng thời, quy 
định việc đấu thầu bảo trì tài sản, được đảm bảo công 
khai, minh bạch và tăng hiệu quả sử dụng nguồn kinh 
phí ngân sách nhà nước. 
- Đổi mới phương thức khai thác tài sản kết cấu 
hạ tầng giao thông theo hướng thu hút sự tham gia 
của các thành phần, nhằm tăng cường hiệu quả khai 
thác như: Cho thuê quyền khai thác tài sản; chuyển 
nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản và khai 
thác quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ 
tầng giao thông; qua đó, khuyến khích đầu tư vào lĩnh 
vực hạ tầng giao thông, tạo nguồn vốn phục vụ đầu 
tư phát triển.
- Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao 
thông theo vòng đời tài sản (từ khi hình thành đưa 
vào sử dụng, khai thác đến khi xử lý: thu hồi, điều 
chuyển, thanh lý tài sản), đảm bảo công khai, minh 
bạch và hiệu quả.
Một số kết quả đạt được
Đến nay, nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ 
tầng giao thông đạt được kết quả như sau:
- Nguồn thu phí sử dụng đường bộ của Quỹ bảo trì 
đường bộ tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2014 là 
4.924 tỷ đồng; năm 2015 là 5.703 tỷ đồng; năm 2016 là 
6.388 tỷ đồng; năm 2017 là 7.174 tỷ đồng; năm 2018 là 
8.003 tỷ đồng. Theo lộ trình, với nguồn thu phí kết hợp 
với các phương thức bảo trì hiệu quả sẽ giảm gánh 
nặng cho ngân sách nhà nước trong bố trí nguồn vốn 
phục vụ bảo trì.
- Thu phí sử dụng, tiền thuê tài sản kết cấu hạ tầng 
đường sắt có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: 
năm 2014 là 408 tỷ đồng; năm 2015 là 385 tỷ đồng; năm 
2016 là 304 tỷ đồng; năm 2017 là 309 tỷ đồng. Nguồn 
thu này chỉ bù đắp được khoảng 30% nhu cầu cần thiết 
cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, 
còn lại ngân sách nhà nước hàng năm phải cấp bổ sung.
- Thu phí nhượng quyền khai thác cảng vụ hàng 
không được đẩy mạnh và tăng dần qua các năm, cụ 
thể: năm 2014: 185 tỷ đồng, năm 2015 là 224 tỷ đồng, 
năm 2016 là 278 tỷ đồng; năm 2017 là 367 tỷ đồng; năm 
2018 là 424 tỷ đồng. Thu phí bay qua vùng trời năm 
2016 là 1.638 tỷ đồng; năm 2017 là 1.782 tỷ đồng; năm 
2018 là 2.010 tỷ đồng. Thu giá dịch vụ hạ cất cánh năm 
2017 là 1.991 tỷ đồng, năm 2018 là 2.434 tỷ đồng.
- Thu phí cảng vụ đường thủy nội địa (phí trọng tải 
tàu sông, tàu biển; lệ phí ra vào tàu sông, tàu biển) cơ 
bản ổn định, năm 2014 là 50 tỷ đồng, năm 2015 là 48 tỷ 
đồng, năm 2016 là 57 tỷ đồng, năm 2017 là 60 tỷ đồng, 
năm 2018 là 85 tỷ đồng.
- Thu phí đảm bảo hàng hải, phí hoa tiêu hàng hải 
và phí cảng vụ hàng hải cũng ghi nhận sự chuyển biến 
như: năm 2014 là 1.953 tỷ đồng, năm 2015 là 2.324 tỷ 
đồng, năm 2016 là 2.915 tỷ đồng; năm 2017 là 2.348 tỷ 
đồng, năm 2018 là 2.574 tỷ đồng.
Giải pháp tăng cường công tác quản lý, 
khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
Kết quả đạt được về công tác quản lý, khai thác tài 
sản kết cấu hạ tầng giao thông nêu trên đã thể hiện sự 
quan tâm của Nhà nước trong xây dựng chính sách, 
chế độ và sự nỗ đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng 
giao thông trong điều kiện ngân sách nhà nước còn 
hạn hẹp. 
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc lựa chọn mô 
hình quản lý, sử dụng như thế nào để phát huy hiệu 
quả khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đảm 
bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc 
gia và điều kiện cụ thể của hệ thống kết cấu hạ tầng 
giao thông là hết sức quan trọng. Đối với Việt Nam, 
trong điều kiện nguồn vốn ngân sách đầu tư cho kết 
TÀI CHÍNH - Tháng 04/2019
33
cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, việc tăng cường 
công tác quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao 
thông đang là vấn đề quan trọng đặt ra khi xây dựng, 
hoàn thiện cơ chế, chính sách và trong quá trình tổ chức 
thực hiện; khẳng định vai trò quản lý của Nhà nước trên 
cả phương diện quản lý vĩ mô và nhà đầu tư đối với hạ 
tầng giao thông.
Về quy hoạch tổng thể 
Kết cấu hạ tầng giao thông không tồn tại độc lập 
mà nó tồn tại vì sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ 
môi trường và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc quản lý, 
sử dụng và khai thác tài sản phải gắn với quy hoạch 
quốc gia, quy hoạch vùng, lãnh thổ, đặc biệt quy hoạch 
tổng thể tài sản kết cấu hạ tầng giao thông phải là một 
trong các giải pháp quan trọng.
Theo đó, quy hoạch tổng thể phải tính đến yếu tố 
đặc thù và lợi thế của từng loại tài sản như đường thủy 
nội địa có đặc thù khai thác dựa vào điều kiện tự nhiên 
là chính và lợi thế về khai thác du lịch; đường sắt có lợi 
thế về vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, cồng 
kềnh, nhưng thực tế mới đạt 1,8% tổng lượng vận tải 
hàng hóa nên quy hoạch đầu tư phát triển cần dựa 
trên yếu tố đặc thù gắn với các ngành, tạo đòn bẩy và 
đột phá, tránh tình trạng chỉ chú trọng đầu tư vào một 
ngành (ví dụ như đầu tư quá nhiều vào đường bộ). 
Do đó, quy hoạch tổng thể để phát triển tài sản kết 
cấu hạ tầng giao thông cần phải theo hướng: Rà soát, 
điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch đã được 
phê duyệt, xây dựng các quy hoạch phù hợp với tình 
hình mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đồng 
bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông.
Về cơ chế, chính sách 
Trên cơ sở triển khai quy định tại Luật Quản lý, 
sử dụng tài sản công năm 2017 và các Nghị định quy 
định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết 
cấu hạ tầng giao thông hàng hải, hàng không, đường 
thủy nội địa, đường sắt quốc gia đã được Chính phủ 
ban hành. Như vậy, chính sách hiện hành đã cơ bản 
được kiện toàn với những quy định khá cụ thể như: 
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản 
kết cấu hạ tầng giao thông: 
(i) Mọi tài sản đều được Nhà nước giao cho đối 
tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; 
(ii) Quản lý nhà nước về tài sản được thực hiện 
thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của 
từng cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng 
quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp; 
(iii) Từng bước tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng, 
bảo trì tài sản; 
(iv) Việc khai thác tài sản phải tuân theo cơ chế thị 
trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực 
hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hoá nguồn lực để duy 
trì, phát triển tài sản; 
(v) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được thống 
kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, đảm bảo công 
khai, minh bạch. Trường hợp cần thiết phải giao một số 
tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh 
nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà 
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, giao tài sản kết cấu hạ 
tầng hàng không cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu 
hạ tầng hàng không quản lý (không tính thành vốn nhà 
nước tại doanh nghiệp) trong một thời kỳ nhất định, thì 
Bộ Giao thông Vận tải phải chú trì lập đề án riêng báo 
cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông: 
(i) Tài sản đã tính thành vốn nhà nước đầu tư vào 
doanh nghiệp, thực hiện theo quy định của Luật 
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, 
kinh doanh tại doanh nghiệp; (ii) Tài sản không tính 
thành vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì 
giao cho Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành 
quản lý, cơ quan này có trách nhiệm quản lý, sử dụng 
và khai thác tài sản theo quy định của pháp luật quản 
lý, sử dụng tài sản công.
- Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông 
được thực hiện theo các phương thức sau: (i) Đối 
tượng được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai 
thác; (ii) Cho thuê quyền khai thác tài sản; (iii) Chuyển 
nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản. Đồng thời, 
tùy vào từng loại đặc thù của tài sản, chính sách đã 
quy định phương thức khai thác phù hợp và hiệu quả; 
theo đó, việc khai thác tài sản được quy định rõ thẩm 
quyền quyết định, phương thức thực hiện và trình tự, 
thủ tục thực hiện; việc quản lý, sử dụng số tiền thu 
được đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả trong 
điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. 
- Việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông được 
thực hiện kịp thời nhằm quản lý chặt chẽ, nâng cao 
hiệu quả sử dụng tài sản theo các hình thức: (i) Thu 
Những nội dung nguyên tắc và đổi mới trong 
cơ chế quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết 
cấu hạ tầng (trong đó có hạ tầng giao thông) đã 
được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản 
công. Đây là bước tiến có ý nghĩa quan trọng 
nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả 
hệ thống tài sản công là kết cấu hạ tầng giao 
thông, góp phần thực hiện thành công đột phá 
chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII.
34
HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ CHO QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
hồi; (ii) Điều chuyển; (iii) Bán; (iv) Sử dụng tài sản để 
thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu 
tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây 
dựng - chuyển giao; (v) Thanh lý; (vi) Xử lý trong 
trường hợp bị mất, bị hủy hoại. 
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo thuận 
lợi trong quá trình triển khai thực hiện, cùng với các 
quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017 và 
hướng dẫn tại 04 Nghị định của Chính phủ thì trách 
nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải và UBND cấp tỉnh 
phải tích cực rà soát, phân loại tài sản để giao cho đối 
tượng quản lý phù hợp với quy định; đồng thời, Bộ 
Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương trình 
cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm 
quyền đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng 
dẫn thực hiện để tăng cường công tác quản lý, khai 
thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, cụ thể:
- Trước mắt, Chính phủ xem xét ban hành ngay 
Nghị định thay thế Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 
11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử 
dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông 
đường bộ để đảm bảo đồng bộ chính sách khi triển 
khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng TSC. Bộ Tài 
chính, Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương ban hành 
các thông tư hướng dẫn Nghị định như: (i) Thông tư 
quy định chế độ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao 
thông; (ii) Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản 
kết cấu hạ tầng giao thông. 
- Trong thời gian tới, cần có sự tổng kết, đánh giá 
quá trình triển khai thực hiện chính sách đã ban hành 
để có hướng đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời; việc 
hoàn thiện cơ chế đảm bảo tính thống nhất, tính phù 
hợp với đặc thù từng nhóm tài sản để việc quản lý 
được chặt chẽ và có hiệu quả, phù hợp với mô hình 
quản lý theo xu hướng xã hội hóa là hết sức cần thiết.
Về tổ chức bộ máy 
Trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế 
hiện nay, việc đề ra giải pháp sắp xếp, tổ chức bộ máy 
quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông lên một tầm 
cao mới, phù hợp với xu thế phát triển hội nhập và 
phù hợp với thực tế của ngành hiện nay là một trong 
những vấn đề đáng quan tâm, cấp bách hàng đầu. Bộ 
Giao thông Vận tải, UBND cấp tỉnh với vai trò là cơ 
quan quản lý nhà nước về giao thông cần căn cứ quy 
định của chính sách và thực tế của Ngành để sắp xếp, 
tổ chức lại bộ máy quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao 
thông phù hợp, tinh gọn và hiệu quả. 
Về tổ chức thực hiện và công tác thanh tra, kiểm tra
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, tập 
huấn chính sách quản lý, sử dụng và khai thác tài sản 
kết cấu hạ tầng giao thông nhằm tăng cường quản lý, 
nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài sản.
- Xem xét, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan 
quản lý nhà nước (Cơ quan quản lý nhà nước chuyên 
ngành được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao 
thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải, UBND các cấp); 
đổi mới, nâng cao năng lực sức cạnh tranh của các 
doanh nghiệp để thực hiện tốt cơ chế xã hội hóa trong 
sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông.
- Tăng cường chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác 
thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá 
nhân trong việc thực hiện quy định của pháp luật về 
quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông; 
kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo 
hoạt động giao thông an toàn và hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Quốc hội (2017), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI, 2011), Nghị quyết số 13-NQ/T.U ngày 
16/01/2012 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở 
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; 
3. Chính phủ (2018), Nghị định số 44/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 quy định việc 
quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không;
4. Chính phủ (2018), Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 quy định việc 
quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; 
5. Chính phủ (2018), Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018 của Chính phủ quy 
định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; 
6. Chính phủ (2018), Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định việc 
quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; 
7. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2174/QĐ-TTg ngày 12/11/2013 ban 
hành kèm theo Đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước 
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013-2020.
Thông tin tác giả:
ThS. Phạm Thị Tuyết - Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính)
Email: phamthituyet@mof.gov.vn
Tiền thuế là của dân, 
do dân đóng góp 
để phục vụ lợi ích của nhân dân

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_quan_ly_khai_thac_tai_san_ket_cau_ha_tang_giao_th.pdf