Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc

Đầu tư của Việt Nam sang Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 2003, đến nay đã có

nhiều dự án đầu tư với nhiều nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Các dự án đầu tư

chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, song lại ghi nhận số vốn

đầu tư nhiều nhất trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Các nhà đầu tư ở miền

Bắc có nhiều dự án đầu tư hơn, nhưng các dự án đầu tư ở miền Nam mới chiếm ưu

thế về vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc còn nhiều hạn chế

như, quy mô vốn thấp, thiếu vắng nhiều nhà đầu tư lớn, chưa có sự liên kết giữa các

nhà đầu tư với nhau. Bài viết tập trung vào phân tích môi trường đầu tư của Hàn

Quốc, thực trạng và đánh giá hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam trên thị

trường Hàn Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp đối với nhà nước và các đầu tư Việt

Nam nhằm tăng cường hơn nữa đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc. Đổi

mới và hoàn thiện các thủ tục quản lý nhà nước về chuyển tiền ra nước ngoài, các

hoạt động hỗ trợ đầu tư từ phía Nhà nước và sự chủ động của các nhà đầu tư Việt

Nam sẽ là những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam

sang Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn

Quốc (Vietnam – Korea Free Trade Agreement – VKFTA) đã được ký kết.

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 1

Trang 1

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 2

Trang 2

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 3

Trang 3

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 4

Trang 4

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 5

Trang 5

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 6

Trang 6

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 7

Trang 7

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 8

Trang 8

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 9

Trang 9

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 6560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc

Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc
Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc 
To increase Vietnam direct investment into Korea 
Hoàng Hải1 
Vũ Thị Minh Ngọc2 
Tóm Tắt 
Đầu tư của Việt Nam sang Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 2003, đến nay đã có 
nhiều dự án đầu tư với nhiều nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Các dự án đầu tư 
chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, song lại ghi nhận số vốn 
đầu tư nhiều nhất trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Các nhà đầu tư ở miền 
Bắc có nhiều dự án đầu tư hơn, nhưng các dự án đầu tư ở miền Nam mới chiếm ưu 
thế về vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc còn nhiều hạn chế 
như, quy mô vốn thấp, thiếu vắng nhiều nhà đầu tư lớn, chưa có sự liên kết giữa các 
nhà đầu tư với nhau. Bài viết tập trung vào phân tích môi trường đầu tư của Hàn 
Quốc, thực trạng và đánh giá hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam trên thị 
trường Hàn Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp đối với nhà nước và các đầu tư Việt 
Nam nhằm tăng cường hơn nữa đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc. Đổi 
mới và hoàn thiện các thủ tục quản lý nhà nước về chuyển tiền ra nước ngoài, các 
hoạt động hỗ trợ đầu tư từ phía Nhà nước và sự chủ động của các nhà đầu tư Việt 
Nam sẽ là những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam 
sang Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn 
Quốc (Vietnam – Korea Free Trade Agreement – VKFTA) đã được ký kết. 
 Từ khóa: Hiệp định VKFTA, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam, 
Hàn Quốc. 
Abstract 
There have been many projects of Vietnam individual investors and businesses in 
South Korea since 2003. The services sectors, wholesale and retail sectors calling 
many Vietnam projects, but manufacturing industry attracting more large-scales 
investment projects. The majority of projects came from investors in the North of 
Vietnam, but the projects with the higher capital investment came from Southern 
investors. Vietnam direct investment into Korea is still limited in many aspects, such 
as, low capital base, absence of many big investors, no link between investors 
together. The paper focuses on the analysis of the Korean investment environment, the 
assessment of Vietnam’s investment in the Korean market, thereby proposing some 
solutions to the State and Vietnamese investments to further increase Viet Nam's 
direct investment in Korea. Reforming and improving state management procedures 
1 Trường Đại học Ngoại thương, Email: hoanghai81@ftu.edu.vn 
2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
for transferring money abroad, the State support for investment and the initiative of 
Vietnam investors will be the main measures to promote Vietnam direct investment 
into Korea, especially in the context Vietnam – Korea Free Trade Agreement 
(VKFTA) was signed. 
Key words:VKFTA Agreement, outward foreign direct investment, Vietnam investors, 
Korea. 
1. Mở đầu 
Nếu như Việt Nam tiếp nhận ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp của Hàn 
Quốc thì ở chiều ngược lại, tình hình có vẻ khá trầm lắng. Tính lũy kế đến tháng 
3/2016, Việt Nam hiện có 28 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với quy mô khiêm tốn, 
với tổng số vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam là 11,1 triệu USD, đứng thứ 32/68 
quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam (Cục Đầu 
tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016). Thực tế này chưa tương xứng với tiềm 
năng của cả hai nước. Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc 
(VKFTA) hy vọng sẽ giúp tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang khu vực 
này. 
2. Môi trường đầu tư của Hàn Quốc và tình hình đầu tư trực tiếp của Việt 
Nam sang Hàn Quốc 
2.1. Môi trường đầu tư của Hàn Quốc 
Hàn Quốc là một đối tác lớn của Việt Nam về cả thương mại lẫn đầu tư. Thông 
qua việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) thị 
trường Hàn Quốc được mở rộng hơn đối với cả dòng hàng hóa và dòng vốn đầu tư từ 
Việt Nam. Mặc dù mở rộng cửa chào đón dòng vốn từ nước ngoài vào trong nước, 
song thị trường Hàn Quốc cũng có những quy định khá khắt khe, có thể gây khó khăn 
cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, 
khi muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hàn Quốc. 
- Môi trường chính trị: Gần đây, chính trị Hàn Quốc liên tiếp gặp nhiều sóng gió 
từ các vụ bê bối của tổng thống Hàn Quốc. Môi trường chính trị không ổn định gây áp 
lực đến sự phát triển kinh tế trong nước, vốn cũng đang gặp nhiều khó khăn từ các vấn 
đề như thất nghiệp gia tăng ở thế hệ trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, nợ của 
các hộ gia đình tăng cao. Sự bất ổn này cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài băn 
khoăn khi tiến hành đầu tư tại Hàn Quốc trong thời điểm này. 
- Môi trường luật pháp: Hệ thống luật pháp của Hàn Quốc vẫn được xem là khá 
bảo thủ, song hiện nay đang dần cởi mở hơn, chính phủ Hàn Quốc đã từng bước tăng 
cường khả năng cạnh tranh của mình, ban hành các biện pháp đ ... trong ngắn hạn. Đa số các dự án 
trong thời gian gần đây đều xin đầu tư trong thời gian 50 năm, tập trung trong các lĩnh 
vực đòi hỏi vốn lớn như vận tải, kinh doanh phụ tùng ô tô. 
Theo địa phương chủ đầu tư 
Hình 3. FDI từ Việt Nam sang Hàn Quốc theo địa phương chủ đầu tư 
(tính đến tháng 3/2016) 
Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu 
tư, 2016 
So với miền Nam thì khu vực miền Bắc có nhiều hơn cả về địa phương đầu tư 
cũng như số lượng dự án. Tại khu vực miền Bắc hiện có 5 tỉnh, thành phố đã có dự án 
đầu tư sang Hàn Quốc là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương...với 
tổng số vốn đã đầu tư là 4440,3 nghìn USD. Trong đó, Hà Nội là địa phương dẫn đầu 
về số lượng dự án đầu tư (9 dự án) vào Hàn Quốc, tuy nhiên quy mô vốn của các dự 
7.1%
32.1%
21.4%
10.7%
28.6%
Theo số dự án
5 năm
10 năm
20 năm
30 năm
50 năm
3.1%
20.8%
7.6%
7.3%
61.1%
Theo tổng vốn đầu tư
5 năm
10 năm
20 năm
30 năm
50 năm
0
2
4
6
8
10
Số dự án
 -
 1,000.0
 2,000.0
 3,000.0
 4,000.0
 5,000.0
Tổng số vốn đăng ký (nghìn USD)
án còn khiêm tốn (hơn 377 nghìn USD/dự án). Các địa phương còn lại dao động trong 
1-3 dự án, với số vốn từ 100-300 USD. 
Khu vực miền Nam tuy chỉ có 2 địa phương đã có dự án đầu tư sang Hàn Quốc 
là HCM, Đồng Nai, tuy nhiên tổng số vốn khu vực này chiếm khoảng một nửa tổng số 
vốn cả nước. 
Đồng Nai tuy chỉ có 3 dự án nhưng tổng số vốn đầu tư của 2 dự án lến đến gần 
10 triệu USD (trong đó vốn của nhà đầu tư Việt Nam là khoảng 50%). Trong đó một 
dự án về dịch vụ kho bãi và hai dự án về sản xuất xe chuyên dụng, và cả 3 đều là dự 
án liên doanh với doanh nghiệp Hàn Quốc. 
Các dự án tại khu vực miền Bắc và miền Nam lớn cả về số lượng và quy mô vốn 
hơn nhiều so với khu vực miền Trung. Hiện nay khu vực miền trung hiện có 3 địa 
phương là Nghệ An, Bình Định, và Huế, riêng Bình Định có 2 dự án còn các địa 
phương còn lại, mỗi địa phương có 1 dự án đầu tư. 
2.3. Đánh giá đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc 
* Kết quả: 
Hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc mặc dù còn khiêm tốn, 
song cũng đạt được những kết quả bước đầu như: 
 (i) Cho phép doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường 
Thành công của việc mở rộng thị trường tiêu thị có thể kể đến những dự án kinh 
doanh dịch vụ, nhà hàng của các nhà đầu tư Việt Nam. Các dự án này tận dụng được 
sự gần gũi về văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời phát triển nhờ số lượng 
đông đảo người Việt tại Hàn Quốc và số lượng người Hàn Quốc đã từng làm việc 
hoặc đến Việt Nam. Những dự án kinh doanh ẩm thực như Phở 24đã góp phần mở 
rộng thị trường tiêu thụ những sản phẩm mang thương hiệu của Việt Nam ra nước 
ngoài. Đây là động cơ chủ yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang 
Hàn Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam như công ty TNHH vàng bạc đá quý 
Huy Thành, CTCP tập đoàn TVT, CTCP VTC truyền thông trực tuyến, Công ty 
Hoàng Ngọc Sơn Hà, Công ty TNHH Thương mại Phương Đôngđều thực hiện hoạt 
động đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp thị, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm 
sang thị trường Hàn Quốc. 
(ii) Cho phép nhà đầu tư Việt Nam tận dụng được các ưu thế từ thị trường Hàn 
Quốc 
Nhiều nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư sang Hàn Quốc chú trọng các lợi thế của 
Hàn Quốc như các nguồn tài nguyên, ưu thế về công nghệ. Có thể kể đến một số dự án 
điển hình như dự án sản xuất hạt nhựa PE, PP, HD của Công ty TNHH Đạt Thành hay 
dự án thành lập Công ty nhân sâm Hàn Quốc Daesan (Daesan Korea Gingseng Co., 
Ltd) của nhà đầu tư cá nhân Lê Xuân Bình (Huế); Dự án hợp tác đầu tư sản xuất, kinh 
doanh phụ tùng may móc, bán sản phẩm máy móc cơ khí tại Hàn Quốc của Công ty 
TNHH Cơ khí - đầu tư - thương mại Lê Minh; Dự án thành lập liên doanh nhằm cung 
cấp dịch vụ lưu trữ, phân phối, chế biến, hậu cần quốc tế và các dịch vụ hậu cần bổ 
sung một trung tâm hậu cần đường biển quốc tế (logistics) tại Pusan New Port, Hàn 
Quốc của công ty TNHH Công thành Phú Gia Ngoài các dự án của các doanh 
nghiệp, các nhà đầu tư cá nhân của Việt Nam, cá biệt có trường hợp doanh nghiệp FDI 
của Hàn Quốc tại Việt Nam là Công ty KCTC Việt Nam đã đầu tư ngược trở lại Hàn 
Quốc, liên doanh với công ty Wooyang HC để tiếp cận với các dịch vụ hậu cần, dịch 
vụ kho bãi, nhằm tận dụng các lợi thế về dịch vụ kho bãi của Hàn Quốc, phát triển hệ 
thống logistics từ kho đến kho theo tuyến Việt Nam – Hàn Quốc. 
 (iii) Tăng khả năng cạnh tranh cả về chất lượng và chi phí 
Trong phương diện này, có thể kể đến những doanh nghiệp đầu tư về lĩnh vực 
sản xuất phụ tùng ô tô, thiết bị máy móc như công ty cổ phần Trường HảiHàn 
Quốc có vị trí rất thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô, vì nằm giữa Nhật Bản của 
công nghệ cao, giá thành cao và Trung Quốc đang phát triển, chi phí thấp. Vì vậy, một 
trong những ưu điểm lớn của ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc là có sự cân bằng 
giữa chi phí và chất lượng. Việc tiếp cận với thị trường Hàn Quốc sẽ giúp các doanh 
nghiệp Việt Nam có thể nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời giảm chi phí khi tận 
dụng được nguồn công nghệ và nhân lực chất lượng cao tại thị trường Hàn Quốc. 
(iv) Tạo dựng uy tín thương hiệu trên thị trường nước ngoài 
Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu VN sau nhiều năm mở rộng thị trường xuất 
khẩu vẫn chưa tạo được thương hiệu cho riêng mình trên thị trường nước ngoài, thì 
một vài doanh nghiệp sau một vài năm hoạt động đầu tư, uy tín và thương hiệu đã 
được khẳng định. Trường hợp liên doanh thành công có thể kể đến công ty TNHH 
vàng bạc đá quý Huy Thành, chuyên chế tác các loại trang sức, nữ trang. Song song 
với các hoạt động sản xuất, xuất khẩu công ty này còn liên kết với một đối tác Hàn 
Quốc, phát triển thương hiệu Arriba ( với 49% vốn đầu tư 
nước ngoài của Huy Thành Jewelry và 51% vốn của đối tác Hàn Quốc. 
* Hạn chế 
Ngoài những kết quả bước đầu đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam, thực tế 
hoạt động đầu tư tại thị trường Hàn Quốc của các nhà đầu tư Việt còn gặp nhiều khó 
khăn và hạn chế như: 
(i) Quy mô vốn đầu tư nhỏ, chưa được sự tham gia đầu tư của nhiều doanh 
nghiệp lớn của Việt Nam 
Số vốn trung bình mỗi dự án đầu tư tại Hàn Quốc là 400.000 USD. Dự án có vốn 
đầu tư sang Hàn Quốc lớn nhất đến thời điểm hiện tại là của công ty Trường Hải với 
vốn đầu tư 4 triệu USD, còn lại đa số chưa đến 1 triệu USD, trong đó có nhiều dự án 
chỉ dưới 300 nghìn USD. Con số này còn khiêm tốn so với những án đầu tư tại Lào 
hay Campuchia với số vốn hàng chục triệu USD của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, 
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam hay Tập đoànViettel. Các dự án đầu tư của cá 
nhân cũng chiếm gần ½ số dự án đầu tư. Điều này cho thấy các doanh nghiệp của Việt 
Nam còn chưa mặn mà với thị trường Hàn Quốc. Việc này cũng dễ hiểu bởi thị trường 
Hàn Quốc thường bị chiếm lĩnh bởi các chaebol – các tập đoàn gia đình của Hàn 
Quốc, nên việc phát triển thị trường ngách đối với các nhà đầu tư Việt Nam là khó 
khăn nếu như các nhà đầu tư không có chiến lược rõ ràng và khả thi. 
(ii) Chưa nhiều dự án tiếp cận được công nghệ Hàn Quốc 
Hàn Quốc có được những thành tựu đáng nể về phát triển kinh tế và khoa học 
công nghệ một phần là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ 
Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Đây là một lợi thế của 
nước nhận đầu tư, tuy nhiên, các dự án đầu tư sang Hàn Quốc của Việt Nam hiện nay 
vẫn chưa có nhiều dự án với mục đích tiếp cận khoa học, công nghệ. Hầu hết các dự 
án chỉ tập trung trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, chỉ có một số ít dự án thực hiện 
sản xuất nhằm tận dụng công nghệ phát triển của Hàn Quốc. 
(iii) Chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Hàn Quốc 
Trong khi tại một số quốc gia được Việt Nam đầu tư đã được thành lập hiệp hội 
các nhà đầ tư như AVIL “Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào”, AVIM “Hiệp 
hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar” hay Hiệp hội các nhà doanh nghiêp Việt 
Nam tại Liên bang Nga thì ở Hàn Quốc, chưa có Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam 
mặc dù cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc khá đông đảo. 
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 
Các dự án đầu tư của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đã có nhiều khởi sắc, 
trong đó ngoài dự án đầu tư của các cá nhân thì đã có nhiều doanh nghiệp tham gia 
đầu tư vào thị trường Hàn Quốc với số vốn đầu tư lớn hơn và với thời gian đầu tư dài 
hơn. Tuy nhiên các dự án đầu tư của Việt Nam còn rất khiêm tốn so với số vốn đầu tư 
ngược chiều từ Hàn Quốc sang Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế về cả 
quy mô vốn, số dự án và tầm vóc của các nhà đầu tư Việt Nam xuất phát từ cả về phía 
Nhà nước và các nhà đầu tư. Các quy định về quản lý dự án đầu tư của Việt Nam ra 
nước ngoài mặc dù đã có nhiều đổi mới theo hướng khuyến khích đầu tư với việc ban 
hành Luật Đầu tư mới năm 2014 và Nghị định hướng dẫn năm 2015, trong đó chú 
trọng vào việc giảm thiểu các quy trình thủ tục chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, tăng 
cường quản lý sau giấy chứng nhận đầu tư. Hầu hết các dự án đầu tư sang Hàn Quốc 
chỉ cần đăng ký để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo Luật đầu tư 
2005 và 2014 do quy mô vốn thấp. Song, vướng mắc lớn nhất vẫn nằm ở khâu chuyển 
tiền ra nước ngoài do hạn chế trong Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Việc kiểm soát 
vốn ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 
Bên cạnh đó, các hỗ trợ và tư vấn cho nhà đầu tư Việt Nam tại Hàn Quốc hầu như khá 
ít, các nhà đầu tư Việt Nam tự vận động là chính. 
Ngoài nguyên nhân từ phía Nhà nước thì phần lớn do các nhà đầu tư Việt Nam. 
Việc đầu tư rời rạc, mạnh ai nấy làm, chỉ tận dụng các quan hệ cá nhân để đầu tư ra 
nước ngoài. Nguyên nhân khác là do các doanh nghiệp chưa thấy được sức hút từ phía 
thị trường Hàn Quốc, một phần là do thủ tục đầu tư, phần khác là việc đầu tư đòi hỏi 
vốn lớn, và một phần là do tình hình thị trường Hàn Quốc trong một số năm có biến 
động về chính trường khiến các nhà đầu tư nhỏ của Việt Nam lo ngại. Các nhà đầu tư 
Việt Nam dường như cũng đang lúng túng trong việc xác định lợi thế của mình khi 
đầu tư sang thị trường Hàn Quốc. Việc đầu tư sang Hàn Quốc chưa theo Hiệp hội 
hoăc theo nhóm, điều này gây bất lợi cho chính các nhà đầu tư khi có vướng mắc hoặc 
rủi ro xảy ra. 
3. Một số đề xuất đối với Nhà nước và nhà đầu tư Việt Nam 
Nhằm tăng cường hơn nữa đầu tư trực tiếp sang Hàn Quốc của các nhà đầu tư 
Việt Nam, các tác giả xin đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và đề xuất với 
các nhà đầu tư Việt Nam như sau: 
* Đối với Nhà nước: 
- Nghiên cứu và xem xét việc ký kết một Hiệp định riêng về đầu tư song phương 
giữa Việt Nam và Hàn Quốc, chứ không chỉ là một chương thỏa thuận về đầu tư, 
trong đó quy định các lợi ích song phương dành riêng cho các nhà đầu tư từ hai bên, 
tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư từ Việt Nam tiếp cận được với thị trường Hàn 
Quốc. 
- Tiếp tục cải cách và hoàn thiện các quy trình đầu tư ra nước ngoài, trong đó cởi 
mở hơn đối với quy chế kiểm soát và quản lý việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để 
tiến hành đầu tư. 
- Nghiên cứu thành lập Hiệp hội nhà đầu tư Việt Nam tại Hàn Quốc. Trước mắt, 
do số lượng và quy mô đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế, Nhà nước có 
thể thành lập Hiệp hội nhà đầu tư Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Á, trong đó, phạm 
vi bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. 
- Tăng cường hỗ trợ về pháp lý và ngoại giao cho các nhà đầu tư Việt Nam từ 
phía Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, một mặt để tạo ra các hỗ trợ và tư vấn cần 
thiết cho các nhà đầu tư, mặt khác để góp phần phối hợp với Bộ KH&ĐT Việt Nam 
giám sát và quản lý tình hình thực hiện vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam trên 
thị trường Hàn Quốc nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. 
* Đối với các nhà đầu tư Việt Nam: 
- Tận dụng cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc với hơn 100.000 người để 
nhận được sự hỗ trợ về pháp lý, về mạng lưới tiêu thụ, về các vấn đề văn hóa xã hội 
và văn hóa kinh doanh khác khi tiến hành đầu tư tại Hàn Quốc. 
- Thực hiện liên kết với các Ngân hàng và các công ty bảo hiểm để đầu tư sang 
Hàn Quốc nhằm tăng sức mạnh về vốn và phòng tránh các rủi ro từ hoạt động đầu tư 
ra nước ngoài. 
- Các nhà đầu tư nên thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp Hàn Quốc để 
học tập các kinh nghiệm về công nghệ, về quản lý của Hàn Quốc. Các mối quan hệ, 
cũng như phân khúc thị trường của các công ty Hàn Quốc cũng sẽ giúp cho các nhà 
đầu tư Việt Nam thâm nhập vào thị trường một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn. 
- Các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân cần chủ động nghiên cứu kỹ các cơ 
hội đầu tư sang Hàn Quốc và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tận 
dụng các ưu đãi trong Hiệp định VKFTA đã được ký kết để đẩy mạnh đầu tư và xuất 
khẩu hàng hóa sang thị trường này. 
4. Kết luận 
Môi trường đầu tư của Hàn Quốc trong nhiều năm gần đây đã có những biến đổi 
theo hướng tích cực hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, song đối với các nhà đầu 
tư Việt Nam việc tiếp cận thị trường Hàn Quốc vẫn còn nhiều khó khăn. Các dự án 
đầu tư trực tiếp của Việt Nam hầu hết là dự án nhỏ, số lượng dự án ít, chủ yếu tập 
trung vào các lĩnh vực dịch vụ, là các lĩnh vực đầu tư có quy định khá mở ở Hàn 
Quốc. Phần lớn nhà đầu tư Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc là các nhà đầu tư cá 
nhân hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Sự yếu kém trong nội lực của các nhà đầu tư 
Việt Nam, sự thiếu vắng mối liên kết giữa các nhà đầu tư Việt Nam, cũng như các hạn 
chế trong quy định về chuyển tiền ra nước ngoài của Việt Nam, sự độc quyền tập đoàn 
của các Chaebol Hàn Quốc, các biến động trên thị trường Hàn Quốc và quy định chặt 
chẽ về chính sách đầu tư là những nguyên nhân khiến cho hoạt động đầu tư của Việt 
Nam sang Hàn Quốc còn nhỏ và manh mún. Các giải pháp hỗ trợ đến từ Nhà nước 
cũng như sự chủ động về chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư Việt Nam sẽ góp 
phần thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang Hàn Quốc, giúp các nhà đầu tư Việt Nam tận 
dụng được các cơ hội mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc 
(VKFTA) mang lại. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bereau of economic and Business affairs, US. Department of State (2016), 2016 
Investment Climate Statements Report, link: 
https://www.state.gov/e/eb/rls/othr/ics/2016/eap/254289.htm 
2. Chính phủ nước CHXHXN Việt Nam (2015), Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định 
về đầu tư ra nước ngoài. 
3. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: website:  
4. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo về đầu tư của Việt 
Nam ra nước ngoài năm 2016. 
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư 2014. 
6. Tradingeconomics.com (2017), Korea Indicators. 
7. Website một số công ty đầu tư sang Hàn Quốc 
Công ty KTTC Việt Nam: www.kctcvn.com/ 
Công ty Cổ phần Thịnh vượng TVT: tvtcorp.com.vn/ 
Công ty CP Trường Hải: www.thacogroup.vn/ 
Công ty TNHH vàng bạc đá quý Huy Thành:  Giới thiệu về công ty, 
link:  

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_dau_tu_truc_tiep_cua_viet_nam_sang_han_quoc.pdf