Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) hay còn được gọi là “Cuộc cách mạng

công nghệ” bắt đầu từ đầu thế kỷ XXI và đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc trưng bởi sự hợp

nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học và đã có

những tác động to lớn đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn

cầu, khu vực và từng quốc gia. Đối với Việt Nam cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ

tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, cũng như

đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những vấn đề quan trọng là cần tăng cường

công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trước các tác động của cuộc cách mạng công

nghiệp này. Đây là chìa khóa để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 1

Trang 1

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 2

Trang 2

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 3

Trang 3

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 4

Trang 4

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 5

Trang 5

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 6

Trang 6

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 7

Trang 7

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8980
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
177 
TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 
Ở VIỆT NAM TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 
LẦN THỨ TƢ 
Trần Thu Thủy 
Đại học H Tĩnh 
Email: thuy.tranthu@gmail.com 
Tóm tắt 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) hay còn được gọi là “Cuộc cách mạng 
công nghệ” bắt đầu từ đầu thế kỷ XXI và đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc trưng bởi sự hợp 
nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học và đã có 
những tác động to lớn đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn 
cầu, khu vực và từng quốc gia. Đối với Việt Nam cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ 
tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, cũng như 
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những vấn đề quan trọng là cần tăng cường 
công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trước các tác động của cuộc cách mạng công 
nghiệp này. Đây là chìa khóa để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. 
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quản lý kinh 
tế; Quản trị kinh doanh; Việt Nam 
Đặt vấn đề 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra một sự thay đổi lớn trên phạm vi 
toàn cầu với việc cải thiện tính linh hoạt, tốc độ, năng suất, và chất lượng của quá trình sản 
xuất. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với 
nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ 
thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên 
trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, 
những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh 
vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ 
in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính 
toán lượng tử [7]. Đối với Việt Nam, đây là xu thế công nghệ tất yếu phải hướng đến để theo 
kịp các nước phát triển trên thế giới. Song Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức 
không nhỏ ở tầm quản lý vĩ mô và vi mô thể hiện ở khía cạnh các chỉ số và công nghệ cũng 
như nguồn nhân lực công nghệ chưa sẵn sàng cho một nền kinh tế số. Bởi vậy, tăng cường 
công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trước tác động của cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư là một trong những vấn đề cấp thiết để ứng phó với sự thay đổi đang diễn ra 
nhanh chóng. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp nghiên cứu đặc điểm 
của cuộc cách mạng lần thứ tư và những tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới và cụ thế 
đối với Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cho công tác quản lý kinh tế và quản 
trị kinh doanh trước các tác động đó. 
1. Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ v tác động của nó đến thế giới 
đƣơng đại 
1.1. Lịch sử những cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới 
Trải qua chiều dài lịch sử, nhiều cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) trên thế giới 
đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong sản xuất, tiêu dùng và kết cấu xã hội. CMCN lần 1 diễn 
ra tại Vương quốc Anh vào cuối thế kỷ XVIII, khi phát minh ra động cơ hơi nước và ứng 
dụng vào việc cơ giới hóa các ngành sản xuất. CMCN lần 2 bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX ở 
khu vực châu Âu và Bắc Mỹ khi năng lượng điện được sử dụng để sản xuất hàng loạt với quy 
mô lớn. CMCN lần 3 bắt đầu từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu 
cùng với sự phát triển của máy tính, máy bay siêu âm, khám phá vũ trụ, công nghệ hạt nhân, 
công nghệ sinh học và các thành tựu về di truyền, gien, công nghệ thông tin người ta gọi là 
nền văn minh hậu công nghiệp với đặc trưng nền kinh tế tri thức. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 178 
Trong khi cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đang lan tỏa cho các nước mà nó chưa đi 
qua thì Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nổi lên trong những năm gần đây ở 
các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. 
Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" bắt nguồn từ một dự án trong Chiến lược công nghệ cao 
của Chính phủ Đức, trong đó khuyến khích việc tin học hóa sản xuất và được sử dụng lần đầu 
tiên vào năm 2011 tại Hội chợ Công nghệ Hannover ở Cộng hòa liên bang Đức. Đến năm 
2012, thuật ngữ này được sử dụng cho giới nghiên cứu và các hiệp hội công nghiệp hàng đầu 
của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các ngành chế tạo thông qua "điện 
toán hóa". Ở một số nước khác, nó được gọi là “công nghiệp IP”, “sản xuất thông minh” hay 
“sản xuất số”. Dù tên gọi có khác biệt nhưng ý tưởng là một - sản xuất tương lai mang thế 
giới ảo (mạng) và thực (máy móc) xích lại gần nhau. 
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là Cuộc cách mạng công nghệ), đặc 
trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực nghiên cứu đơn ngành truyền 
thống, như vật lý, kỹ thuật s ... h mạng công nghiệp 
lần thứ tư nói riêng và tiến bộ công nghệ nói chung mà còn có tác động ngược lại đối với quá 
trình này. Ở Việt Nam, giáo dục đào tạo luôn được xác định vị trí quan trọng trong các chính 
sách của Nhà nước và trong đầu tư của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam còn có nhiều bất cập so 
với yêu cầu. Trong một thế giới hiện đại do công nghệ dẫn dắt, chính phủ của nhiều nước trên 
thế giới đã có chính sách ưu tiên rõ rệt cho các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán 
(Science, Technology, Engineering and Mathematics, viết tắt là STEM) trong khi Việt Nam 
chưa có những định hướng rõ nét, dẫn đến tình trạng những sinh viên giỏi nhất thường theo 
học các ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng nhiều hơn so với các ngành công 
nghệ và kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các 
trường đại học và các doanh nghiệp hiện nay còn yếu. Các công việc đơn giản mà sinh viên 
mới ra trường trước đây làm trong những năm đầu sự nghiệp đã bị tự động hóa nên sinh viên 
mới ra trường phải làm những việc phức tạp hơn. Nếu trong quá trình đào tạo sinh viên không 
được thực tập đầy đủ những công việc đó thì kết quả là kể cả trong các ngành tăng trưởng 
nhanh, sinh viên khi ra trường vẫn thiếu nhiều kỹ năng mà doanh nghiệp cần. 
Y tế sẽ được hưởng lợi nhiều nhờ những đột phá về công nghệ trong cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư. Gần đây, những đột phá trong công nghệ nano giúp tạo ra Internet kết 
nối vạn vật siêu nhỏ có thể dùng các hạt cảm ứng rất nhỏ với kích cỡ nano để thu thập thông 
tin liên tục trong cơ thể con người. Điều quan trọng là Việt Nam cần nắm bắt các cơ hội do 
cách mạng công nghệ mang lại một cách nhanh nhất để cải thiện chất lượng và mở rộng dịch 
vụ y tế đến mọi người dân. Tính phổ cập của dịch vụ y tế có thể gia tăng nếu chất lượng dịch 
vụ nâng lên và chi phí dịch vụ ở mức hợp lý, phù hợp với mức sống của người dân. Trên thực 
tế, một số bệnh viện đã bắt đầu ứng dụng người máy trong các ca phẫu thuật.Xu hướng này sẽ 
tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, giúp cải thiện lĩnh vực chăm sóc sức khỏe 
phục vụ người dân. 
Dịch vụ vận tải, lưu trú đã xuất hiện các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng 
công nghệ - kinh tế chia sẻ - đã trở nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Uber, Grab taxi 
đang giúp khách hàng tiếp cận được với dịch vụ đa dạng hơn, giá cả hợp lý hơn. Những loại 
hình dịch vụ này đặc biệt có ích đối với khách du lịch nước ngoài do giúp khắc phụ đáng kể 
hàng rào ngôn ngữ. Tuy nhiên những dịch vụ truyền thống sẽ bị ảnh hưởng thu nhập đáng kể 
do bị tăng cạnh tranh khi các dịch vụ này trở nên phổ biến. 
Ngành nông nghiệp 
Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang tạo ra những công nghệ mới trong nông nghiệp, đem 
lại cho người nông dân nhiểu lợi ích từ việc áp dụng các quá trình tự động hóa để nâng cao 
năng suất và thu nhập. Công nghệ cảm biến giúp chuẩn đoán và theo dõi mùa màng theo thời 
gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp; Công nghệ thực phẩm mang lại những 
thành tựu về gene cũng như khả năng tạo ra thịt từ phòng thí nghiệm; Công nghệ tự động 
được thực hiện bởi các robot kích thước lớn hoặc robot siêu nhỏ để giám sát quá trình gieo 
trồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng ứng dụng, hấp thụ các công nghệ vào phát triển 
nông nghiệp của Việt Nam còn thấp do hạn chế về trình độ và năng lực nội tại của ngành nhất 
là yếu tố con người. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 182 
3. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh 
trƣớc tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ 
Đối với công tác quản lý kinh tế 
Để tăng cường công tác quản lý kinh tế trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 
đang diễn ra với tốc nhanh và tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên 
giác độ quản lý vĩ mô nền kinh tế một mặc Nhà nước cần tiếp tục giải quyết những vấn đề tồn 
tại liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường trong giai đoạn phát triển nóng trước đây, mặt 
khác cần có các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Những 
giải pháp tập trung vào các hướng sau đây: 
Thứ nhất, trước hết cần nhà nước cần có các biện pháp để nâng cao nhận thức của lãnh 
đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc Cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư thông qua việc phát huy mạnh mẽ các phương tiện tuyền thông. Bởi có 
rất nhiều địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và 
thách thức của cuộc cách mạng này. Chính phủ cần có các quy định để các ngành, địa 
phương, xã hội xây dựng lộ trình, các biện pháp, kế hoạch cụ thể tiếp cận với Cuộc cách mạng 
4.0. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải rà soát lại chiến lược, chương trình hành 
động, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với 
các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể: xây dựng chiến lược chuyển đổi 
số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông 
minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh 
Thứ hai, Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư kết cầu hạ tầng lớn, như hạ tầng internet, 
thông tin, truyền thông đặc biệt thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tạo đột phá 
về ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin – truyền thông. Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng 
kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, 
bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Bởi lẽ cuộc cách mạng 4.0 với đặc 
điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. 
Thứ ba, cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, 
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể hấp thụ nhanh và tiếp cận được các công nghệ mới. Để 
làm được điều đó đòi hỏi Nhà nước chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước các cấp xây dựng 
Chính phủ điện tử hiệu quả, rà soát, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa và hiện 
đại hóa nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù 
hợp, Cùng với đó, đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, sử dụng các mô hình “vườn ươm doanh 
nghiệp” hiệu quả, thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận khoa học công nghệ mới, sáng tạo trong sản 
xuất kinh doanh. Cần có các chính sách và biện pháp khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp khởi 
nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công 
nghệ để gắn với các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, đồng thời thân thiện với môi trường. Hơn 
nữa, cơ chế tài chính phải rõ ràng để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công 
nghệ của các doanh nghiệp mà từ trước đến nay dường như vẫn chưa thể phát huy hết hiệu quả. 
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ thì đầu tư cho khoa học công nghệ chưa thỏa đáng, 
hiện đầu tư mới đạt khoảng 1% GDP (bao gồm cả đầu tư từ ngân sách nhà nước và đầu tư toàn xã 
hội, doanh nghiệp), trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc là 2,2% Hàn Quốc 4,5% [11]. 
Thứ tư, thực hiện cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng ưu tiên hỗ 
trợ cho các ngành khoa học và công nghệ bằng các thể chế và chính sách hiệu quả; Có cơ chế, 
chính sách khuyến khích sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục đào tạo. 
Nguồn nhân lực là một thách thức không nhỏ trước tác động của cuộc cách mạng 4.0. Lợi thế 
về lao động giá rẻ, lao động phổ thông trước đây sẽ không còn nữa thậm chí còn trở thành bất 
lợi. Nguồn nhân lực được đào tạo phải có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất 
mới do đó nhà nước phải thay đổi các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
183 
nghề theo hướng tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, 
ngoại ngữ, tin học trong chương trình phổ thông. Còn đối với các cơ sở đào tạo nghề cần thực 
hiện tốt cơ chế tự chủ, đối với các ngành nghề đặc thù cần có các quy định cụ thể. 
Đối với công tác quản trị kinh doanh 
Trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các doanh nghiệp cần nhận thức một 
cách đầy đủ để có các giải pháp phù hợp hiệu quả. 
Thứ nhất, xây dựng chiến lược thích ứng, nhận thức về doanh nghiệp trong thời đại số 
mới. Bản thân các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0. 
Song điều này đối với các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được, hầu hết các doanh nghiệp 
Việt còn bị động với các xu thế mới đang diễn ra, họ chưa hiểu bản chất của cách mạng công 
nghiệp 4.0, không thấy sự liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình , 
không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng. Việt Nam không có những 
tập đoàn, công ty hàng đâù thế giới nên các doanh nghiệp có năng suất thấp, áp dụng KHCN rất 
hạn chế. Vì vậy trước hết các doanh nghiệp cần nhận thức và xây dựng được chiến lược thích 
ứng với sự biến chuyển to lớn đang diễn ra. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải có 
chiến lược từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, có chiến lược quy trình 
hóa, số hóa được các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp, tạo ra môi 
trường kết nối, an ninh, an toàn từ đó mới áp dụng được các ứng dụng thông minh, tiện ích hơn. 
Thêm vào đó, cần có chiến lược lựa chọn đầu tư và ứng dụng công nghệ thích hợp với thế mạnh 
và chiến lược phát triển của doanh nghiệp trước làn song ro bot hóa trong tương lai. 
Thứ hai, ứng dụng công nghệ trong tất cả hoạt động đặc biệt trong bán hàng và xây 
dựng chiến lược marketing. Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cũng cần nhận 
thức rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với sự biến đổi nhanh chóng về 
công nghệ đã tác động không nhỏ đến khách hàng và hành vi mua hàng của họ. Vấn đề thay 
đổi thói quen tiêu dùng thường gắn liền với những tiến bộ trong công nghệ. Có thể thấy trong 
thời gian qua bán hàng xã hội đã thu hút được sự chú ý của các chuyên gia bán hàng. Mạng 
truyền thông xã hội phát triển với một tốc độ rất nhanh, với số người dự kiến sử dụng mạng 
truyền thông xã hội đến năm 2018 sẽ là 2,55 tỷ người trên toàn cầu [12]. Rõ ràng, không gian 
kỹ thuật số đã và đang tác động rất lớn đến người dùng. Do vậy, các doanh nghiệp phải bắt 
kịp với những thay đổi đó. Các DN cũng cần thay đổi chiến lược bán hàng và marketing theo 
hướng: tiếp thị kỹ thuật số, đòi hỏi các nhà tiếp thị được đào tạo bài bản, tiếp thu được các kỹ 
năng kỹ thuật số mới; Truyền thông marketing chú trọng đến marketing xã hội và video 
marketing trong xu thế hiện nay; Ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cách mạng 4.0 để cải 
thiện vị trí trong chuỗi giá trị, linh động điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng, giản tiện quy 
trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, tăng khả năng cạnh tranh. 
Thứ ba, các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc 
cách mạng công nghiệp. Một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ 4.0 vẫn chính là lao động trình độ thấp. Do vậy, dưới góc độ quản trị kinh 
doanh, các doanh nghiệp cũng cần cùng phối hợp, chia sẻ thông tin, đặt hàng , có trách nhiệm với 
nhà trường, các cơ sở đào tạo, các ngành liên quan trong việc đào tạo ra đội ngũ lao động có chất 
lượng, trình độ cao và am hiểu về khoa học công nghệ, sẵn sàng tiếp nhận được những tiến bộ của 
khoa học vào hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, cần có chiến lược, kế 
hoạch đào tạo lại đội ngũ lao động bắt nhịp với các thay đổi của kỹ thuật công nghệ mới. 
Kết luận 
Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong công tác quản 
lý kinh tế và quản trị kinh doanh cần thiết có những thay đổi nhất định hướng đến sự tích hợp sáng 
tạo, phù hợp thời kỳ công nghệ số. Sự thay đổi đó sẽ giúp nền kinh tế Việt nam khai thác được các 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 184 
cơ hội của cuộc cách mạng trong khi vẫn phát huy cao nhất tiềm năng của đất nước để thúc đẩy sự 
phát triển quốc gia một cách nhanh chóng và rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển trong 
khu vực và trên thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. TS. Chu Ngọc Anh (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội và thách thức đối 
với mục tiêu tăng trưởng bền vững của Việt Nam (Tạp chí Cộng sản, ngày 27/01/2017). 
2. Alice Vu.(2015). Làn sóng cắt giảm nhân sự tại các ngân hàng châu Âu năm 
2016.
2016/. 
3. Chang, J. H., Rynhart, G., & Huynh, P. (2016).ASEAN in Transformation: How technology 
is changing jobs and enterprises (No. 994909343402676). International Labour 
Organization. 
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2016). Báo cáo đánh giá tác động của cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư và một số định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng Việt 
Nam.Kỷ yếu hội thảo OECD 2016. 
5. GS,TS. Trần Đại Quang (2016), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: thời cơ phát triển 
và các thách thức phi truyền thống, Bài phát biểu của Chủ tịch nước tại Lễ Khai khóa Đại 
học Quốc gia TP.HCM, ngày 3/10/2016. 
6. Schwab, K. (2016), The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to 
respond.https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-
it-means-and-how-to-respond/. 
7. Schwab, K. (2017). The Fourth Industrial Revolution.Penguin UK. 
8. Sogeti VINT (Vision-Inspiration-Navigation-Trends). (2016). “The Fourth Industrial 
Revolution Things to Tighten the Link Between IT and 
OT”.
the-fourth-industrial-revolution. 
9.Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4, Thông tin chuyên đề, số 08-TTCĐ/VPTW, ngày 10 tháng 8 năm 2016. 
10.Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một 
số đặc điểm, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 
11.  
12. https://www.forbes.com 
STRENGTHENING ECONOMIC ADMINISTRATION AND BUSINESS 
MANAGEMENT IN VIETNAM AMID THE IMPACTS OF THE FOURTH 
INDUSTRIAL REVOLUTION 
The Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), also known as “Technological Revolution”, 
started in early 21
st
 century and is taking place strongly. The Industry, characterized by the 
integration and removal of frontiers in technology, physics, digital technique and biology, is 
exerting significant impacts on social, economic and environmental aspects at all levels – 
international, regional and national. For Vietnam, Industry 4.0 will create many opportunities and 
challenges to the country‟s socio-economic development as well as businesses. One of the important 
issues that need doing is strengthening economic administration and business management amid the 
impacts of the Industry. This is the key to socio-economic development in the present context. 
 Key words: Industrial Revolution, Industry 4.0, Economic Administration, Business 
Management, Vietnam 

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_cong_tac_quan_ly_kinh_te_va_quan_tri_kinh_doanh_o.pdf