Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam

đã tăng mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Nhất là

sau khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt hiệp

định thương mại tự do (FTA), trở thành nền kinh tế

có độ mở lớn (đạt hơn 200% GDP năm 2018). Sau hơn

30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh

doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của

các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Nguồn vốn FDI

vào Việt Nam đã tăng mạnh, số vốn đăng ký và số

vốn thực hiện đều có sự cải thiện so cùng kỳ các năm

(Hình 1). Số liệu thu hút đầu tư FDI trong quý I/2019

là minh chứng cụ thể. Theo đó, tổng vốn đăng ký 3

tháng đầu năm 2019 đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với

cùng kỳ quý I/2018. Trong đó, 785 dự án đăng ký mới

đạt tổng vốn 3,8 tỷ USD (tăng 80%); vốn góp, mua cổ

phần đạt gần 5,7 tỷ USD (tăng hơn 200%); Giải ngân

vốn FDI đạt 4,12 tỷ USD (tăng 6,2%) so với cùng kỳ

năm 2018.

Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trang 1

Trang 1

Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trang 2

Trang 2

Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trang 3

Trang 3

Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trang 4

Trang 4

Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 9260
Bạn đang xem tài liệu "Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
6XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI VÀO VIỆT NAM
các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Nguồn vốn FDI 
vào Việt Nam đã tăng mạnh, số vốn đăng ký và số 
vốn thực hiện đều có sự cải thiện so cùng kỳ các năm 
(Hình 1). Số liệu thu hút đầu tư FDI trong quý I/2019 
là minh chứng cụ thể. Theo đó, tổng vốn đăng ký 3 
tháng đầu năm 2019 đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với 
cùng kỳ quý I/2018. Trong đó, 785 dự án đăng ký mới 
đạt tổng vốn 3,8 tỷ USD (tăng 80%); vốn góp, mua cổ 
phần đạt gần 5,7 tỷ USD (tăng hơn 200%); Giải ngân 
vốn FDI đạt 4,12 tỷ USD (tăng 6,2%) so với cùng kỳ 
năm 2018.
 Lũy kế đến cuối quý I/2019, cả nước có 28.125 dự 
án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 346,5 tỷ 
USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 
195,6 tỷ USD, bằng 56,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu 
lực. Đánh giá theo ngành hoạt động, NĐT nước ngoài 
đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành 
kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế 
biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 201,2 tỷ 
USD (chiếm 58% tổng vốn đầu tư). Tiếp đến là các lĩnh 
vực kinh doanh bất động sản (BĐS) với 58,2 tỷ USD 
(chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối 
điện, khí nước với 23 tỷ USD (chiếm 6,6% tổng vốn 
đầu tư); Với vị trí và tầm quan trọng đó, có thể điểm 
lại tình hình thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam theo 
những trọng tâm cụ thể sau:
Theo đối tác đầu tư
Thống kê theo nhóm nước đầu tư giai đoạn 1988 - 
2017 cho thấy, đầu tư từ nhóm các nước ASEAN đứng 
đầu với 22% tổng nguồn vốn; Hàn Quốc đứng thứ hai 
với 16,6% tổng nguồn vốn; Nhật Bản giữ vị trí thứ ba 
với 13,7% tổng nguồn vốn; Đài Loan giữ vị trí thứ tư 
Tình hình thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 
đã tăng mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức 
Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Nhất là 
sau khi Việt Nam ký kết và tham gia hàng loạt hiệp 
định thương mại tự do (FTA), trở thành nền kinh tế 
có độ mở lớn (đạt hơn 200% GDP năm 2018). Sau hơn 
30 năm mở cửa, hội nhập và cải cách môi trường kinh 
doanh, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của 
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU VỰC FDI 
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
PHẠM THIÊN HOÀNG
Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với 
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Theo thống kê, khối doanh nghiệp FDI hiện đóng góp khoảng 
23,5% tổng đầu tư toàn xã hội (gần 20% GDP), chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu...Bên cạnh 
những kết quả đóng góp ghi nhận và Nhà nước đã có những hỗ trợ tích cực trên nhiều phương 
diện, song hoạt động đầu tư FDI vào Việt Nam thời gian qua còn tồn tại khá nhiều thách thức. 
Phân tích thực trạng thu hút FDI cũng như những đóng góp của thành phần kinh tế này trong thời 
gian qua, bài viết gợi ý một số vấn đề về chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp FDI tiếp tục 
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Từ khóa: GDP, FDI, xuất khẩu, đầu tư, doanh nghiệp, kinh tế - xã hội
THE ROLE OF FDI SECTOR TOWARD SOCIO- ECONOMIC 
DEVELOPMENT IN VIETNAM
Pham Thien Hoang
The FDI sector has proven its importance toward 
social and economic development in Vietnam. 
According to statistics, the FDI businesses 
contribute approx. 23.5% of total social 
investment capital and account for more than 
70% of export and import value In spite of 
receiving many supports, the recent FDI activities 
in Vietnam have still shown inadequacies. The 
paper analyzes the practical performance of FDI 
activities and then make recommendations to 
furthermore promote this sector in Vietnam.
Keywords: GDP, FDI, export, investment, enterprise, socio-economic
Ngày nhận bài: 15/4/2019 
Ngày hoàn thiện biên tập: 6/5/2019
Ngày duyệt đăng: 10/5/2019 
TÀI CHÍNH - Tháng 5/2019
7
với 9% tổng nguồn vốn. Liên minh châu Âu (EU) và 
Mỹ mặc dù là các thị trường xuất khẩu chủ lực, đem 
lại thặng dư xuất khẩu lớn cho Việt Nam song vốn 
FDI từ các thị trường này vào Việt Nam còn hạn chế, 
chỉ chiếm 8,2% với EU và 5,2% từ các NĐT Mỹ. 
NĐT nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam 
trong hơn 30 năm qua chủ yếu tập trung ở 15 quốc gia 
và vùng lãnh thổ. Các NĐT chính này chiếm tới 89,4% 
vốn đăng ký và 86,2% tổng số dự án. Quy mô đầu tư 
của các dự án phần lớn là trên mức trung bình. Trong 
nhóm này, dự án của các NĐT Trung Quốc có quy mô 
nhỏ nhất, khoảng 6,2 triệu USD/dự án, bằng 44% quy 
mô dự án trung bình. Hàn Quốc tuy đứng đầu về tổng 
vốn đăng ký nhưng quy mô dự án bình quân, đạt 9,1 
triệu USD/dự án. Đáng lưu ý trong nhóm 15 quốc gia 
và vùng lãnh thổ được coi là “chủ lực” thì có đến 3 
địa điểm được coi là thiên đường thuế gồm: Quần đảo 
Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman và Hà Lan, với 
nhiều dự án quy mô lớn. Vốn đăng ký từ nhóm “bộ 
tam” này mặc dù chỉ chiếm 4,4% tổng số dự án nhưng 
tổng vốn đăng ký lại chiếm tới 10,3%. Quy mô dự án 
trong nhóm này là 32,4 triệu USD/dự án, cao hơn gấp 
đôi quy mô dự án bình qu ...  chiếm tới 16,8 % tổng vốn đăng ký; vốn đầu tư 
bình quân lên tới 74,4 triệu USD/dự án, gấp hơn 5 lần 
quy mô vốn bình quân mỗi dự án trong ngành công 
nghiệp chế biến, chế tạo.
Ngược lại, với 5 nhóm ngành hàng đầu, sức hút 
đầu tư FDI của các ngành khác còn nhiều hạn chế, 
điển hình nhất là Nông nghiệp. Mặc dù, dân số Việt 
Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (khoảng 
HÌNH 1: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM
 (*) Bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của NĐT nước ngoài
Nguồn: Tổng cục Thống kê
HÌNH 2: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ THEO KHU VỰC KINH TẾ (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
HÌNH 3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VỐN ĐẦU TƯ (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
8XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI VÀO VIỆT NAM
67%), lao động làm việc trong khu vực này chiếm 
khoảng 46% lao động toàn xã hội và nông nghiệp 
đóng góp khoảng 17% GDP Việt Nam (Tổng cục 
Thống kê, 2016)... nhưng nguồn vốn FDI đầu tư vào 
lĩnh vực này chỉ chiếm 1,7% tổng số dự án và 1% tổng 
số vốn FDI vào Việt Nam. Có thể khẳng định với mức 
đầu tư thấp, nguồn vốn FDI không đóng vai trò đối 
với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. 
Phân tích về quy mô dự án theo ngành cũng cho 
thấy sự khác nhau đáng kể giữa các ngành. Dự án có 
quy mô vốn bình quân lớn nhất là lĩnh vực sản xuất, 
phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 192,4 triệu USD/
dự án. Quy mô dự án lớn thứ 2 là lĩnh vực BĐS với 74,4 
triệu USD/dự án; tiếp đó là lĩnh vực khai khoáng với 
45,3 triệu USD/dự án. Lĩnh vực chế biến, chế tạo có quy 
mô khoảng 14,9 triệu USD/dự án, nhỉnh hơn một chút 
so với bình quân một dự án FDI chung (12,3 triệu USD/
dự án). Các lĩnh vực chuyên môn, khoa học công nghệ 
mặc dù được NĐT nước ngoài quan tâm hơn lĩnh vực 
nông nghiệp song số vốn đăng ký cũng chỉ chiếm 0,9% 
tổng vốn đăng ký, tương đương với quy mô trung bình 
chỉ đạt 1,1 triệu USD/dự án.
Lượng vốn ít, quy mô dự án nhỏ ở nhiều lĩnh vực 
cho thấy thực tế rằng, Việt Nam chưa thu hút được vốn 
FDI vào phát triển các ngành công nghiệp lớn, chưa 
phát huy được tiềm năng, lợi thế ở các lĩnh vực năng 
lượng, sản xuất ô tô có trọng tải nặng, thiết bị nâng đỡ 
phục vụ cảng biển, thiết bị quang học, vật liệu mới, chế 
biến nông lâm, thủy sản Một điều dễ nhận thấy, là 
FDI vào Việt Nam chủ yếu là những ngành sử dụng 
nhiều lao động giản đơn như: may mặc, giày dép. Các 
doanh nghiệp (DN) FDI chủ yếu tập trung vào hoạt 
động gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập 
từ nước ngoài nên giá trị gia tăng còn thấp. Phát triển 
kết cấu hạ tầng và nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam ưu 
tiên, có nhu cầu và tiềm năng lớn nhưng kết quả thu hút 
FDI còn chưa tương xứng. Một số dự án chưa tuân thủ 
nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, 
hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án FDI chưa cao...
Tác động của khu vực FDI 
đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Sự hiện diện của các DN FDI trong ba thập kỷ qua 
đã góp phần “thay da đổi thịt” nền kinh tế Việt Nam. 
Những tác động trực tiếp có thể điểm tới gồm: 
- Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: 
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư những năm gần đây tiếp 
tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực 
tư nhân - dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư 
từ khu vực nhà nước (Hình 2). Theo đó, khu vực nhà 
nước giảm mạnh tỷ trọng đầu tư tới 6,6 điểm phần 
trăm, từ 39,9% năm 2014 xuống còn 33,3% năm 2018. 
Tuy nhiên, tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng đầu 
tư cơ bản giữ ổn định ở mức trung bình 23,5% trong 
cả giai đoạn 2015 - 2018 (Hình 3) và khẳng định vai trò 
quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 
Việt Nam.
- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách 
nhà nước (NSNN): Nguồn vốn FDI đóng vai trò như 
là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh 
tế của Việt Nam. Mức đóng góp của khu vực FDI 
trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm 1995 lên 
16,9% năm 2008 và 19,6% năm 2017 (Hình 4). Tỷ 
trọng thu NSNN từ khu vực FDI cũng gia tăng đáng 
kể, từ 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994-2000 lên 23,7 
tỷ USD trong giai đoạn 2011-2015, chiếm gần 14% 
tổng thu NSNN. Riêng năm 2017, khu vực FDI đã 
đóng góp vào NSNN hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% 
tổng thu NSNN. 
- Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: Thành tích xuất khẩu 
ấn tượng của Việt Nam nhiều năm qua ghi dấu ấn 
đậm nét của các DN FDI. Tỷ trọng đóng góp vào xuất 
khẩu của khối này đã tăng mạnh từ dưới 50% tổng 
kim ngạch trước năm 2003 lên trên 60% và 2012 và tiếp 
tục tăng vượt 70% từ 2015 trở lại đây (Hình 5).
Tác động lan tỏa xuất khẩu từ DN FDI đến khối 
DN nội địa được phân tích sâu trong nghiên cứu của 
Nguyễn Bích Ngọc (2017) đối với ngành công nghiệp 
chế biến, chế tạo. Nghiên cứu cho thấy, các dự án FDI 
HÌNH 4: TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC FDI VÀO GDP 
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Nguồn: Tổng cục Thống kê
HÌNH 5: TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC FDI 
VÀO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
Nguồn: Tổng cục Thống kê
TÀI CHÍNH - Tháng 5/2019
9
quy mô lớn đã tạo ra cú hích tác động mạnh mẽ tới kết 
quả xuất khẩu của các ngành này ở Việt Nam. Sự hiện 
diện của các DN FDI trong ngành công nghiệp chế 
biến, chế tạo đã tạo sức ép, buộc các DN trong nước 
đổi mới công nghệ, cải thiện sản xuất, gia tăng tìm 
hiểu thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết thương 
mại. Lợi thế áp đảo về vốn và công nghệ của các tập 
đoàn đa quốc gia đã tạo ra những áp lực không nhỏ 
tới thị phần xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh 
của các DN nội địa. Thêm nữa, từ góc nhìn vĩ mô, vị 
thế của DN FDI áp đảo trong xuất khẩu của Việt Nam. 
Tuy nhiên, thực trạng này cũng tạo ra tính bất ổn đối 
với việc xuất khẩu, bởi do sản xuất và xuất khẩu của 
khối FDI phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng khu 
vực và toàn cầu. 
- Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động: Trên 
phương diện lý thuyết, dòng vốn FDI có quan hệ 
qua lại với năng suất lao động (NSLĐ) của nước tiếp 
nhận, tuy nhiên cũng cần lưu ý là nó sẽ có tác động 
tích cực khi khu vực DN nội địa đủ năng lực học 
hỏi công nghệ mới, hoặc đủ năng lực cung cấp đầu 
vào cho khối DN FDI. Theo chiều ngược lại, NSLĐ 
cũng là nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI. Theo báo 
cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực FDI đang 
tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và 
khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Phân tích từ báo 
cáo của Tổng cục Thống kê (2016) cho thấy, theo thời 
gian khoảng cách NSLĐ giữa các thành phần kinh 
tế mặc dù dần được thu hẹp nhưng nhìn chung thì 
NSLĐ khu vực FDI cao hơn khoảng 1,4 lần so với 
khu vực kinh tế nhà nước và cao gấp 7 đến 8 lần so 
với khu vực dân doanh (Hình 6).
Nghiên cứu của Lê Văn Hùng (2017) đo lường và 
phân tách đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng 
NSLĐ trong giai đoạn 2006 - 2016 cho thấy, khu vực 
FDI đóng vai trò quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng 
NSLĐ của Việt Nam. Tuy nhiên, đóng góp của khu 
vực FDI vào tăng trưởng NSLĐ được tạo bởi tác động 
dịch chuyển lao động từ khu vực NSLĐ thấp (chủ 
yếu từ khu vực nông nghiệp) sang khu vực FDI với 
NSLĐ cao hơn (chiếm 64%). Theo đó, tăng trưởng 
NSLĐ thực sự từ khu vực FDI chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất 
nhiều (36%). Thêm nữa, do mức độ liên kết giữa khu 
vực FDI và khu vực nội địa hầu hết đều thấp ở mọi 
ngành, đặc biệt nhóm ngành công nghệ và kỹ năng 
cao. Thực trạng này hàm ý khả năng tác động gián 
tiếp vào NSLĐ của khu vực FDI thông qua công nghệ 
và kỹ năng lao động hiện nay còn thấp. 
- Tạo tác động lan tỏa công nghệ: Nguồn vốn FDI đã 
tạo ra tác động lan tỏa công nghệ, góp phần nâng cao 
trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ 
(CGCN) và chuyển giao kỹ năng quản lý cho người 
Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ 
đối với các DN trong nước. Các kết quả nghiên cứu 
thực nghiệm (Carol và cộng sự, 2015; Nguyễn Thị Tuệ 
Anh và cộng sự, 2015; Trịnh Minh Tâm, 2016; Phạm 
Thế Anh, 2018) cho thấy, sự hiện diện của các DN 
FDI có tác động lan tỏa tích cực đến thúc đẩy đổi mới, 
CGCN đã giúp cải thiện năng suất của DN trong nước. 
Nhìn chung, Việt Nam đã nhận được tác động tích cực 
từ FDI, song mức độ tác động tích cực còn thấp, chủ 
yếu do khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết 
sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của DN trong 
nước còn yếu. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản hạn 
chế tác động lan tỏa từ FDI. Thực tế cho thấy, các dự 
án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ 
nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. 
FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với DN Việt 
để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được 
công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, hoạt động 
CGCN và kinh nghiệm quản lý chưa đạt như kỳ vọng. 
Một số hàm ý về chính sách
Vai trò và đóng góp của nguồn vốn cũng như hoạt 
động của các DN FDI tại Việt Nam được giới nghiên 
cứu, hoạch định chính sách, các nhà quản lý nhìn nhận 
tích cực thông qua nhiều kênh, gắn liền và có tác động 
qua lại, thúc đẩy quá trình đổi mới, mở cửa nền kinh tế 
của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thu hút FDI cũng 
như hoạt động của các DN này tại Việt Nam đang đặt 
ra khá nhiều thách thức. Cụ thể: 
Thứ nhất, thách thức duy trì độ hấp dẫn thu hút 
NĐT gắn với phát triển hài hòa và bảo vệ môi trường. 
Sự hiện diện của các DN FDI đã góp phần quan trọng 
giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong 
mấy thập kỷ qua, tuy nhiên đi liền với đó cũng làm 
gia tăng áp lực đối với môi trường. Những tác động 
tiêu cực tiêu biểu bao gồm suy thoái nguồn nước, suy 
thoái và xói mòn đất, gia tăng phát thải khí nhà kính 
và ô nhiễm không khí, đồng thời gây áp lực lên đa 
dạng sinh học.
HÌNH 6: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 
(GIÁ SO SÁNH 2010)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
10
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI VÀO VIỆT NAM
Thứ hai, thách thức đến từ diễn biến của cuộc Cách 
mạng công nghiệp 4.0. Tốc độ phát triển như vũ bão 
của các thành tựu công nghệ và các ứng dụng thông 
minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 
đang làm mờ và suy yếu nhanh chóng độ hấp dẫn 
từ các các yếu tố được coi là “lợi thế” của Việt Nam 
với NĐT nước ngoài như “lực lượng lao động giá rẻ” 
và “các ưu đãi hiện vật”. Thêm nữa, Việt Nam cần 
tính đến khả năng dịch chuyển đầu tư trở lại cố quốc 
được hỗ trợ, bởi quá trình chuyển đổi số hóa, chuyên 
biệt hóa, tự động hóa, kết hợp với trí tuệ nhân tạo cho 
phép thay thế lao động phổ thông giá rẻ với những 
lựa chọn kết hợp sử dụng nhân công và máy móc 
ngày càng tối ưu. 
Thứ ba, thách thức đến từ diễn biến khó lường về địa 
chính trị, đặc biệt là liên quan đến căng thẳng thương 
mại Mỹ - Trung. Ngay cả trong trường hợp lạc quan là 
căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể 
giảm nhiệt nhưng những “dư chấn” được nhận định 
sẽ còn kéo dài trong nhiều năm. Trong ngắn hạn, Việt 
Nam có thể được lợi từ dòng đầu tư của Mỹ và Trung 
Quốc chuyển dịch đến nhưng lợi ích thu được từ tác 
động này có thể không nhiều do phải bù trừ với phần 
tác động tiêu cực do giảm xuất khẩu nếu cầu nhập 
khẩu của thế giới giảm sút. 
Thứ tư, Việt Nam cần tính đến rủi ro trở thành 
điểm dịch chuyển các công nghệ lạc hậu của các NĐT, 
tiềm ẩn nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ”, đặc 
biệt là với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Lộ trình 
thực hiện Chiến lược Made in China 2025 của Trung 
Quốc tất yếu sẽ dẫn đến yêu cầu phải thay thế và đổi 
mới công nghệ, tạo áp lực đẩy các công nghệ lỗi thời 
sang các quốc gia kém phát triển hơn, đặc biệt là các 
nước láng giềng như Việt Nam. 
Xung lực thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới 
sẽ vẫn được duy trì nhờ những những nỗ lực của Việt 
Nam kiên trì mở rộng hội nhập quốc tế, cam kết mạnh 
mẽ mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản đầu tư, 
thương mại thông qua những FTA thế hệ mới có hiệu 
lực như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên 
Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại 
tự do - EU (EVFTA). Căng thẳng thương mại giữa Mỹ 
và Trung Quốc tác động đến tâm lý NĐT và có thể 
thúc đẩy xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các thị 
trường tiềm năng khác và Việt Nam là một điểm đến 
hấp dẫn trong bối cảnh đó. Thêm nữa, công cuộc đổi 
mới của Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì, hướng 
vào cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh, minh bạch 
hóa thủ tục hành chính, niềm tin của giới kinh doanh 
và NĐT ngày càng được củng cố nhờ các nỗ lực hỗ trợ 
khởi nghiệp và phát triển kinh tế tư nhân của Chính 
phủ kiến tạo.
Vai trò và những đóng góp của FDI cho nền kinh 
tế là không thể phủ nhận. Nhiều nghiên cứu cũng cho 
thấy, tác động có ảnh hưởng sâu rộng nhất của FDI 
được chuyển tải qua các kênh gián tiếp hơn là trực 
tiếp. Trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng thì điều cốt 
yếu tạo sự hấp dẫn và giữ chân NĐT là môi trường 
đầu tư kinh doanh ổn định, minh bạch; lực lượng 
lao động có kỹ năng dồi dào và công nghiệp hỗ trợ 
phát triển, đảm bảo liên kết hiệu quả giữa khu vực 
FDI và khu vực trong nước. Theo đó, trong thu hút 
FDI cần đảm bảo chọn lọc dự án FDI hướng tới các 
ngành công nghiệp công nghệ cao và trung bình cao; 
thúc đẩy DN FDI tăng cường kết nối với các DN nội 
địa, đặc biệt là các DN phụ trợ thông qua xây dựng 
và triển khai các chính sách ưu tiên phù hợp; định 
hướng phát triển công nghiệp phụ trợ bám sát mạng 
sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; xây 
dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ về tư vấn 
chuyên gia, giải pháp công nghệ, hỗ trợ đào tạo nhân 
lực, gồm cả đội ngũ quản trị DN. 
Về phương diện quản lý điều hành vĩ mô, Việt 
Nam phải kiên định đẩy mạnh cải cách, cắt giảm các 
rào cản, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, 
tạo lập môi trường thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Bên 
cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, để duy 
trì sức hấp dẫn với NĐT thì cần tăng cường đầu tư 
cho nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm “bắt kịp” 
các xu hướng công nghệ; đồng thời, tạo nền tảng thu 
hút và giữ chân nhân tài, tạo động lực cạnh tranh 
động và sức hút với các ngành FDI công nghệ cao.
Tài liệu tham khảo: 
1. CIEM (2019), “Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2019”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế 
Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 
2. Lê Thị Khánh Ly, Nguyễn Thị Thúy (2018), "Một số giải pháp tăng cường thu hút 
FDI trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0", Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 07 
tháng 03/2018 (683);
3. Lê Văn Hùng (2017), "FDI và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam - Ngụ ý 
đối với dòng vốn FDI từ EU", Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; 
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư trực tiếp nước 
ngoài tại Việt Nam; 
5. Nguyễn Bích Ngọc (2017), Tác động lan tỏa từ FDI đến xuất khẩu của ngành công 
nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc 
dân Hà Nội;
6. Nguyễn Mại (2018), Tìm hướng mở rộng hơn sự lan tỏa của FDI tới doanh nghiệp 
trong nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4+5 tháng 2/2018.
Thông tin tác giả:
ThS. Phạm Thiên Hoàng - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương 
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Email: phamthienhoang@mpi.gov.vn

File đính kèm:

  • pdftam_quan_trong_cua_khu_vuc_fdi_doi_voi_phat_trien_kinh_te_xa.pdf