Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học

Hiệu suất tăng trưởng gần đây không như mong đợi

Khoảng 8 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế của phần

lớn các nước trên thế giới vẫn còn khiêm tốn. Tăng trưởng GDP toàn cầu năm

2016 (+3%) đã ổn định gần bằng mức của năm 2015. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong

vòng 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt mức trung bình trong thời

gian dài và thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng cho giai đoạn phục hồi. Do đó,

các dự báo tăng trưởng GDP gần đây đã được điều chỉnh theo hướng giảm xuống.

Lo ngại về rủi ro gia tăng trên toàn cầu đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh dòng

vốn và thương mại toàn cầu. Thương mại toàn cầu phục hồi sau cuộc suy thoái

kéo dài không lâu. Từ năm 2011, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm và

dịch vụ chậm lại đáng kể. Tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu suy yếu và sự sụt

giảm nhu cầu trong nước đã gây sức ép đến nền sản xuất của Trung Quốc, làm

giảm xuất khẩu và tác động đến các thị trường mới nổi thông qua thương mại

hàng hóa. Sự thu hẹp kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc và các nền kinh tế

lớn mới nổi khác cũng làm giảm nhu cầu xuất khẩu của các nền kinh tế tiên tiến.

Các yếu tố trên đã góp phần vào sự phục hồi mờ nhạt của các nền kinh tế tiên

tiến. Tại Hoa Kỳ, nền kinh tế phục hồi được là nhờ khu vực tư nhân tạo đà, nhưng

động lực từ nhu cầu trong nước và lợi ích của việc làm sẽ dần mờ nhạt khi thị

trường lao động đạt mức tạo đủ việc làm. Tại Nhật Bản, tăng trưởng kinh tế và

triển vọng chung vẫn còn yếu do hoạt động kém của các đối tác thương mại quan

trọng, tiêu dùng cá nhân thấp và sự thắt chặt của các chính sách nhằm ổn định tỷ

lệ nợ trên GDP.

Trong khu vực đồng Euro, tăng trưởng GDP dự kiến sẽ chậm với mức đầu tư

thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. Khu vực này vẫn trên đà tăng trưởng thấp và đang

nỗ lực tạo lòng tin để thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy đổi mới, tăng năng suất và

việc làm. EU cũng đang phải đối mặt với những thách thức chính trị to lớn (bao

gồm cuộc khủng hoảng người tị nạn, các mối đe dọa an ninh bên ngoài, các biện

pháp thắt chặt không được lòng dân, phong trào chống châu Âu và những tác

động do quyết định rời khỏi EU mới đây của Vương Quốc Anh). Những thách

thức này tác động xấu đến sự gắn kết và có thể làm giảm đầu tư. Sự phục hồi

chậm của châu Âu là một yếu tố chủ yếu tác động đến sự phục hồi trên phạm vi

toàn cầu và khiến cho khu vực này dễ bị tổn thương trước những cú sốc toàn cầu.

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 1

Trang 1

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 2

Trang 2

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 3

Trang 3

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 4

Trang 4

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 5

Trang 5

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 6

Trang 6

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 7

Trang 7

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 8

Trang 8

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 9

Trang 9

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 49 trang baonam 11600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học

Tài liệu Xu hướng chính sách và tương lai của các hệ thống khoa học
0 
XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH VÀ TƯƠNG LAI CỦA 
CÁC HỆ THỐNG KHOA HỌC 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 2 
I. XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ ĐỔI MỚI QUỐC GIA ....... 3 
1.1. Động cơ tăng trưởng và đổi mới đã suy yếu .............................................. 3 
1.2. Thoát khỏi bẫy tăng trưởng chậm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ............ 5 
1.3. Tái định hướng nghiên cứu công ............................................................. 16 
1.4. Mở rộng kỹ năng và văn hóa đổi mới ....................................................... 20 
1.5. Cải thiện quản trị chính sách ..................................................................... 20 
II. TƯƠNG LAI CỦA CÁC HỆ THỐNG KHOA HỌC 
2.1. Nguồn lực nghiên cứu công ...................................................................... 23 
2.2. Nhà tài trợ nghiên cứu công ...................................................................... 25 
2.3. Đối tượng thực hiện nghiên cứu công ....................................................... 26 
2.4. Lý do thực hiện nghiên cứu công .............................................................. 29 
2.5. Phương thức thực hiện nghiên cứu công ................................................... 30 
2.6. Nghề nghiên cứu công .............................................................................. 37 
2.7. Kết quả và tác động của chính sách nghiên cứu công .............................. 41 
2.8. Chính sách và quản trị nghiên cứu công ................................................... 42 
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 46 
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có như bất bình 
đẳng thu nhập gia tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm, dân số 
già hóa, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề môi 
trường khác, sự phân chia rõ nét của các chuỗi giá trị toàn cầu, thay đổi lối sống 
và những kỳ vọng xã hội. Khoa học, công nghệ và đổi mới (KHCNĐM) có tiềm 
năng khởi phát cuộc cách mạng sản xuất mới và tăng năng suất, giảm thiểu biến 
đổi khí hậu và tách rời tăng trưởng với suy thoái môi trường, cũng như giải quyết 
nhiều thách thức xã hội và xây dựng một xã hội công bằng và gắn kết hơn. Nhận 
thức được tiềm năng của KHCNĐM, chính phủ các nước đã nâng cao năng lực 
KHCNĐM của quốc gia và nhấn mạnh đến nội dung đổi mới trong chương trình 
nghị sự chính sách. 
Cách thức mà chính phủ các nước phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính 
năm 2008-2009 đã khẳng định vị trí cao của đổi mới trong các lịch trình chính 
sách quốc gia. Kế hoạch khôi phục kinh tế của nhiều nước cũng đề cập đến khía 
cạnh quan trọng của nghiên cứu và đổi mới. Khoản đầu tư công lớn được dành để 
nâng cấp cơ sở hạ tầng KHCNĐM. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng đã tích 
cực điều chỉnh hỗ trợ tài chính cho đổi mới doanh nghiệp và tinh thần khởi 
nghiệp trong thập kỷ qua để giải quyết phần nào tình trạng sụt giảm các nguồn tài 
trợ thường xuyên của DNNVV và nâng cao năng lực đổi mới của doanh nghiệp. 
Nền tảng của tam giác tri thức trong đó có nghiên cứu công cũng là nội dung 
được chính phủ các nước quan tâm củng cố. Nghiên cứu công thúc đẩy sự phát 
triển của các hệ thống đổi mới nhờ khả năng cung cấp tri thức và bí quyết mới để 
tạo ra các công nghệ mới đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội và khuyến khích 
doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư. Nếu không có sự phát triển của khoa 
học và công nghệ (KH&CN) trên nền tảng của nghiên cứu công, sẽ không thể có 
sự xuất hiện của nhiều đổi mới hiện nay như các công nghệ ADN tái tổ hợp, hệ 
thống định vị toàn cầu GPS, công nghệ MP3 lưu trữ dữ liệu và công nghệ nhận 
dạng giọng nói. 
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về những xu hướng chính sách khoa học 
và đổi mới quốc gia gần đây và tương lai của các hệ thống khoa học, Cục Thông 
tin KH&CN quốc gia biên soạn Tổng luận: “Xu hướng chính sách và tương lai 
của các hệ thống khoa học”. 
Trân trọng giới thiệu. 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ 
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
2 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông 
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 
KHCNĐM Khoa học, công nghệ và đổi mới 
KH&CN Khoa học và công nghệ 
KH&ĐM Khoa học và đổi mới 
STEM Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học 
EU Liên minh châu Âu 
RRI Nghiên cứu và đổi mới có trách nhiệm 
NC&PT Nghiên cứu và phát triển 
SHTT Sở hữu trí tuệ 
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 
3 
I. XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ ĐỔI MỚI QUỐC GIA 
1.1. Động cơ tă ... 2.8. Chính sách và quản trị nghiên cứu công 
Các xu hướng và vấn đề được đề cập có liên hệ mật thiết với chính sách 
KHCNĐM và sắp xếp cơ cấu tổ chức. Thật vậy, những thay đổi của hệ thống 
nghiên cứu công theo dự báo trong 10-15 năm tới sẽ cần có sự phản ứng của 
chính sách và sẽ được định hình bởi những thay đổi chính sách. Tài trợ cho những 
thỏa thuận giữa chính phủ với các trường đại học và viện nghiên cứu công sẽ tiếp 
tục vừa là kênh quan trọng nhất để cung cấp chính sách nghiên cứu công và vừa 
là động lực chính của sự thay đổi trong bối cảnh nghiên cứu công. Quy định và 
sắp xếp cơ cấu tổ chức cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. 
Có 4 xu hướng đặc thù cho thực tiễn chính sách KHCNĐM trong tương lai. 
Xu hướng đầu tiên là ảnh hưởng ngày càng lớn của chính sách RRI, nhấn mạnh 
vào sự tham gia tích cực của công chúng vào quá trình hoạch định chính sách 
KHCNĐM. Xu hướng thứ 2 liên quan đến sự gia tăng của tư duy thiết kế và thử 
nghiệm trong xây dựng và ban hành chính sách nhằm đưa ra chính sách 
KHCNĐM linh hoạt hơn. Xu hướng thứ 3 là gia tăng số hóa chính sách 
KHCNĐM, bao gồm các cơ hội từ phân tích dữ liệu lớn cho đến chính sách dựa 
vào bằng chứng khoa học. Xu hướng thứ 4 liên quan đến sự thay đổi tư vấn chính 
sách khoa học. 
Nguy cơ và những quan hệ về đạo đức của nghiên cứu và thay đổi công nghệ 
chắc chắn sẽ dẫn tới sự tham gia tích cực hơn của xã hội vào khoa học. Các giá trị 
công sẽ nổi bật trở thành tiêu chí đánh giá nghiên cứu. Việc chú trọng đến các 
khía cạnh đạo đức và xã hội của nghiên cứu đã được phản ánh trong việc xây 
dựng các chính sách RRI. Những vấn đề này dường như phản ánh sự thay đổi từ 
đơn giản là giáo dục công chúng cho đến việc làm cho KHCNĐM phù hợp với 
các mục tiêu xã hội. Để làm được điều này, chính phủ các nước tìm cách thu hút 
sự tham gia của công chúng ngay từ đầu và thường trong quá trình nghiên cứu và 
đưa nội dung này vào chính sách KHCNĐM. Trong vài năm qua, một số nước đã 
43 
áp dụng cách tiếp cận tham gia và từ dưới lên để xây dựng các chiến lược 
KHCNĐM. Thông qua cách tiếp cận với chính sách RRI này, chính phủ các nước 
có ý định dự báo và đánh giá tiềm năng và kỳ vọng của xã hội liên quan đến 
nghiên cứu và đổi mới để nghiên cứu và đổi mới trở nên toàn diện và bền vững 
hơn. Việc đưa dự báo này vào thực tiễn mới và sắp xếp cơ cấu tổ chức vẫn sẽ là 
thách thức lớn. Hơn nữa, lo ngại của các nhà khoa học và nhà hoạch định chính 
sách RRI sẽ cản trở và kìm hãm tiến bộ khoa học và làm suy yếu khả năng cạnh 
tranh của các viện nghiên cứu quốc gia, là động lực mạnh mẽ định hình những 
chuyển biến theo hướng này trong tương lai. 
Hộp 3. Đổi mới khu vực công 
Trong những năm gần đây, đổi mới là yêu cầu cấp thiết quan trọng trong các 
chương trình và sáng kiến chính sách. Thử nghiệm được lồng ghép vào trong quá 
trình xây dựng chính sách và cung cấp dịch vụ như là cách để theo kịp tính phức 
tạp ngày càng tăng và kỳ vọng của người sử dụng. Các công cụ và phương pháp 
tiếp cận mới từ phân tích dữ liệu đến tạo mẫu và tư duy thiết kế, đang được áp 
dụng trong khu vực công để quản lý tình trạng bất ổn và đáp ứng nhu cầu thay đổi 
của người sử dụng đối với các dịch vụ số hóa cá nhân và các quy trình tự động 
hóa thuận tiện, cạnh tranh với hiệu quả của ngành công nghiệp. Trên toàn thế 
giới, các nhà cải cách của khu vực công đang được ca tụng thông qua các sự kiện, 
phần thưởng và giải thưởng. 
Bên cạnh đó, triển vọng đổi mới khu vực công sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều 
thách thức. Mặc dù tiến bộ đã đạt được, nhưng khoảng cách vẫn còn tồn tại. Các 
nhà cải cách trên toàn thế giới vẫn tranh luận về thủ tục hành chính rườm ra và 
văn hóa gây cản trở hoạt động. Các chuyên gia không được tiếp cận trực tiếp với 
chuyên môn và các công cụ đổi mới. Các nhà quản lý vẫn gặp khó khăn trong 
việc lựa chọn, tuyển dụng và trả lương cho công chức có kỹ năng và thái độ tốt. 
Và hiểu biết hạn chế về rủi ro và quản lý rủi ro đã kìm hãm các nhà cải cách trong 
khu vực công. 
Source: Abridged from Daglio, M. (2016), “Đổi mới khu vực công: Hành 
trình tiếp diễn”, OPSI blogpost 
Như một phần của phong trào đổi mới khu vực công, tư duy thiết kế và thử 
nghiệm sẽ trở nên phổ biến hơn trong việc hoạch định và ban hành chính sách khi 
chính phủ các nước nỗ lực để trở nên linh hoạt và đổi mới sáng tạo hơn. Việc thử 
nghiệm, tạo mẫu và công cụ thiết kế thử nghiệm khác sẽ được sử dụng ngày càng 
nhiều để triển khai các cách tiếp cận mới một cách an toàn và giảm thiểu rủi ro 
44 
liên quan đến đổi mới chính sách. Các hoạt động này sẽ hỗ trợ nghiên cứu và cho 
phép "thất bại nhanh" trước khi nguồn lực quan trọng được đầu tư. Nhờ học hỏi 
từ những đơn vị tiên phong như Phòng thí nghiệm Mind của Đan Mạch và Phòng 
thí nghiệm chính sách của Vương quốc Anh, nhiều nước sẽ thiết lập các đơn vị 
kiểu "phòng thí nghiệm chính sách" áp dụng khái niệm thiết kế cho dịch vụ công. 
Để thực hiện những thay đổi này sẽ không dễ. Những thách thức đáng chú ý bao 
gồm nhu cầu tăng cường bộ kỹ năng của công chức để theo dõi, đánh giá và điều 
chỉnh các thí nghiệm và trong thời kỳ hạn chế chi tiêu công là để đảm bảo nguồn 
lực và năng lực sẵn có để đổi mới khu vực công. 
Những xu hướng gần đây trong việc mã hoá và mở dữ liệu của chính phủ sẽ 
tạo cơ hội để hiểu rõ hơn về phương thức tổ chức khoa học và đổi mới và đưa ra 
những quyết định chính sách KHCNĐM và đánh giá tác động của chính sách. 
Các công nghệ số mới vẫn sẽ hỗ trợ hạ tầng dữ liệu mới và tiếp tục mở rộng việc 
phổ biến, liên kết và tái sử dụng nhiều loại dữ liệu. Hạ tầng dữ liệu này sẽ ảnh 
hưởng đến các phương thức và tổ chức của chính phủ. Ví dụ, cung cấp khả năng 
đánh giá mới thông qua kết nối hiệu quả đầu vào và đầu ra và mở ra triển vọng 
điều phối tốt hơn của chính phủ cũng như thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư 
ngoài quốc doanh thông qua chia sẻ thông tin và dữ liệu. 
Nhiều quốc gia đã triển khai xây dựng hạ tầng dữ liệu định lượng và định 
tính để hỗ trợ việc hoạch định chính sách KHCNĐM dựa vào bằng chứng khoa 
học. Một số hạ tầng dữ liệu được khởi xướng như một phần của chính phủ mở 
rộng và các sáng kiến dữ liệu lớn. Số khác đặc thù cho lĩnh vực KHCNĐM như 
loại dự án "khoa học/chính sách khoa học" đã bắt đầu khoảng 5 - 10 năm qua. Cơ 
sở hạ tầng thương mại và phi lợi nhuận mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều và có 
thể đóng vai trò then chốt trong việc phát triển hạ tầng dữ liệu KHCNĐM trong 
tương lai. Vai trò của các tổ chức thống kê quốc gia sẽ được nâng cao khi dữ liệu 
khoa học và đổi mới giữa một số cơ quan chính phủ và kho lưu giữ riêng có sự 
phân tách. 
Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng tiềm năng của hạ tầng dữ liệu 
KHCNĐM đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó có nhu cầu xây 
dựng các tiêu chuẩn cho phép định hướng và liên kết các dữ liệu phi cấu trúc. 
Việc tận dụng lợi thế của hệ thống dữ liệu hành chính về chính sách khoa học và 
đổi mới cũng đòi hỏi công chức phải có các kỹ năng và năng lực đặc thù như: 
phân tích dữ liệu cũng như văn hóa sử dụng dữ liệu trong suốt chu trình chính 
sách. Và cần có các phương pháp tiếp cận mới tạo điều kiện cho việc hình dung 
và tìm hiểu dữ liệu. 
Cộng đồng khoa học sẽ tiếp tục được kêu gọi cung cấp bằng chứng và tư vấn 
cho những nhà hoạch định chính sách của chính phủ về một loạt vấn đề, từ những 
45 
tình huống khẩn cấp của y tế công cộng ngắn hạn đến những thách thức lâu dài 
hơn, như già hóa dân số và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các cấu trúc tư vấn khoa 
học sẽ cần được kiểm tra kỹ lưỡng vì chúng sẽ được sử dụng để giải quyết những 
vấn đề mang tính toàn cầu, đa chiều, tiến triển nhanh và phức tạp. 
Các động thái hướng tới chính sách RRI sẽ khiến cho doanh nghiệp nghiên 
cứu bị giám sát chặt chẽ và bị phê bình nhiều hơn. Điều này sẽ tạo thêm áp lực 
cho khoa học để tìm ra những câu trả lời cũng như giải pháp cụ thể và rõ ràng, dù 
có lẽ là không thể vì sự tham gia của công dân có thể dẫn đến đánh giá cao hơn 
bản chất nhất thời của nhiều bằng chứng khoa học. Tư vấn khoa học có thể gây 
nhiều tranh cãi trên phạm vi rộng và trong một số trường hợp, đặc biệt là về các 
chủ đề nhạy cảm như thực phẩm biến đổi gen, tiêm chủng trẻ em, khoan khí từ đá 
phiến sét và chỉnh sửa gen. Do bằng chứng khoa học, giá trị xã hội và niềm tin, 
các cân nhắc về kinh tế và quyết định chính sách chồng chéo và phân tán, nên 
căng thẳng có thể nảy sinh. 
Khía cạnh quốc tế về tư vấn khoa học sẽ được củng cố thông qua các cấu trúc 
quốc tế mới hoặc được sửa đổi và việc quốc tế hóa các thỏa thuận quốc gia hiện 
có trên phạm vi rộng. Chẳng hạn vai trò của các cơ quan tư vấn quốc tế sẽ tiếp tục 
mở rộng để phản ánh sự gia tăng số lượng các vấn đề xuyên quốc gia như biến 
đổi khí hậu, an ninh nước-năng lượng-lương thực, dịch bệnh, trong đó khoa học, 
công nghệ và xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Bên cạnh đó, chính phủ các nước 
cũng khuyến khích kết nối mạnh hơn giữa các cấu trúc tư vấn khoa học của nước 
sở tại với các đối tác quốc tế nhằm trao đổi hiệu quả dữ liệu, thông tin, chuyên 
môn và phương thức thực hành tốt. 
46 
KẾT LUẬN 
Trên phạm vi toàn cầu, trong những năm gần đây, hành động chính sách 
KHCNĐM cũng đã có sự thay đổi không đáng kể về trọng tâm, hình thức và mục 
tiêu. Trong giai đoạn 2014-2016, chính phủ các nước đặc biệt chú trọng đến các 
lĩnh vực chính sách, bao gồm: 
1) cấp kinh phí cho đổi mới doanh nghiệp và tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt 
là lập lại mô hình của hỗn hợp chính sách và tăng cường hỗ trợ cho DNNVV và 
quốc tế hóa loại hình doanh nghiệp này; 
2) chính sách nghiên cứu công, đặc biệt là hợp lý hóa chi công và cải cách để 
khuyến khích nghiên cứu liên ngành và khoa học mở; 
3) chính sách kỹ năng đảm bảo nguồn cung cấp nhân tài trong tương lai và 
xây dựng văn hóa đổi mới; và 
4) cải thiện quản trị chính sách KHCNĐM theo hướng chú trọng đánh giá 
chính sách và xây dựng chính sách RRI. 
Chính phủ với vai trò là nhà tài trợ chính và định hình nghiên cứu công, có 
khả năng tác động đến các hệ thống khoa học toàn cầu và quốc gia. Các hệ thống 
nghiên cứu công được định hình bởi nhiều xu hướng lớn và xu hướng công nghệ. 
Chẳng hạn, những thách thức môi trường và y tế về cơ bản sẽ chi phối nội dung 
của các chương trình nghiên cứu trong tương lai, trong khi sự thay đổi công nghệ, 
đặc biệt là số hóa phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến phương thức thực hiện 
nghiên cứu. Bên cạnh đó, các hệ thống nghiên cứu có động lực xu hướng cụ thể, 
ví dụ về kinh phí nghiên cứu, địa điểm, phương thức thực hiện nghiên cứu và các 
con đường nghiên cứu. Mặc dù rõ ràng xu hướng nghiên cứu cụ thể bị ảnh hưởng 
bởi các xu hướng lớn và xu hướng công nghệ, nhưng động lực của chúng cũng 
được định hình bởi cơ cấu tổ chức quản lý đặc thù cho các hệ thống nghiên cứu 
công. Yếu tố định hình khác là những nguồn lực được tích lũy trước đây bao gồm 
tài sản hữu hình và vô hình và cả nguồn nhân lực. Tóm lại, cơ cấu tổ chức quản lý 
cũng như nguồn lực giúp xác định các động lực của xu hướng nghiên cứu công. 
Trung tâm Phân tích thông tin 
47 
PHỤ LỤC 
KHẢO SÁT QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH KHCNĐM CỦA EC/OECD 
(STIP) 
Từ năm 2015, OECD và EC đã phối hợp thực hiện một cuộc khảo sát và xây 
dựng cơ sở dữ liệu chung về chính sách KHCNĐM quốc gia. Đây là cuộc khảo 
sát và cơ sở dữ liệu chưa từng có về bản chất, phạm vi và độ bao quát. Mục tiêu 
của cuộc khảo sát là nhằm đánh giá lại trên cơ sở hai năm một lần những thay đổi 
lớn trong danh mục chính sách KHCNĐM quốc gia và các cơ chế quản trị. Cuộc 
khảo sát này dựa vào một nghiên cứu khái niệm được thực hiện dưới sự bảo trợ 
của Ủy ban Chính sách KHCN (CSTP) thuộc OECD để xây dựng hỗn hợp chính 
sách đổi mới. Cuộc khảo sát này mở rộng bộ câu hỏi cũ về Chính sách tổng quan 
KHCNĐM của OECD, bao gồm các câu hỏi liên quan đến chương trình nghị 
chính sách nghiên cứu và đổi mới của EU. Phạm vi khảo sát bao trùm tất cả các 
lĩnh vực chính sách KHCNĐM, bao gồm sáng kiến của các bộ và các cơ quan cấp 
quốc gia về những lĩnh vực rộng như nghiên cứu, đổi mới, giáo dục, công nghiệp, 
môi trường, lao động, tài chính/ngân sách, và những nội dung khác. Các câu trả 
lời do đại diện của chính phủ cung cấp. CSTP và Ủy ban Nghiên cứu và đổi mới 
châu Âu (ERAC) đảm bảo sự tương thích của dữ liệu đầu vào cấp quốc gia. Sau 
đó, các câu trả lời được điều chỉnh và nhập vào cơ sở dữ liệu STIP. 
Cuộc khảo sát được thực hiện với 54 quốc gia, bao gồm 35 nước thành viên 
OECD, các nền kinh tế mới nổi (gồm có Argentina, Braxin, Trung Quốc, 
Colombia, Costa Rica, Ai Cập, Ấn Độ, Inđônêxia, Lithuania, Malaixia, Pêru, 
Nga, Nam Phi và Thái Lan), các quốc gia không phải thành viên OECD (gồm có 
Bulgaria, Croatia, Cyprus, Malta và Rumani). Theo ước tính, các quốc gia được 
đề cập trong cuộc khảo sát và cơ sơ dữ liệu STIP thực hiện khoảng 98% tổng số 
NC&PT toàn cầu. 
Thời gian thực hiện khảo sát kéo dài từ cuối tháng 10/2015 đến đầu tháng 
3/2016 với 52 câu trả lời và tỷ lệ trả lời là 95%. Các câu trả lời đã được thu thập 
thông qua Bảng câu hỏi trên Excel. 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. OECD Science, Technology and Industry Outlook 2016 
2. OECD (2015a), “Making open science a reality”, OECD Science, 
Technology and Industry Policy Papers, No. 25, OECD Publishing, Paris, 
3. OECD (2015b), OECD Science, Technology and Industry Scoreboard: 
Innovation for growth and society, OECD Publishing, Paris, 
 and 
www.oecd.org/sti/scoreboard (accessed 17 July 2016). 
4. OECD (2015c), “Scientific Advice for Policy Making: The Role and 
Responsibility of Expert Bodies and Individual Scientists”, OECD 
Science, Technology and Industry Policy Papers, No. 21, OECD 
Publishing, Paris,  
5. OECD (2016f), OECD Research and Development Statistics (RDS) 
Database, April, www.oecd.org/sti/rds; 
6. OECD (2016g), OECD-NESTI data collection on R&D tax incentives, 
July, www.oecd.org/sti/rd-tax-stats.htm 
7. EC (European Commission) (2013), Horizon 2020: The EU Framework 
Programme for Research and Innovation, 
section/responsible-research-innovation. 
8. ECB (European Central Bank)(2016), Survey on the Access to Finance of 
Enterprises (SAFE), April, 
www.ecb.europa.eu/stats/money/surveys/sme/html/index.en.html. 
9. European Strategy and Policy Analysis System (ESPAS) (2015), “Global 
Trends to 2030: Can the EU meet the challenges ahead?”, 
10. IMF (International Monetary Fund) (2016), World Economic Outlook, 
April, www.imf.org/external/datamapper/index.php. 
11. Auriol, L., M. Misu and R.A. Freeman (2013), “Careers of Doctorate 
Holders: Analysis of Labour Market and Mobility Indicators”, OECD 
Science, Technology and Industry Working Papers, 2013/04, OECD 
Publishing,  
12. Cervantes, M., S. Kergroach and A. Nieto (forthcoming), “Research 
careers: International perspectives from the EC/OECD International 
Database on STI Policies”, OECD Directorate for Science, Technology 
and Innovation Policy Papers, OECD Publishing, Paris. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_xu_huong_chinh_sach_va_tuong_lai_cua_cac_he_thong_k.pdf