Tài liệu Viết kịch bản phim

Kịch bản là một văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn

ngữ cần thiết để kể một câu chuyện. Tại sao lại là “phác thảo”? Bởi vì một bộ phim là

một sản phẩm mang tính hợp tác cao độ. Đạo diễn, diễn viên, nhóm quay phim sẽ dựa

trên những phác thảo của bạn để chuyển thể câu chuyện theo cách của họ. Họ có thể sẽ

xin ý kiến của bạn hoặc không làm thế. Họ có thể bổ sung thêm một số cây viết cùng với

bạn, hoặc yêu cầu bạn viết lại toàn bộ. Điều đó cũng là bình thường.

Tuy nhiên, vì có quá nhiều người cùng tham gia quá trình làm một bộ phim, kịch bản cần

đạt một số chuẩn nhất định mà các bên đều hiểu được, vì thế sinh ra một số khuôn mẫu,

cách trình bày, ghi chú và nhiều quy ước khác. Văn bản này sẽ bao quát các yếu tố cơ bản

thường được dùng để viết kịch bản.

Điều quan trọng cần nhớ là phim là một tác phẩm về hình ảnh. Bạn không KỂ cho khán

giả nghe câu chuyện của bạn mà là bạn cho họ XEM. Bạn phải học viết kịch bản MỘT

CÁCH CÓ HÌNH ẢNH, viết những cái mà khán giả sẽ NHÌN THẤY, NGHE THẤY.

Bạn có thể yêu nhân vật của mình, biết họ nghĩ gì nhưng điều quan trọng là làm thế nào

đưa được những điều đó lên màn ảnh. Khi đó, bộ phim có thể xong ở phần nhìn, thường

được thay đổi ít nhiều trong hiện trường làm phim. Vì thế, hãy chỉ viết những hình ảnh,

âm thanh, lời nói và để phần còn lại cho các nhà làm phim.

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 1

Trang 1

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 2

Trang 2

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 3

Trang 3

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 4

Trang 4

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 5

Trang 5

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 6

Trang 6

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 7

Trang 7

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 8

Trang 8

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 9

Trang 9

Tài liệu Viết kịch bản phim trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang baonam 7660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Viết kịch bản phim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Viết kịch bản phim

Tài liệu Viết kịch bản phim
VIẾT KỊCH BẢN PHIM 
Chương 1 Kịch bản là gì? ........................................................................................................................ 3 
Chương 2 Các loại kịch bản ..................................................................................................................... 6 
Chương 3 - Dàn trang trong kịch bản ban đầu ........................................................................................ 8 
Chương 4 - Các yếu tố của kịch bản ...................................................................................................... 10 
Chương 5 - Hành động .......................................................................................................................... 12 
Chương 6 - Tên nhân vật ...................................................................................................................... 14 
Chương 7 - Lời thoại ............................................................................................................................. 16 
Chương 8 - Phần trong ngoặc đơn ........................................................................................................ 18 
Chương 9 - Extension - Phần mở rộng .................................................................................................. 21 
Chương 10 - Transition: Từ nối ............................................................................................................. 23 
Chương 11 - Góc quay........................................................................................................................... 25 
Chương 12 - Page Breaking: Ngắt trang ................................................................................................ 28 
Chương 13 - Viết tắt ............................................................................................................................. 31 
Chương 14 - Một loạt cảnh................................................................................................................... 34 
Chương 15 - Xen cảnh........................................................................................................................... 37 
Chương 16 - Tiêu đề ............................................................................................................................. 40 
Chương 17 - Trang tiêu đề .................................................................................................................... 42 
Chương 18 - Bản thảo sản xuất ............................................................................................................ 44 
Chương 19 - Khoá số trang.................................................................................................................... 46 
Chương 20 - Đầu trang ......................................................................................................................... 48 
Chương 21 - Những loại kịch bản khác ................................................................................................. 51 
Chương 22 - Trang tiêu đề của phim truyền hình .................................................................................. 53 
Chương 1 Kịch bản là gì? 
Kịch bản là một văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn 
ngữ cần thiết để kể một câu chuyện. Tại sao lại là “phác thảo”? Bởi vì một bộ phim là 
một sản phẩm mang tính hợp tác cao độ. Đạo diễn, diễn viên, nhóm quay phim sẽ dựa 
trên những phác thảo của bạn để chuyển thể câu chuyện theo cách của họ. Họ có thể sẽ 
xin ý kiến của bạn hoặc không làm thế. Họ có thể bổ sung thêm một số cây viết cùng với 
bạn, hoặc yêu cầu bạn viết lại toàn bộ. Điều đó cũng là bình thường. 
Tuy nhiên, vì có quá nhiều người cùng tham gia quá trình làm một bộ phim, kịch bản cần 
đạt một số chuẩn nhất định mà các bên đều hiểu được, vì thế sinh ra một số khuôn mẫu, 
cách trình bày, ghi chú và nhiều quy ước khác. Văn bản này sẽ bao quát các yếu tố cơ bản 
thường được dùng để viết kịch bản. 
Điều quan trọng cần nhớ là phim là một tác phẩm về hình ảnh. Bạn không KỂ cho khán 
giả nghe câu chuyện của bạn mà là bạn cho họ XEM. Bạn phải học viết kịch bản MỘT 
CÁCH CÓ HÌNH ẢNH, viết những cái mà khán giả sẽ NHÌN THẤY, NGHE THẤY. 
Bạn có thể yêu nhân vật của mình, biết họ nghĩ gì nhưng điều quan trọng là làm thế nào 
đưa được những điều đó lên màn ảnh. Khi đó, bộ phim có thể xong ở phần nhìn, thường 
được thay đổi ít nhiều trong hiện trường làm phim. Vì thế, hãy chỉ viết những hình ảnh, 
âm thanh, lời nói và để phần còn lại cho các nhà làm phim. 
Điều gì tạo nên một câu chuyện hấp dẫn? 
Những bộ phim mà bạn yêu thích, phần lớn có nhân vật làm bạn mê đắm. Khán giả xem 
một tác phẩm điện ảnh không chỉ đơn giản muốn được thích hoặc mến yêu những người 
họ thấy trên màn ảnh, họ muốn được ĐẮM CHÌM trong những nhân vật đó, cho dù họ có 
thích hay không. Những người anh hùng vĩ đại khiến ta hào hứng trong khi n ... lên. 
Mẹo viết: 
Kiểu viết như thế này sẽ làm tốn thêm diện tích trang nhưng nó cũng giúp người đọc 
nhanh hơn. Tại sao? Hãy nhìn những khoảng trống trong ví dụ thứ hai  mắt của độc giả 
có thể đọc được đoạn này nhanh hơn. 
Một kiểu viết khác liên quan tới việc NHẤN MẠNH vào yếu tố hành động. Thường thì, 
người đọc sẽ lướt qua một kịch bản, đặc biệt là nếu khổ mô tả hành động rất dài. Dưới 
đây là một sự lựa chọn về việc làm thế nào là đúng. Chữ nghiêng, đậm hoặc gạch chân 
không được dùng để nhấn mạnh. 
Terry NGÃ xuống sàn nhà khi MỘT TIA NẮNG lan vào khắp phòng. Anh nghe thấy 
TIẾNG KÊU LỚN ở bên ngoài. Terry NÍN THỞ khi một BẢO VỆ hộ pháp đi vào. 
Dòng ngắn / Thơ / Lời bài hát 
Đôi khi, bạn cần viết một đoạn hội thoại gồm toàn những CÂU NGẮN. Một ví dụ có thể 
là khi nhân vật của bạn dẫn ra một bài thơ, hoặc hát một bài. 
JULIE 
Hoa hồng đỏ 
Hoa violet tím 
Em đang viết kịch 
Anh thì sao? 
Lời bài hát thường được viết hoa. 
JULIE 
(hát) 
ROW, ROW, ROW YOUR BOAT 
GENTLY DOWN THE STREAM 
MERRILY, MERRILY, MERRILY, MERRILY 
LIFE IS BUT A DREAM. 
Chương 15 - Xen cảnh 
Đôi khi trong một kịch bản, bạn có thể muốn xen giữa hai hoặc ba cảnh. Những cảnh này 
xảy ra cùng một thời điểm. Thay vì nhắc lại Mở cảnh cho mỗi cảnh, người ta dùng tới 
CẢNH XEN. Điều đó sẽ cho người đọc một cảm giác rằng cảnh được di chuyển nhanh 
chóng giữa các địa điểm. Trong The Deer Hunter có một đoạn xen cảnh rất hay, khi đó, 
những người thợ săn đi trong rừng trong khi một đám cưới đang diễn ra. Dưới đây là một 
ví dụ: 
NỘI. CĂN HỘ CỦA SHERRI - ĐÊM 
Sherri bắt đầu cởi quần áo trước cửa sổ mở của phòng ngủ. 
NỘI. CĂN HỘ CỦA LENNY - ĐÊM 
Lenny ngủ dậy đi lấy bia. Anh nhìn ra cửa sổ và thấy Sherri. Anh chết lặng, đứng nhìn 
cô. 
XEN CẢNH GIỮA LENNY VÀ SHERRI 
Sherri ngồi trên giường và cởi chiếc áo khoác ngoài. 
Lenny đi gần hơn phía cửa sổ để nhìn cho rõ hơn. 
Sherri đứng dậy, nhảy lên nhảy xuống, cố ra khỏi chiếc váy. 
Mắt Lenny dán vào Sherri, anh di chuyển để nhìn theo cô. Anh giậm chân vào một chiếc 
chuông trên sàn nhà. 
LENNY 
Oái! 
Sherri nghe thấy tiếng kêu và nhìn về phía Lenny. 
Lenny nhìn thấy Sherri và TRỐN. 
Một kiểu CẢNH XEN khác là khi hai nhân vật đang nghe điện thoại và bạn không muốn 
một đoạn trên điện thoại nghe qua giọng ngoài hình - bạn muốn thể hiện cả hai. 
NỘI. PHÒNG KHÁCH - ĐÊM 
Sherri, ngồi thoải mái trên ghế, đang đọc một cuốn sách thì tiếng chuông điện thoại kêu. 
Cô nghe máy. 
SHERRI 
Alô? 
NGOẠI. PHÒNG ĐIỆN THOẠI – KHU NGHỈ NGƠI 
Lenny nhấp một lon coca khi anh nói. 
LENNY 
Em yêu, anh ở Barstow rồi. 
XEN CẢNH GIỮA LENNY và SHERRI 
SHERRI 
Ôi thế à anh yêu, thật tuyệt. Vậy là anh sẽ về đến đây trước buổi sáng. 
LENNY 
Ừ, anh sẽ về sớm thôi. 
Trong những bộ phim cũ, các đạo diễn thường chia đôi màn ảnh trong một đoạn hội thoại 
như thế. Điều đó không thường xảy ra trong ngày nay và trừ khi bạn có lý do thật hay để 
viết nó vào, tốt nhất là dùng XEN CẢNH. 
Chương 16 - Tiêu đề 
Trong một vài kịch bản bạn đọc, bạn có thể thấy dòng này: 
BẮT ĐẦU TIÊU ĐỀ hoặc BẮT ĐẦU TIÊU ĐỂ MỞ theo sau là CHẤM DỨT TIÊU ĐỀ 
hoặc ĐÃ XONG TIÊU ĐỀ MỞ. Ví dụ 
MỜ DẦN: 
NGOẠI. BẾN CẢNG PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH 
Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngát. 
NGOẠI. BỜ BIỂN – NGÀY 
BẮT ĐẦU TIÊU ĐỀ 
Hàng trăm cơ thể trẻ trung đang vui chơi trong kỳ nghỉ xuân. 
Mẹo viết: 
Đừng đặt tiêu để mở, kết thúc. Nó không thường được sử dụng trong một kịch bản đem 
đi duyệt và bạn không thể đoán được đạo diễn và nhà sản xuất sẽ đặt dòng đó ở đâu. 
Đừng kiếm việc thêm vào người. 
SUPERIMPOSE or TITLE OVER: Thêm vào 
Khi SUPERIMPOSE or TITLE OVER (phần tiêu đề, chữ thêm vào) được sử dụng, một 
đoạn văn bản hoặc hình ảnh được đặt chèn lên bản phim. Phần lớn thời gian, nó chứa 
những thông tin mà đạo diễn tin rằng độc giả cần biết như địa điểm hoặc thời gian của 
cảnh tiếp theo. 
NGOẠI. BỜ BIỂN - NGÀY 
Hàng trăm thanh niên chơi đùa trên cát và nước ấm. 
SUPERIMPOSE: Bờ biển Daytona, Nghỉ Xuân, 1966 
Chỉ có đoạn văn bản: Bờ biển Dayton, Nghỉ xuân, 1966 xuất hiện ở phía dưới khuôn 
hình. 
Bất cứ đoạn văn bản nào, giống như phụ đề hoặc từ dịch các biển báo nước ngoài đều 
được liệt vào mục này. 
Không dùng SUPERIMPOSE: trừ khi thật cần thiết. Nó bị dùng quá nhiều trong phim 
Splash của đạo diễn Ron Howard. 
Chương 17 - Trang tiêu đề 
TRANG TIÊU ĐỀ có một số thông tin nhất định. Hãy soạn nó cùng font chữ giống như 
trong kịch bản: Courier 12. Nó có thể được viết trên một trang đặc biệt, không hình ảnh 
minh hoạ và phải chứa một số thông tin như sau: 
Ở giữa trang – Tên tiêu đề của kịch bản của bạn được viết thành chữ đậm nếu có thể. 
Dưới đó hai dòng, ở giữa trang là - Kịch bản của 
Dưới đó hai dòng, giữa trang – Tên bạn (và người viết cùng nếu có) 
Ở góc dưới bên phải là thông tin liên lạc với bạn (bao gồm người đại diện và địa chỉ 
email) 
Ở dưới góc trái, bạn ghi chú: đã đăng ký, WGA hoặc ghi bản quyền. 
The Good, The Bad, The Thin 
Kịch bản của 
Fatty Turner 
Mẹo viết: 
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên ghi chú trong trang tiêu đề của bạn rằng bạn đã 
đăng ký bản quyền của kịch bản với Writers Guild of America, phía tây, hay chưa. Một 
vài người cho rằng dấu đó chúng tỏ bạn là dân nghiệp dư nhưng một số nhà sản xuất 
khẳng định cần nó. Dĩ nhiên, nếu bạn sống ở phía đông sông Mississippi, Mỹ, bạn có thể 
đăng ký kịch bản của bạn với Writers Guild of American, đông, và vì thế, bạn ghi chú là 
WGAe. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, đăng ký bản quyền bạn sẽ có cơ sở pháp 
lý hơn. 
Chương 18 - Bản thảo sản xuất 
Bạn đã bán được kịch bản của mình và bạn vẫn là người biên kịch cho phần tiếp theo. 
Giờ là đến lúc viết bản thảo sản xuất và chỉnh sửa lại. Tất cả các phần mềm chỉnh khung 
kịch bản đều có sẵn tại The Writers Store, nó xử lý rất tuyệt các kịch bản đóng (có nghĩa 
là các trang đã được hoàn thành), trang A&B, các cảnh đánh số và các yếu tố khác của 
bản thảo sản xuất. 
Một trong những điểm khác giữa kịch bản sản xuất với kịch bản duyệt là CÁC CẢNH 
ĐƯỢC ĐÁNH SỐ. Chương trình chỉnh khung kịch bản của bạn có thể làm điều này một 
cách tự động. Nó sẽ đánh số những MỞ CẢNH về phía trái và phía phải của mở cảnh. 
Mục đích của việc đánh số là giúp nhà sản xuất và trợ lý đạo diễn nhằm xác định lịch 
quay và chi tiền cho việc sản xuất. 
SỬA LẠI 30tháng 4 2001 BLUE 1. 
MỜ DẦN: 
1 NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH 1 
Tàu thuyền dập dềnh trên sóng nước xanh ngát. 
2 NGOẠI. BỜ BIỂN - NGÀY 2 
hàng trăm cơ thể khoẻ mạnh, trẻ trung đang đùa vui trong kỳ nghỉ xuân. 
“Tiếp tục” ở đầu và cuối 
Mẹo: 
Phần mền chỉnh khung kịch bản có thể dễ dàng chèn TIẾP TỤC (đầu) và TIẾP TỤC 
(cuối) vào trong kịch bản của bạn NẾU BẠN MUỐN. Nó phụ thuộc vào việc bạn đưa 
kịch bản cho ai và kịch bản của bạn đang trong giai đoạn nào của dự án. 
Mẹo viết: 
Ghi chú này rất quen thuộc trong quá khứ, một quy ước cho rằng cảnh sẽ tiếp tục sau 
trang mà người đọc vừa xem xong. Thông thường, trong một kịch bản mang đi duyệt, nó 
không được dùng và bạn sẽ được lợi từ việc đó là tiết kiệm được bốn dòng trống để có 
thể có kịch bản tốt hơn. 
Chương 19 - Khoá số trang 
Một khi kịch bản được “xuất bản” và đưa cho những người đứng đầu chuẩn bị sản xuất, 
các trang cần được KHOÁ để bất cứ thay đổi nào cũng có thể dễ dàng được phát hiện. 
Nếu bất cứ thay đổi nào đối với kịch bản sau khi chuyển đi, chỉ NHỮNG TRANG VIẾT 
LẠI mới được in ra và phát đi. TRANG VIẾT LẠI phải dễ dàng được đưa vào trong kịch 
bản mà không làm thay đổi những trang gốc. 
Phần mềm viết kịch bản của bạn được tạo ra để ngắt những trang viết lại theo những quy 
tắc trên và chúng có thể “khóa các trang” trước khi có phần viết lại. Một khi bạn khoá 
một kịch bản, nếu thêm một vài yếu tố vào trang, chương trình này sẽ tạo ra một cái gọi 
là trang A và trang viết thêm sẽ là trang B ví dụ Trang 110A Trang 110B. 
Khoá các cảnh 
Trong một kịch bản đã được xuất bản, số các cảnh phải giữ nguyên. Nói theo cách khác, 
nếu một cảnh bị BỎ, mặc dù số của nó vẫn còn, nó vẫn giữ ở trong kịch bản với từ BỎ 
cạnh nó. Bất cứ cảnh mới nào cũng phải có một chữ bên cạnh số để cho thấy rằng nó 
được bổ sung thêm sau khi những cảnh gốc đã bị khoá. 
Nếu bạn thêm một cảnh vào kịch bản, chương trình sẽ tự động làm thành một cảnh A. 
Phần viết lại sẽ tự động được xử lý tự động trong chương trình viết kịch bản và được 
đánh dấu bằng dấu hoa thị ở bên phải số. 
1 BỎ 1* 
2 NỘI. PHÒNG LỚN. SÁNG 2 
NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG 
Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 
25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE 
CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie. 
FRANKIE 
Hãy bay lên và tỏa sáng, con chim bé nhỏ của anh. Đến lúc mở rộng cánh và bay. 
JULIE 
(ngái ngủ) 
Sao cơ? Mấy giờ rồi anh? 
2A NỘI. PHÒNG TẮM - NGÀY 2A* 
Phần thêm vào NỘI. PHÒNG TẮM sẽ cho thấy Julie đang làm gì trong khi trong cảnh 
được nhắc tới trước đó, ta chỉ nghe thấy cô nói ngoài cảnh khi camera vẫn tập trung vào 
Frankie và căn phòng ban đầu. 
Chương 20 - Đầu trang 
Một yếu tố khác của phần kịch bản sản xuất là ĐẦU TRANG. Đầu trang đứng cùng với 
chỗ đánh số trang, ở bên phải và cách lề phải 5’’. Thông tin này được in trong tất cả các 
trang của kịch bản. Nó đặt trong phần đầu trang bao gồm ngày viết lại và màu sắc của 
trang. Đầu trang của bản thảo sản xuất của một kịch bản có thể trông như thế này. 
SỬA LẠI 30/4/2001 XANH DƯƠNG 1. 
SỬA LẠI 30/4/2001 XANH DƯƠNG sẽ được in trên tất cả các đầu trang của các trang 
viết lại, trừ khi bạn yêu cầu chương trình viết kịch bản loại thông tin này trong trang đầu 
tiên. Tuy nhiên, bạn nên đưa thông tin này vào trong trang đầu của kịch bản sản xuất. 
Nếu vậy, tất nhiên số trang sẽ thay đổi. 
Mẹo viết: 
Không cần lo lắng về màu sắc trang giấy bạn dùng cho những thay đổi đối với một cảnh. 
Nếu bạn vẫn đang sửa lại một khi kịch bản trong quá trình sản xuất, người ta sẽ nói cho 
bạn biết làm thế nào. Việc này do bộ phận sản xuất quyết định. 
Những việc nên làm và không nên làm 
Nên làm 
• Hãy đọc và sửa kịch bản của bạn. Chính tả rất quan trọng. Không nên tin vào phần mềm 
kiểm tra chính tả, nó có thể để lọt những lỗi ngữ pháp và không có một vài thuật ngữ 
trong từ điển. 
• Hãy nhờ một ai đó đọc và sửa kịch bản cho bạn. Một người mới có thể phát hiện được 
những thứ mà bạn bỏ qua. 
• Hãy nộp bản photocopy đẹp nhất có thể. Không ai muốn đọc những trang giấy bẩn. 
• Hãy dùng kẹp chất lượng để kẹp kịch bản của bạn. Loại Acco #5 là tốt nhất bởi vì 
chúng đủ dài để vừa với độ dày của kịch bản. 
• Hãy đăng ký kịch bản của bạn với Writers Guild of America nhưng không nên quên 
đăng ký bản quyền nữa. Thời hạn đăng ký với WGA sẽ hết nhanh chóng trong khi bản 
quyền sẽ tồn tại hàng thập kỷ. 
• Hãy gửi một trang thư cùng với kịch bản của bạn. Hãy viết ngắn thôi, súc tích và đi hẳn 
vào mục tiêu chính. Cho họ muốn biết chính xác kịch bản của bạn nói về cái gì và sẽ liên 
lạc được với bạn thế nào. 
• Hãy theo sát những quy tắc trừ khi bạn BIẾT rõ ràng lý do không nên làm thế. 
Không nên 
• Đừng tạo ra một trang tiêu đề ngẫu hững với font chữ lớn và màu mè  Một trang tiêu 
đề chuẩn có tên phim, tên tác giả ở giữa và thông tin liên lạc của bạn (địa chỉ, số điện 
thoại) ở phía dưới bên phải. 
• Đừng dùng dấu ngoặc kép trong trang tiêu đề. Không ai quan tâm tới cái đó. 
• Đừng viết ngày trên kịch bản hoặc bản thảo của bạn 
• Đừng để những trang trống trong kịch bản để tách các phần với nhau. 
• Đừng dành trang thứ hai cùng với dấu ngoặc kép nói về nội dung kịch bản của bạn. 
• Đừng dành một trang mô tả kịch bản và câu chuyện phía sau. Điều đó không phù hợp 
với Hollywood. Bạn sẽ gặp rắc rối nếu không thể kể được câu chuyện qua kịch bản của 
mình. 
• Đừng đưa thêm bất cứ hình minh hoạ nào dù bạn có thấy nó thú vị ra sao. 
• Không đặt tiêu đề kịch bản vào trang đầu tiên. 
• Đừng dùng nhiều hơn hai cái kẹp nhưng dùng trang giấy có ba lỗ. Kẹp chỉ để ở lỗ đầu 
tiên và cuối cùng. 
• Đừng dùng giấy màu. 
• Đừng hy vọng kịch bản sẽ được trao lại cho bạn. Khi đã gửi đi thì cứ phó mặc cho nó. 
Nên gửi kèm một phong bì dán sẵn tem và ghi địa chỉ của bạn. Sau đó thì nghỉ ngơi, rất 
nhiều người cũng gửi một kịch bản tới cùng công ty đó. 
Chương 21 - Những loại kịch bản khác 
Ở trên, chúng ta đã bàn tới kịch bản đem đi duyệt. Những yếu tố dùng trong loại kịch bản 
đó cũng được dùng trong một số loại hình khác. Chỉ có kích thước và khuôn khổ khác 
nhau. 
• MOW - Movies of the Week 
• DTV - Direct TV Movie 
• Hour Episodic TV Show 
Những loại hình này gần như giống với kịch bản đem đi duyệt. Tuy nhiên, chúng được 
chia thành những MÀN, được mô tả trong kịch bản. Một màn bao gồm phần của câu 
chuyện xảy ra giữa các phần quảng cáo. Vì thế, DỪNG MÀN được coi là thời gian dành 
cho quảng cáo. 
Khi một Màn của MOW bắt đầu, nó sẽ viết như thế này: 
MÀN 1 
Khi một Màn kết thúc, nó sẽ giống thế này: 
KẾT THÚC MÀN 1 
Kịch bản của MOW hay DTV thường có 7 màn. Khi MOW kết thúc, nó thường giống thế 
này. 
HẾT PHIM 
Một MOW thường có khoảng 3-8 phút dành cho người pha trò, bắt đầu một câu chuyện, 
giống thế này: 
NGƯỜI PHA TRÒ 
Phần pha trò này thường không có đánh dấu kết thúc là KẾT THÚC PHA TRÒ. Thay 
vào đó, cảnh sẽ đơn giản chấm dứt và một trang mới bắt đầu, Màn Một bắt đầu. Kịch bản 
phim dài tập 1 giờ cũng có phần pha trò, nhưng nó sẽ ngắn hơn MOW. 
MOW thường có cùng một đoạn lặp đi lặp lại (tuy ngắn) và cuối cảnh, kể phần tiếp câu 
chuyện để giữ khán giả vẫn ở lại trước vô tuyến sau một loạt quảng cáo tiếp theo. 
Chương trình phim một tiếng thường có 4 màn. 
Cả hai loại hình này đều phải đánh số trang. 
Chương 22 - Trang tiêu đề của phim truyền 
hình 
Trong một phim truyền hình, việc đặt tiêu đề của kịch bản, của chương trình và các tập 
của nó ở trang đầu tiên hoàn toàn tuỳ ý. 
Chữ có thể viết hoa hoặc viết thường. 
Đặt tiêu đề trong dấu ngoặc kép. 
Tiêu đề đặt giữa dòng. 
Mờ dần theo sau tên màn. 
Dưới đây là ví dụ của MOW: 
"A Day In The Life" 
MÀN 1 
MỜ DẦN: 
NỘI. NHÀ TRÔNG TRẺ - SÁNG 
Ở cuối mỗi màn, cũng có chữ RÕ DẦN cùng với phần kết thúc màn. 
RÕ DẦN. 
HẾT MÀN 1 
=======NGẮT TRANG================== 
16 
MÀN 2 
MỜ DẦN: 
Mẹo: 
Khi dùng chương trình viết kịch bản, bạn nên đặt phần ngắt trang giữa các màn. Nói cách 
khác, mỗi màn phải bắt đầu ở đầu trang mới. 
Mẹo viết: 
Không đánh số các cảnh. Đó là việc của nhà sản xuất. 
Quy tắc: 
MOW có thể có một danh sách diễn viên và trên trang khác là danh sách bối cảnh, giống 
như kịch bản kịch, nhưng những cái này thay đổi trong nhiều năm nay. Tốt nhất là bạn 
nên lấy mẫu của một MOW được phát gần đây để học những quy tắc mới. 
Kết 
Trên đây là những thứ tôi đã thu thập được nhưng tôi sẽ bổ sung thêm. Tôi hy vọng nó sẽ 
có ích và giúp bạn tìm tiến thêm bước tiếp theo trong cuộc khám phá viết kịch bản. 
HẾT 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_viet_kich_ban_phim.pdf