Tài liệu Tiểu luận 2
Xác định chỉ tiêu phân tích từ dữ liệu thu thập trong thực tế
* Bước 1: Từ yêu cầu phân tích kết quả sản xuất về quy mô, tiến hành xác định
các chỉ tiêu phù hợp để phân tích. Đó là các chỉ tiêu:
Tổng giá trị sản xuất
Tổng giá trị sản lượng hàng hóa
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch mặt hàng chủ yếu theo hiện vật
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch mặt hàng chủ yếu theo giá trị.23
* Bước 2: Từ yêu cầu phân tích kết quả sản xuất về chất lượng, tiến hành xác
định các sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm có chia thứ hạng hay không chia thứ
hạng từ đó xác định chỉ tiêu phù hợp để phân tích. Đó là các chỉ tiêu:
- Đối với sản phẩm chia thứ hạng: có thể lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh
chất lượng quá trình sản xuất sản phẩm có chia thứ hạng như sau:
+ Chỉ tiêu tỷ trọng thứ hạng sản phẩm: Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ áp dụng. Tuy
nhiên, chỉ tiêu này không phản ánh được mối quan hệ giữa chất lượng với kết quả sản
xuất. Mặt khác, chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp sản xuất 1 sản
phẩm chia 2 thứ hạng, khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm, hoặc sản phẩm chia
nhiều hơn 2 thứ hạng thì không thể sử dụng được chỉ tiêu này để phân tích.
+ Chỉ tiêu giá đơn vị bình quân: Đây là chỉ tiêu khắc phục được 1 phần nhược
điểm của chỉ tiêu tỷ trọng thứ hạng, điều kiện áp dụng của chỉ tiêu này là khi doanh
nghiệp sản xuất 1 sản phẩm chia nhiều thứ hạng (từ 2 thứ hạng chất lượng trở lên). Hơn
nữa, thông qua chỉ tiêu này còn xác định được mối quan hệ giữa chất lượng sản xuất và
kết quả sản xuất. Nhược điểm của chỉ tiêu này là không áp dụng được khi doanh nghiệp
sản xuất nhiều sản phẩm và công thức tính phức tạp hơn chỉ tiêu tỷ trọng thứ hạng.
+ Chỉ tiêu hệ số phẩm cấp: Đây là chỉ tiêu áp dụng được đối với doanh nghiệp sản
xuất nhiều sản phẩm chia nhiều thứ hạng (từ 2 thứ hạng chất lượng trở lên). Thông qua
sự biến động của chỉ tiêu này cũng có thể xác định được mối quan hệ giữa chất lượng sản
xuất và kết quả sản xuất. Song công thức tính chỉ tiêu này phức tạp hơn 2 chỉ tiêu trên.
- Đối với sản phẩm không chia thứ hạng: có thể lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu phản
ánh chất lượng sản xuất sản phẩm không chia thứ hạng như sau:
+ Chỉ tiêu tỷ lệ phế phẩm cá biệt: áp dụng với doanh nghiệp sản xuất 1 sản phẩm
không chia thứ hạng.
+ Chỉ tiêu tỷ lệ phế phẩm bình quân: áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều
sản phẩm không chia thứ hạng.
Việc lựa chọn sử dụng chỉ tiêu nào để phân tích chất lượng quá trình sản xuất phải
phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất thực tế tại doanh nghiệp.
* Bước 3: Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan phục vụ cho quá trình phân tích
các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất về mặt quy mô và chất lượng đã được xác định ở
các bước trên. Việc thu thập tài liệu, số liệu phải đảm bảo tính chính xác, khách quan,
đầy đủ và có độ tin cậy cao. Sau đó, tiến hành điền số liệu tương ứng với các yếu tố tại
bảng 1.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tiểu luận 2
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------***------------- TÀI LIỆU HỌC TẬP TIỂU LUẬN 2 (Theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ) Số tín chỉ : 02 Ngành đào tạo: Quản trị Trình độ đào tạo: Đại học - Năm 2019 - MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. iii LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 ĐỀ TIỂU LUẬN 2 ............................................................................................................... 2 Phần I. XÂY DỰNG DỮ LIỆU ĐỀ BÀI .......................................................................... 12 MỤC ĐÍCH ................................................................................................................... 12 YÊU CẦU ..................................................................................................................... 12 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ........................................................................................ 12 1.1. Chọn và giới thiệu doanh nghiệp ....................................................................... 12 1.2. Mô tả quy mô và đặc điểm doanh nghiệp .......................................................... 13 1.3. Chọn những vấn đề phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........... 13 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................................ 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THU THẬP THỰC TẾ ............................................... 21 Phần II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỀ QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG ....... 22 MỤC ĐÍCH ................................................................................................................... 22 YÊU CẦU ..................................................................................................................... 22 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ........................................................................................ 22 2.1. Xác định chỉ tiêu phân tích từ dữ liệu thu thập trong thực tế ............................ 22 2.2. Tính toán, xử lý dữ liệu ...................................................................................... 23 2.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp ............................................................................ 33 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THU THẬP THỰC TẾ ............................................... 46 Phần III. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT ......................................................... 49 MỤC ĐÍCH ................................................................................................................... 49 YÊU CẦU ..................................................................................................................... 49 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ........................................................................................ 50 3.1. Xác định chỉ tiêu phân tích từ dữ liệu của đề bài phân tích ............................... 50 3.2. Tính toán, xử lý dữ liệu ...................................................................................... 50 3.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp ............................................................................ 57 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THU THẬP THỰC TẾ ............................................... 69 Phần IV. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH ......................................................... 72 ii MỤC ĐÍCH ................................................................................................................... 72 YÊU CẦU ..................................................................................................................... 72 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ........................................................................................ 72 4.1. Xác định chỉ tiêu phân tích từ dữ liệu của đề bài phân tích ............................... 72 4.2. Tính toán, xử lý dữ liệu ...................................................................................... 73 4.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp ............................................................................ 80 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THU THẬP THỰC TẾ ............................................... 89 Phần V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN ................................. 93 MỤC ĐÍCH ... a chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động đưa ra kết luận: Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về sức sinh lợi của vốn lưu động của doanh nghiệp lớn hơn 0, chứng tỏ sức sinh lợi của vốn lưu động kỳ thực tế tăng lên so với kế hoạch, đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về sức sinh lợi của vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 0, chứng tỏ sức sinh lợi của vốn lưu động kỳ thực tế không đổi so với kế hoạch, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về sức sinh lợi của vốn lưu động. 118 Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về sức sinh lợi của vốn lưu động của doanh nghiệp nhỏ hơn 0, chứng tỏ sức sinh lợi của vốn lưu động kỳ thực tế giảm so với kế hoạch, đây là tín hiệu không tốt, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. . Đánh giá chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động Dựa vào việc tính toán mức chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động đưa ra kết luận: Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp lớn hơn 0, chứng tỏ số vòng quay vốn lưu động kỳ thực tế tăng lên so với kế hoạch, đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp nhanh chóng tái đầu tư được vốn. Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 0, chứng tỏ số vòng quay vốn lưu động kỳ thực tế không đổi so với kế hoạch, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về số vòng quay vốn lưu động. Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp nhỏ hơn 0, chứng tỏ số vòng quay vốn lưu động kỳ thực tế giảm so với kế hoạch, đây là tín hiệu không tốt, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. . Đánh giá thời gian một vòng quay vốn lưu động Dựa vào việc tính toán mức chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu thời gian một vòng quay vốn lưu động đưa ra kết luận: Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về thời gian một vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp lớn hơn 0, chứng tỏ thời gian một vòng quay vốn lưu động kỳ thực tế tăng lên so với kế hoạch, đây là tín hiệu không tốt cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về thời gian một vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 0, chứng tỏ thời gian một vòng quay vốn lưu động kỳ thực tế không đổi so với kế hoạch, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về thời gian một vòng quay vốn lưu động. Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về thời gian một vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp nhỏ hơn 0, chứng tỏ thời gian một vòng quay vốn lưu động kỳ thực tế giảm so với kế hoạch, đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, thể hiện doanh nghiệp nhanh chóng tái đầu tư được vốn. . Đánh giá hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Dựa vào việc tính toán mức chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đưa ra kết luận: 119 Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp lớn hơn 0, chứng tỏ hệ số đảm nhiệm vốn lưu động kỳ thực tế tăng lên so với kế hoạch, đây là tín hiệu không tốt cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 0, chứng tỏ hệ số đảm nhiệm vốn lưu động kỳ thực tế không đổi so với kế hoạch, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Nếu mức chênh lệch tuyệt đối về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp nhỏ hơn 0, chứng tỏ hệ số đảm nhiệm vốn lưu động kỳ thực tế giảm so với kế hoạch, đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, thể hiện doanh nghiệp nhanh chóng tái đầu tư được vốn. - Đánh giá về số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp Dựa vào việc tính toán số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp đưa ra kết luận: Nếu kết quả nhỏ hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được vốn lưu động. Nếu kết quả lớn hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí vốn lưu động Nếu kết quả bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hợp lý. * Bước 2: Tìm nguyên nhân của những hạn chế. Sau khi đánh giá sự biến động của chỉ tiêu cần tiến hành tìm hiểu nguyên nhân thực tế dẫn tới những hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải. Nguyên nhân này có thế đến từ: trình độ quản lý của nhà quản trị, sự biến động của thị trường, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, sự chuyển dịch của các ngành kinh tế... Các nguyên nhân này cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu trên thực tiễn điều kiện của doanh nghiệp đang phân tích để làm cơ sở vững chắc cho quá trình đề ra giải pháp ở phần sau. * Bước 3: Đề xuất giải pháp Từ nguyên nhân tìm được và điều kiện thực tế của doanh nghiệp cần đề ra các giải pháp phù hợp và khả thi đồng thời cần đưa ra các kế hoạch cụ thể về thời gian, kết quả cần đạt được nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh để giúp việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới đạt kết quả và hiệu quả hơn nữa. Lưu ý tìm ra bao nhiêu nguyên nhân của những hạn chế tồn tại thì sẽ đưa ra bấy nhiêu giải pháp khắc phục. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Xác định chỉ tiêu phân tích từ dữ liệu của đề bài phân tích - Xác định được chính xác các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về hiệu quả sử dụng vốn lưu động bao gồm: sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động, các chỉ tiêu phả ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bao gồm: số vòng quay vốn lưu động, độ dài 1 vòng 120 quay vốn lưu động và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí giữa các kỳ. - Thu thập được số liệu thực tế tại doanh nghiệp tương ứng với các chỉ tiêu trên và điền vào các dòng tương ứng trong bảng 1 và bảng 3. Bảng 1: Tình hình kết quả sản xuất của doanh nghiệp năm N, N+1 Yếu tố ĐVT Năm N Năm N+1 KH TT 2. Tổng doanh thu bán hàng 3. Các khoản giảm trừ Trong đó: - Chiết khấu thương mại + SP A + SP B + SP C + ... - Giảm giá hàng bán + SP A + SP B + SP C + ... - Doanh thu hàng bán bị trả lại + SP A + SP B + SP C + ... - Thuế + SP A + SP B + SP C + ... 4. Tổng doanh thu thuần 5. Tổng lợi nhuận gộp 121 Bảng 3: Báo cáo chi tiết về 1 số yếu tố đầu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm N, N+1 Chỉ tiêu ĐVT Năm N Năm N+1 KH TT 18. Vốn lưu động bình quân * Tính toán, xử lý dữ liệu - Xác định được các công thức tính chỉ tiêu phản ánh sự biến động của vốn lưu động. - Thành thạo việc tính toán các chỉ tiêu ở 2 kỳ kỳ thực hiện và kỳ gốc để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá ở các bước sau. - Sử dụng phù hợp và chính xác các kỹ thuật của các phương pháp phân tích sự biến động của vốn lưu động. Trong đó, phải sử dụng thành thạo các phương pháp so sánh nhằm tính toán được sự biến động của các chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động. + Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động. + Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động. + Chỉ tiêu độ dài 1 vòng quay vốn lưu động. + Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. * Đánh giá và đề xuất giải pháp - Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động. Trong đó, phải đánh giá được sự biến động của: + Sức sản xuất của vốn lưu động, từ đó rút ra kết luận doanh nghiệp quản lý vốn lưu động tốt hay không. + Sức sinh lợi của vốn lưu động, từ đó rút ra kết luận doanh nghiệp quản lý vốn lưu động tốt hay không. + Số vòng quay của vốn lưu động, từ đó rút ra kết luận doanh nghiệp quản lý vốn lưu động tốt hay không, có nhanh chóng tái đầu tư được vốn lưu động vào quá trình sản xuất hay không. + Độ dài của 1 vòng quay vốn lưu động, từ đó rút ra kết luận doanh nghiệp quản lý vốn lưu động tốt hay không, có nhanh chóng tái đầu tư được vốn lưu động vào quá trình sản xuất hay không. + Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, từ đó rút ra kết luận doanh nghiệp quản lý vốn lưu động tốt hay không, có nhanh chóng tái đầu tư được vốn lưu động vào quá trình sản xuất hay không. + Doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động. 122 - Tìm ra nguyên nhân thực tế tại doanh nghiệp gây ra những hạn chế trong quá trình quản lý vốn. - Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THU THẬP THỰC TẾ * Xác định chỉ tiêu phân tích từ dữ liệu của đề bài phân tích Để thực hiện việc xác định các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động vốn lưu động, có thể tham khảo tại: + Mục 1.2, chương 1, Tài liệu học tập học phần Phân tích hoạt động kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. + Mục 6.3.3, chương 6, Tài liệu học tập học phần Phân tích hoạt động kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. + Các sách viết về phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh của các trường đại học trong và ngoài nước. + Tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo dựa vào công cụ tìm kiếm www.google.com.vn về phân tích tiêu thụ và lợi nhuận. + Số liệu và tài liệu thực tế phục vụ quá trình phân tích có thể được thu thập thông qua: . Bảng cân đối kế toán. . Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm. . Báo cáo lưu chuyên tiền tệ. . Thuyết minh báo cáo tài chính. . Các báo cáo kế toán nội bộ khác. * Tính toán, xử lý dữ liệu Để thực hiện việc tính toán và xử lý số liệu để phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động vốn lưu động, có thể tham khảo tại: + Mục 1.2, chương 1, Tài liệu học tập học phần Phân tích hoạt động kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. + Mục 6.3.3, chương 6, Tài liệu học tập học phần Phân tích hoạt động kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. + Các sách viết về phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh của các trường đại học trong và ngoài nước. + Tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo dựa vào công cụ tìm kiếm www.google.com.vn về phân tích tiêu thụ và lợi nhuận. 123 * Đánh giá và đề xuất giải pháp Có thể tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tại: - Các báo cáo kinh tế xã hội của Nhà nước hàng năm. - Các báo cáo về mức độ tăng trưởng của ngành qua các năm. 124 HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN 2 LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.1. Tổng quan về công ty 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 1.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 1.3. Đặc điểm sản xuất của công ty PHẦN II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỀ QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY 2.1. Phân tích kết quả sản xuất về mặt quy mô 2.1.1. Phân tích chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất 2.1.1.1. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất 2.1.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất 2.1.2. Phân tích chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng hàng hóa 2.1.2.1. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng hàng hóa 2.1.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng hàng hóa 2.1.3. Phân tích kết quả sản xuất trong mối quan hệ cân đối chủ yếu 2.2. Phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng TÓM TẮT PHẦN II PHẦN III. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 3.1. Phân tích yếu tố lao động 3.1.1. Phân tích sự biến động số lượng lao động 3.1.2. Phân tích sự biến động chất lượng lao động 3.1.3. Phân tích việc quản lý và sử dụng ngày công lao động 3.1.4. Phân tích việc quản lý và sử dụng giờ công lao động 3.1.5. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đặc thù về lao động lên sự biến động kết quả sản xuất 3.2. Phân tích yếu tố tài sản cố định 3.2.1. Phân tích sự biến động tài sản cố định 3.2.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị 3.2.3. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị 125 3.2.4. Phân tích việc quản lý và sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị 3.2.5. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đặc thù về máy móc thiết bị đến sự biến động của kết quả sản xuất TÓM TẮT PHẦN III PHẦN IV. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY 4.1. Phân tích giá thành 4.1.1. Phân tích sự biến động giá thành toàn bộ sản phẩm 4.1.2. Phân tích nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm so sánh được 4.1.2.1. Phân tích sự biến động chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được 4.1.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được 4.1.3. Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa 4.1.3.1. Phân tích sự biến động chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa 4.1.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa 4.2. Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành 4.2.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.2.1.1. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.2.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 4.2.2.1. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 4.2.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động khoản mục chi phí nhân công trực tiếp TÓM TẮT PHẦN IV PHẦN V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 5.1. Phân tích tình hình tiêu thụ 5.1.1. Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng 5.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu 5.1.3. Phân tích các chỉ tiêu hòa vốn 5.2. Phân tích lợi nhuận 5.2.1. Phân tích lợi nhuận gộp 126 5.2.1.1. Phân tích sự biến động lợi nhuận gộp 5.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động lợi nhuận gộp 5.2.2. Phân tích lợi nhuận thuần 5.2.2.1. Phân tích sự biến động lợi nhuận thuần 5.2.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động lợi nhuận thuần TÓM TẮT PHẦN V PHẦN VI. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 6.3. Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí TÓM TẮT PHẦN VI KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu học tập học phần phân tích hoạt động kinh doanh (2012), Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. 2. Các số liệu kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp sinh viên thu thập trong thực tế. 3. GVC Nguyễn Thị Mỵ (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê. 4. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2015), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 5. PGS.TS. Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình phân tích hoạt động tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 6. Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.
File đính kèm:
- tai_lieu_tieu_luan_2.pdf