Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển

Với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong quá trình cải cách việc huy động,

sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển, nhằm thực hiện Chương trình nghị sự Phát triển bền

vững đến năm 2030 và thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), báo cáo

này - với tiêu đề “Tài chính cho Phát triển bền vững ở Việt Nam”, cung cấp một cái nhìn tổng

quan về những thay đổi nhanh chóng trong bức tranh tài chính phát triển mà một nước có mức

thu nhập trung bình thấp như Việt Nam đang phải đương đầu. Sử dụng thấu kính Khung Tài

chính tích hợp quốc gia, báo cáo phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển và

các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam có so sánh với các nước khác (chủ yếu là các nước

trong khu vực ASEAN).

Mặc dù tổng nguồn lực tài chính phát triển (nguồn tài chính công quốc tế và trong nước, nguồn

tài chính tư nhân quốc tế và trong nước) ở Việt Nam đã tăng lên về quy mô nhưng tỷ trọng tài

chính phát triển so với GDP (và tỷ trọng tổng đầu tư so với GDP) đã sụt giảm từ năm 2007. Tỷ

trọng tổng đầu tư so với GDP của Việt Nam, từng đạt mức cao nhất trong các nước ASEAN -

hơn 30% GDP từ năm 2000 và đạt gần 40% GDP năm 2007 - bắt đầu sụt giảm từ năm 2007 và

xuống đến mức “bình quân” ASEAN (chưa đến 30% GDP) năm 2015. Tỷ trọng này tăng nhẹ

một lần nữa trong thời gian gần đây, cùng với đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Sự sụt giảm (giai đoạn 2008-2011) và phục hồi chậm tỷ trọng FDI trên GDP (giai đoạn 2012-

2015) và tài chính công trên GDP và tăng chậm tài chính tư nhân trong nước so với GDP (trong

cùng kỳ nghiên cứu) được nhận diện là những nguyên nhân chính góp phần dẫn đến tình trạng

sụt giảm tỷ trọng tài chính phát triển trên GDP và tỷ trọng đầu tư trên GDP, trong khi tỷ trọng

ODA trên GDP, OOF trên GDP và đặc biệt là kiều hối trên GDP vẫn duy trì tương đối ổn định.

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 1

Trang 1

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 2

Trang 2

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 3

Trang 3

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 4

Trang 4

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 5

Trang 5

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 6

Trang 6

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 7

Trang 7

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 8

Trang 8

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 9

Trang 9

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 116 trang baonam 11820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển

Tài liệu Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam - Đánh giá tình hình tài chính cho phát triển
1 
2 
LỜI MỞ ĐẦU 
Với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực cải cách việc huy động, sử dụng và quản 
lý tài chính cho phát triển, nhằm thực hiện Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 
2030, báo cáo “Tài chính cho Phát triển bền vững ở Việt Nam” cung cấp một cái nhìn tổng quan 
về những thay đổi trong bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam. Sử dụng thấu kính Khung 
Tài chính tích hợp quốc gia, báo cáo phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển 
và các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam có so sánh với các nước khác (chủ yếu là các 
nước trong khu vực ASEAN). 
Báo cáo nghiên cứu cho thấy sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và 
việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng 
nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Để bảo 
đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các SDGs, 
cần mở rộng diện thu thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu 
ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả chi tiêu 
chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ côngt. Báo cáo cũng nêu bật sự cần 
thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận Trợ giúp phát 
triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho 
phát triển, đồng thời tăng cường hiệu quả điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính khác 
nhau. 
Báo cáo nghiên cứu nhằm nêu bật những thách thức và cơ hội trong việc huy động nguồn tài 
chính phối hợp, đúng quy mô và cung cấp những hiểu biết sâu sắc cho việc tích hợp và sử dụng 
hiệu quả các nguồn lực tài chính (công, tư, trong nước và quốc tế) cho phát triển bền vững và 
thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam 
 __________________________
 Caitlin Wiesen 
 Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam
3 
LỜI CẢM ƠN 
Báo cáo nghiên cứu “Tài chính cho Phát triển bền vững ở Việt Nam” được Chương trình Phát 
triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đặt hàng, với nguồn tài trợ của UNDP và từ sáng kiến đánh giá 
tài chính cho phát triển của Trung tâm vùng UNDP đặt ở Băng-cốc (BRH/UNDP). Báo cáo 
được xây dựng như là một phần của nỗ lực triển khai tiếp theo của các đánh giá về tài chính phát 
triển, ở cấp độ ASEAN và cấp độ quốc gia thành viên ASEAN (trong đó có Việt Nam), nhằm 
đóng góp cho cuộc Tọa đàm ASEAN-Trung Quốc-UNDP “Tài trợ cho quá trình thực hiện các 
Mục tiêu Phát triển bền vững ở ASEAN”, được tổ chức ở Chiang Rai, Thái Lan (tháng 8.2017). 
Những nhận xét trong báo cáo này phù hợp với định hướng chung và khuôn khổ được đề ra tại 
sáng kiến đánh giá tài chính cho phát triển của BRH/UNDP. 
Báo cáo được một nhóm chuyên gia biên soạn, gồm TS Hồ Đình Bảo (Chuyên gia tư vấn trong 
nước, Giảng viên Khoa kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, làm Trưởng nhóm; TS Vũ 
Cương, Chuyên gia tư vấn trong nước, Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà 
Nội - người chịu trách nhiệm chuẩn bị các thông tin đầu vào về tài chính tư nhân và tài chính 
công quốc tế cho phát triển; và ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chuyên gia tư vấn - người chịu trách 
nhiệm chuẩn bị các thông tin đầu vào về tài chính công. Nghiên cứu này được thực hiện với sự 
đóng góp và giám sát chất lượng của ông Nguyễn Tiên Phong và TS Cengiz Ciban, chuyên gia 
của UNDP Việt Nam, với các dữ liệu đầu vào để so sánh quốc tế của Sáng kiến Phát triển (DI). 
Báo cáo cũng tiếp nhận thông tin từ một số tài liệu khác, trong đó có (i) “Tài trợ cho các Mục 
tiêu Phát triển bền vững ở ASEAN: Tăng cường khung tài chính tích hợp quốc gia nhằm thực 
hiện thành công Chương trình nghị sự 2030” và “Việt Nam: Tài trợ cho tương lai với khung tài 
chính tích hợp quốc gia” - là hai báo cáo nghiên cứu được DI biên soạn năm 2017 và được 
BRH/UNDP phát hành, làm thông tin đầu vào cho cuộc Tọa đàm ASEAN-Trung Quốc-UNDP, 
(ii) “Sắp xếp thứ tự ưu tiên ODA và các nguồn đầu tư công khác như là một phần của Chiến 
lược Quản lý nợ công khôn ngoan” do TS Jonathan Pincus biên soạn và được UNDP đặt hàng, 
làm thông tin đầu vào cho báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư “Định hướng cập nhật cho việc 
huy động, sử dụng và quản lý ODA, 2018-2020 và 2021-2025” và (iii) “Báo cáo khung” năm 
2017 do TS Jonathan Pincus biên soạn cho nghiên cứu về tài chính phát triển ở TP Hồ Chí Minh 
và được UNDP đặt hàng. 
Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan đã đóng góp những đề xuất và ý kiến bình luận 
quý giá trong quá trình xây dựng đề cương và soạn thảo báo cáo này, đó là Cục Quản lý nợ, Bộ 
Tài Chính, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung Tâm Vùng của UNDP tại Băng-
cốc và Văn phòng UNDP tại Việt Nam. 
Chú ý: Những quan điểm thể hiện trong báo cáo này là quan điểm riêng của các tác giả và không nhất thiết phản 
ánh quan điểm của UNDP, Liên Hợp Quốc hay bất kỳ cơ quan trực thuộc nào khác của các tổ ch ... ị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14.2.2015 về Đầu thư theo phương 
thức PPP và Thông tư số 02/2006/TT-BKHĐT ngày 1.3.2016 hướng dẫn việc sơ bộ lựa chọn, 
xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án đầu tư 
PPP. Khung điều tiết này được bổ sung bằng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26.11. 013 
và Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17.3.2015 điều chỉnh Luật Đấu thầu về vấn đề lựa chọn nhà 
đầu tư. 
Bộ KH-ĐT là cơ quan đầu mối về PPP và chủ trì nhóm công tác liên Bộ về vấn đề này. Bộ KH-
ĐT thành lập một đơn vị PPP và đang xây dựng một danh mục các đề xuất dự án với sự giúp đỡ 
của Bộ Công-Thương và chính quyền các tỉnh/ thành. Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về PPP được 
thành lập năm 2012 và do một Phó Thủ tướng làm chủ tịch. Ngoài ra, một Bộ, cơ quan ngang 
Bộ và các dự án PPP có thể thành lập một tổ điều phối PPP chịu trách nhiệm quản lý các dự án 
PPP đó. Khung pháp lý được cải tiến đã đưa đến một sự gia tăng số lượng các hợp đồng PPP. 
Đến giữa năm 2016, đã có 68 dự án BOT được xây dựng dưới sự quản lý của Bộ GT-VT ở các 
ngành đường bộ, đường cao tốc, sân bay và đường sắt. Danh mục các dự án mới, chủ yếu là các 
dự án đường sắt, có giá trị lên đến 176 tỷ USD, sau đó là các dự án điện lực và công nghiệp chế 
biến, chế tạo.41F42 Điều này cho thấy tiềm năng lớn lao của khu vực tư nhân trong việc huy động 
nguồn lực để thực hiện các kết quả phát triển, nhưng cần phải quản lý những rủi ro liên quan 
một cách cẩn trọng. Một cơ chế mạnh để điều phối, điều tiết và theo dõi các dự án PPP có thể 
bảo đảm rằng tiềm năng to lớn của cơ chế tài chính này được khai thác đầy đủ (kể cả tăng cường 
hiệu quả và diện bao phủ) và rằng PPP có thể góp phần vào việc thực hiện thành công các chỉ 
tiêu phát triển quốc gia và phát triển bền vững đã được đề ra. 
Ngoài ra, chính phủ đang thực hiện các bước đi nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; ví dụ 
bằng cách gỡ bỏ trở ngại cho việc tạo lập một môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, gỡ bỏ 
khoảng 3.500 giấy phép con áp đặt những điều kiện kinh doanh không cần thiết, tạo thuận lợi 
cho cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp và hạn chế các cuộc thanh tra 
của chính quyền đối với các doanh nghiệp. Nhờ những nỗ lực đó, số lượng các doanh nghiệp 
mới được thành lập lên đến con số kỷ lục 110.000 đơn vị năm 2016, tăng 16,2% so với năm 
2015. Hầu hết những doanh nghiệp mới được thành lập ở các ngành kinh doanh và buôn bán lẻ 
(35,4%), chế biến và chế tạo (13,4%) và xây dựng (13,2%). Số vốn đăng ký bình quân của các 
doanh nghiệp mới được thành lập lên đến con số kỷ lục năm 2016 trong khi tổng lượng vốn 
được đăng ký tăng vọt lên 48,1%.42F43 
Hội nhập kinh tế cũng là một yếu tố căn bản trong việc thu hút thêm vốn FDI (xem Chương 3 
để có thêm thông tin về FDI). Việt Nam đã xuất hiện như là một điểm đến đầu tư được ưa thích 
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc và, trong 
trung hạn và ngắn hạn, Việt Nam sẽ vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh về chi phí trong sản 
42 Phòng thí nghiệm tri thức PPP của Ngân hàng Thế giới. https://pppknowledgelab.org/countries/vietnam 
43 Tổng cục Thống kê. https://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=515&idmid=5&ItemID=18513 
113 
xuất. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương và đa 
phương với Hoa Kỳ. Hội nhập thương mại và kinh tế đã đem lại động lực cho phát triển kinh tế, 
đồng thời Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế cũng như công tác quản trị 
của mình, để đương đầu với những thách thức tiềm tàng của xu thế hội nhập kinh tế. Nhờ đó, 
Việt Nam đã ký được các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác thương mại, trong đó có 
Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. 
Khối cấu kiện 5: Theo dõi & đánh giá (M&E) 
Việt Nam có một văn hóa số liệu khá tốt và chính phủ có kinh nghiệm trong việc tích hợp các 
MDGs vào hệ thống theo dõi SEDS/SEDP quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam đang còn trong thời 
kỳ đầu của nỗ lực lập kế hoạch M&E về tiến độ hướng tới thực hiện các SDGs, mặc dù họ có 
kinh nghiệm phong phú về các MDGs. Số lượng quá nhiều các chỉ số SDGs và yêu cầu phân 
tách đã đặt ra thách thức lớn cho hệ thống số liệu thống kê ở một số lĩnh vực và sẽ cần tăng 
cường năng lực của hệ thống thống kê và lập kế hoạch của chính phủ ở các cấp khác nhau. 
Những thách thức này bao gồm việc chia sẻ và phổ biến số liệu minh bạch hơn; xây dựng và áp 
dụng các phương pháp thu thập số liệu sáng tạo hơn, kể cả sử dụng có hiệu quả hơn kho hồ sơ 
và dữ liệu lớn phong phú hiện có, và sử dụng công nghệ thông tin (IT); khuyến khích sự tham 
gia của khu vực ngoài nhà nước trong thu thập dữ liệu và theo dõi các SDGs; và áp dụng phương 
pháp tiếp cận dựa vào kết quả trong việc lập kế hoạch, M&E, đặc biệt gắn nguồn lực tài chính 
với kết quả phát triển. Tất cả những điều này được coi là có ý nghĩa then chốt để bảo đảm thành 
công. 
Tổng cục Thống kê được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống M&E đối với các SDGs. Để chuẩn 
bị, Tổng cục Thống kê đã tổ chức rà soát các chỉ số SDGs và so sánh chúng với bộ chỉ số hiện 
có trong Hệ thống Chỉ số thống kê quốc gia (NSIS), để đánh giá mức độ phù hợp của những chỉ 
số này với các chỉ số SDG toàn cầu. Cuộc rà soát, được thực hiện với sự giúp đỡ của Vụ Thống 
kê Liên Hợp Quốc, cho thấy rằng diện bao phủ của các chỉ số quốc gia nhìn chung là khá tốt. 
Số liệu cho 89 chỉ số đã sẵn có, trong đó 13 chỉ số được phản ánh tại các Niên giám thống kê 
của Tổng cục. Số liệu về 76 chỉ số khác có thể được tập hợp thông qua các cuộc khảo sát cụ thể 
hay thu thập từng phần bằng các nguồn dữ liệu khác. Tuy nhiên, việc thu thập số liệu cho bộ chỉ 
số còn lại theo báo cáo sẽ cần có sự tham gia của 22 Bộ và các cơ quan trung ương. 
Trong những năm tới đây, sẽ cần thêm nỗ lực để thiết lập một hệ thống M&E hoạt động thông 
suốt cho các SDGs ở Việt Nam. Các biện pháp thực hiện là cải tiến khung pháp luật cho công 
tác theo dõi; tăng cường cơ cấu tổ chức cho hệ thống các văn phòng của Tổng cục Thống kê; 
đưa vào thực hiện các phương pháp tiếp cận được quốc tế thừa nhận đối với số liệu thống kê; 
tăng cường áp dụng IT vào thực tế thống kê; xác định rõ ràng trách nhiệm và trách nhiệm giải 
trình của các cơ quan chính phủ khác nhau đối với việc thu thập dữ liệu, M&E và lập báo cáo; 
và lồng ghép các chỉ số SDGs vào hệ thống NSIS hiện hành cũng như hệ thống chỉ số thống kê 
của các ngành. 
Hiện Việt Nam đã có một hệ thống M&E cho SEDP. Hệ thống này, cùng với kinh nghiệm của 
Việt Nam trong việc lồng ghép M&E đối với các MDGs vào hệ thống theo dõi SEDS/SEDP, là 
một nền tảng tốt để M&E đối với việc thực hiện NAP và các SDGs. Tuy nhiên, vẫn còn một số 
114 
thách thức, như đưa các VSDGs cụ thể (vượt ra ngoài các chỉ số chung) vào SEDP quốc gia và 
vào SEDP các ngành và địa phương (và hệ thống NSIS và các hệ thống chỉ số thống kê ngành 
liên quan) và thiết lập mối liên kết giữa các mục tiêu/ chỉ tiêu phát triển và các chính sách, 
chương trình, dự án cụ thể. Cũng giống hệ thống thống kê ở cấp trung ương, bộ và địa phương 
và các báo cáo định kỳ quốc gia (như báo cáo về thực hiện SEPD và thực hiện các MDGs), việc 
theo dõi tiến độ thực hiện SEDP được thực hiện thông qua hệ thống báo cáo định kỳ của cơ quan 
công quyền các cấp. Hệ thống này bao gồm các báo cáo viết thường xuyên và các cuộc gặp mặt 
trực tiếp, thông qua đó để các cơ quan hành pháp nắm bắt tính hình phát triển kinh tế - xã hội 
và sử dụng ngân sách, đồng thời đưa ra giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những vấn đề nảy 
sinh. Tuy nhiên, những văn bản và cuộc gặp mặt này có thể là một gánh nặng hành chính và 
chưa có một mẫu báo cáo thống nhất nào để các chỉ số M&E được thu thập và lưu trữ thường 
xuyên và có tính hệ thống ở tất cả các cấp chính quyền. 
Hệ thống M&E hiện hành cho phép chính phủ theo dõi nỗ lực huy động nguồn lực tài chính ở 
một mức độ nhất định. Ví dụ các báo cáo hàng tháng, hàng quý giúp chính phủ nắm bắt thông 
tin về tình hình nguồn thu từ thuế (của Tổng cục Thuế), tình hình huy động ODA, đăng ký FDI 
và sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân (của Bộ KH-ĐT), tình hình nợ công và vay nợ 
công, chi tiêu ngân sách (của Bộ Tài chính), tình hình FDI và thị trường chứng khoán (của Ủy 
ban Chứng khoán quốc gia) và tình hình kiều hối và gửi ngân hàng của các cá nhân và doanh 
nghiệp (của SBV), v.v... Tuy nhiên, độ tin cậy và tính khách quan của một hệ thống như vậy là 
khá hạn chế, bởi tất cả các số liệu đều từ các cơ quan chính phủ. Do đó, những số liệu này có 
thể chỉ có mức độ giám sát độc lập hạn chế, ẩn chứa những tác động đến tiêu chuẩn chất lượng 
và tính tương thích về định nghĩa giữa các nguồn số liệu. 
Theo Luật Đầu tư công, các chương trình và dự án đầu tư công đều được đánh giá bằng các hình 
thức khác nhau, đó là đánh giá trước khi bắt đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh 
gia tác động. Tuy nhiên, việc tuân thủ những yêu cầu này được biết là khá lỏng lẻo. Việc nhấn 
mạnh nhiều hơn đến kết quả có thể hỗ trợ một phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn đối với M&E 
ở cấp độ dự án. 
Do thiếu một khung định hướng theo kết quả, ở cả hệ thống lập kế hoạch phát triển và hệ thống 
lập ngân sách, cho nên không thể liên kết đầu tư huy động trên thực tế với những kết quả thu 
được. Hướng đến tương lai, nguồn kinh phí từ NSNN sẽ được phân bổ để hỗ trợ nỗ lực M&E 
đối với quá trình thực hiện các SDG, trong đó có kinh phí cho thu thập số liệu và xây dựng báo 
cáo. Chuyển sang một hệ thống định hướng theo kết quả có thể hữu ích hơn trong việc giúp 
chính phủ thực hiện, theo dõi và đánh giá các chiến lược và chính sách tài chính. 
Khối cấu kiện 6: Trách nhiệm giải trình và đối thoại 
Chính phủ có thể xem xét việc xây dựng và tăng cường các cơ chế trách nhiệm giải trình và đối 
thoại thường xuyên, nhằm củng cố niềm tin và huy động thêm nhiều tài chính từ các đối tác 
ngoài chính phủ. Tương tự như vậy, chính phủ cũng có thể tính đến việc làm thế nào để chứng 
tỏ rằng ý kiến của người dân được phản ánh vào các kế hoạch quốc gia. 
Các diễn đàn đối thoại giữa chính phủ và các đối tác khác có vai trò quan trọng trong việc xây 
dựng niềm tin và hình thành chính sách xung quanh các loại hình tài chính và đầu tư mà những 
115 
nhóm đối tác này có thể cung cấp cho sự nghiệp phát triển bền vững. Đối thoại là một cơ sở để 
điều chỉnh và làm cho chính sách của chính phủ trở nên nhạy bén hơn, nhằm bảo đảm chính 
sách định ra vai trò thiết thực cho các loại hình tài chính trong các kế hoạch quốc gia, khắc phục 
có hiệu quả những trở ngại đối với đầu tư tư nhân và tạo ra những biện pháp kích thích hoặc cơ 
chế đưa đến tác động tích cực đối với tất cả các khía cạnh của phát triển bền vững. Đối thoại 
trong suốt chu kỳ chính sách có thể cung cấp thông tin về mức độ hiệu quả của quá trình thực 
hiện và những cuộc kiểm điểm sau can thiệp. Dường như những diễn đàn như vậy vẫn còn hạn 
chế trong bối cảnh của Việt Nam, mặc dù NAP có quy định rằng các đợt tuyên truyền và vận 
động sẽ được phát động để nâng cao nhận thức của người dân về quá trình thực hiện các SDGs. 
Ở cấp độ quốc gia, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF), được triệu tập thường niên, là nơi để 
chính phủ và các nhà tài trợ trao đổi về tình hình phát triển KT-XH của đất nước và các chiến 
lược, chính sách phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, VDF là cuộc đối thoại chính sách cấp cao 
giữa chính phủ và các đối tác phát triển mà ở đó sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự ở cấp 
cơ sở và cộng đồng doanh nghiệp là rất hạn chế. Một kênh quan trọng cho cộng đồng doanh 
nghiệp là Diễn đàn Kinh doanh Việt nam (VBF), do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. VBF là một 
diễn đàn để Thủ tướng tìm hiểu những trở ngại về mặt hành chính đối với môi trường kinh doanh 
ở Việt Nam. Cùng với những nỗ lực khác để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, VBF đã 
đưa đến những cải thiện, như gỡ bỏ tình trạng quan liêu và các thủ tục hành chính rườm rà vốn 
đã là trở ngại cho sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân. 
Mặc dù SEDP đã có một hệ thống M&E nhưng, theo báo cáo, tính hiệu quả của nó là khá hạn 
chế, do thiếu một cơ chế trách nhiệm giải trình có hiệu quả, trong đó có cả tình trạng thiếu một 
hệ thống theo dõi độc lập và các cơ chế còn quá yếu kém để xã hội dân sự và các đối tác phi 
chính phủ nói lên tiếng nói và chia sẻ quan điểm của họ. Mặc dù người ta đã cố gắng thu hút sự 
tham gia của công chúng và tạo lập thêm các diễn đàn để thông tin đến các đối tác phi chính 
phủ, nhưng hãy còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của những cơ chế này. 
Nói một cách tổng quát nhất, sự giám sát của công chúng là mang tính bắt buộc, như quy định 
tại nhiều văn bản pháp luật như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và Pháp lệnh về 
Dân chủ ở cấp cơ sở.43F44 Tham khảo ý kiến người dân là điều bắt buộc khi các luật pháp, chính 
sách quan trọng được soạn thảo và việc lập kế hoạch và hoàn chỉnh ngân sách được công bố 
trước người dân. Việc thực hiện các dự án đầu tư công quy mô nhỏ phải có sự giám sát của cộng 
đồng dân cư và quyền của công dân được biết, được bàn và được kiểm tra đã được quy định rõ 
ràng tại nhiều văn bản luật pháp khác nhau. Tuy nhiên, việc thực thi những quyền này còn nhiều 
hạn chế, và vẫn chưa có một cơ chế minh bạch nào để bảo đảm rằng tiếng nói của những người 
dân “chân chính” được lắng nghe, hành động được thực hiện và quyền được trả lời của công 
chức được bảo đảm. 
Chưa có cơ chế cụ thể nào được thiết lập để huy động sự tham gia của người dân vào quá trình 
thực hiện các SDGs. Tuy nhiên, để thực hiện SEDP và điều hành ngân sách, chính phủ đã đưa 
44 Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở các xã, phường và thị trấn. 
116 
vào thực hiện một số cơ chế. NAP đề ra một số quy trình ra quyết định nhạy bén “mang tính bao 
trùm, có sự tham gia của người dân và có tính đại diện ở tất cả các cấp”. Điều cực kỳ quan trọng 
là, NAP hướng tới việc tạo lập các cơ chế cho phép người dân tham gia vào công tác quản lý 
Nhà nước và xã hội, với sự công khai và minh bạch trong “tiếp thu và trả lời ý kiến phản hồi, 
bình luận và khiếu nại của người dân”.4F45 Việt Nam sẽ trình bày báo cáo Kiểm điểm Quốc gia 
tình nguyện tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về Phát triển bền vững (HLPF) năm 2018, cho nên 
báo cáo kiểm điểm này cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của xã hội dân sự, khu vực tư nhân 
và các nhóm đối tác khác. 45F46 Như vậy, vấn đề không phải là sự tồn tại của một cơ chế phù hợp 
mà là ở sự thực thi có hiệu quả. Trước khi quá trình xây dựng SDSF khởi động, chính phủ có 
thể xem xét một số cách thức bổ sung để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình 
liên quan đến việc sử dụng tài chính phát triển, như các diễn đàn có sự tham gia nhiều hơn của 
người dân. 
45 Kế hoạch Hành động quốc gia. 
the-2030-sustainable-development-agenda.html 
46 Viện Quốc tế về phát triển bền vững.  

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tai_chinh_cho_phat_trien_ben_vung_o_viet_nam_danh_g.pdf