Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc

Tóm tắt: Đề tài này thảo luận tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về

môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch

biển đảo Việt Nam – cụ thể tại đảo Phú Quốc. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai

đoạn: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến

tính SEM được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên

cứu. Kết quả thu được qua dữ liệu thu thập từ 120 đối tượng du khách đã từng đi du

lịch Phú Quốc từ năm 2014 đến nay đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa các yếu

tố: Sự hiểu biết về môi trường, Độ nhạy cảm về môi trường, Sự gắn bó điểm đến tới

Hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường du lịch biển đảo Việt Nam, cụ thể ở

Phú Quốc.

Từ khóa: Sự hiểu biết về môi trường; Độ nhạy cảm về môi trường; Sự gắn bó điểm

đến; hành vi trách nhiệm của du khách; Du lịch bền vững; Phát triển bền vững.

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 1

Trang 1

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 2

Trang 2

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 3

Trang 3

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 4

Trang 4

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 5

Trang 5

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 6

Trang 6

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 7

Trang 7

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 8

Trang 8

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 9

Trang 9

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 9140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc

Tài liệu Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
177 
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐỘ 
NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ GẮN BÓ ĐIỂM 
ĐẾN TỚI HÀNH VI TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI MÔI 
TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP 
PHÚ QUỐC 
Nhóm tác giả: 
Trần Huy Lương_ LH01_Khóa 42 
Phan Minh Anh_LH01_Khóa 42 
Nguyễn Đỗ Quang Huy_LH01_Khóa 42 
GVHD: 
ThS. Phạm Tô Thục Hân 
Tóm tắt: Đề tài này thảo luận tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về 
môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch 
biển đảo Việt Nam – cụ thể tại đảo Phú Quốc. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai 
đoạn: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến 
tính SEM được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên 
cứu. Kết quả thu được qua dữ liệu thu thập từ 120 đối tượng du khách đã từng đi du 
lịch Phú Quốc từ năm 2014 đến nay đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa các yếu 
tố: Sự hiểu biết về môi trường, Độ nhạy cảm về môi trường, Sự gắn bó điểm đến tới 
Hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường du lịch biển đảo Việt Nam, cụ thể ở 
Phú Quốc. 
Từ khóa: Sự hiểu biết về môi trường; Độ nhạy cảm về môi trường; Sự gắn bó điểm 
đến; hành vi trách nhiệm của du khách; Du lịch bền vững; Phát triển bền vững. 
1. GIỚI THIỆU 
Là một nước tiềm năng phát triển du lịch biển đảo với hơn 3260 km đường bờ biển 
và 2773 đảo ven bờ. Trong đó, Phú Quốc là trung tâm phát triển du lịch biển của 
vùng biển phía Nam; Dưới ảnh hưởng của dự thảo luật đặc khu thì bối cảnh bất động 
sản nghỉ dưỡng ở đây đang bùng nổ. Việc khai thác du lịch biển ở Phú Quốc gắn liền 
với hành vi của con người do đó sẽ gây nên những tác động hai chiều giữa lợi ích về 
kinh tế và tình trạng của môi trường thiên nhiên. Vậy nên, việc bảo tồn môi trường 
cũng như hệ sinh thái biển đảo ở Phú Quốc là rất quan trọng và cần thiết. Trong đó, 
nhận thức và thái độ của du khách về môi trường có tác động trực tiếp đến hành vi 
trách nhiệm đối với môi trường. 
Trước đó đã có nhiều nghiên cứu về hành vi trách nhiệm của du khách đến môi 
trường. Nhóm tác giả đã tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần 
đây có liên quan đến đề tài này được thực hiện ở các điểm đến quốc tế khác nhau 
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
178 
trên thế giới và nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đó chỉ tìm hiểu các yếu tố riêng 
lẻ tác động lên hành vi của con người đến môi trường (Cheng & Huang, 2013). Vì 
vậy, nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ làm rõ mối quan hệ trung gian và các ảnh 
hưởng lẫn nhau giữa các biến, cụ thể mức độ hiểu biết của du khách về môi trường ở 
đảo Phú Quốc cao hơn sẽ mang lại những tác động tích cực lên các mối quan tâm 
đến đảo. Từ đó tạo nên các cảm giác gắn bó tích cực đối với đảo. Xuất phát từ những 
tâm lý tích cực du khách sẽ có những hành vi có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi 
trường biển đảo ở Phú Quốc, mặt khác, khi du khách đã có những mối quan tâm về 
ảnh hưởng của các hoạt động du lịch, các tác động của con người lên môi trường 
biển đảo thì khả năng cao phát triển tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ 
môi trường. 
Các kết quả tích cực của bài nghiên cứu như là thước đo cho các cơ quan chức năng 
trong việc giáo dục sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường cho 
người dân và hướng họ đến những hành vi trách nhiệm của du khách đúng đắn để có 
những tác động tốt lên môi trường. Mô hình của bài nghiên cứu này là tiền đề cho 
các nghiên cứu sau này lên các đối tượng, phạm vi khác ở Việt Nam và xa hơn là khu 
vực Châu Á và cũng có thể được khái quát ở những đối tượng khác có cùng mối 
quan tâm - Là các vấn đề với môi trường như các điểm du lịch sinh thái, khu bảo tồn 
thiên nhiên, khu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1. Các khái niệm nghiên cứu 
Sự hiểu biết về môi trường 
Theo các nhà nghiên cứu môi trường (Amy, 1994; Huang & Shin, 2009) thì sự hiểu 
biết về môi trường chính là mức độ quan tâm đến môi trường tự nhiên và được xác 
định như là một sự hiểu biết đại chúng bao gồm: Bảo vệ môi trường, môi trường tự 
nhiên, hệ sinh thái và các thành phần trong hệ sinh thái. 
Bên cạnh đó, Viện Môi trường Phần Lan (Finnish Environment Institute, 2000) đã 
chỉ ra rằng: Sự khác nhau về kiến thức sẽ dẫn đến những hành động khác biệt đối với 
môi trường. Chính vì vậy, mức độ của hiểu biết sẽ khác nhau đối với từng nhóm đối 
tượng. 
Việc nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết của người dân vẫn là yếu tố then chốt 
trong việc gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học của biển 
đảo. Đồng thời, nghiên cứu của 2 nhà khoa học môi trường Wurzinger & Johansson 
(2006) về sự hiểu biết và độ nhạy cảm về môi trường cũng đã lý giải thêm rằng: 
Những du khách có sự am hiểu, có kiến thức phong phú về môi trường sẽ quan tâm 
nhiều hơn về những vấn đề môi trường của địa điểm tham quan và ngược lại. Sivek 
và Hungerford (1990) đã chỉ  ... hiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
189 
a hóa 
H1 0.70
5 
0.74
7 
0.15
4 
4.86
4 
*** Chấp nhận 
H2 0.24
5 
0.31
6 
0.13
0 
2.43
4 
0.0
15 
Chấp nhận 
H3 0.26
7 
0.31
9 
0.11
6 
2.75
6 
0.0
06 
Chấp nhận 
H4 0.45
7 
0.42
4 
0.09
2 
4.60
0 
*** Chấp nhận 
(Nguồn: từ kết quả tính toán của nhóm tác giả) 
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Đóng góp về mặt lý thuyết 
Trong bối cảnh du lịch biển đảo ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tình hình du lịch ở 
Phú Quốc, nghiên cứu đã có những kết quả phù hợp với các dữ liệu đã thu được. Các 
giả thuyết đã được chấp nhận có tính tương đồng cao và hoàn toàn phù hợp với 
nghiên cứu trước của Cheng & Wu (2015) trong khoảng thời gian gần đây. Nghiên 
cứu đã khẳng định Sự hiểu biết về môi trường tác động cùng chiều đến Độ nhạy cảm 
về môi trường; Độ nhạy cảm về môi trường tác động cùng chiều đến Sự gắn bó điểm 
đến và Hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch; Sự gắn bó điểm đến tác động 
cùng chiều lên Hành vi trách nhiệm đối với môi trường. 
Hệ số β đã chuẩn hóa (theo bảng 5) cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến 
thái độ hành vi trách nhiệm của người dân và du khách đối với môi trường du lịch 
biển đảo. Thông qua các kết quả phân tích SEM thể hiện các nhân tố tác động đến 
Hành vi trách nhiệm của khách du lịch đến môi trường biển đảo, các kết quả chỉ ra 
rằng Sự gắn bó điểm đến có tác động trực tiếp và mạnh nhất (β = 0.457) và còn lại là 
Độ nhạy cảm về môi trường có tác động trực tiếp (β = 0.267) đối với Hành vi trách 
nhiệm đối với môi trường. Độ nhạy cảm về môi trường tác động trực tiếp lên Sự gắn 
bó đối với điểm đến là yếu nhất (β = 0.245) và kém hơn sự tác động của biến đến 
Hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo (β = 0.267). Từ các kết quả 
trên nhóm tác giả nhận ra rằng những hành vi trách nhiệm đối với du lịch biển đảo 
của người dân và khách du lịch chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể nhất bởi yếu 
tố tâm lý gắn bó đối với điểm đến và một phần chịu sự ảnh hưởng bởi tâm lý nhạy 
cảm đối với môi trường của người dân và du khách. Có thể kết luận rằng: Việc yêu 
thích điểm đến du lịch khiến du khách có trách nhiệm với môi trường hơn; đặc biệt 
trong bối cảnh du lịch biển đảo đang phát triển ở Việt Nam như hiện nay. Đồng thời, 
du khách Việt Nam dần trở nên văn minh hơn khi họ chứng kiến những tác động tiêu 
cực đến môi trường. Điều đó khiến du khách một phần tự điều chỉnh hành vi của 
mình có trách nhiệm với môi trường hơn khi đi du lịch đặc biệt là du lịch ở biển đảo. 
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
190 
Ngoài ra, yếu tố sự hiểu biết về môi trường có tác động khá lớn và trực tiếp đến Độ 
nhạy cảm về môi trường (β = 0.705), giúp nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng việc du 
khách có những hiểu biết, những kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên 
nhiên du lịch biển đảo tác động mạnh mẽ đến độ nhạy cảm của họ đối với điểm du 
lịch biển đảo. Như đã đề cập ở trên, du khách Việt Nam khi đi du lịch dần có những 
biểu hiện văn minh hơn nên những tác động mạnh mẽ của yếu tố sự hiểu biết về môi 
trường lên độ nhạy cảm về môi trường là hoàn toàn hợp lý. Tác động mạnh mẽ trên 
là cơ sở để giải thích tác động trực tiếp của yếu tố độ nhạy cảm về môi trường lên sự 
gắn bó đối với điểm đến (β = .245) và cũng giải thích cho tác động gián tiếp của yếu 
tố sự hiểu biết về môi trường lên yếu tố sự gắn bó đối với điểm đến. 
Đóng góp về mặt thực tiễn 
Kết quả của nghiên cứu về “Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm 
về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm của du khách đối với 
môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường hợp Phú Quốc” cung cấp cho các nhà 
quản lý du lịch những khám phá mới mẻ về thái độ và hành vi của du khách đối với 
môi trường. 
Dựa trên những kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết, nhóm tác giả xin đưa ra một số 
kiến nghị về mặt thực tiễn như sau: 
1. Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và quan tâm về môi trường 
Chúng ta luôn rất cần phổ biến rộng rãi hơn đối với du khách về những kiến thức 
môi trường cũng như bảo vệ môi trường biển đảo trong hoạt động du lịch để du 
khách Việt Nam trở nên văn minh hơn khi tham gia du lịch biển bảo. 
2. Thông qua các chiến dịch về môi trường 
Tổ chức các triển lãm tại các bãi biển về các sản phẩm tái chế từ rác thải, hay các 
tranh ảnh về tác động tiêu cực của du lịch đến tài nguyên tự nhiên tại Phú Quốc. Bên 
cạnh đó, cần chú trọng thực hiện các chiến dịch về môi trường dựa trên các phân 
khúc du khách như trong bài nghiên cứu, ví dụ: “Biển Việt Nam xanh”, “Hãy làm 
sạch biển”, nhằm xây dựng cho du khách một cái nhìn cụ thể, khách quan về hành 
vi trách nhiệm đối với môi trường. 
3. Nhắn gửi thông điệp hướng đến hành động đẹp 
Thông điệp về môi trường cần được in vào brochure của các công ty du lịch, in bằng 
giấy hay trình chiếu bằng các bảng điện tử tại điểm đến nhằm mang đến cho du 
khách sự hiểu biết về tầm quan trọng của tài nguyên du lịch biển đảo 
4. Thông qua hướng dẫn viên của các chương trình du lịch 
Những kiến thức về môi trường cần được hướng dẫn viên giới thiệu đến du khách 
một cách thường xuyên, rõ ràng và chi tiết. Những gì cần được giới thiệu không chỉ 
là kiến thức về môi trường, mà còn có kiến thức về phát triển du lịch bền vững hay 
cụ thể hơn là bảo vệ môi trường tại chính điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, hướng dẫn 
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
191 
viên còn đề xuất cho du khách sử dụng những vật dụng cá nhân thân thiện với môi 
trường, chỉ dẫn và giải thích những hoạt động có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi 
trường, cảnh quan thiên nhiên. 
5. Gia tăng sự gắn bó giữa con người đối với điểm đến du lịch 
Các hoạt động về nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về môi trường cần được tiến 
hành một cách chặt chẽ và thường xuyên nhất. Ngoài ra, việc đón nhận một cách cởi 
mở và thân thiện của cộng đồng địa phương cũng là một khía cạnh đáng lưu tâm vì 
nó có thể tạo được hình ảnh điểm đến khiến du khách thoải mái và có cảm giác an 
toàn, hứng thú với điểm du lịch. 
6. Thực thi các chính sách phù hợp và hiệu quả 
Những nhà chủ đầu tư, các bên tham gia khai thác hoạt động du lịch tại đảo Phú 
Quốc nên có giải pháp góp phần phát triển du lịch biển đảo tại đây một cách bền 
vững. Chính phủ cùng các Sở, ban ngành liên quan cần ban hành điều lệ liên quan 
đến bảo vệ, bảo tồn môi trường biển đảo trong khai thác các loại hình du lịch tại Phú 
Quốc. Cụ thể, các dự án, công trình về khai thác du lịch bắt buộc thực hiện đánh giá 
tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, báo cáo đánh 
giá tác động môi trường phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi 
công dự án đầu tư. 
Chính phủ cần phải ban hành những quyết định, điều lệ liên quan nhằm tránh việc 
đầu tư cơ sở hạ tầng, địa ốc hoặc các dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịzch gây nên 
sức ép đến hệ sinh thái cảnh quan của quần đảo, của biển và vườn quốc gia trong khu 
vực. 
Việc định hướng quy hoạch khu du lịch phải đặc biệt lưu tâm đến môi trường tự 
nhiên của biển, thảm thực vật, rặng san hô biển, bờ biển,. Ngoài ra, việc quy hoạch 
các khu du lịch cũng phải hài hoà với khu dân cư, làng chài, và các thắng cảnh của 
hòn đảo. Song song đó, hệ thống cấp thoát, xử lý nước cũng nên được đầu tư, tránh 
việc thải trực tiếp ra biển mà không qua xử lý. 
Quan trọng hơn, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cần 
khuyến khích các hãng lữ hành sáng tạo, thiết kế, xây dựng được các sản phẩm du 
lịch đặc trưng của Phú Quốc nhưng gắn liền với phát triển bền vững. 
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 
Bài nghiên cứu trên sử dụng hai phương pháp là nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và 
nghiên cứu định lượng. Việc thay đổi cách thức nghiên cứu kết hợp giữa định tính và 
định lượng sẽ tăng tính khách quan cho nghiên cứu trong tương lai. Vì nghiên cứu 
định tính sẽ biết được chính bản thân du khách nghĩ gì các vấn đề môi trường biển 
đảo, việc thu thập các ý kiến cá nhân sẽ phản ảnh thực tế và đưa ra cái nhìn trực quan 
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
192 
hơn. Hơn hết là sẽ phù hợp với bối cảnh du lịch đại chúng ngày càng phát triển. Từ 
đó cho kết quả chính xác, khách quan hơn. 
Bên cạnh đó, đối tượng tham gia khảo sát 100% là khách nội địa, chỉ phản ánh một 
phần nhận thức và suy nghĩ của du khách về vấn đề môi trường biển đảo. Nhóm tác 
giả chưa tiếp cận được đến khách du lịch quốc tế tham gia du lịch tại Phú Quốc nên 
chưa có số liệu, thông tin cũng như suy nghĩ của họ về vấn đề mà nhóm tác giả đang 
nghiên cứu. Mặt khác, việc khảo sát được thực hiện với số lượng mẫu chưa nhiều 
nên khả năng phản ánh thực tế cũng chưa thực sự cao. Nếu số lượng mẫu tăng thêm 
có thể dẫn đến thay đổi kết quả của nghiên cứu này. Mặt khác, khi thực hiện khảo 
sát không thể tránh khỏi việc đối tượng khảo sát không hiểu được câu hỏi dẫn đến 
chọn đáp án một cách cảm tính, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho kết quả 
nghiên cứu có thể bị sai lệch thực tế. 
Ngoài ra, đối tượng của nghiên cứu này chỉ tập trung vào du khách, trong khi đó 
trách nhiệm đối với môi trường du lịch còn bao gồm nhiều đối tượng khác như các 
nhà cung ứng dịch vụ du lịch (phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú địa phương, 
khu vui chơi giải trí, điểm tham quan,), người dân địa phương và những đối tượng 
khác tham gia vào hoạt động du lịch . Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể tiến 
hành nghiên cứu với phạm vi rộng hơn về ảnh hưởng của các bên tham gia vào hoạt 
động du lịch đối với môi trường. 
Một hạn chế khác của nghiên cứu này đó là chỉ tập trung vào đảo Phú Quốc; các 
nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng nghiên cứu theo khu vực hoặc theo tuyến, 
theo thị trường,.. để khám phá được các đặc trưng, tính chất khác của môi trường tại 
điểm du lịch. Mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này đã chứng minh mối quan hệ 
giữa bốn biến. Các nhà nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào các biến số 
khác, chẳng hạn như thái độ của du khách đối với phát triển du lịch bền vững và sự 
hỗ trợ của cộng đồng địa phương cho du lịch bền vững để có thể có cách tiếp cận 
mới mẻ hơn về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả của hành vi trách nhiệm đối với 
môi trường du lịch. 
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
193 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Arcury, T. A. (1990). Environmental attitude and environmental knowledge. Human 
organization, 300-304. 
Bohdanowicz, P. (2006). Environmental awareness and initiatives in the Swedish 
and Polish hotel industries—survey results. International Journal of Hospitality 
Management, 25(4), 662-682. 
Bradley, J. C., Waliczek, T. M., & Zajicek, J. M. (1999). Relationship between 
environmental knowledge and environmental attitude of high school students. The 
Journal of Environmental Education, 30(3), 17-21. 
Chen, C.-L., & Bau, Y.-P. (2016). Establishing a multi-criteria evaluation structure 
for tourist beaches in Taiwan: A foundation for sustainable beach tourism. Ocean & 
Coastal Management, 121, 88-96. 
Cheng, T.-M., C. Wu, H., & Huang, L.-M. (2013). The influence of place attachment 
on the relationship between destination attractiveness and environmentally 
responsible behavior for island tourism in Penghu, Taiwan. Journal of Sustainable 
Tourism, 21(8), 1166- 1187. 
Cheng, T.-M., & Wu, H. C. (2015). How do environmental knowledge, 
environmental sensitivity, and place attachment affect environmentally responsible 
behavior? An integrated approach for sustainable island tourism. Journal of 
Sustainable Tourism, 23(4), 557-576. 
Eusébio, C., Vieira, A. L., & Lima, S. (2018). Place attachment, host–tourist 
interactions, and residents’ attitudes towards tourism development: the case of Boa 
Vista Island in Cape Verde. Journal of Sustainable Tourism, 26(6), 890-909. 
Fryxell, G. E., & Lo, C. W. (2003). The influence of environmental knowledge and 
values on managerial behaviours on behalf of the environment: An empirical 
examination of managers in China. Journal of business ethics, 46(1), 45-69. 
Hai, M. A., & Alamgir, M. B. (2017). Local Community Attitude and Support 
Towards Tourism Development at Saint Martin Island, Bangladesh: Local 
Community Attitude and Support. International Journal of Tourism and Hospitality 
Management in the Digital Age (IJTHMDA), 1(2), 32-41. 
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
194 
Hanafiah, M. H., Jamaluddin, M. R., & Zulkifly, M. I. (2013). Local community 
attitude and support towards tourism development in Tioman Island, Malaysia. 
Procedia- Social and Behavioral Sciences, 105, 792-800. 
Hair, J. F., Black W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2006). 
Multivariate Data Analysis, 6th Ed, Upper Saddle River, NJ: Prentice–Hall. 
Ho, J. A., Chia, K. W., Ng, S. I., & Ramachandran, S. (2017). Problems and 
stakeholder responsibilities in island tourism: The case of Tioman Island in 
Malaysia. Journal of Hospitality & Tourism Research, 41(4), 445-474. 
Jackie Ong, L. T., & Smith, R. A. (2014). Perception and reality of managing 
sustainable coastal tourism in emerging destinations: the case of Sihanoukville, 
Cambodia. Journal of Sustainable Tourism, 22(2), 256-278. 
Kline, R. B. (2011). Principles and practice of structural equation modelling, 3rd 
Ed., New York: Guilford Press. 
Lee, T. H., & Jan, F.-H. (2015). The influence of recreation experience and 
environmental attitude on the environmentally responsible behavior of community-
based tourists in Taiwan. Journal of Sustainable Tourism, 23(7), 1063-1094. 
Lozoya, J. P., Sardá, R., & Jiménez, J. A. (2014). Users expectations and the need 
for differential beach management frameworks along the Costa Brava: Urban vs. 
natural protected beaches. Land Use Policy, 38, 397-414. 
Presenza, A., Del Chiappa, G., & Sheehan, L. (2013). Residents’ engagement and 
local tourism governance in maturing beach destinations. Evidence from an Italian 
case study. Journal of Destination Marketing & Management, 2(1), 22-30. 
Ram, Y., Björk, P., & Weidenfeld, A. (2016). Authenticity and place attachment of 
major visitor attractions. Tourism Management, 52, 110-122. 
Ramkissoon, H. (2016). Place satisfaction, place attachment and quality of life: 
Development of a conceptual framework for island destinations. Sustainable Island 
Tourism: Competitiveness and Quality of Life; Modica, P., Uysal, M., Eds, 106-116. 
Ramsey, C. E., & Rickson, R. E. (1976). Environmental knowledge and attitudes. 
The Journal of Environmental Education, 8(1), 10-18. 
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 
195 
Ribeiro, M. A., Valle, P. O. d., & Silva, J. A. (2013). Residents’ attitudes towards 
tourism development in Cape Verde Islands. Tourism Geographies, 15(4), 654-679. 
Vaske, J. J., & Kobrin, K. C. (2001). Place attachment and environmentally 
responsible behavior. The Journal of Environmental Education, 32(4), 16-21. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tac_dong_cua_su_hieu_biet_ve_moi_truong_do_nhay_cam.pdf