Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ

1. Làm nổi bật nội dung chính bằng những câu khái quát ngắn gọn

Tập thói quen kể lại cho đồng nghiệp nghe nội dung chính của những quyển sách hoặc bài báo mà bạn đã đọc,

hoặc nội dung của những buổi hội thảo mà bạn đã tham dự. Hãy lựa chọn những đề tài mà bạn tin chắc là họ sẽ

hào hứng lắng nghe. Chủ đề nói chuyện của bạn phải liên quan đến công việc của họ, hoặc một chương trình truyền

hình vui nhộn hay bất cứ gì phù hợp với hoàn cảnh và người nghe.

Bạn có thể sử dụng 5 loại câu hỏi mà các nhà báo thường dùng để tóm tắt lại nội dung buổi nói chuyện:

Ai? Việc gì? Ở đâu? Khi nào? và Tại sao?

Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với đồng nghiệp hoặc khách hàng trước buổi họp bàn về kế hoạch kinh

doanh tháng tới, bạn có thể gợi chuyện như sau: “Tối qua, tôi có dự một hội thảo về nghệ thuật nói trước công

chúng. Diễn giả rất chuyên nghiệp và tất cả những người tham gia đều được mời đứng trước nhóm để thực hành

thuyết trình trong vòng 3 phút về bất cứ đề tài gì họ thích”.

Nếu đồng nghiệp của bạn thể hiện sự quan tâm, bạn hãy miêu tả ngắn gọn những điều bạn đã học được

hoặc ấn tượng sâu đậm nhất đối với bạn của buổi hội thảo đó. Nếu thời gian cho phép, bạn hãy chia sẻ với

họ một vài chi tiết đầy màu sắc về một hoạt động hay chủ đề mà bạn cảm thấy thú vị nhất trong hội thảo.

2. Chọn ngôn từ chính xác và dễ hiểu

Đã bao giờ bạn nói chuyện với một người luôn cố gây ấn tượng với bạn bằng cách dùng những từ ngữ cao

siêu, khó hiểu nhưng rỗng tuếch chưa? Cảm giác của bạn thế nào? Tôi nghĩ bạn chẳng có ấn tượng gì cả vì khi đó

bạn đang bận suy nghĩ xem họ muốn nói gì?

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 1

Trang 1

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 2

Trang 2

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 3

Trang 3

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 4

Trang 4

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 5

Trang 5

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 6

Trang 6

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 7

Trang 7

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 8

Trang 8

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 9

Trang 9

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 8780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ

Tài liệu Sức mạnh của ngôn từ
1  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
DON GABOR 
SỨC MẠNH CỦA NGÔN TỪ 
WORDS THAT WIN 
Biên dịch: Kim Vân - Minh Tươi - Vương Long 
2  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Bìa 1: 
► 5 bí quyết mài sắc kỹ năng thuyết trình của bạn 
► 6 câu hỏi then chốt trước khi diễn thuyết 
► 7 bước xây dựng và củng cố các mối quan hệ 
► 8 sai lầm thường gặp trong giao tiếp 
► 9 mách nước để bạn, một khách hàng, được phục vụ tốt hơn 
► 10 cách nói không mà không làm mất lòng người đối diện 
Bìa 2: Về tác giả 
Don Gabor là một trong những chuyên gia hàng đầu về nghệ thuật giao tiếp và thuyết 
trình hiệu quả. Ông từng giảng dạy hàng trăm khóa tư vấn và huấn luyện kỹ năng giao 
tiếp tại các công ty và tập đoàn ở Mỹ và trên thế giới. Don là tác giả của nhiều quyển 
sách như: Words that Win, How to Start a Conversation and Make Friends, Big 
Things Happen, Turn small talk into Big Deals, Speaking Your Mind in 101 Difficult 
Situations... 
Don còn là phát ngôn viên của Tổ chức Sprint and Frito-Lay, thành viên của Hiệp hội Diễn giả Mỹ và Hiệp 
hội huấn luyện & Phát triển Hoa Kỳ. Ông thường xuyên xuất hiện trên truyền hình và được tạp chí The New Yorker 
gọi là “Chuyên gia giao tiếp tài năng”. 
Bạn có thể liên lạc với Don Gabor theo địa chỉ dưới đây: 
Điện thoại: 
Đường dây miễn phí: 
E-mail: 
Trụ sở: 
718-768-0824 
800-423-4203 
don@dongabor.com 
Conversation Arts Media 
P.O. Box 715 
Brooklyn, New York 11215 
3  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Bìa 4: 
Để đạt được những điều bạn mong muốn, giao tiếp chính là chiếc chìa khóa đầu tiên. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy 
trong Sức mạnh của Ngôn từ những lời khuyên, những bí quyết giao tiếp hiệu quả đến ngạc nhiên và thực sự hữu 
ích trong việc và cuộc sống của bạn. Chẳng hạn, bạn nên sử dụng ngôn từ như thế nào để: 
• Tạo ấn tượng với sếp và thăng tiến trên con đường sự nghiệp. 
• Dung hòa mối quan hệ với những đồng nghiệp hay khách hàng khó tính. • 
Yêu cầu nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ bạn tốt hơn. 
• Có buổi hẹn hò như ý. 
• Tạo thiện cảm với hàng xóm của bạn. 
• Xây dựng mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình tốt đẹp. 
Lời giới thiệu 
Bạn có biết điểm chung nhất giữa một bài diễn văn trước công chúng, giao tiếp với các đồng nghiệp khó 
tính, cuộc hẹn hò đầu tiên và yêu cầu được chăm sóc dịch vụ khách hàng tốt hơn là gì không? 
 Đó là bạn phải biết sử dụng đúng ngôn từ vào đúng thời điểm và đúng đối tượng để đạt được kết quả như 
mong muốn. 
Nếu bạn cũng giống như hàng triệu người thường ngồi lặng yên trong các cuộc họp, bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng 
tiến, căng thẳng trong các buổi gặp mặt, không biết nói gì mỗi khi đối diện với cấp trên, thường nói với người thân 
những điều khiến sau này phải hối hận, hoặc không bao giờ đạt được kết quả như ý trong các cuộc tranh luận thì 
quyển sách này là một lựa chọn vô cùng đúng đắn dành cho bạn! 
Quyển sách này có thể giúp được gì cho bạn? 
Sức mạnh của Ngôn từ sẽ mang đến cho bạn câu trả lời thỏa đáng đối với câu hỏi trên đồng thời sẽ tặng bạn rất 
nhiều từ ngữ kỳ diệu, những câu chữ tinh tế, những cách mở đầu thu hút cử tọa đến không ngờ, các ngữ cảnh giao tiếp 
và ví dụ minh họa cực kỳ sinh động Tất cả sẽ giúp bạn đạt được điều bạn muốn trong quá trình giao tiếp trên nhiều 
phương diện cuộc sống, đặc biệt tại nơi làm việc và trong các cuộc đàm phán với đối tác. Tôi tin rằng khi áp dụng 
những chiến lược, bí quyết và kỹ năng giao tiếp này, bạn sẽ trở nên tự tin, cuốn hút, chuyên nghiệp và gặt hái nhiều 
thành công hơn nữa. 
Sử dụng cuốn sách này như thế nào? 
Tôi đã cố gắng trình bày Sức mạnh của Ngôn từ theo bố cục đơn giản nhất để bạn có thể tìm ra ngay câu trả lời 
cho những tình huống khó xử nhất gặp phải. 
Quyển sách được chia làm ba phần gồm 20 chương với hàng trăm gợi ý, tình huống và các ví dụ thực tế: 
Phần 1: Sức mạnh ngôn từ trong công việc 
Phần 2: Sức mạnh ngôn từ trong quan hệ khách hàng - nhà cung cấp 
Phần 3: Sức mạnh ngôn từ trong giao tiếp xã hội 
4  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Bạn có thể sử dụng cuốn sách này như một cẩm nang tham khảo và không nhất thiết phải đọc nó từ đầu 
đến cuối theo thứ tự mới có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Hãy thoải mái mở ra bất cứ chủ đề nào 
bạn thấy thú vị và học cách nói đúng những gì cần nói vào đúng thời điểm thích hợp. Bạn sẽ nhanh chóng nhận 
ra rằng gặt hái những lợi ích to lớn từ quyển sách này là điều rất dễ dàng: Sử dụng đúng ngôn từ để đạt hiệu quả 
giao tiếp cao nhất. 
PHẦN 1 
SỨC MẠNH NGÔN TỪ TRONG CÔNG VIỆC 
Chương 1 
Để có một phong cách giao tiếp tự tin và chuyên nghiệp 
Kỹ năng quan trọng nhất trong mọi kỹ năng là không bao giờ dùng hai từ trong khi chỉ một từ là đủ. 
- Thomas Jefferson (1743 - 1826) - Tổng thống thứ 3 của Mỹ 
Bước vào phòng làm việc của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Lyndon B. Johnson, một nghị sĩ trẻ tuổi của 
bang Texas, mang theo bên mình dự án đưa điện về các vùng nông thôn tại bang của mình. Thế nhưng, Johnson đã 
không có một cơ hội nào để trình bày kế hoạch của mình  ... tin 
• Đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề 
14  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Dưới đây là một vài ví dụ về những câu hỏi dạng đặt câu hỏi xử lý tình huống: 
- Vấn đề là đây, còn thực tế là đây. Theo anh/chị, chúng ta nên giải quyết như thế nào? 
- Tình huống đưa ra là: Cấp giám sát của anh/chị đang bận, trong khi đó khách hàng lại đang cần biết quyết 
định cuối cùng ngay lập tức. Anh/chị sẽ làm gì? 
- Anh/chị sẽ thu xếp một tình huống khẩn cấp kiểu như ra sao? 
- Anh/chị sẽ phản ứng như thế nào khi phải làm việc với một cộng sự mà? 
Câu hỏi loại 2: Về hành vi ứng xử 
Câu hỏi về hành vi ứng xử sẽ giúp bạn đoán được cách phản ứng của các ứng viên tiềm năng trước các thử thách và 
mục tiêu trong những tình huống đặc biệt. 
Biết được thói quen ứng xử của một người sẽ giúp bạn phán đoán được hành động của người đó trong những 
tình huống tương tự sau đó. Ngoài ra, bằng cách đặt câu hỏi dựa vào hành vi ứng xử, bạn sẽ biết được những điều sau 
đây về ứng viên tiềm năng: 
• Kinh nghiệm và kiến thức trong công việc • 
Các kỹ năng thành thạo nhất 
• Đặc điểm tính cách 
• Thành công và thất bại trong quá khứ 
• Sự hiểu biết của họ đối với những vấn đề trong ngành của bạn • Mức 
độ chuyên nghiệp 
Sau đây là một vài ví dụ về những câu hỏi về hành vi ứng xử: 
- Hãy cho tôi biết kinh nghiệm của anh/chị khi phải làm việc với một khách hàng đang giận dữ hoặc một đồng 
nghiệp đang nổi cáu. 
- Hãy miêu tả một tình huống mà anh/chị đã phải giải quyết một vấn đề trong công việc? 
- Nếu cấp trên của anh/chị ra một quyết định mà anh/chị hoàn toàn không đồng ý, anh/chị sẽ phản ứng như 
thế nào? 
- Trải nghiệm của anh/chị về một thất bại nào đó? 
- Cho tôi một ví dụ tiêu biểu về việc anh/chị đã đương đầu với một vấn đề khó khăn dưới áp lực. 
Câu hỏi loại 3: Về phong cách làm việc 
Những bất đồng hoặc va chạm do tác phong làm việc khác nhau rất dễ khiến tinh thần làm việc của nhóm 
bị suy yếu, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Để khắc phục hạn chế này, những câu hỏi về phong cách 
làm việc sẽ giúp bạn nắm rõ ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong nhóm. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp bạn quyết 
định xem cá nhân đó có phù hợp với tác phong quản lý của bạn và phong cách làm việc của toàn nhóm hay 
không. 
15  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Thường thì các nhóm lớn có khuynh hướng chia ra thành từng nhóm nhỏ hoặc thành từng cặp, chính vì thế 
các thành viên trong đội cần phải hòa hợp với nhau. Những câu hỏi về phong cách làm việc sẽ cho bạn biết cá 
nhân đó: 
• Thích làm việc trong nhóm lớn hay nhóm nhỏ 
• Phong cách tương tác với cấp quản lý như thế nào 
• Thiên về những cuộc giao tiếp trang trọng hay thân mật • 
Lựa chọn cộng sự như thế nào 
• Khả năng xác lập các ưu tiên trong công việc • 
Thiện chí yêu cầu người khác giúp đỡ 
Sau đây là một vài câu hỏi về phong cách làm việc: 
- Anh/chị thích làm việc một mình, một-đối-một hay làm việc chung trong nhóm? 
- Anh/chị thích làm việc với kiểu người nào nhất? 
- Trong công việc, anh/chị thích sự trang trọng theo đúng nghi thức hay sự gần gũi? 
Khi nhóm đã có đủ những thành viên cần thiết, thách thức tiếp theo của bạn là xác lập các ưu tiên trong công 
việc và giao việc. 
Ba câu hỏi khi giao việc 
Để giao việc một cách hiệu quả, hãy hỏi các thành viên trong nhóm của bạn những câu hỏi sau: 
1. “Liệu nhiệm vụ mới này có ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thành công việc anh/chị đã được 
giao không?” 
Nếu câu trả lời là “Có”, thì tất cả tùy thuộc vào quyết định của bạn. Hãy cân nhắc xem nên gia hạn thời 
gian cho họ hay giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Giao việc chất chồng mà không có sự điều chỉnh cần thiết rất dễ 
dẫn đến sự căng thẳng và bất bình giữa các nhân viên. 
2. “Anh/chị còn thắc mắc gì về nội dung công việc được giao cũng như thời hạn hoàn thành 
không?” 
Xác định rõ mục tiêu và thời hạn cần thiết hoàn thành công việc được giao sẽ mang lại kết quả tốt hơn. 
Khi giao việc, hãy đưa ra một vài ví dụ hoặc nói rõ những gì bạn muốn. Tiếp theo, đừng quên hỏi họ đã nắm 
vững yêu cầu của công việc chưa, sau đó chú ý quan sát và hỏi xem quỹ thời gian như vậy có hợp lý hay không để 
không làm ảnh hưởng đến các công việc khác của họ. 
3. “Anh/chị cần những hỗ trợ gì để hoàn thành công việc này?” 
Hãy bảo đảm rằng nhân viên của bạn có đủ phương tiện, nguồn tài liệu cần thiết, sự hỗ trợ cũng như quỹ thời 
gian thích hợp để có thể thực hiện tốt công việc của mình. Nếu không, khả năng họ hoàn thành công việc một cách 
đúng đắn và đúng kế hoạch sẽ rất mong manh. 
Ngoài ra, đừng quên nói lời cảm ơn, chẳng hạn: “Cảm ơn anh/chị! Tôi đánh giá cao việc anh/chị nhận công 
việc này”. 
16  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Vậy là nhóm của bạn đã có thể làm việc nhịp nhàng theo đúng tiến độ. Giờ đây, việc bạn cần làm là duy 
trì ngọn lửa nhiệt tình, năng động của từng thành viên trong nhóm và điều chỉnh kịp thời những thiếu sót của 
họ. 
Bạn có biết làm thế nào để hoàn thành cả hai công việc đó chỉ bằng lời nói không? 
Bốn cách phản hồi để nâng cao tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên 
Tôi thích sự phê bình thẳng thắn hơn là lời khen ngợi giả tạo. 
- Noel Coward (1899-1973), nam diễn viên, nhà biên kịch người Anh 
Tôi hỏi một vị giám đốc sản xuất tại sao anh ta chỉ phê phán công việc của các nhân viên dưới quyền. Anh 
ta trả lời: “Tôi được đào tạo để tìm ra các trục trặc trong quá trình sản xuất, nên công việc của tôi là bắt lỗi 
người khác”. 
Tôi hỏi tiếp: “Thế còn những công việc mà nhân viên của anh đã làm tốt thì sao? Chẳng lẽ chúng không đáng 
được đề cập đến?” 
Anh ta đáp: “Không hẳn thế. Nhưng đó là công việc của họ, và phải có trách nhiệm làm tốt”. 
“Làm tốt” là mục tiêu của hầu hết nhân viên, đồng thời cũng là điều mà các nhà quản lý mong đợi, song những 
lời khen ngợi dành cho những công việc đã làm tốt luôn rất cần thiết. 
Hãy áp dụng những cách phản hồi sau, bạn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ trong kết quả đạt được: 
Cách 1: Khen ngợi một cách cụ thể 
Chỉ nói “Làm tốt lắm!” thôi vẫn chưa đủ, hãy khen cụ thể hơn, chẳng hạn: “Tôi đặc biệt thích cách anh/chị 
giải quyết việc A,B,C Cách đó giúp chúng ta giải quyết được vấn đề X,Y,Z” 
Cách 2: Hãy hỏi: “Anh/Chị đã làm như thế nào?” 
Câu hỏi này sẽ đem lại cho bạn câu trả lời rõ ràng để từ đó, bạn có thể vạch ra những bước hành động kế tiếp theo 
đúng quy trình đã định để đạt được kết quả mong đợi. Bằng cách đó, bạn làm cho nhân viên của mình tỏa sáng. Ngoài 
ra, cả hai còn có thể cùng vạch ra một quy trình để tái áp dụng về sau. 
Bạn có thể nói: 
“Xin cho tôi biết anh/chị đã làm như thế nào để đạt được kết quả này?” Sau 
khi họ giải thích, hãy nói những câu đại loại như: 
“Tôi mong anh/chị tiếp tục áp dụng theo phương pháp này để duy trì hiệu suất làm việc tốt như hiện nay”. Nếu 
bạn thấy cách làm đó có ích cho cả những nhân viên khác, hãy nói: 
“Anh/chị có thể chia sẻ phương pháp đó với anh A/chị B để họ đạt hiệu suất tốt hơn trong công việc được 
chứ?” 
17  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Cách 3: Phê bình nhưng không công kích 
Cũng như những phản hồi tích cực, để có được những lời phê bình mang tính xây dựng cần có sự cân nhắc, 
lựa chọn lời nói và cách nói sao cho thật tế nhị. Hãy nhận xét, phê bình dựa trên những tiêu chí hoặc mục tiêu đã được 
thiết lập, và nhớ là đừng bao giờ công kích người khác hay làm mất thể diện của họ. 
Sau đây là một vài cách nói tế nhị để thể hiện sự không hài lòng của bạn trước kết quả đạt được: 
Không Nên Nên 
- Sai cả rồi! - Việc này cần phải đầu tư thêm. 
- Anh/chị lúc nào cũng làm theo ý mình. - Tôi nhớ chúng ta đã đồng ý với nhau rằng 
- Anh/chị có điếc không? - Xin hãy lắng nghe cẩn thận. 
- Anh/chị không làm nổi công việc này. - Theo tôi, anh/chị cần thêm người hỗ trợ. 
- Thà tôi tự làm còn hơn. - Đây là cách tôi sẽ làm trong trường hợp này. 
Đừng bao giờ đưa ra những lời nhận xét mơ hồ kiểu như: 
“Tôi không biết - tôi chỉ không thích cách làm đó”. “Khi 
nào thấy tôi mới biết”. 
“Thật là kinh khủng!” 
Cách 4: Yêu cầu nhân viên trình bày phương pháp làm việc của họ và thảo luận xem họ đã mắc sai lầm 
chỗ nào. 
“Rõ ràng là chúng ta đã phạm sai lầm ở đâu đó. Hãy cho tôi biết cách làm của anh/chị. Chúng ta sẽ cùng rà 
soát lại xem vấn đề nằm ở đâu”. 
Hãy lắng nghe cẩn thận những vấn đề đó, chẳng hạn như: 
• Thiếu sự hướng dẫn đầy đủ. 
• Đặt giả thuyết sai lầm. 
• Hiểu nhầm. 
• Thông tin thiếu hoặc sai. 
• Đào tạo không đầy đủ. 
• Thiếu sự hỗ trợ. 
• Phương tiện làm việc bị hư hỏng 
Sau đó, bạn hãy nói: 
“Qua những điều anh/chị vừa nói, tôi thấy anh/chị cần phải làm thế này, thế này Ý anh/chị thế nào?” 
18  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Bên cạnh đó, hãy sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm đối với những sai lầm hoặc sự thiếu sót của chính bạn. Bạn có 
thể nói: 
“Tôi nghĩ tôi đã thấy vấn đề nằm ở đâu. Xin lỗi! Đó là lỗi của tôi! Tôi đã sai khi cho rằng” 
Hoặc: 
“Giờ thì tôi hiểu vấn đề nằm ở chỗ anh/chị đã không có được những thông tin chính xác. Đó là lỗi của tôi. Lần 
sau, tôi đảm bảo anh/chị sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết trước khi được giao công việc”. 
Sự cải thiện không ngừng xuất phát từ những phản hồi mang tính xây dựng 
Khi bạn áp dụng phương châm “cải thiện không ngừng” với các thành viên trong nhóm, họ sẽ có cơ hội để 
giải tỏa những khó chịu trong lòng, đồng thời tránh được những vấn đề không đáng có có thể xảy ra. Dĩ nhiên, 
những vấn đề trong công việc vẫn luôn phát sinh, nhưng bằng cách đưa ra lời phê bình và phản hồi mang tính xây dựng, 
bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn từ nhóm của bạn. 
Đến đây, bạn đã biết được cách xây dựng và duy trì một nhóm làm việc hiệu quả. Nhưng bạn sẽ làm gì để xây dựng 
và duy trì lòng trung thành, thực hiện lãnh đạo hiệu quả và nâng cao uy tín của bạn? 
20 cách để trở thành một nhà lãnh đạo uy tín 
“Người già tin tất cả mọi thứ, người trung niên hoài nghi mọi thứ, còn người trẻ thì biết tất cả mọi thứ”. 
- Oscar Wilde (1854-1900), nhà biên kịch người Anh 
Quản lý xuyên thế hệ 
Bruce Tulgan, tác giả của cuốn “Quản lý Thế hệ X: Làm thế nào để sử dụng tốt nhất tài năng của những người 
trẻ tuổi” (“Managing Generation X: How to Bring Out the Best in Young Talent”) đưa ra lời khuyên cho các nhà 
quản lý kinh doanh trên toàn thế giới về việc làm thế nào để các nhân viên thuộc nhiều thế hệ có thể làm việc với 
nhau một cách hiệu quả. 
Những trích đoạn hướng dẫn của Tulgan quả đã bắt kịp thời đại. Việc nhanh chóng chuyển đổi chỗ làm là nguyên 
nhân chính gây ra những mâu thuẫn giữa lao động trẻ và lao động kỳ cựu. Ông cho rằng: “Nhân viên càng lớn tuổi thì 
càng ít thích sự thay đổi. Trong khi đó nhân viên càng trẻ thì càng thích sự đổi mới, và họ nhanh chóng muốn có 
được điều đó”. 
Để chuyển tải thông điệp đến các nhân viên lớn tuổi, những người luôn cho rằng các nhà quản lý trẻ ngày nay 
thiếu kinh nghiệm trong việc lãnh đạo nhóm, Tulgan viết: “Ngày nay, vấn đề then chốt không hẳn là vấn đề về kinh 
nghiệm, mà là ở chỗ người quản lý đó có thể tìm hiểu và áp dụng nhanh chóng như thế nào. Có lẽ, phẩm chất quý 
giá nhất ở người lãnh đạo không chỉ là kinh nghiệm, mà còn là tham vọng, khả năng phán đoán tình huống khẩn cấp 
và tốc độ xử lý vấn đề”. 
19  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
Còn với các nhân viên trẻ - những người cho rằng các thành viên lớn tuổi của nhóm là quá cứng nhắc, thụ động, 
ù lỳ, Tulgan khẳng định: “Điều bạn không thể đẩy nhanh trong quá trình học hỏi chính là sự từng trải. Những lao 
động lớn tuổi đã chứng kiến thành công và thất bại của biết bao người. Họ đã kinh qua rất nhiều thứ, và họ cũng biết 
rất nhiều điều”. 
Sau cùng, theo Bruce Tulgan, điều quan trọng nhất mà các thành viên thuộc nhiều thế hệ khác nhau có thể 
làm để ngày càng nâng cao chất lượng công việc chung của nhóm là “dành thời gian lắng nghe và học hỏi lẫn 
nhau”. 
Có một giai thoại hài hước về Đô đốc Chester Nimitz với Đại tướng Douglas MacArthur rằng, trong một 
lần cả hai bị đắm tàu, phải bám vào các mảnh vỡ và trôi nổi giữa đại dương. Nimitz thú nhận: “Thật may là lính 
của tôi không thấy tôi trong tình cảnh này - tôi không biết bơi!” Không chịu thua Nimitz, MacArthur nói: “Ồ, 
cũng may là người của tôi không thấy tôi trong tình trạng như thế này - tôi không biết đi trên mặt nước!”. 
Bạn có biết khi bước vào một phòng họp trong sự chú ý của mọi người, chúng ta cần phải có động lực thúc 
đẩy như thế nào không? 
Các nhà lãnh đạo thành công luôn thể hiện sự tự tin, phong thái đĩnh đạc, sức hấp dẫn và uy tín cá nhân - 
những hấp lực bí ẩn luôn thu hút người khác. Những doanh nhân, diễn viên, người mẫu nổi tiếng, chính trị gia và các 
vận động viên nổi tiếng không phải là những người duy nhất có sự quyến rũ đó - mà ngay bạn cũng có thể có. Dưới 
đây là 20 cách giúp bạn trở nên một nhà lãnh đạo có sức thu hút lớn hơn: 
1. Nói cho các thành viên trong nhóm biết tầm nhìn hoặc các mục tiêu của bạn. 
2. Thể hiện tinh thần lạc quan, sẵn sàng đối mặt với mọi lời chỉ trích. 
3. Kiên định trong việc thể hiện niềm tin, lập trường. 
4. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành viên trong nhóm bằng cách khuyến khích họ hòa mình 
vào mục đích của bạn. 
5. Tinh lọc những ý kiến, khái niệm hoặc tư tưởng của bạn thành những thông điệp đơn giản 
và dễ nhớ. 
6. Làm nổi bật ý tưởng của của bạn trong bức tranh tổng thể 
7. Động viên tinh thần các thành viên trong nhóm bằng cách cho họ thấy những lợi ích họ 
sẽ được hưởng khi làm việc với bạn. 
8. Hãy sôi nổi và dùng thật nhiều điệu bộ, cử chỉ khi bạn nói. 
9. Hãy làm cho câu chuyện mà bạn đang kể thật sinh động bằng những từ ngữ ấn tượng. 
10. Điều chỉnh giọng nói sao cho trầm bổng từ nhẹ nhàng thân mật đến mạnh mẽ, nghiêm túc 
phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. 
11. Mỉm cười trước mỗi câu chuyện và những lời nói khôi hài của người khác. 
12. Làm tốt công việc của bạn, nhưng đừng tỏ ra quá nghiêm trang. 
13. Thể hiện sự tự tin qua giọng nói và ngôn ngữ hình thể của bạn. 
14. Trong buổi họp, hãy thường xuyên di chuyển gần về phía đám đông và chào hỏi càng 
nhiều người càng tốt. 
20  Trích : Sức mạnh của ngôn từ 
15. Xung phong trình bày trong buổi họp kế tiếp. 
16. Cho mọi người biết rằng bạn thấu hiểu lý tưởng và mục đích của họ. 
17. Hãy thể hiện vai trò lãnh đạo và làm cho mọi người cảm nhận sâu sắc các ý tưởng, mục 
tiêu của bạn. 
18. Đứng ra chủ trì các buổi thảo luận nhóm khi có cơ hội. 
19. Khi bạn là trung tâm của sự chú ý, hãy nắm bắt và tận hưởng cơ hội đó. 
20. Dám chấp nhận rủi ro và làm những việc có tác động tích cực đến cuộc sống của người 
khác. 
“Muốn biết bản chất của một con người, hãy trao cho họ quyền lực.” 
-Tục ngữ 
Để thành lập và quản lý một nhóm làm việc hiệu quả, bạn cần biết lên kế hoạch, xác định mục tiêu rõ ràng và sáng 
suốt khi lựa chọn các thành viên. Một khi nhóm của bạn đã phối hợp tốt với nhau, hãy tiếp tục động viên tinh thần, 
cải thiện không ngừng hiệu năng làm việc của nhóm. Giờ đây, bạn đã biết cần làm những gì để trở thành một nhà lãnh 
đạo xuất sắc. Nhân viên của bạn sẽ tôn trọng và ủng hộ bạn khi họ thấy rằng bạn tin vào họ và tin vào chính mình. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_suc_manh_cua_ngon_tu.pdf