Tài liệu Phương pháp tư duy tích cực
Đặc điểm tuy duy của não bò sát, não thú và não người
Não bò sát:
o Phản ứng tức thời không tính toán;
o Bảo vệ ta trước những thương tổn sinh lý;
o Kiểm soát hoạt động sinh lý;
o Bản năng sinh tồn (không logic, suy luận).
(Bò sát: thạch sùng, cá sấu ).
Não thú: Trung khu cảm xúc
Bộ máy điều khiển: hệ thống miễn dịch, các hoóc-môn, giấc ngủ.
(Động vật có vú: chó).
Não người: dùng để suy nghĩ, tư duy
o Vậy điều gì quyết định đến trí tuệ của con người?
o Nó căn cứ vào cấu trúc của bộ não và tư duy bằng não bộ của chúng ta.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Phương pháp tư duy tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Phương pháp tư duy tích cực
PPH101_Bai1_v1.0018109225 1 BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TÍCH CỰC Nội dung Mục tiêu Khái quát và bản chất của tư duy; Tư duy tích cực; Một số phương pháp rèn luyện tư duy tích cực. Sau khi kết thúc bài học, sinh viên sẽ: Xác định được sự cần thiết của tư duy tích cực. Chỉ ra được những phương pháp rèn luyện tư duy tích cực. Vận dụng được những phương pháp tư duy để rèn luyện cho bản thân suy nghĩ tích cực. Hướng dẫn học Sinh viên đọc trước tài liệu tham khảo chương trình đã cung cấp. PPH101_Bai1_v1.0018109225 2 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Một buổi chiều đầy nắng, một ông già mù ngồi ở quảng trường, nơi có nhiều người đi lại. Trước mặt ông là một cái ống bơ để đựng tiền lẻ. Bên cạnh ông là một tấm biển nhỏ với dòng chữ: “I’m blind. Please, help me”. Có rất nhiều người đi qua chỗ ông già và nhìn thấy tấm biển đó nhưng chỉ có một vài người cho ông ít đồng xu lẻ. Một cô gái ăn mặc sang trọng đi qua, song cô quay lại, cầm tấm biển lên, lấy bút viết cái gì đó vào mặt sau của tấm biển và quay mặt sau đó về phía trước. Ngay sau đó, rất nhiều người đi qua, đọc tấm biển và không ngần ngại cho ông già tiền, thậm chí có những người cho rất nhiều tiền. Câu hỏi: Theo bạn, cô gái đã viết gì vào tấm biển? Tại sao kết quả lại thay đổi như vậy? PPH101_Bai1_v1.0018109225 3 Đặc điểm tuy duy của não bò sát, não thú và não người Não bò sát: o Phản ứng tức thời không tính toán; o Bảo vệ ta trước những thương tổn sinh lý; o Kiểm soát hoạt động sinh lý; o Bản năng sinh tồn (không logic, suy luận). (Bò sát: thạch sùng, cá sấu). Não thú: Trung khu cảm xúc Bộ máy điều khiển: hệ thống miễn dịch, các hoóc-môn, giấc ngủ. (Động vật có vú: chó). Não người: dùng để suy nghĩ, tư duy o Vậy điều gì quyết định đến trí tuệ của con người? o Nó căn cứ vào cấu trúc của bộ não và tư duy bằng não bộ của chúng ta. Khái niệm và bản chất của tư duy Khái niệm tư duy Khi các bạn quyết định lựa chọn trường đại học để thi, các bạn sẽ căn cứ vào các yếu tố nào? Chính là các bạn sử dụng tư duy để đưa ra quyết định. Khi các bạn xác định ra trường mình muốn làm việc ở đâu? Làm công việc gì? Cũng chính là quá trình các bạn dùng tư duy để suy nghĩ và đưa ra quyết định. Tư duy là cái gì? Quá trình tư duy diễn ra ở đâu?: Quá trình này diễn ra tại não bộ, thông qua tổ hợp của hệ thần kinh trung ương. Tư duy là một hoạt động của hệ thần kinh trong não bộ. Tư duy không phải là hoạt động duy nhất của hệ thần kinh mà nó chỉ là một trong số các hoạt động của hệ thần kinh. Tư duy não bộ được phân chia thành 2 vùng rõ rệt: Não trái và não phải và con người có xu hướng ưu ái một bên hơn là tận dụng cả 2 bên để tư duy. Vậy thì theo bạn, bạn là người tư duy não trái hay tư duy não phải cách tư duy được thể hiện thông qua tính cách và hành động của bạn. Người có xu hướng tư duy não trái: suy luận logic, để ý đến chi tiết, nắm bắt sự kiện và quy luật, sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ tốt, suy nghĩ về hiện tại, quá khứ và thực tế. Thích khoa học và vạch ra các chiến lược, phương pháp khuynh hướng phân tích, suy luận. Người có xu hướng não phải là những người quan tâm đến cảm xúc, thích các kí hiệu, hình ảnh và quan tâm đến hiện tại và tương lai. Thích triết học, tôn giáo, hăng hái nhiệt tình và sẵn sàng chấp nhận thử thách khuynh hướng thiên về trực giác, giàu trí tưởng tượng và có cái nhìn tổng thể. Có xu hướng thiên về nghệ thuật. Nếu như phần não bò sát và não thú giúp chúng ta sống sót và sinh tồn theo bản năng thì phần cuối cùng này chính là phần quyết định đến sự phát triển hay trí tuệ của chúng ta thông qua tư duy. PPH101_Bai1_v1.0018109225 4 Ở đây có thể thấy, để phát triển và làm giàu được trí tuệ không chỉ nhìn nhận các sự việc hành động một cách đơn thuần mà phải có sự liên kết suy luận, tính toán, dự đoán... Những hoạt động này chính là những hoạt động tư duy có được thông qua sự kết nối các mối liên hệ liên kết với nhau trong hệ thần kinh. Có 2 phương pháp để ghi nhớ: Ghi nhớ bằng việc lặp đi lặp lại và cuối cùng hình thành phản xạ tự nhiên. Ghi nhớ thông qua sự liên kết các sự việc, hành động, đánh giá sự tương quan tương đồng cũng như tìm được sự liên kết với nhau giữa các yếu tố, đó chính là dư duy. o Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó giúp cho sự hoàn thiện ghi nhớ; o Tư duy không phải hoạt động kiều khiển cơ thể mà chỉ là giúp cho định hướng điều khiển hay định hướng hành vi; o Tư duy không phải là giấc mơ mặc dù có thể xuất hiện trong một số giấc mơ và có những điểm giống như một giấc mơ. Tư duy chính là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện thông qua việc tạo các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng hành vi phù hợp. Bắt đầu từ sự ghi nhớ chính là kinh nghiệm, tri thức hay trí tuệ có được, hệ thần kinh bắt đầu hoạt động xác ... g tôi có thể thực hiện được việc này. PPH101_Bai1_v1.0018109225 14 Biểu hiện của tư duy tích cực Tác dụng của suy nghĩ tích cực Khi áp dụng tư duy tích cực, bạn sẽ khám phá ra cái tôi rất mới, vui tươi và hào hứng nơi mình. "Mọi việc trở nên tốt đẹp hay tồi tệ đi đều bắt nguồn từ suy nghĩ của bạn" (William Shakespeare) Hiệp hội Nghiên cứu về Khoa học Thường thức Cuộc sống (The Associates of Reseach into the Science of Enjoyment - ARISE) đã xác nhận mối liên hệ giữa cảm giác của con người đối với những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Khi những người tham gia thí nghiệm có những suy nghĩ tích cực và có cảm giác hạnh phúc, cơ thể sẽ sinh ra một lượng lớn chất kháng thể - loại kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi những lây nhiễm qua đường hô hấp. Chúng còn tạo ra những chất giảm đau tự nhiên được xem là có thể chống được bệnh ung thư, ngăn chặn ảnh hưởng của "stress" và làm cho không gian xung quanh được phủ kín một nguồn năng lượng tích cực. Trái lại, khi họ có những suy nghĩ tiêu cực và có cảm giác bất hạnh, cơ thể họ phản ứng lại tình trạng đó bằng cách ức chế chức năng miễn dịch, khiến cơ thể hoạt động trì trệ và có nguy cơ bệnh tật cao. Tư duy tích cực được biểu hiện như sau: o Tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt. o Dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Sự cần thiết của tư duy tích cực Tăng năng lượng cho cuộc sống. Thúc đẩy bản thân phát triển và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Tăng khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống và công việc. Gia tăng các cơ hội thành công trong cuộc sống. Một số phương pháp rèn luyện tư duy tích cực Luôn luôn có tư duy xây dựng. Quá nhiều người có thói quen tư duy phủ định. Họ thích chứng minh suy nghĩ của ai đó là sai lầm. Họ cảm thấy chỉ cần thư duy phê phán thôi là đủ. Họ thiếu đi tư duy sáng tạo và xây dựng. Có những lúc chúng ta cần tư duy phê phán. Nhưng chúng ta cần coi trọng lối tư duy xây dựng hơn là lối tư duy phê phán. Suy nghĩ chậm rãi và cố làm sự việc đơn giản nhất. Trừ những trường hợp khẩn cấp, còn trong tất cả các trường hợp khác, suy nghĩ nhanh chóng chẳng có gì là hay ho cả. Ngay cả khi bạn tư duy chậm rãi, trong một khoảng thời gian ngắn, bạn cũng có thể nghĩ được nhiều điều. Bạn cũng nên cố hết sức để làm mọi việc đơn giản. Tư duy phức tạp chẳng có gì hay cả, trừ khi là bạn muốn tạo ấn tượng với người khác. Hãy luôn hỏi bản thân: có cách nào đơn giản hơn để xem xét vấn đề này? Tách biệt cái tôi của bạn ra khỏi tư duy của bạn và quay lại để xem xét cách tư duy của bạn. Cản trở lớn nhất để hình thành một kỹ năng tư duy thuần thục chính là việc để cái tôi chen vào cách tư duy: "tôi phải là người đúng"; "ý tưởng của tôi phải là tốt nhất". Bạn cần phải PPH101_Bai1_v1.0018109225 15 là người có khả năng quay lại và xem xét những điều bạn đang nghĩ. Chỉ khi bạn quan tâm đến kỹ năng tennis của bạn, lúc đó tư duy của bạn mới hướng đến việc luyện tập kĩ các kỹ năng đó, điều này cũng đúng trong việc phát triển bất kì kỹ năng nào. Tại thời điểm này, tôi đang cố gắng làm gì? trọng tâm và mục đích tư duy của tôi là gì? Ngay lúc này, tư duy của tôi chú trọng đến điều gì? Các công cụ và phương pháp mà tôi đang sử dụng là gì? Nếu bạn không có điểm trọng tâm để tư duy, tư duy của bạn sẽ trôi nổi từ điểm này sang điểm khác, từ sự việc này sang sự việc khác. Một lối tư duy hiệu quả là lối tư duy luôn chú ý đến trọng tâm và mục đích. Hãy là người có thể "chuyển số" trong tư duy. Hãy biết khi nào nên sử dụng logic, khi nào sử dụng sự sáng tạo, khi nào tìm kiếm thông tin. Trong khi lái xe, bạn có thể lựa chọn số thích hợp. Trong khi chơi golf, bạn cũng có thể lựa chọn gậy thích hợp. tư duy sáng tạo khác với tư duy logic và tư duy tìm kiếm thông tin. Một người tư duy có kỹ năng phải cần là người có kỹ năng về nhiều kiểu tư suy khác nhau. Nếu chỉ là người sáng tạo, hoặc phê phán thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải bết khi nào và sử dụng như thế nào các kiểu tư duy khác nhau. Kết quả của suy nghĩ của tôi là gì? Tại sao tôi tin rằng nó thực hiện được? Việc tư duy của bạn chỉ lãng phí thời gian nếu bạn không chỉ ra được kết quả của công việc tư duy. Nếu bạn có được một kết luận, một quyết định, một giải pháp hoặc một thiết kế... bạn cần là người có thể giải thích tại sao bạn nghĩ nó sẽ thực hiện được. Dựa vào đâu bạn đưa ra kết luận, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải giải thích cho bản thân bạn và những người khác thấy tại sao nó lại thực hiện được. Nếu kết quả của việc tư duy của bạn chỉ ra được chỗ bế tắc trong tư duy, một vấn đề mới hoặc một cái nhìn tốt hơn về sự việc, bạn cũng nêu rõ chúng và chỉ ra việc tiếp theo bạn sẽ làm gì? Cảm xúc và tình cảm là hai phần quan trọng trong tư duy, nhưng nó chỉ nên được nêu ra sau khi bạn đã khám phá sự việc. Chúng ta thường nghĩ rằng nên để cảm giác và cảm xúc tách khỏi tư duy khi xem xét sự việc. Điều này có thể đúng với toán học và khoa học, nhưng trong hầu hết các tình huống đời thực, cảm xúc và tình cảm là những phần quan trọng của tư duy. Tuy nhiên, mọi người cần sử dụng chúng đúng lúc. Nếu cảm giác được sử dụng tại thời điểm bắt đầu tư duy, sự nhận thức bị giới hạn và sự lựa chọn hành động có thể là không tương xứng. Khi chúng ta đã thực hiện khám phá sự việc, và các phương án thay thế đã được chỉ ra và kiểm tra, lúc đó chính cảm giác và cảm xúc thực hiện vai trò của chúng ta là đưa ra lựa chọn cuối cùng. Luôn luôn cố gắng tìm kiếm các phương án thay thế, nhận thức mới và ý tưởng. Tại mọi thời điểm, một người tư duy có kỹ năng nên luôn cố gắng tìm kiếm phương án mới, sự giải thích mới, sự suy diễn mới, các khả năng hành dộng và các cách tiếp cận khác nhau. Khi ai đó tuyên bố rằng chỉ có 2 phương án thay thế cho ý tưởng đó, một người có tư duy, có kỹ năng chính là người cố gắng tìm những cách giải thích khác nhau. Tương tự với nhận thức mới và ý trưởng mới. Liệu có phải chỉ có duy nhất một cách để nhìn nhận sự việc này? PPH101_Bai1_v1.0018109225 16 Hãy là người có thể tư duy từ tổng quát đến chi tiết và ngược lại. Để thực hiện bất kì một ý tưởng nào, chúng ta phải nghĩ đến những cách cụ thể. Vì thế, cuối cùng bao giờ chúng ta cũng phải là người cụ thể. Nhưng khả năng để tư duy sự việc ở cấp độ tổng quát (khái niệm, chức năng, cấp độ trừu tượng) cũng là một nét tính cách quan trọng của một người tư duy có kỹ năng. Đây chính là cách mà chúng ta có được những phương án thay thế. Đây chính là cách để chúng ta chuyển từ ý tưởng này tới ý tưởng khác. Đây cũng chính là cách để chúng ta liên kết các ý tưởng. Ý tưởng khái quát ở đây là gì? Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện được ý tưởng khái quát đó? Cân nhắc kỹ khi nhận định sự việc "có thể là" hay "phải là", logic chỉ có hiệu quả khi dựa trên nhận thức và thông tin nó có được. Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi vì nó liên quan đến sự thật và logic. Khi điều đó được tuyên bố là sự thực, thì lời tuyên bố đó có chứa đựng cụm từ "phải là". Khi mọi người tuyên bố rằng kết luận đó "phải theo sau" cho rằng sự việc "phải là"... Nếu chúng ta có thể thay đổi điều này và chỉ ra rằng thực chất, nhận xét đó chỉ nên được thực hiện ở mức "có thể là", thì nhận xét đó vẫn có giá trị, nhưng là giá trị suy đoán của logic. Ngay cả khi sự logic đó không chưa đựng nhầm lẫn khi đưa ra kết luận, thì nó cũng chỉ phù hợp với từng chi tiết. Thông tin và sự nhận thức mà nhờ vào đó logic được đưa ra. Vì vậy, chúng ta cần xem xét nền tảng logic đó. Trong trò chơi và trong hệ thống niềm tin, chúng ta tự đặt ra mọi sự thực và sự việc là thực nếu bao gồm trong đó. Nhưng trong đời sống hàng ngày, thật khó để phân biệt những điều "có thể là" và những điều phải là. Chúng ta luôn cần kiểm tra lại những gì mà chúng ta tuyên bố. Những quan điểm khác nhau có thể được đưa ra từ những nhận thức khác nhau. Khi có những quan điểm đối ngược nhau, chúng ta thường có khuynh hướng cảm thấy chỉ một trong số đó là đúng. Nếu bạn tin rằng bạn đúng, bạn trình bày để chỉ ra rằng những quan điểm khác là sai. Nhưng những quan điểm khác đó cũng có thể là đúng. Nhưng một quan điểm khác đó dường như lại hợp lí và logic dưa theo sự nhận thức khác với bạn. Sự nhận thức này có thể gồm: những thông tin khác nhau, kinh nghiệm khác nhau, giá trị khác nhau và một cách nhìn thế giới khác nhau. Để giải quyết tranh cãi và bất đồng, chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt về nhận thức của cả hai phía. Chúng ta cần đặt chúng cạnh nhau và so sánh chúng với nhau. Tất cả mọi hành động để có hậu quả và ảnh hưởng tới giá trị, tới mọi người và thế giới xung quanh. Không phải tất cả mọi suy nghĩ đều dẫn tới hành động thì hành động này có thể bị hạn chế trong nội dung cụ thể, chẳng hạn trong toán học, thí nghiệm khoa học. Nói chung, tư duy dẫn đến một kế hoạch hành động, một quyết định theo sau hành động đó. Hành động đó lại ảnh hưởng tới thế giới xung quanh. Thế giới này bao gồm giá trị và những người khác. Hành động không xảy ra xa rời mọi người, mọi việc. Thế giới là một nơi vô cùng đông đúc. Luôn có những người khác và môi trường bị ảnh hưởng bởi những quyết định và sự khởi sự kinh doanh. PPH101_Bai1_v1.0018109225 17 Giải quyết tình huống dẫn nhập Câu hỏi ở phần tình huống: Cô gái đã viết điều gì vào tấm biển? Cô gái đã viết dòng chữ: “It’s a beautiful day, but i can’t see it”. Thông điệp được rút ra: “Vẫn là một sự vật, hiện tượng, vấn đề diễn tiến, xảy ra trong cuộc sống nhưng góc nhìn (cách tư duy) khác nhau sẽ quyết định cách thức ta tiếp cận và xử lý tình huống không giống nhau. Cụ thể, trong tình huống nêu trên, rõ ràng là góc nhìn (cách tư duy) của cô gái đối với vấn đề có phần tích cực hơn so với ông lão, điều này khiến cho thông điệp cô gái trình bày lên trên tấm bảng cũng tích cực hơn . Và khi các sự việc trong cuộc sống đều được đón nhận và xử lý theo cách thức tích cực nhất có thể, thì dẫn đến cuộc sống cũng tươi đẹp, dễ thở và hiệu quả hơn. PPH101_Bai1_v1.0018109225 18 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Tư duy tích cực đem lại nhiều lợi ích cho con người về mặt sinh học cũng như mặt tâm lý, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, kỹ năng tư duy tích cực là vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Áp dụng các công cụ hỗ trợ trong tư duy và một số phương pháp tư duy đã cung cấp trong bài giảng sẽ giúp chúng ta dần rèn luyện cho mình có được kỹ năng tư duy tích cực. PPH101_Bai1_v1.0018109225 19 BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là một người có tư duy tích cực? 2. Nêu đặc điểm của các loại tư duy? 3. Tư duy phản biện là gì? 4. Biểu hiện của tư duy tích cực như thế nào? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Khái niệm nào chính xác về tư duy tích cực? A. Tư duy tích cực là chìa khóa của sự giàu sang. B. Tư duy tích cực được thể hiện và phản ánh thông qua thái độ sống tích cực. C. Tư duy tích cực là luôn nhìn nhận và đánh giá cuộc sống dưới lăng kính tích cực. D. Tư duy tích cực là luôn đem lại cho mình khả năng sáng tạo trong mọi vấn đề của cuộc sống. 2. Trong kỹ thuật đặt câu hỏi để thực hành tư duy phản biện, loại câu hỏi nào là câu hỏi có cấu trúc chắc chắn nhất? A. Các câu hỏi mở. B. Các câu hỏi lựa chọn. C. Các câu hỏi phân tích. D. Các câu hỏi đóng. 3. Trong một cuộc thảo luận theo phương pháp 6 chiếc mũ, một người bày tỏ quan điểm thích hay không tích một vấn đề nào đó là thuộc chiếc mũ nào? A. Mũ trắng. B. Mũ đỏ. C. Mũ vàng. D. Mũ đen. 4. Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái là đại diện do dạng thức thông tin nào? A. Mũ đỏ. B. Mũ vàng. C. Mũ trắng. D. Mũ lam. 5. Bạn bị căng thẳng bởi núi công việc phải giải quyết trong tuần đến nỗi bạn nghĩ rằng mình không thể đủ khả năng để giải quyết hết đống công việc trên. Bạn sẽ làm gì? PPH101_Bai1_v1.0018109225 20 A. Quyết tâm làm ngày làm đêm, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật cho đến khi xong việc thì mới thôi. B. Báo cáo với cấp trên rằng công việc đã ngập đầu và bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn nếu được phép lùi lại tiến độ. C. Thư thả, về nhà vào lúc 6 giờ và thậm chí có thể tự cho phép mình nghỉ ngơi tái tạo năng lượng làm việc. D. Dừng lại, buông xuôi không làm nữa. PPH101_Bai1_v1.0018109225 21 ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là một người có tư duy tích cực? Luôn nhìn về tương lai một cách lạc quan và hy vọng. Là người luôn biết rằng đằng sau mây đen vẫn có tia nắng mặt trời le lói là người luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Và cũng là người luôn nghĩ rằng tôi có thể thực hiện được việc này. 2. Nêu đặc điểm của các loại tư duy? Tư duy tích cực: Suy nghĩ có tác động tốt đến cả mình và người khác. Tư duy tiêu cực: Suy nghĩ bi quan có tác động xấu đến mình và người khác. Tư duy lãng phí: Suy nghĩ về quá khứ hay những điều vượt ngoài tầm kiểm soát. Tư duy cần thiết: Suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của mình. 3. Tư duy phản biện là gì? Tư duy phản biện là quá trình phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. 4. Biểu hiện của tư duy tích cực như thế nào? Tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt. Dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đáp án đúng là: Tư duy tích cực được thể hiện và phản ánh thông qua thái độ sống tích cực. Vì: Theo quan điểm duy vật biện chứng, tư duy chính là mặt phản ánh ra bên ngoài của nhận thức, thể hiện thông qua các quan điểm/thái độ sống. Vì vậy tư duy tích cực chính là thái độ sống tích cực. 2. Đáp án đúng là: Các câu hỏi đóng. Vì: Các câu hỏi đóng – các câu hỏi mà người được hỏi chỉ có quyền lựa chọn phương án trả lời là Đúng hoặc Sai (Có hoặc Không) là những câu hỏi có cấu trúc chắc chắn nhất. 3. Đáp án đúng là: Mũ đỏ. Vì: Bởi trong phương pháp tư duy 6 chiếc mũ, mũ đỏ là tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm trong tư duy. 4. Đáp án đúng là: Mũ trắng. Vì: Trong phương pháp tư duy 6 chiếc mũ, mũ trắng đại diện cho dạng thức thông tin. 5. Đáp án đúng là: Thư thả, về nhà vào lúc 6 giờ và thậm chí có thể tự cho phép mình nghỉ ngơi tái tạo năng lượng làm việc. PPH101_Bai1_v1.0018109225 22 Vì: Để có thể làm việc với tốc độ nhanh hơn, hãy cố gắng học cách làm việc chậm lại. Đừng tham việc cũng ko nên quá căng thẳng và tự tạo thêm áp lực trong quá trình xử lý công việc. Việc lựa chọn phương án (A) sẽ đưa bạn đến kết quả căng thẳng và tự tạo áp lực trong làm việc; lựa chọn phương án (B) khiến bạn bị mất hình ảnh trong mắt lãnh đạo. Vì thế phương án (C) sẽ là lựa chọn tối ưu của người thông minh.
File đính kèm:
- tai_lieu_phuong_phap_tu_duy_tich_cuc.pdf