Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh

Unit 01. Từ loại

Có 8 từ loại trong tiếng Anh:

1. Danh từ (Nouns): Là từ gọi tên người, đồ vật, sự việc hay nơi chốn.

 Ex: teacher, desk, sweetness, city

2. Đại từ (Pronouns): Là từ dùng thay cho danh từ để không phải dùng lại danh từ ấy nhiều lần.

 Ex: I, you, them, who, that, himself, someone.

3. Tính từ (Adjectives): Là từ cung cấp tính chất cho danh từ, làm cho danh từ rõ nghĩa hơn, chính xác và đầy đủ hơn.

 Ex: a dirty hand, a new dress, the car is new.

4. Động từ (Verbs): Là từ diễn tả một hành động, một tình trạng hay một cảm xúc. Nó xác định chủ từ làm hay chịu đựng một điều gì.

 Ex: The boy played football. He is hungry. The cake was cut.

5. Trạng từ (Adverbs): Là từ bổ sung ý nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một trạng từ khác. Tương tự như tính từ, nó làm cho các từ mà nó bổ nghĩa rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn.

 Ex: He ran quickly. I saw him yesterday. It is very large.

6. Giới từ (Prepositions): Là từ thường dùng với danh từ và đại từ hay chỉ mối tương quan giữa các từ này với những từ khác, thường là nhằm diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí.

 Ex: It went by air mail. The desk was near the window.

 

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 1

Trang 1

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 2

Trang 2

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 3

Trang 3

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 4

Trang 4

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 5

Trang 5

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 6

Trang 6

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 7

Trang 7

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 8

Trang 8

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 9

Trang 9

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 123 trang Trúc Khang 12/01/2024 3820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh

Tài liệu Ngữ pháp môn Tiếng Anh
Ngữ Pháp Tiếng Anh
–&—
Unit 01. Từ loại
Có 8 từ loại trong tiếng Anh:
1.         Danh từ (Nouns): Là từ gọi tên người, đồ vật, sự việc hay nơi chốn.
            Ex: teacher, desk, sweetness, city
2.         Đại từ (Pronouns): Là từ dùng thay cho danh từ để không phải dùng lại danh từ ấy nhiều lần.
            Ex: I, you, them, who, that, himself, someone.
3.         Tính từ (Adjectives): Là từ cung cấp tính chất cho danh từ, làm cho danh từ rõ nghĩa hơn, chính xác và đầy đủ hơn.
            Ex: a dirty hand, a new dress, the car is new.
4.         Động từ (Verbs): Là từ diễn tả một hành động, một tình trạng hay một cảm xúc. Nó xác định chủ từ làm hay chịu đựng một điều gì.
            Ex: The boy played football. He is hungry. The cake was cut.
5.         Trạng từ (Adverbs): Là từ bổ sung ý nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một trạng từ khác. Tương tự như tính từ, nó làm cho các từ mà nó bổ nghĩa rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn.
            Ex: He ran quickly. I saw him yesterday. It is very large.
6.         Giới từ (Prepositions): Là từ thường dùng với danh từ và đại từ hay chỉ mối tương quan giữa các từ này với những từ khác, thường là nhằm diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh, thời gian hay vị trí.
            Ex: It went by air mail. The desk was near the window.
7.         Liên từ (Conjunctions): Là từ nối các từ (words), ngữ (phrases) hay câu (sentences) lại với nhau.
            Ex: Peter and Bill are students. He worked hard because he wanted to succeed.
8.         Thán từ (Interjections): Là từ diễn tả tình cảm hay cảm xúc đột ngột, không ngờ. Các từ loại này không can thiệp vào cú pháp của câu.
            Ex: Hello! Oh! Ah!
Có một điều quan trọng mà người học tiếng Anh cần biết là cách xếp loại trên đây căn cứ vào chức năng ngữ pháp mà một từ đảm nhiệm trong câu. Vì thế, có rất nhiều từ đảm nhiệm nhiều loại chức năng khác nhau và do đó, có thể được xếp vào nhiều từ loại khác nhau.
Xét các câu dưới đây:
  (1)        He came by a very fast train.
            Anh ta đến bằng một chuyến xe lửa cực nhanh.
(2)        Bill ran very fast.
            Bill chạy rất nhanh.
 (3)        They are going to fast for three days; during that time they won't eat anything.
            Họ sắp nhịn ăn trong ba ngày; trong thời gian ấy họ sẽ không ăn gì cả.
(4)        At the end of his three-day fast he will have a very light meal.
            Vào cuối đợt ăn chay dài ba ngày của anh ta, anh ta sẽ dùng một bữa ăn thật nhẹ.
            Trong câu (1) fast là một tính từ (adjective).
            Trong câu (2) fast là một trạng từ (adverb).
            Trong câu (3) fast là một động từ (verb).
            Trong câu (4) fast là một danh từ (noun).
Unit 02. Nouns and Ariticles (Danh từ và mạo từ )
Danh từ (Nouns): Bất kỳ ngôn ngữ nào khi phân tích văn phạm của nó đều phải nắm được các từ loại của nó và các biến thể của từ loại này. Trước hết chúng ta tìm hiểu về danh từ là từ loại quen thuộc nhất và đơn giản nhất trong tất cả các ngôn ngữ.
I. Định nghĩa và phân loại
Trong tiếng Anh danh từ gọi là Noun.
Danh từ là từ để gọi tên một người, một vật, một sự việc, một tình trạng hay một cảm xúc.
Danh từ có thể được chia thành hai loại chính:
Danh từ cụ thể (concrete nouns): chia làm hai loại chính:
Danh từ chung (common nouns): là danh từ dùng làm tên chung cho một loại như:
table (cái bàn), man (người đàn ông), wall (bức tường)...
Danh từ riêng (proper nouns): là tên riêng như:
Peter, Jack, England...
Danh từ trừu tượng (abstract nouns):
happiness (sự hạnh phúc), beauty (vẻ đẹp), health (sức khỏe)...
II. Danh từ đếm được và không đếm được (countable and uncountable nouns)
Danh từ đếm được (Countable nouns): Một danh từ được xếp vào loại đếm được khi chúng ta có thể đếm trực tiếp người hay vật ấy. Phần lớn danh từ cụ thể đều thuộc vào loại đếm được.
Ví dụ: boy (cậu bé), apple (quả táo), book (quyển sách), tree (cây)...
Danh từ không đếm được (Uncountable nouns): Một danh từ được xếp vào loại không đếm được khi chúng ta không đếm trực tiếp người hay vật ấy. Muốn đếm, ta phải thông qua một đơn vị đo lường thích hợp. Phần lớn danh từ trừu tượng đều thuộc vào loại không đếm được.
Ví dụ: meat (thịt), ink (mực), chalk (phấn), water (nước)...
Số nhiều của danh từ
Một được xem là số ít (singular). Từ hai trở lên được xem là số nhiều (plural). Danh từ thay đổi theo số ít và số nhiều
I. Nguyên tắc đổi sang số nhiều
1.         Thông thường danh từ lấy thêm S ở số nhiều.
            Ví dụ: chair - chairs ; girl - girls ; dog - dogs
2.         Những danh từ tận cùng bằng O, X, S, Z, CH, SH lấy thêm ES ở số nhiều.
            Ví dụ: potato - potatoes ; box - boxes ; bus - buses ; buzz - buzzes ; watch - watches ; dish - dishes
            Ngoại lệ:
            a) Những danh từ tận cùng bằng nguyên âm + O chỉ lấy thêm S ở số nhiều.
            Ví dụ: cuckoos, cameos, bamboos, curios, studios, radios
            b) Những danh từ tận cùng bằng O nhưng có nguồn gốc không phải là  ... đơn. Những hình thức khác ta dùng động từ tương đương be able to. CAN cũng có thể được dùng như một trợ động từ để hình thành một số cách nói riêng.
1.         CAN và COULD có nghĩa là "có thể", diễn tả một khả năng (ability).
Can you swim?
She could ride a bicycle when she was five years old.
2.         Trong văn nói (colloquial speech), CAN được dùng thay cho MAY để diễn tả một sự cho phép (permission) và thể phủ định CANNOT được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition).
In London buses you can smoke on the upper deck, but you can’t smoke downstairs.
3.         CAN cũng diễn tả một điều có thể xảy đến (possibility). Trong câu hỏi và câu cảm thán CAN có nghĩa là ‘Is it possible...?’
Can it be true?
It surely can’t be four o’clock already!
4.         CANNOT được dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy ra (virtual impossibility).
He can’t have missed the way. I explained the route carefully.
5.         Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception) CAN cho một ý nghĩa tương
đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense).
Listen! I think I can hear the sound of the sea.
             (không dùng I am hearing)
COULD
1.         COULD là thì quá khứ đơn của CAN.
She could swim when she was five.
2.         COULD còn được dùng trong câu điều kiện.
If you tried, you could do that work.
3.         Trong cách nói thân mật, COULD được xem như nhiều tính chất lịch sự hơn CAN.
Can you change a 20-dollar note for me, please?
Could you tell me the right time, please?
4.         COULD được dùng để diển tả một sự ngờ vực hay một lời phản kháng nhẹ nhàng.
His story could be true, but I hardly think it is.
I could do the job today, but I’d rather put it off until tomorrow.
5.         COULD - WAS/WERE ABLE TO
            a) Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, COULD được dùng thường hơn WAS/WERE ABLE TO.
He hurt his foot, and he couldn’t play in the match.
The door was locked, and I couldn’t open it.
            b) Nếu câu nói hàm ý một sự thành công trong việc thực hiện hành động (succeeded in doing) thì WAS/WERE ABLE TO được sử dụng chứ không phải COULD.
I finished my work early and so was able to go to the pub with my friends.
MODAL VERBS MAY - MIGHT
1.         MAY và dạng quá khứ MIGHT diễn tả sự xin phép, cho phép (permission).
May I take this book? - Yes, you may.
She asked if she might go to the party.
2.         MAY/MIGHT dùng diễn tả một khả năng có thể xảy ra hay không thể xảy ra.
It may rain.
He admitted that the news might be true.
3.         Dùng trong câu cảm thán MAY/MIGHT diễn tả một lời cầu chúc.
May all your dreams come true!
            Trong cách dùng này có thể xem MAY như một loại Bàng Thái cách (Subjunctive).
4.         MAY/MIGHT dùng trong mệnh đề theo sau các động từ hope (hy vọng) và trust (tin tưởng).
I trust (hope) that you may find this plan to your satisfaction.
He trust (hoped) that we might find the plan to our satisfaction.
5.         MAY/MIGHT dùng thay cho một mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (adverb clauses of concession).
He may be poor, but he is honest. (Though he is poor...)
Try as he may, he will not pass the examination. (Though he tries hard...)
Try as he might, he could not pass the examination. (Though he tried hard...)
6.         MAY/MIGHT thường được dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (adverb clauses of purpose). Trong trường hợp này người ta cũng thường dùng CAN/COULD để thay cho MAY/MIGHT.
She was studying so that she might read English books.
7.         MIGHT (không dùng MAY) đôi khi được dùng trong câu để diễn tả một lời trách mắng có tính hờn dỗi (petulant reproach).
You might listen when I am talking to you.
 (Làm ơn ráng mà lắng nghe tôi nói)
You might try to be a little more helpful.
 (Làm ơn ráng mà tỏ ra có ích một chút)
8.         Trong trường hợp cần thiết người ta dùng be allowed to, permit... tùy theo ý nghĩa cần diễn tả để thay cho MAY và MIGHT.
I shall be allowed to go to the party.
MODAL VERB MUST
MUST là một động từ khuyết thiếu và chỉ có hình thức hiện tại.
1.         MUST có nghĩa là "phải" diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.
You must drive on the left in London.
2.         MUST bao hàm một kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất hợp lý theo ý nghĩ của người nói.
Are you going home at midnight? You must be mad!
You have worked hard all day; you must be tired.
3.         MUST NOT (MUSTN'T) diễn tả một lệnh cấm.
You mustn’t walk on the grass.
4.         Khi muốn diễn tả thể phủ định của MUST với ý nghĩa "không cần thiết" người ta sử dụng NEED NOT (NEEDN’T).
Must I do it now? - No, you needn’t. Tomorrow will be soon enough.
5.         CANNOT (CAN’T) được dùng làm phủ định của MUST khi MUST diễn tả ý nghĩa kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất hợp lý theo ý nghĩ của người nói như đã đề cập trong điểm 2 trên đây.
If he said that, he must be mistaken.
If he said that, he can’t be telling the truth.
6.         MUST và HAVE TO
            a) HAVE TO dùng thay cho MUST trong những hình thức mà MUST không có.
We shall have to hurry if we are going to catch the twelve o’clock train.
            b) HAVE TO không thể thay thế MUST khi MUST mang ý nghĩa kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất hợp lý theo ý nghĩ của người nói như đã đề cập trong điểm 2 trên đây. Người ta phải diễn tả bằng những cách khác.
He must be mad. (I personally thought that he was mad)
            c) MUST và HAVE TO đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng bách, bắt buộc (compulsion). Tuy nhiên MUST mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói trong khi HAVE TO mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ hoàn cảnh bên ngoài (external circumstances)
You must do what I tell you.
Passengers must cross the line by the bridge. (Lệnh của Cục Đường Sắt)
Passengers have to cross the line by the bridge. (Vì không còn đường nào khác)
MODAL VERBS SHALL - SHOULD
1. SHALL có thể là:
Một trợ động từ giúp hình thành thì Tương lai (Simple Future) ở ngôi thứ nhất số ít.
I shall do what I like.
Một động từ khuyết thiếu. Khi là động từ khuyết thiếu SHALL diễn tả một lời hứa (promise), một sự quả quyết (determination) hay một mối đe dọa (threat) theo ý nghĩ của người nói.
If you work hard, you shall have a holiday on Saturday. (promise)
He shall suffer for this; he shall pay you what he owes you. (threat)
These people want to buy my house, but they shan’t have it. (determination)
2. SHOULD được dùng trong những trường hợp sau:
Làm một động từ khuyết thiếu có nghĩa là "nên" và tương đương với ought to.
You should do what the teacher tells you.
People who live in glass houses should not throw stones. (proverb)
Dùng thay cho must khi không muốn diễn tả một ý nghĩa quá bắt buộc với must.
Members who want tickets for the dance should apply before September 1st to the Secretary.
Dùng thay cho thì Hiện tại Bàng thái (present subjunctive).
            (xem phần Subjunctive)
MODAL VERBS WILL - WOULD
1. WILL có thể là:
Một trợ động từ. Dùng làm trợ động từ WILL giúp hình thành thì Tương lai (simple future).
Một động từ khuyết thiếu. Khi là một động từ khuyết thiếu WILL diễn tả một sự mong muốn (willingness), một lời hứa (promise) hay một sự quả quyết (determination).
All right; I will pay you at the rate you ask. (willingness)
I won’t forget little Margaret's birthday. I will send her a present. (promise)
            Trong cách diễn tả sự quả quyết (determination) cả SHALL lẫn WILL đều có thể sử dụng nhưng mỗi từ mang một nghĩa riêng. Với SHALL, sự quả quyết là ở người nói.
Với WILL, sự quả quyết ở chủ từ (subject) của động từ. So sánh hai thí dụ sau:
            (a) George shall go out without his overcoat.
            (b) George will go out without his overcoat.
            Ở câu (a), người nói nhất định bắt George phải đi ra ngoài mà không được mặc áo khoác. Ở câu (b) George nhất định đi ra ngoài mà không thèm mặc áo khoác.
2. WOULD có thể là:
Một trợ động từ. WOULD giúp hình thành một Tương lai trong quá khứ (future in the past) hay các thì trong câu điều kiện.
He said he would send it to me, but he didn’t.
If she were here, she would help us.
He would have been very happy if he had known about it.
Khi dùng như một động từ khuyết thiếu, WOULD diễn tả một thói quen trong quá khứ.
Với nghĩa này, WOULD có thể dùng thay cho used to.
Every day he would get up at six o'clock and light the fire.
MODAL VERBS OUGHT TO - DARE - NEED
Động từ khuyết thiếu OUGHT TO
OUGHT TO là một động từ khuyết thiếu chỉ có thì Hiện tại (simple present). Nó có nghĩa là "nên", gần giống với should. Trong hầu hết các trường hợp OUGHT TO có thể được thay thế bằng should.
They ought to (should) pay the money.
He ought to (should) be ashamed of himself.
1.         OUGHT TO cũng dùng để diễn tả một sự gần đúng, rất có thể đúng (strong probability).
If Alice left home at 9:00, she ought to be here any minute now.
2.         OUGHT TO có thể dùng trong tương lai với các từ xác định thời gian tương lai như tomorrow, next Tuesday...
Our team ought to win the match tomorrow.
3.         OUGHT NOT TO HAVE + past participle diễn tả một sự không tán đồng về một hành động đã làm trong quá khứ.
You ought not to have spent all that money on such a thing.
Động từ khuyết thiếu DARE
DARE có nghĩa là "dám, cả gan" có thể được xem như một động từ khuyết lẫn động từ thường. Khi là một động từ khuyết thiếu, nó có đầy đủ đặc tính của loại động từ này.
Dare he go and speak to her? (động từ khuyết thiếu)
You daren’t climb that tree, dare you? (động từ khuyết thiếu)
He doesn’t dare to answer my letter. (động từ thường)
She didn’t dare to say a word, did she? (động từ thường)
Thành ngữ I daresay có nghĩa là "có thể, có lẽ" đồng nghĩa với các từ perhaps, it is probable. Thành ngữ này thường không dùng với chủ từ nào khác ngoài ngôi thứ nhất.
He is not here yet, but I daresay he will come later.
Động từ khuyết thiếu NEED
Có hai động từ NEED: một động từ thường và một động từ khuyết thiếu. Khi là động từ khuyết thiếu NEED chỉ có hình thức Hiện tại và có đầy đủ đặc tính của một động từ khuyết thiếu. Nó có nghĩa là "cần phải", tương tự như have to. Vì thế nó cũng được xem là một loại phủ định của must.
Need he work so hard?
You needn’t go yet, need you?
Có một điều cần nhớ là động từ khuyết thiếu NEED không dùng ở thể xác định. Nó chỉ được dùng ở thể phủ định và nghi vấn. Khi dùng ở thể xác định nó phải được dùng với một từ ngữ phủ định.
You needn’t see him, but I must.
I hardly need say how much I enjoyed the holiday.
MODAL VERB USED TO
Động từ khuyết thiếu USED TO
USED TO là một hình thức động từ đặc biệt. Nó có thể được xem như một động từ thường hay một động từ khuyết thiếu trong việc hình thành thể phủ định và thể nghi vấn.
You used to live in London, usedn’t you?
He usedn’t to smoke as much as he does now.
He didn’t use to smoke as much as he does now.
Did you use to climb the old tree in the garden?
Ngày nay người ta có khuynh hướng dùng did và didn’t để lập thể phủ định và thể nghi vấn cho USED TO. Trong nhiều trường hợp thể phủ định có thể được hình thành bằng cách sử dụng never.
You never used to make that mistake.
USED TO được dùng để chỉ một hành động liên tục, kéo dài, lặp đi lặp lại trong quá khứ mà nay không còn nữa.
People used to think that the earth was flat.
Với thì Quá khứ đơn người ta chỉ biết hành động đã xảy ra. Với USED TO người ta thấy được tính chất kéo dài của hành động ấy.
He was my classmate. (không rõ trong thời gian bao lâu)
He used to be my classmate. (trong một thời gian khá lâu)
Phân biệt USED TO và một số hình thức khác
1.         USED TO + infinitive: hành động liên tục trong quá khứ
2.         (be) USED TO + V.ing: quen với một việc gì
3.         (get) USED TO + V.ing: làm quen với một việc gì.
He used to work six days a week. (Now he doesn’t)
It took my brother two weeks to get used to working at night. Now he’s used to it.
Unit 41. Prefixes and Suffixes (Tiền tố và hậu tố)
Trong tiếng Anh có những từ gọi là căn ngữ (root), căn ngữ này có thể được ghép thêm một cụm từ ở trước gọi là tiếp đầu ngữ (prefix). Tùy thuộc vào nghĩa của căn ngữ và tiếp đầu ngữ mà có một từ có nghĩa khác. Tương tự cụm từ được ghép ở cuối căn ngữ gọi là tiếp vĩ ngữ (suffix).
Ví dụ:
Căn ngữ happy nghĩa là hạnh phúc.
Tiếp đầu ngữ un- có nghĩa là không.
Tiếp vĩ ngữ -ness có nghĩa là sự việc,...
Từ đó ta có:
            unhappy           :bất hạnh
            happiness         :niềm hạnh phúc
Và có cả những từ vừa có thêm tiếp đầu ngữ vừa có tiếp vĩ ngữ.
Ví dụ:
            unhappiness     :sự bất hạnh.
Tất cả các từ bắt nguồn từ một căn ngữ được gọi những từ cùng gia đình (familiar).
Như vậy nếu biết được một số tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ, khi gặp bất kỳ một từ nào mà ta đã biết căn ngữ của nó ta cũng có thể đoán được nghĩa của từ mới này. Đây cũng là một cách hữu hiệu để làm tăng vốn từ của chúng ta lên. Nhưng lưu ý rằng điều này chỉ có thể áp dụng cho một chiều là từ tiếng Anh đoán nghĩa tiếng Việt.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tiện ghép các tiếp đầu ngữ hay các tiếp vĩ ngữ vào bất kỳ căn ngữ nào được.
Prefixes
Các tiếp đầu ngữ dis-, in-, un- đều có nghĩa là không. Nhưng với un- nghĩa không mạnh hơn các tiếp đầu ngữ dis-,in-. Căn ngữ ghép với un- có nghĩa gần như ngược lại nghĩa gốc.
Ví dụ:
            clean    :sạch
            unclean :dơ bẩn
            agree    :đồng ý
            disagree           :không đồng ý
mis- :nhầm
            to understand    :hiểu
            to misunderstand          :hiểu lầm
re- : làm lại
            to read  :đọc
            to reread           :đọc lại
            to write :viết
            to rewrite           :viết lại
Suffixes
-able: có thể được
Tiếp vĩ ngữ này thường được ghép nối với các động từ để tạo thành tính từ.
            to agree            :đồng ý
            agreeable          :có thể đồng ý
            to love  :yêu
            lovable :có thể yêu được, đáng yêu
-ness:sự
Tiếp vĩ ngữ này thường ghép với tính từ  để tạo thành danh từ.
            lovable :đáng yêu
            lovableness      :sự đáng yêu
Đối với các tính từ kết thúc bằng -able khi đổi sang danh từ người ta còn làm bằng cách đổi -able thành -ability.
Ví dụ:
            able      :có thể, có khả năng
            ability   :khả năng.
-ish: hơi hơi
Thường ghép với tính từ
            white     :trắng
            whitish  :hơi trắng
            yellow   :vàng
            yellowish           :hơi vàng
-ly: hàng
Thường ghép với các danh từ chỉ thời gian.
            day       :ngày    daily     :hàng ngày
            week     :tuần     weekly  :hàng tuần
            month   :tháng   monthly            :hàng tháng
            year      :năm     yearly   :hàng năm
-less : không có
Thường ghép với tính từ
            care      :cẩn thận
            careless            :bất cẩn
Để tìm hiểu thêm về các tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ khác xem thêm phần Prefixes Dictionary và Suffixes Dictionary.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_ngu_phap_mon_tieng_anh.doc