Tài liệu Kỹ năng thuyết trình

Story – Một câu chuyện thuyết phục

Bộ não của chúng ta có khuynh hướng ghi nhớ những câu chuyện có kịch tính, cao trào tốt

hơn là những lời nói suông. Chính vì vậy, hãy xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình của

bạn như một câu chuyện, có mục tiêu, có cao trào, có đấu tranh và có kết quả.

Đầu tiên, câu chuyện bắt đầu bằng một tựa đề (headline). Tựa đề của bài diễn thuyết của

bạn nên ngắn gọn, dễ nhớ và chuyển tải ý chính của cả câu chuyện.

Steve luôn định vị những sản phẩm của ông với một câu vừa vặn với một post của Twitter

(140 ký tự), ví dụ, với MacBook Air, ông định vị nó là “the world’s thinnest notebook.” –

notebook mỏng nhất thế giới. Và đây cũng là tựa đề cho bài thuyết trình giới thiệu MacBook

Air của ông. Ngắn, đơn giản và ấn tượng!

Khi lên ý tưởng cho bài thuyết trình, bạn nên tập trung vào tối đa ba điểm chính. Những

thông điệp này cần được sắp xếp theo trình tự logic và rõ ràng. Ngoài ra, trước khi trình

bày, bạn nên cho người nghe biết mục tiêu của bài thuyết trình. Ví dụ: “Để giúp bạn hoàn

thiện kỹ năng thuyết trình, hôm nay tôi sẽ giới thiệu 3 yếu tố làm nên một bài thuyết trình

hiệu quả.” Như vậy, bạn sẽ giúp người nghe hình dung câu chuyện dễ dàng hơn. Với mỗi

ý chính, bạn nên có ví dụ cụ thể để minh họa để câu chuyện của bạn sinh động hơn; và chắc

chắn người nghe sẽ nhớ lâu hơn.

Kết thúc câu chuyện, bạn nên tóm tắt lại và nhắc lại mục tiêu đối với người nghe.

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 1

Trang 1

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 2

Trang 2

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 3

Trang 3

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 4

Trang 4

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 5

Trang 5

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 6

Trang 6

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 7

Trang 7

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 8

Trang 8

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 9

Trang 9

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang baonam 11160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kỹ năng thuyết trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kỹ năng thuyết trình

Tài liệu Kỹ năng thuyết trình
PPH101_Bai5_v1.0018109225 1 
 BÀI 5: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 
Nội dung Mục tiêu 
 Khái niệm và vai trò hoạt động 
thuyết trình; 
 Chuẩn bị thuyết trình; 
 Tiến hành thuyết trình; 
 Vận dụng các kĩ năng trong thuyết trình. 
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên sẽ: 
 Xác định được tầm quan trọng của hoạt động 
thuyết trình; 
 Chỉ ra các bước tiến hành thuyết tình; 
 Vận dụng được các kĩ năng thuyết trình 
hiệu quả. 
Hướng dẫn học 
Sinh viên đọc trước tài liệu tham khảo chương 
trình đã cung cấp. 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 2 
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP 
Steve Jobs được xem là “phù thủy công nghệ”, và ông cũng được biết đến như là bậc thầy 
của nghệ thuật thuyết trình. Trên sân khấu, ông thu hút toàn bộ sự chú ý của khán giả mà 
không cần những slide dày đặc chữ hay những biểu đồ phức tạp. Ông thành công nhờ cách 
kể chuyện sáng tạo và thú vị, tạo cảm hứng cho người nghe với từng con số, từ ngữ hay 
hình ảnh minh họa. Kỹ năng thuyết trình hoàn toàn có thể luyện tập. Nếu bạn nghiêm túc 
tuân theo nguyên tắc 3S dưới đây, bạn sẽ nằm trong nhóm 1% những người thuyết trình 
hiệu quả như Steve Jobs. 
Story – Một câu chuyện thuyết phục 
Bộ não của chúng ta có khuynh hướng ghi nhớ những câu chuyện có kịch tính, cao trào tốt 
hơn là những lời nói suông. Chính vì vậy, hãy xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình của 
bạn như một câu chuyện, có mục tiêu, có cao trào, có đấu tranh và có kết quả. 
Đầu tiên, câu chuyện bắt đầu bằng một tựa đề (headline). Tựa đề của bài diễn thuyết của 
bạn nên ngắn gọn, dễ nhớ và chuyển tải ý chính của cả câu chuyện. 
Steve luôn định vị những sản phẩm của ông với một câu vừa vặn với một post của Twitter 
(140 ký tự), ví dụ, với MacBook Air, ông định vị nó là “the world’s thinnest notebook.” – 
notebook mỏng nhất thế giới. Và đây cũng là tựa đề cho bài thuyết trình giới thiệu MacBook 
Air của ông. Ngắn, đơn giản và ấn tượng! 
Khi lên ý tưởng cho bài thuyết trình, bạn nên tập trung vào tối đa ba điểm chính. Những 
thông điệp này cần được sắp xếp theo trình tự logic và rõ ràng. Ngoài ra, trước khi trình 
bày, bạn nên cho người nghe biết mục tiêu của bài thuyết trình. Ví dụ: “Để giúp bạn hoàn 
thiện kỹ năng thuyết trình, hôm nay tôi sẽ giới thiệu 3 yếu tố làm nên một bài thuyết trình 
hiệu quả.” Như vậy, bạn sẽ giúp người nghe hình dung câu chuyện dễ dàng hơn. Với mỗi 
ý chính, bạn nên có ví dụ cụ thể để minh họa để câu chuyện của bạn sinh động hơn; và chắc 
chắn người nghe sẽ nhớ lâu hơn. 
Kết thúc câu chuyện, bạn nên tóm tắt lại và nhắc lại mục tiêu đối với người nghe. 
Slides – Những slide đơn giản 
Chúng ta có khuynh hướng để càng nhiều chữ lên slide càng tốt. Tuy nhiên, bộ não chúng 
ta thường chỉ làm tốt được một việc trong một thời điểm; chẳng hạn, một người khó có thể 
vừa nghe vừa đọc cùng một lúc. Chính vì vậy, nếu bạn muốn người khác nghe mình, đừng 
bắt họ đọc chữ trên slide. 
Khi Steve Jobs thuyết trình, những gì người ta thấy là một màn hình rộng, với hình ảnh nổi 
bật, một con số hoặc một biểu đồ đơn giản. Hãy nhớ, “một bức ảnh hơn ngàn lời nói”, hãy 
tận dụng sức mạnh của hình ảnh thay cho ngôn từ. Nhưng bạn nhớ dùng hình ảnh chất 
lượng cao. 
Theo “Presentation Zen” – một cuốn sách thú vị về thuyết trình, bạn không nên sử dụng 
hình vẽ clipart cũng như những mẫu PowerPoint có sẵn vì khán giả của bạn đã chán ngấy 
những hình ảnh cũng như họa tiết thịnh hành từ những năm 1990. Khi cần thiết, bạn nên 
xen kẽ hình ảnh và âm nhạc hay những đoạn phim ngắn để làm cho câu chuyện của bạn trở 
nên sinh động hơn. 
Số lượng slides phụ thuộc vào độ dài của “câu chuyện”, nhưng mỗi ý chính chỉ nên sử dụng 
một slide. Nếu phần nào có nhiều dữ liệu cần trình bày, bạn có thể chia thành 2-3 slides. 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 3 
Và tập trung cho chữ S thứ 3 – speaker. 
Speaker – Người thuyết trình thu hút 
Là trung tâm của buổi thuyết trình, bạn phải chuẩn bị thật kỹ. 
Đầu tiên là trang phục. Trang phục phải phù hợp với đối tượng khán giả, với chủ đề và 
không gian thuyết trình (năng động, trẻ trung hay chuyên nghiệp, trang trọng). 
Trong khi thuyết trình, bạn cần phải để ý đến ngôn ngữ hình thể phù hợp. 
 Tránh xa bục phát biểu. Bạn nghĩ gì khi thấy diễn giả dính chặt vào bục phát biểu và 
gần như đọc lại toàn bộ chữ hiện lên trên slide? Giờ thì bạn đã biết lý do. 
 Nhìn khán giả, nhưng đừng “thiếu công bằng” khi chỉ nhìn chằm chằm vào một người 
nào đó. 
 Phong thái tự tin, không bỏ tay vào túi quần hay vòng trước ngực hay mân mê đồ vật 
nào đó như bút, giấy hay tà áo. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy hít thở sâu để lấy lại 
bình tĩnh. 
Nói rõ, chậm với âm lượng vừa đủ và dừng khoảng 3 giây khi bạn chuyển ý. Khi nói chậm 
và rõ, bạn sẽ lựa chọn từ ngữ cẩn thận hơn, và nhờ vậy, bạn sẽ tự tin hơn. Khi ngừng đúng 
chỗ, bạn sẽ thu hút sự chú ý của người nghe. 
Và, “gia vị” cuối cùng cho bài thuyết trình của bạn là “năng lượng, sự nhiệt huyết và hứng 
khởi” vì thuyết trình chính là một show diễn. Chính vì vậy, cho dù slides của bạn bắt mắt  ... mình đến khán giả qua cái nhìn đầu tiên có ý nghĩa rất quan 
trọng. Đôi khi việc tạo được ấn tượng ban đầu đóng vai trò thiết yếu đối với sự thành công 
của bài thuyết trình. Do đó, bạn hãy chọn trang phục phù hợp và đi đứng, trình bày một 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 31 
cách tự tin để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với khán giả. Trong trường hợp bạn thấy có khó 
khăn với việc lựa chọn trang phục hãy tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp hoặc 
người thân của bạn. 
Tư thế, phong thái 
 Tư thế là cách mà bạn giữ khung xương của mình. 
Khi thuyết trình trước khán giả, để gây ấn tượng tốt, bạn cần giữ tư thế ngay ngắn: 
o Đứng thẳng hơi hướng về phía trước để tạo sự gần gũi, cởi mở với khán giả; 
o Thẳng đầu, ánh mắt nhìn về phía khán giả; 
o Lưng, bụng và chân thẳng, tạo sự tự nhiên. 
o Tạo thế đứng vững chắc bằng các đặt hai mũi bàn chân đứng hính chữ V; 
o Lực dồn đều về hai bàn chân. 
 Tư thế tốt nhất để bắt đầu bài thuyết trình là đứng thẳng, hai chân hơi mở rộng sang hai 
bên và trọng lượng cơ thể dồn đều xuống cả hai chân. 
Khi thuyết trình, bạn cần tránh: 
o Lắc lư đầu quá nhiều, trùng chân, dựa vào bàn hoặc điểm tựa nào đó; 
o Không giao tiếp bằng mắt và cúi mặt xuống làm giảm âm lượng giọng nói; 
o Đứng che khuất tầm nhìn hoặc quay lưng về phía khán giả. 
Bạn có thể khắc phục những thói quen xấu khi thuyết trình bằng cách: 
o Luyện tập trước một nhóm khán giả là bạn bè hoặc những người tự nguyện và nhờ 
họ góp ý. 
o Luyện tập thường xuyên trước gương, tự sửa những tư thế không phù hợp. Bạn cần 
kiên trì tập đi tập lại nhiều lần cho đến khi thuần thục. 
o Ghi lại những hình ảnh trong quá trình tập luyện hoặc trong các buổi thuyết trình 
của bạn, xem lại và rút kinh nghiệm. 
o Ghi nhớ những tư thế đẹp nhất của bạn đồng thời quan sát và học hỏi kinh nghiệp 
của những chuyên gia thuyết trình mà bạn yêu thích. 
 Tư thế đứng của thuyết trình viên 
Các cơ bắp trên cơ thể có chức năng giữ cho khung xương đứng thẳng. Khi cơ thể đi 
đứng đúng tư thế, nó sẽ thể hiện ý nghĩa: “Tôi là một người biết giữ thăng bằng và tự 
tin”. Nếu bạn thả lỏng cơ bắp quá mức, thì cơ thể sẽ có dấu hiện buông thõng. Để tư thế 
được hoàn chỉnh, bạn hãy tập đứng thẳng lưng cho đến khi cảm thấy tự tin và tư thế này 
trông thật tự nhiên và thoải mái. Để đạt được và duy trì tư thế này, bạn có thể tưởng 
tượng mình cao hơn những lúc bình thường và cơ thể bạn đang được nhẹ nhàng dựng 
thẳng lên bằng một sợi dây vô hình bắt nguồn từ đỉnh đầu xuống đến chân. 
Di chuyển 
Một bài thuyết trình sẽ rất tẻ nhạt nếu người thuyết trình cứ đứng một vị trí, nói đều đều, 
không chịu di chuyển. Việc di chuyển của người thuyết trình sẽ tạo sự gần gũi với khán 
giả. Di chuyển cũng giúp người thuyết trình giảm bớt căng thẳng. Bạn có thể bước qua lại 
hoặc tiến về phía người nghe hoặc đưa tay lên xuống phù hợp với lời thuyết trình. Khi đứng 
nói trên bục bạn có thể đi quanh bục hoặc có thể đi qua đi lại. 
Người thuyết trình luôn có một không gian để chủ động trong việc di chuyển. Việc di 
chuyển và sử dụng không gian đó thế nào cho hợp lý? 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 32 
 Di chuyển hợp lý khi: 
o Di chuyển nhẹ nhàng kết hợp việc hướng ánh mắt về phía khán giả, vào bảng biểu 
minh họa đồng thời việc thuyết trình vẫn phải liên tục; 
o Chỉ nên di chuyển đến khoảng cách 1m với khán giả; 
o Di chuyển đến nhiều vị trí khán giả khác nhau, tạo sự bất ngờ với nhiều đối tượng. 
 Di chuyển không hợp lý khi: 
o Di chuyển quá nhanh và liên tục: Lúc này khán giả có thể cho là bạn đang bị ảnh 
hưởng bởi tâm lý căng thẳng. 
o Di chuyển đến quá gần khán giả: Lúc này khán giả có thể lại đánh giá bạn quá suồng 
sã, nếu là người khác giới thì có thể họ phải né tránh bạn. 
o Tránh sự va chạm vào khán giả: Khi di chuyển bạn cần phải chú ý không va vào 
khán giả, việc va chạm có thể làm gián đoán bài thuyết trình làm bạn mất tự tin. 
 Kỹ năng lắng nghe 
Bên cạnh kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ cơ thể, một kỹ năng cũng rất quan trọng góp 
phần tạo nên thành công cho buổi thuyết trình là kỹ năng lắng nghe. 
 Lắng nghe một cách chủ động: 
Lắng nghe là tập trung nghe một cách cẩn thận và có cảm nhận về những gì mà bạn có 
thể nghe thấy. 
Trong quá trình thuyết trình, không chỉ có khán giả nghe, mà người thuyết trình cũng 
phải lắng nghe. Người thuyết trình vừa phải trình bày vừa phải lắng nghe ý kiến phản 
hồi của thính giả thông qua các câu hỏi của khán giả đặt ra và các âm thanh phát ra xung 
quanh khán phòng. 
Để nghe chủ động, bạn cần khắc phục một số vấn đề sau: 
o Nghe không tập trung: Thuyết trình viên quá tập trung vào bài thuyết trình không 
để ý đến những sự việc xung quanh. Nghĩ đến vấn đề khác khi nghe câu hỏi khán 
giả. Để khắc phục việc nghe không tập trung bạn cần đặt mình vào vai trò của người 
khác. Kiên nhẫn nghe người khác chia sẻ kinh nghiệm hoặc đặt câu hỏi. 
o Nghe quá khó: Bạn khó nghe và khó phán đoán nội dung câu hỏi vì khán giả đặt câu 
hỏi lan man đồng thời trong khán phòng có nhiều tạp âm. Đối với những câu hỏi lan 
man, bạn nên chọn ra một ý chính, có thể hỏi lại trực tiếp khán giả để khẳng định ý 
khán giả muốn hỏi. 
o Đưa ra những kết luận vội vàng: khi bạn quá tự tin là vấn đề không có gì để nói bạn 
sẽ dễ đưa ra các kết luận không phù hợp với diễn biến sự việc xảy ra. Bạn cần tôn 
trọng người nghe, tập trung nghe và xử lý các thông tin, phân tích các dữ liệu. 
 Lắng nghe có phân tích: 
Việc lắng nghe có phân tích không chỉ liên quan đến tai nghe mà còn liên quan đến bộ 
não và đôi mắt của bạn. Để trả lời chính xác, bạn phải nghe những gì mà khán giả nói, 
đọc được ngôn ngữ cơ thể của họ và xử lý tốt tình huống xảy ra. 
 Kỹ năng thuyết phục 
Thuyết phục là một hoạt động tâm lý xảy ra khi có nhiều quan điểm về một vấn đề cùng 
tồn tại và người này muốn quan điểm của mình có ảnh hưởng đối với người khác. Hiểu đơn 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 33 
giản hơn thuyết phục là đưa ra những tình tiết, sự kiện để phân tích giải thích làm cho người 
khác cảm thấy đúng, thấy hay và tin theo, làm theo. 
Trong kinh doanh, hoạt động xã hội cũng như cuộc sống hàng ngày, hoạt động thuyết phục 
thường xuyên diễn ra. 
Ví dụ 
Thuyết phục trong hoạt động kinh doanh: Thuyết phục để huy động được nguồn vốn cho công 
ty, phát triển sản phẩm mới, ký kết hợp đồng thiết lập mối quan hệ làm ăn với đối tác hoặc việc 
tuyển dụng và quyết định đầu tư.... 
Thuyết phục trong hoạt động xã hội: Thuyết phục vì muốn mọi người ủng hộ mình, để tạo sự 
gần gũi, quan tâm chia sẻ băn khoăn của mọi người hay tạo uy tín và sự tin tưởng trước 
mọi người 
Thuyết trình trước đám đông cũng cần kỹ năng thuyết phục để đưa ra những luận điểm làm thay 
đổi chính kiến, quan điểm của người nghe về một vấn đề nào đó. Mục đích là để bảo vệ ý kiến 
của mình, từ chối ý kiến đối lập hay có thể là hối thúc một ai đó làm theo ý kiến của mình. 
Công việc của một số nhóm người như luật sư, người bán hàng, người cố vấn, nhà quản lý 
phụ thuộc khá nhiều vào khả năng thuyết trình và thuyết phụ người khác chấp nhận ý kiến 
của họ. 
Để thuyết phục người nghe bạn cần chú ý: 
 Đưa ra những bằng chứng xác đáng để minh họa thông tin mình đưa ra là thực tế. Bằng 
chứng đó có thể là những con số, bài báo, tin tức được tổng hợp và đăng tải bởi các đơn 
vị có uy tín hoặc là ảnh minh họa thực tế. 
Ví dụ về việc đưa ra các con số thực tế làm bằng chứng 
Bạn phải thuyết trình bảo vệ bản kế hoạch đầu tư cho quảng cáo, bạn muốn thuyết phục ban 
giám đốc về lợi ích của quảng cáo, bạn không nên nói chung chung quảng cáo rất quan 
trọng, rất cần thiết mà phải đưa được những dẫn chứng cụ thể như: năm 2017 công ty BJ 
đã đầu tư 800 cho quảng cáo hoặc công ty AX đã chi 2 tỷ cho vấn đề này. Kết quả là doanh 
số bán hàng của công ty BJ tăng 1,5 lần còn công ty AX doanh thu tăng gấp 4 lần. 
 Thuyết phục là một nghệ thuật, không phải bạn có lý lẽ là người khác sẽ nghe bạn. 
Ngoài lý lẽ vững chắc bạn cần biết lúc nào thích hợp để đưa lý lẽ của mình vào và thể 
hiện chúng ra sao cho hiệu quả. Muốn vậy bạn phải hiểu tâm lý của người nghe tìm hiểu 
về đối tượng khán giả. 
 Lời lẽ khi thuyết phục phải dứt khoát, tự tin đồng thời cũng phải biết kết hợp với việc 
biểu cảm phi ngôn từ như ánh mắt, nét mặt, động tác, tư thế, vị trí ... 
 Để thuyết phục tốt bạn cần trang bị thêm một số kỹ năng khác như kỹ năng đưa ra thông 
tin. Cách truyền đạt thông tin rất quan trọng trong vấn đề thuyết phục. Những thông tin 
đưa ra phải xúc tích, dễ xử lý thì mới có thể tăng tính hiệu quả của sự thuyết phục, trực 
tiếp ảnh hưởng đến người nghe khiến họ tin tưởng vào hành động hay lời nói của mình. 
 Cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với một thực tế là “dù bạn có chuẩn bị bài thuyết trình tốt 
đến đâu thì bạn cũng khó có thể thuyết phục được toàn bộ người nghe”. Sẽ có một số ý 
kiến đối lập với bạn mà bạn thực sự không thể thay đổi quan điểm của họ. Vậy bạn hãy 
tập trung vào những đối tượng đang nghe bạn nói, nhưng không có nghĩa là bạn lơ là 
những người còn lại. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi thuyết trình để tăng độ tự tin và 
hướng vào đa số khán giả nghe bạn. 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 34 
Giải quyết tình huống dẫn nhập 
Qua câu chuyện về “3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng” của Steve Jobs, chúng ta sẽ thấy được các 
điều sau đây: 
 Cách chuẩn bị và xây dựng nội dung bài thuyết trình tốt. 
 Slide bài thuyết trình đơn giản, những nội dung cần thiết có xen kẽ hình ảnh, video cho sinh động hơn. 
 Kỹ năng thuyết trình của Steve Jobs thu hút người nghe, phong cách chuyên nghiệp. Đặc biệt là các cử chỉ rất 
tự nhiên. Ông thường xuyên có các cử chỉ vung tay, nhún vai, lắc đầu giơ những ngón tay và đếm để nhấn mạnh 
ý, truyền tải thông tin cần truyền đạt và để khuấy động khán giả. 
Đó là những yêu cầu cần thiết để có một bài thuyết trình hiệu quả. 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 35 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Bài giảng được biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về thuyết 
trình và các kỹ năng bổ trợ thực hiện các buổi thuyết trình thành công. Để đem lại sự thành 
công của bài thuyết trình, người thuyết trình không chỉ cần tập trung vào nội dung bài thuyết 
trình mà còn chú ý đến cách trả lời câu hỏi của khán giả, chú ý vận dụng những kỹ năng 
của bản thân như kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng thuyết phục và đặc biệt là phải biết 
cách kết hợp với các cử chỉ, dáng điệu, ánh mắt, cách di chuyển trong khi thuyết trình. 
Tiến hành thuyết trình và cách thức vận dụng các kỹ năng trong thuyết trình. 
 Tiến hành thuyết trình 
o Trình bày nội dung bài thuyết trình 
o Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của khán giả 
 Vận dụng các kỹ năng trong thuyết trình 
o Kỹ năng nói 
o Ngôn ngữ cơ thể 
o Kỹ năng nghe 
o Kỹ năng thuyết phục 
Thuyết trình là một hoạt động không khó! Bạn có thể trở thành một thuyết trình viên xuất 
sắc nếu bạn biết học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và dày công chuẩn bị, tập luyện. 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 36 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nêu vai trò của hoạt động thuyết trình. 
2. Nêu các công việc cần chuẩn bị cho hoạt động thuyết trình. 
3. Thực hành viết một bài thuyết trình liên quan đến công việc của bản thân. 
4. Vận dụng các kỹ năng đã học, thực hành thuyết trình. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
1. Các phương tiện nghe nhìn đóng vai trò gì trong việc tạo nên sự thành công của bài thuyết 
trình? 
A. Không có vai trò gì, không có cũng được. 
B. Đóng vai trò rất nhỏ, ảnh hưởng tới bài thuyết trình rất ít. 
C. Đóng vai trò không nhỏ, có tầm ảnh hưởng khá quan trọng. 
D. Đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng tới toàn bộ sự thành công của bài thuyết trình. 
2. Khi người thuyết trình trình bày bài thuyết trình với các ý chính và được tiếp nối bằng một vài 
ý khác, người đó đang sử dụng kiểu kết cấu gì để phác thảo đề cương cho bài thuyết trình? 
A. Kiểu kết cấu trình bày các ý riêng lẻ. 
B. Kiểu kết cấu nhấn mạnh một ý. 
C. Kiểu kết cấu trình bày theo diễn biến thời gian. 
D. Kiểu kết cấu gợi ý. 
3. Trong thuyết trình, người thuyết trình cần chú ý đến cả hình thức bên ngoài của mình để: 
A. trở nên nổi bật trước đám đông. 
B. gây ấn tượng tốt đẹp với khán giả ngay từ phút đầu. 
C. thấy được sự sang trọng của bản thân. 
D. tạo nên điểm nhấn cho nội dung bài thuyết trình. 
4. Việc di chuyển trên sân khấu của người thuyết trình như thế nào sẽ tạo ấn tượng không tốt 
với khán giả? 
A. Di chuyển nhịp nhàng, kết hợp hướng ánh mắt về phía khán giả. 
B. Di chuyển đến nhiều vị trí khán giả khác nhau. 
C. Di chuyển thật nhanh và liên tục. 
D. Di chuyển nhẹ nhàng kết hợp với thuyết trình tự nhiên. 
5. Tại sao nói “Thuyết trình góp phần to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân”? 
A. Vì thuyết trình giúp tăng khả năng phán đoán của mỗi cá nhân. 
B. Vì thuyết trình mang lại hình ảnh, tác phong và sự tự tin cho mỗi cá nhân khi đứng trước 
đám đông. 
C. Vì thuyết trình giúp cho cá nhân bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước đám đông. 
D. Vì thuyết trình giúp phát triển năng lực tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân. 
PPH101_Bai5_v1.0018109225 37 
ĐÁP ÁN 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nêu vai trò của hoạt động thuyết trình. 
 Là một công cụ giao tiếp hiệu quả; 
 Thuyết trình góp phần to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân. 
2. Nêu các công việc cần chuẩn bị cho hoạt động thuyết trình. 
3. Chọn chủ đề 
 Tìm hiểu khán giả 
 Thu thập thông tin tư liệu 
 Xây dựng đề cương bài thuyết trình 
 Chuẩn bị tâm lý và hình thức cho buổi thuyết trình 
 Các công tác hậu cần cho buổi thuyết trình 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
1. Đáp án đúng là: Đóng vai trò không nhỏ, có tầm ảnh hưởng khá quan trọng. 
Vì: Các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn sẽ giúp minh họa rõ ràng hơn những vấn đề phức tạp 
cho bài thuyết trình tuy nhiên vẫn không quyết định được sự thành công của bài thuyết 
trình vì còn phải dựa vào nội dung bài thuyết trình cũng như kỹ năng của người thực hiện. 
2. Đáp án đúng là: Kiểu kết cấu nhấn mạnh một ý. 
Vì: Kiểu kết cấu nhấn mạnh một ý bao gồm ý chính và tiếp nối bằng một vài ý khác giúp 
cho người nghe dễ tiếp thu hơn. 
3. Đáp án đúng là: gây ấn tượng tốt đẹp với khán giả ngay từ phút đầu. 
Vì: Thông thường, khi trang phục của người thuyết trình lịch sự, phù hợp với thông điệp 
đang trình bày thì sẽ khiến khán cảm thấy được trọng hơn và chú ý vào bài thuyết trình 
hơn. 
4. Đáp án đúng là: Di chuyển thật nhanh và liên tục. 
Vì: Trên sân khấu, nếu người thuyết trình di chuyển quá nhanh và liên tục sẽ có thể gây sự 
phản cảm, sự căng thẳng, sự chóng mặt cho khán giả ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi 
thuyết trình. 
5. Đáp án đúng là: Vì thuyết trình mang lại hình ảnh, tác phong và sự tự tin cho mỗi cá nhân 
khi đứng trước đám đông. 
Vì: Khái niệm thuyết trình cho thấy, hoạt động thuyết trình bao giờ cũng được thực hiện 
bởi một chủ thể nào đó và họ là người trực tiếp cung cấp thông tin trước một nhóm khán 
giả nhằm đạt được mục đích nhất định. Do vậy, ý nghĩa quan trọng nhất của thuyết trình là 
việc mang lại hình ảnh, tác phong và sự tự tin cho chủ thể thuyết trình. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ky_nang_thuyet_trinh.pdf