Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Với người học tiếng Anh viết không những là kĩ năng khó mà còn tốn rất nhiều thời gian. Để viết đúng, viết hay thật không đơn giản chút nào. Sau đây là một số bí quyết chúng tôi muốn giới thiệu nhằm giúp các bạn viết hiệu quả hơn.

1. Dùng thể thích hợp

Trong tiếng Anh có hai thể: chủ động và bị động. Thể chủ động nhấn mạnh tác nhân gây ra hành động. Thể bị động nhấn mạnh người hay vật bị tác động. Tác nhân gây ra hành động có thể được hoặc không được nhắc đến trong câu bị động. Ví dụ:

 - Thể chủ động: The storm destroyed the village. (Trận bão đã phá hủy ngôi làng).

 - Thể bị động: The village was destroyed by the storm. (Ngôi làng đã bị phá hủy bởi trận bão).

- Thể chủ động thường rõ ràng và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp dùng thể bị động lại thích hợp hơn. Chẳng hạn khi tác nhân của hành động không quan trọng bằng người hay vật bị tác động. Bạn cũng có thể dùng thể bị động khi không muốn tiết lộ danh tính người thực hiện hành động, như khi bạn muốn bảo vệ nhân chứng. Ví dụ như trong câu sau:

 - Thể chủ động: John Smith overheard his plan of stealing the car. (John Smith đã nghe lỏm được kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta).

 - Thể bị động: His plan of stealing the car was overheard. (Kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta đã bị nghe lén).

Rõ ràng câu thứ hai không đề cập đến tên người đã tiết lộ kế hoạch ăn cắp xe của tên trộm.

Người nghe chỉ biết rằng kế hoạch đó đã bại lộ còn ai tiết lộ lại được hoàn toàn bảo mật.

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 1

Trang 1

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 2

Trang 2

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 3

Trang 3

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 4

Trang 4

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 5

Trang 5

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 6

Trang 6

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 7

Trang 7

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 8

Trang 8

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 9

Trang 9

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang Trúc Khang 12/01/2024 2100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Tài liệu Kinh nghiệm học Tiếng Anh
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 1
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 2
Bí quyết viết hiệu quả
Với người học tiếng Anh viết không những là
kĩ năng khó mà còn tốn rất nhiều thời gian. Để 
viết đúng, viết hay thật không đơn giản chút 
nào. Sau đây là một số bí quyết chúng tôi 
muốn giới thiệu nhằm giúp các bạn viết hiệu 
quả hơn.
1. Dùng thể thích hợp
Trong tiếng Anh có hai thể: chủ động và bị động. 
Thể chủ động nhấn mạnh tác nhân gây ra hành
động. Thể bị động nhấn mạnh người hay vật bị tác
động. Tác nhân gây ra hành động có thể được 
hoặc không được nhắc đến trong câu bị động. Ví 
dụ:
 Thể chủ động: The storm destroyed the
village. (Trận bão đã phá hủy ngôi làng).
 Thể bị động: The village was destroyed by the storm. (Ngôi làng đã bị phá hủy bởi 
trận bão).
Thể chủ động thường rõ ràng và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp dùng thể bị 
động lại thích hợp hơn. Chẳng hạn khi tác nhân của hành động không quan trọng bằng người 
hay vật bị tác động. Bạn cũng có thể dùng thể bị động khi không muốn tiết lộ danh tính người 
thực hiện hành động, như khi bạn muốn bảo vệ nhân chứng. Ví dụ như trong câu sau:
 Thể chủ động: John Smith overheard his plan of stealing the car. (John Smith đã
nghe lỏm được kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta).
 Thể bị động: His plan of stealing the car was overheard. (Kế hoạch trộm xe hơi của 
hắn ta đã bị nghe lén).
Rõ ràng câu thứ hai không đề cập đến tên người đã tiết lộ kế hoạch ăn cắp xe của tên trộm. 
Người nghe chỉ biết rằng kế hoạch đó đã bại lộ còn ai tiết lộ lại được hoàn toàn bảo mật.
Thể bị động còn được dùng để tránh vẻ kẻ cả, giảm nhẹ những lời tuyên bố mạnh mẽ hoặc 
nghe có phong cách công văn hơn.
 Thể chủ động: You must clean the house within this morning. (Con phải lau dọn căn 
nhà này trong sáng hôm nay).
 Thể bị động: The house must be cleaned within this morning. (Căn nhà phải được 
lau dọn trong buổi sáng hôm nay).
Khi đọc câu thứ hai bạn cảm thấy tính chất ra lệnh bị giảm đi, giọng điệu của câu nghe nhẹ 
nhàng hơn.
2. Tránh những chuyển đổi không cần thiết
Chuyển đổi là sự thay đổi về cấu trúc hoặc văn phong giữa chừng một câu hoặc một đoạn. 
Hầu hết những sự thay đổi này đều làm cho câu văn khó hiểu hoặc lủng củng.
 Tránh chuyển đổi về số (chẳng hạn từ số ít sang số nhiều). 
Thông thường dùng số nhiều dễ hơn dùng số ít. Lần lượt bạn có thể viết lại câu bằng cách 
lược bỏ đại từ. Hãy xem xét ví dụ sau đây:
If a person mixes drinking and driving, they may end up in jail.
If a person mixes drinking and driving, he or she may end up in jail.
If people mix drinking and driving, they may end up in jail
People who mix drinking and driving may end up in jail.
(Những người vừa uống rượu vừa lái xe thì đều có nguy cơ phải vào nhà đá).
Với cùng một ý nghĩa nhưng câu cuối cùng dễ hiểu và súc tích nhất.
 Tránh chuyển đổi về ngôi (ví dụ như chuyển đổi từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ hai. 
Ví dụ như chuyển anyone, someone, he, she thành you). Hãy dùng một ngôi 
nhất quán trong suốt bài viết.
 Tránh những chuyển đổi không phù hợp về thể (ví dụ như chuyển đổi từ thể chủ 
động sang bị động). Đôi khi chuyển đổi về thể có thể giúp người đọc tập trung vào
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 3
một chủ ngữ. Nếu sự chuyển đổi về thể làm chủ ngữ thay đổi theo (chẳng hạn như
từ we chuyển thành the children) thì câu sẽ rời rạc và khó hiểu. Hãy xem xét câu
sau:
As we pulled up to the burning structure, we could hear the children inside screaming
desperately for help. (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà đang cháy, chúng tôi có thể nghe thấy 
tiếng bọn trẻ bên trong đang la hét cầu cứu một cách vô vọng).
Nếu chuyển đổi thể của câu này ta sẽ có: “As we pulled up to the burning structure, the 
children inside could be heard screaming desperately for help.” (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà
đang cháy, bọn trẻ bên trong có thể được nghe rõ tiếng gào thét cầu cứu vô vọng).
Tuy nhiên, ta thấy rằng khi chuyển thể câu văn trở nên lủng củng và tối nghĩa hơn. Do vậy, 
cần lưu ý trong một số trường hợp ta chỉ có thể dùng thể chủ động (hoặc bị động).
 Tránh chuyển đổi về quan điểm. Quan điểm ở đây chính là thái độ và cách nhìn
của người nói. Ví dụ dưới đây bắt đầu bằng quan sát của những người lính cứu hộ, 
sau lại đột ngột chuyển sang quan điểm của người tài xế.
We found the car resting on the right slope. The driver struggled to crawl out through the
broken window, afraid the leaking gasoline would ignite. (Chúng tôi tìm ra chiếc xe nằm ở bên
phải con dốc. Người tài xế đã cố gắng bò ra ngoài qua cánh cửa sổ bị vỡ, lòng lo sợ chất ga 
bị rò rỉ có thể phát nổ bất kì lúc nào).
Trong trường hợp này, “we” và “the driver” đã bị đánh đồng với nhau khiến cho câu văn rất 
khó hiểu. Để sửa câu này, ta nên chuyển việc miêu tả cho một chủ ngữ nhất quán như sau:
We found the car resting on the right slope. We could see the driver struggling to crawl out
through the broken window, apparently afrai ... , vito-, vit- (Latin: life, living, pertaining to life, essential to life).
voc-, voca-, vocat-, -vocation, -vocative, -vocable, vok-, -voke (Latin: call, talk, speak, say,
voice, word).
volen-, volunt-, voli-, vol- (Latin: will, free will, free choice; wish, personal desire).
volv-, volu-, -volve, volut-, -volute, -volution (Latin: bend, curve, turn, twist, roll).
vor-, vora-, -vore, -vorous, -vores, -vora, -vory (Latin: eat, consume, devour).
(Adapted from Lexfile International, October 5th 2001)
Bước 3: Phép thử 
Hãy tự mua cho mình một cuốn từ điển tốt và ngồi làm các phép thử. Ví dụ đối với gốc từ 
aqua, hãy tra tất cả các từ bắt đầu bằng aqua trong từ điển xem chúng có nghĩa gì liên quan
đến “nước” không, bạn sẽ thấy thực sự ngạc nhiên khi tự mình khám phá ra quy luật cấu tạo 
và ý nghĩa của từ vựng trong tiếng Anh. Nhớ là bạn phải kiên trì đấy. 
Bước 4. Luyện tập 
Bước này rất quan trọng, vì chỉ có luyện tập mới có thể giúp bạn có được sự thành công.
Nên thường xuyên đọc sách báo và cố gắng đoán nghĩa mỗi khi bạn gặp từ mới. Bằng cách 
này, bạn sẽ từng bước vận dụng được các gốc từ mình vừa học và rèn luyện được kỹ năng 
nhận biết ý nghĩa trong các từ tiếng Anh được cấu tạo từ gốc La tinh và Hy lạp. Chúc bạn 
thành công.
Bí quyết học nghe
Kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong 
việc hình thành nên các kỹ năng và kỹ xảo nói, 
đọc, viết khi học một ngoại ngữ (Hàng ngày
trung bình người ta nghe nhiều gấp 2 lần so 
với nói, gấp 4 lần so với đọc và 5 lần so với 
viết). 
HỌC CÁCH NGHE
Kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành nên các kỹ năng và kỹ xảo nói, đọc, viết khi học một ngoại ngữ (Hàng ngày trung bình người ta 
nghe nhiều gấp 2 lần so với nói, gấp 4 lần so với đọc và 5 lần so với viết).
Để tạo điều kiện nghe được tốt hơn, bạn cũng phải tự đánh giá được khả năng nghe của mình. Phải xây 
dựng cho mình một phương pháp nghe riêng, xây dựng tính tự tin bằng việc phán đoán nội dung nghe.
Trong khi nghe, bạn phải chú ý đến các từ chuyển tiếp như Firstly, Secondly  Điều này sẽ giúp bạn 
định hình được ý chủ đạo của bài và dễ dàng suy đoán nội dung.
Các nhà giáo học pháp ngoại ngữ khuyên bạn nên vận dụng phương pháp “tắm ngoại ngữ”. Ở nhà bạn 
hãy thường xuyên bật băng cát xét, VCD bất cứ lúc nào có thể. Hãy tạo cho mình một môi trường học 
tập có tính thường xuyên và liên tục. Theo cách này, mặc dù bạn không chủ động học nhưng kiến thức 
sẽ vào đầu lúc nào không biết.
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 54
Bí quyết học nói tiếng Anh
Khi học nói, phải hết sức chú trọng đến cách 
phát âm của từng từ và ngữ điệu trong câu. 
Chú ý vào độ chính xác của từ vựng, ngữ 
pháp, sắc thái ngôn ngữ và đặc biệt là đảm 
bảo lời nói phải mang ý nghĩa. 
Bí quyết học nói tiếng Anh
Khi học nói, phải hết sức chú trọng đến cách phát âm 
của từng từ và ngữ điệu trong câu. Chú ý vào độ chính xác của từ vựng, ngữ pháp, sắc thái ngôn ngữ và
đặc biệt là đảm bảo lời nói phải mang ý nghĩa. 
Hãy rèn luyện cho mình tính tự tin trong các tình huống giao tiếp thực sự thông qua thảo luận, trao đổi 
thông tin với bạn bè. Trên lớp học phải tận dụng được hết các tình huống giả lập mà giáo viên tổ chức. 
Nên chọn lọc các câu có tần suất sử dụng cao và áp dụng phương châm “học câu mẫu thay cho mẫu 
câu”. Thay vì học các cấu trúc khô cứng, bạn nên tự đặt câu trong các tình huống cụ thể và vận dụng 
chúng một cách linh hoạt. Thư viện trong website của Globaledu có rất nhiều câu và các đoạn hội thoại 
mẫu sẽ giúp bạn có thêm nguồn tư liệu để phát triển kỹ năng này.
Trong khi học trên lớp, bạn đừng sợ mắc lỗi. Hãy nhớ rằng bạn đang là học viên, vì chưa biết nhiều và
nói chưa chính xác nên bạn mới phải học. Sự hỗ trợ của giáo viên và sự rèn luyện của bản thân một 
cách thường xuyên sẽ dần dần giúp bạn sử dụng được tiếng Anh chính xác và tốt hơn trong các tình
huống giao tiếp xã hội và trong công việc.
Những lời khuyên khi ghi chép bài
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn ghi 
chép bài hiệu quả hơn:
1. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử 
đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về 
những vấn đề gì trong lớp học.
2. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học 
thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ 
những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là
bạn sẽ không thểghi chép bài nếu không 
đến lớp.
3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu 
xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.
4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có 
thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.
5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra,
nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.
6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép 
nếu bạn không có bút.
7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan 
trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.
8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ xung sau. Nếu bạn không nhớ 
những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.
9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ xung thêm sau đó
10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 55
11. Dùng các ký hiệu đểghi bài nhanh hơn
12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.
13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên
ghi trên bảng.
14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tinvào
5 – 10 phút cuối.
15. Dành khoảng10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này ban có thể 
thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chư hiểu.
16. Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.
17. Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan 
trọng.
18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2
người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.
19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm
được các tài liệu này khi kỳ thi đến.20. Đừng quên ghi chép khi đọc . Nếu bạn ấn 
tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ 
không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó
Bùi Ánh Hồng
Bí quyết đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh
Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng 
đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể 
họ có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai 
lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với 
việc hiểu được nội dung
Bí quyết đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh
Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng 
đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể họ 
có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai lầm 
khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với việc hiểu 
được nội dung. Nói chung, đọc là một quá trình
tổng hợp không chỉ đòi hỏi nắm được từ ngữ mà còn cả dấu câu, cú pháp, ngữ pháp, tục 
ngữ và cảm thụ được cảm xúc của người viết...
Khi đọc, điều quan trọng không phải là tốc độ mà la khr năng nắm được nội dung. Khó có thể 
định lượng khả năng này, và có lẽ càng khó mang nó ra thi thố. Nhưng kỹ năng hiểu thực sự 
cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Thời đại thông tin hiện nay đòi hỏi không những khả 
năng tích lũy thông mà còn cần cả khả năng xủa lý thông tin. Hãy tham khảo một số phương
pháp đọc hiểu sau:
Trước tiên, bạn cần phải biết rằng không phải câu từ đều có chức năng giống nhau. Một số 
từ dùng chỉ vật như danh từ, những từ khác lại dùng để chỉ đặc tính của vật như tính từ, 
trong khi động từ lại dùng để diễn đạt hành động, còn trạng từ dùng để bổ nghĩa cho hành
động. Nắm được phương thức tổ chức của các nhóm từ cơ bản trên trong văn cảnh của một 
câu cho sẵn sẽ rất tiện lợi.
Ví như, thông thường các danh từ đứng ở đầu câu. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong 
việc chỉ ra câu đó nói về ai, về cái gì. Tính từ đứng ngay trước danh và truyền tải thông tin ít
hơn danh từ vì chức năng cơ bản của tính từ là làm rõ nghĩa cho danh từ. Có nhiều danh từ 
như “House”, “boy” hay “eternity”..., tự bản thân những từ đãhàm nghĩa. Thật ra, ngoài từ“ 
long” thì còn có từ nào đó vẫn có thể bổ nghĩa cho từ “eternity”?
Động từ thì đứng sau danh từ. Chúng giúp người đọc biết được hoạt động của chủ ngữ. Điều 
này rất quan trọng vì ccá hành động thường truyền tải rất nhiều thông tin về trạng thái và tình
huống. Ví dụ trong câu “ the man shudded...” thì ta không những thấy được trạng thái rùng
mình mà còn cảm nhận được cảm xúc của ông ta và những tình huống lý giải cho trạng thái 
đó.
Trạng từ thường đứng sau động từ để mô tả cụ thể hành động. Ví dụ, như câu “ he smiled
happily” và câu “he smiled sarcastically” có nghĩa rất khác nha. Cũng như tính từ, trạng từ 
được phân biệt nhờ tầm quan trọng của chúng đối với việc hiểu, vì trạng từ còn phụ thuộc 
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 56
vào động từ trong câu. Nói chung các động từ như “crying”, “ shouted”... thì tự chúng cũng có 
sắc thái nghĩa, còn những động từ khác như“gave”, “said”, dreams” có sắc thái nghĩa mờ 
hơn.
Khi biết được các nhóm từ cơ bản và hình thức tổ chức của chúng, người đọc sẽ dễ dàng
hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu. Đặ biệt là đối với trẻ em, sẽ rất tốt nếu chúng biết được trạng 
từ là gì, vị trí và vai trò của trạng từ trong câu.
Việc đọc lướt cũng rất hữu ích. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho các doanh nhân và sinh viên.
Nó giúp người đọcphân biệt được phânf nào quan trong hơn còn phần nào kém quan trọng 
hơn trong một mẩu tin. Phần quan trọng hơn thường là danh từ (đặc biệt là những cái tên
trong một mẩu tin về sự kiện có thật) và các động từ. Những điểm khác cần lưu ý khi đọc 
lướt là các con số ( như số liệu thống kê, ngày tháng) và thời của động từ (liệu hành động 
được diễn ra ở thời quá khứ, hiện tại hay tương lai) . Những phần quan trọng hơn có thể là
các từ như a, the, or, and, if, as... các từ được lặp lại, hay một số tính từ và trạng từ.
Dưới đây là một câu chuyện hư cấu và một mẩu tin có thật
Chúng ta đánh dấu những phần quan trọng giúp hiểu nội dung văn bản:
“ Suddenly, he ad a loud bang in the distance. Mark’s head began to spin wildly. The
explosion had been close, too close. Panicking, he clutched desperately at his cameraturned
to flee. Them, a voice, faint but growing stronger, crept towards him. He looked round, it was
a young girl. “ Mark, are you okay? Mark didn’t know whether to laugh or cry. He was alive.
That was all he knew”
Trong 71 từ có trong văn bản trên, chỉ cần phải hiểu 38 từ. Vì vậy, không cần phải dùng một 
kỹ thuật đặc biệt nào cũng có thể đọc nhanh gấp đôi nhờ kỹ năng đọc lướt.
Thêm một ví dụ
“ In November 1918, the great war finished. Some 20 million men, women, children are
estimated to have perished during the year of conflict and the flu epidemic which ensued. The
German leader, kaiser Wilhelm was replaced with an embryonic new republic, called Weimar.
It would have to tackle, in 1923, spiralling hyper-inflation, and later the vise and rise of Adolf
Hiler and his Naris. The first war was only the five number of a conflagration still get to S”
Với những mẩu tin có ngày tháng và tên gọi như mẩu tin trên thì kỹ năng đọc lướt thực sự 
hữu dụng để hiểu thông tin.
Thu Giang
Tôi đã có thể có rất nhiều cơ hội trong công việc 
nếu tôi giỏi ngoại ngữ
Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ lúc vào học lớp 
10 PTTH. Đến nay đã 11 năm và hiện giờ tôi 
đang làm việc ở một cơ quan Nhà nước. Công 
việc của tôi liên quan đến lĩnh vực thông tin 
báo chí của một Ngành. Tôi đã có thể có rất 
nhiều cơ hội trong công việc nếu tôi giỏi ngoại 
ngữ vì chỗ tôi làm việc thường xuyên có
những khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở nước 
ngoài.
Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ lúc vào học lớp 10 
PTTH. Đến nay đã 11 năm và hiện giờ tôi đang 
làm việc ở một cơ quan Nhà nước. Công việc của tôi liên quan đến lĩnh vực thông tin báo chí 
của một Ngành. Tôi đã có thể có rất nhiều cơ hội trong công việc nếu tôi giỏi ngoại ngữ vì
chỗ tôi làm việc thường xuyên có những khoá đào tạo ngắn và dài hạn ở nước ngoài.
Một vài dòng giới thiệu cho thấy tôi là một người không giỏi về ngoại ngữ lắm. Tôi viết bài
này không phải để phổ biến một kinh nghiệm hoặc phương pháp hay để học ngoại ngữ mà
với mục đích để có thể được mọi người chia sẻ những kinh nghiệm hay cũng như rút ra
những bài học cho mình. Tôi tin đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều người.
Học không bài bản
Sau khi học hết chương trình tiếng Anh bậc trung học (giáo trình streamlines English A, B),
tôi đã có một kiến thức cơ bản nhất về ngoại ngữ (tiếng Anh). Lúc đó tôi đã có thể sử dụng 
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 57
được tiếng Anh trong những trường hợp giao tiếp thông thường. Để có thể vững vàng hơn
nữa, tôi đã đăng ký học thêm ở một trung tâm đào tạo ngoại ngữ, cấp độ tiếng anh cơ bản 
với giáo viên là sinh viên ngoại ngữ dạy thêm.
Tiếp đó lên Đại học, tôi lại học lại chương trình tiếng Anh cơ bản A và B và học 2 kỳ tiếng 
Anh chuyên ngành. Trình độ của tôi lúc này vẫn chưa đi đến đâu cả. Những năm cuối Đại 
học tôi đã tham gia một lớp học gia sư nhằm tăng cường kiến thức. Kết thúc khoá học này,
trình độ TA của tôi có khá hơn trước một chút.
Trong quá trình chờ xin việc, tôi đã tham gia một khoá tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ 
quốc tế, do giáo viên nước ngoài dạy. Tất cả đều xoay quanh những kiến thức cơ bản. Tôi 
vẫn chưa định hình được rõ nét trình độ ngoại ngữ của mình.
Học mà không hành
Trong quá trình học rất nhiều khoá như vậy, nếu chăm chỉ và biết cách vận dụng chắc trình
độ tiếng anh của tôi cũng không đến nỗi nào. Song, vì không ý thức được, cũng như chưa
xác định được mục tiêu rõ ràng cũng như không áp dụng vào thực tế nhiều nên kiến thức học 
được của tôi dần mai một. Sau này khi đi làm, có tiếp xúc với một số tài liệu tiếng Anh, đặc 
biệt với Internet nên tôi thỉnh thoảng cũng đọc, thử dịch bài và đã có một số bài được đăng
trên các ấn phẩm trong Ngành. Tuy vậy trình độ tiếng anh của tôi vẫn chưa đáp ứng với yêu
cầu, đặc biệt là những công việc tôi dự định làm.
Không tạo thói quen thường xuyên học
Lúc thích thì học (đọc), không thích thì thôi, ngày học, ngày không đó là thói quen thất 
thường của tôi khiến trình độ ngoại ngữ của tôi không khá lên được.
Tôi thấy bản thân mình cũng như các bạn vào ở vào trường hợp như tôi, để có thể sử dụng 
thành thạo một tiếng anh thì cần phải:
Xác định mục tiêu rõ ràng, học để làm gì
Lên kế hoạch học tập thường xuyên, sử dụng tiếng Anh trong nhiều trường hợp
Đăng ký theo một chương trình học phù hợp nhất
Cuối cùng cần xác định đó là một phương tiện vô cùng quan để có thể tiếp cận và khám phá
nguồn tri thức rộng lớn của toàn nhân loại.
PHAM THANH BINH
EbookTeam
www.updatesofts.com
Create by hoangly85 58

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_kinh_nghiem_hoc_tieng_anh.pdf