Tài liệu hướng dẫn môn Quản trị chất lượng
2.1 Tên môn học: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
2.2 Mục tiêu và yêu cầu đối với môn học
• Quản trị chất lượng (QTCL) là một chức năng của quản lý chung khi điều hành một tổ chức. Tìm hiểu và nghiên cứu về QTCL góp phần mang lại năng suất – chất lượng - hiệu quả đối với tất cả các tổ chức. Trong xu thế hội nhập, hoạt động QTCL càng có ý nghĩa lớn lao khi hướng đến sự phát triển bền vững trước những thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật.
• Nội dung chủ yếu của môn học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cũng như những kinh nghiệm trong công tác QTCL. Thông qua sự tiếp thu môn học, sinh viên có khả năng vận dụng vào công việc hàng ngày; đặc biệt khi đảm nhận cương vị là nhà quản trị ở tất cả các cấp. QTCL cung cấp một tư duy khoa học về điều hành chất lượng, một "ngôn ngữ chung" khi lãnh đạo, một phương pháp cải tiến liên tục và có hiệu quả hướng đến đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khách hàng (nội bộ lẫn bên ngoài) và các bên quan tâm.
• QTCL là một môn học luôn phải cập nhật kiến thức vì sự soát xét theo chu kỳ 05 năm/lần. Do vậy, người học cần nắm những nguyên tắc cơ bản trên phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Học phương pháp giúp chúng ta vững vàng khi có sự thay đổi đối với môn học này.
• QTCL là môn học khá trìu tượng nhưng rất cụ thể khi người học chịu khó nghiền ngẫm. Học QTCL phải hiểu từng câu, từng chữ, không nên đọc qua loa và chủ quan về kiến thức đã thu nhận được. Người học sẽ tự phát hiện ra một logic chặt chẽ trên một nền tảng phong phú của QTCL khi đã thấu hiểu môn học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn môn Quản trị chất lượng
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Người biên tập: TS. HOÀNG MẠNH DŨNG Tháng 02 năm 2012 2 MỤC LỤC Trang A Thông tin về giảng viên 3 B Thông tin tổng quát về môn học 3 2.1 Tên môn học 3 2.2 Mục tiêu và yêu cầu đối với môn học 4 2.3 Số đơn vị học trình 4 2.4 Phân bổ lịch học 4 2.5 Các kiến thức cần học trước 5 2.6 Hình thức giảng dạy chính môn học 5 2.7 Giáo trình, tài liệu 5 2.7.1 Tài liệu chính dùng để dạy 5 2.7.2 Tài liệu tham khảo dùng bổ sung và mở rộng kiến thức 5 2.8 Các công cụ hỗ trợ môn học 6 C Nội dung môn học 6 Chương 1: Chất lượng và quản trị chất lượng 7 Chương 2: Các nội dung chủ yếu đối với Quản trị chất lượng trong bối cảnh hiện nay 41 Chương 3: Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa trong thời kỳ hội nhập 70 Chương 4: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 101 Chương 5: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004/ Cor.1:2009 133 Chương 6: Hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000:2008 và Hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007 154 Chương 7: ISO 22000:2005 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 176 Chương 8: Nhóm chất lượng (QCC) 238 Chương 9: Kiểm soát chất lượng bằng thống kê và six sigma 248 Chương 10: 5S và Kaizen 271 Chương 11: Quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) và Giải thưởng chất lượng Quốc gia 311 Chương 12: Bài tập 349 Xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng một sản phẩm hoặc hệ thống 349 Trọng số của các yếu tố ảnh hưởng chất lượng 349 Mức độ hài lòng của khách hàng hay mức chất lượng MQ 352 Phiếu kiểm tra 359 Biểu đồ Pareto 360 Biểu đồ cột 365 Biểu đồ kiểm soát X -R 367 Biểu đồ tương quan hay phân tán 379 Biểu đồ nhân quả 382 Lưu đồ 384 Năng lực của quá trình 387 Hệ số phân hạng chất lượng 389 So sánh chi phí chất lượng tác động đến hiệu quả hoạt động 394 D Đánh giá kết quả môn học 396 3 A. Thông tin về giảng viên: Họ và tên: HOÀNG MẠNH DŨNG Địa chỉ cơ quan: Trường Đại học Mở Tp.HCM, 97 Võ Văn Tần, Quận 03, Tp.HCM Điện thoại: 08.39301285, 0903831122 Email: dungoupmu@yahoo.com.vn Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn về Quản trị chất lượng: 2005 đến nay: Thành viên Hội đồng chứng nhận của Tổ chức BV Việt Nam (Member of BV Vietnam Certification Council) 2001: Chuyên gia đánh giá SA 8000 (Auditor of SA 8000 – SA8000/IN/05/01/03 do IRCA cấp) 2000: Chuyên gia đánh giá EMS (ISO 14000) (Auditor of EMS - ISO 14000 EN/00/VN/302 do IRCA cấp) 2000: Chuyên gia đánh giá Giải thưởng chất lượng Việt Nam do Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam cấp. 1996: Chuyên gia đánh giá QMS (ISO 9000) (Lead Auditor of QMS - ISO 9000 – Auditor A 015397 do IRCA cấp) B. Thông tin tổng quát về môn học 2.1 Tên môn học: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 2.2 Mục tiêu và yêu cầu đối với môn học • Quản trị chất lượng (QTCL) là một chức năng của quản lý chung khi điều hành một tổ chức. Tìm hiểu và nghiên cứu về QTCL góp phần mang lại năng suất – chất lượng - hiệu quả đối với tất cả các tổ chức. Trong xu thế hội nhập, hoạt động QTCL càng có ý nghĩa lớn lao khi hướng đến sự phát triển bền vững trước những thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật. • Nội dung chủ yếu của môn học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cũng như những kinh nghiệm trong công tác QTCL. Thông qua sự tiếp thu môn học, sinh viên có khả năng vận dụng vào công việc hàng ngày; đặc biệt khi đảm nhận cương vị là nhà quản trị ở tất cả các cấp. QTCL cung cấp một tư duy khoa học về điều hành chất lượng, một "ngôn ngữ chung" khi lãnh đạo, một phương pháp cải tiến liên tục và có hiệu quả hướng đến đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khách hàng (nội bộ lẫn bên ngoài) và các bên quan tâm. • QTCL là một môn học luôn phải cập nhật kiến thức vì sự soát xét theo chu kỳ 05 năm/lần. Do vậy, người học cần nắm những nguyên tắc cơ bản trên phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Học phương pháp giúp chúng ta vững vàng khi có sự thay đổi đối với môn học này. • QTCL là môn học khá trìu tượng nhưng rất cụ thể khi người học chịu khó nghiền ngẫm. Học QTCL phải hiểu từng câu, từng chữ, không nên đọc qua loa và chủ quan về kiến thức đã thu nhận được. Người học sẽ tự phát hiện ra một logic chặt chẽ trên một nền tảng phong phú của QTCL khi đã thấu hiểu môn học. 4 • Môn học yêu cầu người học liên hệ các nội dung lý thuyết với thực trạng đã và đang xẩy ra. Qua đó tự đúc kết thành kỹ năng khi ra quyết định và giải quyết vấn đề về chất lượng. Để tổng kết thành lý luận đòi hỏi người học cần đọc nhiều sách giáo khoa, tài liệu khoa học, internet, tiếp cận các tổ chức, Do vậy, người học cần tìm hiểu các sự kiện, có óc phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, tư duy hệ thống và một phương pháp giải quyết vấn đề khoa học. • Tiếp cận kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về QTCL là một quá trình lâu dài. Do QTCL là một yêu cầu không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức nên đòi hỏi người học cần có năng lực thực sự. Qua đó dễ dàng tìm kiếm được m ... iến làm giảm giá trị X xuống dưới 280 g/l. • Xem xét quá trình tập trung về phía USL hay LSL hãy so sánh X với vị trí trung tâm 2 LSLUSLm += như sau: X < m: kết luận quá trình lệch về LSL. X > m: kết luận quá trình lệch về USL. Bài 45: Tính năng lực quá trình từ dữ liệu của biểu đồ kiểm soát Từ dữ liệu của biểu đồ kiểm soát với nhiều lần lấy mẫu yêu cầu sinh viên tính X và R. Sau đó tính ước lượng σ và tính toán như bài tập 1 và 2. Khi tính toán được chỉ số tiềm năng quá trình Cp với kết quả Cp < 1 không cần thiết phải tính toán tiếp pkC vì quá trình không có năng lực. 6: Hệ số phân hạng chất lượng Mục tiêu của bài toán cung cấp sự đánh giá về chất lượng đầu ra của quá trình sản xuất. Bài tập này được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất có phân loại về chất lượng sản phẩm. Từ kết quả tính toán hệ số phân hạng chất lượng giúp nhận định sự khác biệt giữa các đơn vị với nhau khi thực hiện mục tiêu chất lượng nhất là muốn loại trừ phế phẩm trong quá trình tạo sản phẩm. 6.1 Trường hợp không tính đến phế phẩm: K’ph và Kph 6.1.1 Tính hệ số phân hạng chất lượng theo mục tiêu chất lượng của một sản phẩm hoặc một đơn vị kinh doanh K’ph n’1, n’2, n’3: Số lượng sản phẩm loại 1,2,3 theo mục tiêu chất lượng. g’1, g’2, g’3: Đơn giá sản phẩm loại 1,2,3 theo mục tiêu chất lượng. ' 2 ' 1 ' 1 ' 3 ' 2 ' 1 ' 3 ' 3 ' 2 ' 2 ' 1 ' 1' )( G G gnnn gngngnK ph =++ ++= với 0≤K’ph≤1 6.1.2 Tính hệ số phân hạng chất lượng theo kết quả thực hiện cho một sản phẩm hoặc một đơn vị kinh doanh Kph n1, n2, n3: Số lượng sản phẩm loại 1,2,3 theo kết quả thực hiện được. g1, g2, g3: Đơn giá sản phẩm loại 1,2,3 theo kết quả thực hiện được. 2 1 1321 332211 )( G G gnnn gngngnK ph =++ ++= với 0≤Kph≤1 390 Bài tập 46: Trường hợp không tính đến phế phẩm Tại Phân xưởng sản xuất sản phẩm A đặt mục tiêu chất lượng như sau: n’1 n’2 n’3 250 100 50 g’1 g’2 g’3 100 80 50 8875,0 40000 35000 100)50100250( )5050()80100()100250(' ==++ ++= x xxxK ph Ngày 27/09/2011, kết quả thực hiện tại Tổ 1 ghi nhận như sau: n1 n2 n3 290 80 30 g1 g2 g3 110 70 40 8795,0 44000 38700 110)3080290( )4030()7080()110290( 1 ==++ ++= x xxxK ph Ngày 27/09/2011, kết quả thực hiện tại Tổ 2 ghi nhận như sau: n1 n2 n3 270 90 40 g1 g2 g3 110 70 40 8545,0 44000 37600 110)4090270( )4040()7090()110270( 2 ==++ ++= x xxxK ph Kết luận: Tổ 1 sản xuất với chất lượng tốt hơn Tổ 2 vào ngày 27/09/2011 khi so sánh Kph. Tuy nhiên, chất lượng của hai tổ vẫn chưa đạt được như mục tiêu chất lượng đã đề ra. 6.2 Trường hợp tính đến phế phẩm trong sản xuất: K’tt và Ktt 6.2.1 Tính hệ số phân hạng chất lượng theo mục tiêu của một sản phẩm hoặc một đơn vị kinh doanh khi có tỷ lệ phế phẩm x’% - K’tt )1( ''' xKK phtt −= với 0≤K’tt≤1 6.2.2 Tính hệ số phân hạng chất lượng theo kết quả thực hiện cho một sản phẩm hoặc một đơn vị kinh doanh khi có tỷ lệ phế phẩm x% - Ktt )1( xKK phtt −= với 0≤Ktt≤1 6.3 Ước lượng hiệu quả chất lượng theo hệ số phân hạng chất lượng- Eph ' tt tt ph K K E = với Eph≤1: Chưa đạt chất lượng đề ra và ngược lại 391 Bài tập 47: Trường hợp tính đến phế phẩm và ước lượng hiệu quả chất lượng theo hệ số phân hạng chất lượng Tại Phân xưởng sản xuất sản phẩm B thiết lập mục tiêu chất lượng như sau: n’1 n’2 n’3 x (phế phẩm) 250 100 30 20 g’1 g’2 G’3 100 80 50 9079,0 38000 34500 100)30100250( )5030()80100()100250(' ==++ ++= x xxxK ph Hệ số phân hạng chất lượng theo mục tiêu đề ra khi có tỷ lệ phế phẩm x’%: 05,0 400 20' ==x 00 8625,0)05,01(9079,0)1( ''' =−=−= xKK phtt Ngày 27/09/2011, kết quả thực hiện tại Tổ 3 ghi nhận như sau: n1 n2 n3 x (phế phẩm) 290 70 10 20 g1 g2 g3 110 70 40 9140,0 40700 37200 110)1070290( )4010()7070()110290( 13 ==++ ++= x xxxK ph 0513,0 390 20 ==x 8671,0)0513,01(9140,0)1( 33 =−=−= xKK phtt Ước lượng hiệu quả chất lượng trong ngày của Tổ 3: 0053,1 8625,0 8671,0 '3 === tt tt ph K KE > 1: Đạt mục tiêu chất lượng đề ra Ngày 27/09/2011, kết quả thực hiện tại Tổ 4 ghi nhận như sau: n1 n2 n3 x (phế phẩm) 270 70 30 30 g1 g2 g3 110 70 40 8796,0 40700 35800 110)3070270( )4030()7070()110270( 4 ==++ ++= x xxxK ph 0750,0 400 30 ==x 8136,0)0750,01(9140,0)1( 44 =−=−= xKK phtt Ước lượng hiệu quả chất lượng trong ngày của Tổ 4: 9433,0 8625,0 8136,0 '4 === tt tt ph K K E < 1: Chưa đạt mục tiêu chất lượng đề ra 392 Kết luận: Tổ 3 sản xuất với chất lượng tốt hơn Tổ 4 vào ngày 27/09/2011 khi so sánh Ktt và Eph. Chất lượng trong ngày của Tổ 3 vượt kế hoạch và Tổ 4 vẫn chưa đạt như mục tiêu chất lượng đã đề ra. 6.4 Tính hệ số phân hạng chất lượng cho n sản phẩm hoặc cho toàn doanh nghiệp 6.4.1 Tính hệ số phân hạng chất lượng cho n sản phẩm trong một doanh nghiệp Theo kế hoạch (sản phẩm j= 1-n): ∑ = = n j jtttt j KK 1 ''' β Theo kết quả thực hiện ∑ = = n j jtttt j KK 1 β 6.4.2 Ước lượng hiệu quả chất lượng cho n sản phẩm trong một doanh nghiệp ' tt tt ph K K E j = với Eph≤1: Chưa đạt chất lượng đề ra và ngược lại Trong đó: Jβ là trọng số tính theo doanh thu của từng sản phẩm. Lưu ý: Bài toán này cũng được áp dụng để tính toán hệ số phân hạng chất lượng cho trường hợp một Tổng công ty gồm nhiều công ty cấu thành. Phương pháp tính trung bình có trọng số được vận dụng tương tự như mỗi công ty là một sản phẩm. Bài tập 48: Tính hệ số phân hạng chất lượng cho một doanh nghiệp sản xuất với 03 sản phẩm theo kết quả nhận được trong 01 tháng như sau: Theo mục tiêu chất lượng hàng tháng đặt ra như sau: Sản phẩm thứ K’tt Doanh thu (triệu đồng) dự kiến trong tháng 1 0,9230 520 2 0,9020 490 3 0,9150 650 Theo kết quả thực hiện trong tháng: Sản phẩm thứ Ktt Doanh thu (triệu đồng) thực tế trong tháng 1 0,9105 540 2 0,8654 470 3 0,8925 660 393 Bài giải Trọng số tính theo doanh thu Jβ : Theo mục tiêu chất lượng hàng tháng đặt ra: Sản phẩm thứ Doanh thu (triệu đồng) dự kiến trong tháng Trọng số tính theo doanh thu dự kiến 1 520 0,3132 2 490 0,2952 3 650 0,3916 Tổng cộng 1.660 1 Theo kết quả thực hiện trong tháng: Sản phẩm thứ Doanh thu (triệu đồng) thực tế trong tháng Trọng số tính theo doanh thu thực tế 1 540 0,3234 2 470 0,2814 3 660 0,3952 Tổng cộng 1.670 1 Tính hệ số phân hạng cho toàn doanh nghiệp: Theo mục tiêu chất lượng hàng tháng đặt ra: Sản phẩm thứ (j) K’tt Trọng số tính theo doanh thu dự kiến Ktt’ = K’ttj x Jβ 1 0,9230 0,3132 0,2891 2 0,9020 0,2952 0,2663 3 0,9150 0,3916 0,3583 Tổng cộng 1 0,9137 Theo kết quả thực hiện trong tháng: Sản phẩm thứ Ktt Trọng số tính theo doanh thu thực tế Ktt = Kttj x Jβ 1 0,9105 0,3234 0,2945 2 0,8654 0,2814 0,2435 3 0,8925 0,3952 0,3527 Tổng cộng 1 0,8907 Ước lượng hiệu quả chất lượng trong tháng của doanh nghiệp 9748,0 9137,0 8907,0 ' === tt tt ph K K E j < 1: Chưa đạt được mục tiêu chất lượng đề ra Kết luận: Kết quả thực hiện trong tháng của doanh nghiệp chưa đạt so với mục tiêu chất lượng đã đề ra và cần tìm nguyên nhân để cải tiến liên tục. 394 7: So sánh chi phí chất lượng tác động đến hiệu quả hoạt động Chi phí chất lượng theo ISO 8402:1986 (TCVN ISO 8402:1999) là toàn bộ các khoản tiền được tổ chức chi ra nhằm đảm bảo chất lượng. ISO 8402:1986 phân chia chi phí chất lượng thành ba nhóm: • Chi phí sai hỏng bao gồm chi phí sai hỏng bên trong và bên ngoài. • Chi phí thẩm định. • Chi phí phòng ngừa. 7.1 Chi phí sai hỏng 7.1.1 Chi phí sai hỏng bên trong bao gồm • Lãng phí. • Phế phẩm. • Gia công lại hoặc sửa chữa lại. • Kiểm tra lại các sản phẩm. • Thứ phẩm. • Phân tích sai hỏng. 7.1.2 Chi phí sai hỏng bên ngoài bao gồm • Sửa chữa sản phẩm bị trả lại hoặc còn nằm ở hiện trường. • Các khiếu nại về công tác bảo hành. • Khiếu nại về sản phẩm. • Hàng bị trả lại. • Trách nhiệm pháp lý. 7.2 Chi phí thẩm định: Những chi phí này gắn liền với đánh giá các vật liệu đã mua, các quá trình, các sản phẩm trung gian, các thành phẩm để đảm bảo phù hợp với các đặc tính kỹ thuật. Công việc đánh giá bao gồm: • Kiểm tra các nguyên vật liệu nhập về, quá trình chuẩn bị sản xuất, các quá trình vận hành, các sản phẩm trung gian và các sản phẩm cuối cùng. Chi phí này bao gồm đánh giá đặc tính sản phẩm so với các đặc thù kỹ thuật đã thoả thuận kể cả chi phí kiểm tra lại. • Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra quá trình sản xuất phù hợp với kế hoạch chất lượng đã ban hành. • Thiết bị kiểm tra: Kiểm định và bảo dưỡng các thiết bị dùng trong hoạt động kiểm tra. • Đánh giá phân loại người cung ứng bao gồm chi phí nhận định và đánh giá các cơ sở của người cung ứng. 7.3 Chi phí phòng ngừa: Những chi phí này gắn liền với thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Chúng bao gồm chi phí huấn luyện – đào tạo về chất lượng; thiết lập – duy trì HTQLCL theo ISO 9001:2008; chi phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nâng cao chất lượng; chi phí đánh giá nội bộ; chi phí đánh giá chứng nhận và giám sát HTQLCL; chi phí tham gia hội thảo – hội nghị về chất lượng; chi phí tổ chức các chương trình 5S; các phần thưởng về thành tích hoạt động về chất lượng, Chi phí phòng ngừa được đưa vào kế hoạch và phải gánh chịu trước khi đi vào sản xuất thực sự. Đây là hướng đầu tư thể hiện phương châm “Làm đúng ngay từ đầu”. 395 Mục tiêu của bài toán hình thành một phương pháp đánh giá tổng hợp dựa các dữ liệu chất lượng để kết luận về kết quả hoạt động. Kết luận bài toán mang tính tương đối nhưng hỗ trợ cho phương thức so sánh về chất lượng giữa hai đơn vị cùng chức năng – nhiệm vụ; trong đó xuất phát dựa trên chi phí đầu tư cho chất lượng. Bài tập 49: Bạn sử dụng các khoản chi phí chất lượng do kế toán chất lượng thu thập được để so sánh chất lượng của hai ca sản xuất trong một doanh nghiệp như sau: Dữ liệu thu thập Ca sản xuất A Ca sản xuất B Phế phẩm (triệu đồng) 100 50 Gia công lại (triệu đồng) 70 80 Hàng trả về (triệu đồng) 150 90 Kiểm tra CLSP (triệu đồng) 500 480 Kiểm định thiết bị (triệu đồng) 150 100 Phân bổ chi phí thiết lập, duy trì HTQLCL (triệu đồng) 300 420 Cp 1,33 1,58 Cpk 1,21 1,40 Ktt 0,8750 0,8810 Eph 0,0025 0,0173 MQ 0,7856 0,8015 Bài giải Phân tích về chi phí chất lượng của hai ca sản xuất: Dữ liệu thu thập Ca sản xuất A Ca sản xuất B 1. Phế phẩm (triệu đồng) 100 50 2. Gia công lại (triệu đồng) 70 80 3. Hàng trả về (triệu đồng) 150 90 4. Kiểm tra CLSP (triệu đồng) 500 480 5. Kiểm định thiết bị (triệu đồng) 150 100 6. Phân bổ chi phí thiết lập, duy trì HTQLCL (triệu đồng) 300 420 Tổng cộng 1220 1220 Dựa vào ISO 8402:1986 tập hợp thành 03 nhóm chi phí chính là Dữ liệu thu thập Ca sản xuất A Ca sản xuất B Chi phí sai hỏng (triệu đồng)=1+2+3 320 220 Chi phí thẩm định (triệu đồng)=4+5 650 570 Chi phí phòng ngừa (triệu đồng)=6 300 420 Tổng cộng 1220 1220 Nhận xét: Tổng chi phí chất lượng như nhau; tuy nhiên Ca sản xuất B được đầu tư nhiều về chi phí phòng ngừa nên hai loại chi phí còn lại giảm. Đây là hình thức đầu tư về chất lượng tốt và đúng hướng. 396 Phân tích các dữ liệu khác có liên quan đến chất lượng để bổ sung cho nhận xét trên Dữ liệu thu thập So sánh A và B Kết luận Chi phí chất lượng Bằng nhau Cp CpA < CpB Cpk CpkA < CpkB Ktt KttA < KttB Eph EphA < EphB MQ MQA< MQB Nhờ đầu tư nhiều hơn về chi phí phòng ngừa nên chất lượng của Ca sản xuất B tốt hơn Ca sản xuất A. D. Đánh giá kết quả học tập 4.1 Đối với các lớp chính qui và vừa làm vừa học: Hoạt động đánh giá kết quả môn học được tiến hành thành như sau: Thi giữa khóa được thực hiện sau tiết thứ 25 của khóa học. Hình thức thi viết gồm trả lời 01câu hỏi và làm 02 bài tập. Đề thi mở, sinh viên được tham khảo tài liệu trong khi làm bài. Giảng viên tổ chức thi và sinh viên làm bài thi tại lớp. Giảng viên nộp điểm thi cuối khóa về Khoa quản lý. Điểm thuyết trình nhóm: Tất cả sinh viên phải tham gia vào nhóm thuyết trình. Nhóm được tổ chức đăng ký vào buổi học đầu tiên. Nhóm sinh viên thực hiện buổi thuyết trình tiến hành thu thập phản hồi về kết quả. Tùy vào mức chất lượng đạt được qui thành điểm thuyết trình như sau: • Mức chất lượng từ 1 đến 0,9000: Điểm thuyết trình của nhóm là 10. • Mức chất lượng từ 0,8000 đến dưới 0,9000: Điểm thuyết trình của nhóm là 9. • Mức chất lượng từ 0,7000 đến dưới 0,8000: Điểm thuyết trình của nhóm là 8. • Mức chất lượng từ 0,6000 đến dưới 0,7000: Điểm thuyết trình của nhóm là 7. • Mức chất lượng từ 0,5000 đến dưới 0,6000: Điểm thuyết trình của nhóm là 6. • Mức chất lượng từ 0,4000 đến dưới 0,5000: Điểm thuyết trình của nhóm là 5. • Mức chất lượng từ 0,3000 đến dưới 0,4000: Điểm thuyết trình của nhóm là 4. • Mức chất lượng từ 0,2000 đến dưới 0,3000: Điểm thuyết trình của nhóm là 3. • Mức chất lượng từ 0,1000 đến dưới 0,2000: Điểm thuyết trình của nhóm là 2. • Mức chất lượng từ 0,0000 đến dưới 0,1000: Điểm thuyết trình của nhóm là 1. Mức chất lượng của Giảng viên đánh giá nhóm phản biện có trọng số 2 và mức chất lượng do tập thể lớp đánh giá có trọng số là 1. Trung bình số học này là kết quả điểm thuyết trình của nhóm. Từng sinh viên sẽ được ghi nhận điểm thuyết trình như nhau trong một nhóm. Sinh viên khác vắng mặt các buổi thuyết trình bị trừ 0,25 điểm/buổi. Trường hợp sinh viên không tham gia nhóm thuyết trình (có lý do hợp lý) sẽ gặp trực tiếp giảng viên để giao nhiệm vụ khác như dịch tài liệu, khảo sát thực tế để làm báo cáo, giải bài tập lớn, Điểm này được tính vào cột điểm thuyết trình trong khóa học. 397 Thi cuối khóa lần thứ nhất theo lịch thi của Khoa. Hình thức thi viết gồm trả lời 1 câu hỏi và làm 2 bài tập. Đề thi mở. Sinh viên được tham khảo tài liệu trong khi làm bài. Điểm thi cuối khóa được tính bằng 70% tổng điểm thi toàn môn học. Điểm thi giữa khóa 30% chỉ tính cho lần thi thứ nhất. Tổ chức thi cuối khóa theo qui định của Khoa. Điểm thi toàn môn học lần thứ nhất = (30% x Điểm thi giữa khóa và điểm thuyết trình) + (70% x Điểm thi cuối khóa) Thi môn học lần thứ hai: Trong trường hợp thi lại môn học lần hai, điểm thi toàn môn học không xét đến điểm thi giữa khóa cũng như các điểm khác. Đối với những sinh viên đã có điểm thi giữa khóa nhưng không dự thi cuối khóa lần thứ nhất theo đúng qui định (dù bất kỳ lý do gì) sẽ không được tính tiếp cho lần thi sau (xem như thi lại). Điểm thi toàn môn học lần thứ hai = Điểm thi lại cuối khóa 4.2 Đối với các lớp từ xa: Hoạt động đánh giá môn học được tiến hành một lần. Hình thức thi: tự luận. Đề thi mở, sinh viên được tham khảo tài liệu trong khi làm bài. Tổ chức thi cuối khóa theo qui định của Khoa. Điểm thi toàn môn học = Điểm thi cuối khóa Trong trường hợp thi lần thứ nhất không đạt yêu cầu, sinh viên buộc phải thi lại lần thứ hai. Chúc các Anh/Chị thành công trong môn học này.
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_mon_quan_tri_chat_luong.pdf