Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng

Bạn thường tự hỏi rằng:

“Liệu thật sự có một cách nhanh chóng và dễ

dàng để học cách diễn thuyết hiệu quả trước công

chúng – hay chỉ đơn thuần là những tựa đề hấp

dẫn hứa hẹn nhiều nhưng lại chẳng giúp ích bao

nhiêu?”

Không, tôi không hề nói quá. Tôi thật sự sẽ cho bạn

thấy một bí mật quan trọng – một bí mật chắc chắn

sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nói trước công

chúng ngay tức khắc. Vậy tôi đã khám phá điều này ở

đâu? Trong vài quyển sách chăng? Thưa không. Hay là

trong các khóa học nói trước công chúng ở trường đại

học? Thưa cũng không. Tôi thậm chí chưa hề thấy nó

được đề cập ở đó. Bản thân tôi cũng đã phải tìm kiếm

nó một cách khó khăn, từng bước, chậm chạp và nhọc

nhằn.

Giả sử được trở lại những ngày ở đại học, có ai đó cho

tôi biết bí quyết để nói và viết hiệu quả này thì tôi đã

tiết kiệm không biết bao nhiêu thời gian cho những

nỗ lực lãng phí và đau lòng. Chẳng hạn như một lần

nọ tôi viết một quyển sách về Lincoln, và trong quá

trình viết, tôi đã quăng vào sọt rác ít nhất một năm nỗ

lực vô ích, thứ mà lẽ ra tôi có thể tiết kiệm nếu như tôi

biết bí mật tuyệt vời mà tôi sắp sửa bật mí với các bạn

đây Điều tương tự xảy ra khi tôi mất hai năm để viết

một quyển tiểu thuyết.

Rồi nó lại lặp lại trong lúc tôi viết một quyển sách về

diễn thuyết trước công chúng – một năm dài nỗ lực vô

ích lại bị ném thẳng vào sọt rác bởi tôi đã không nắm

được bí mật của viết và nói thành công.

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 1

Trang 1

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 2

Trang 2

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 3

Trang 3

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 4

Trang 4

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 5

Trang 5

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 6

Trang 6

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 7

Trang 7

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 8

Trang 8

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 9

Trang 9

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 9640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng

Tài liệu Hướng dẫn diễn thuyết hiệu quả - Phần 1: Nói trước công chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng
-Copyright © 2008 Dale Carnegie & Associates, Inc. All rights reserved.
HƯỚNG DẪN DIỄN THUYẾT 
HIỆU QUẢ
Tác Giả: Dale Carnegie
Phần 1:
Nói Trước Công Chúng Một Cách Nhanh Chóng Và Dễ Dàng
PHẦN 1: NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG MỘT CÁCH NHANH CHÓNG VÀ DỄ DÀNG
2
Bạn thường tự hỏi rằng: 
“Liệu thật sự có một cách nhanh chóng và dễ 
dàng để học cách diễn thuyết hiệu quả trước công 
chúng – hay chỉ đơn thuần là những tựa đề hấp 
dẫn hứa hẹn nhiều nhưng lại chẳng giúp ích bao 
nhiêu?”
Không, tôi không hề nói quá. Tôi thật sự sẽ cho bạn 
thấy một bí mật quan trọng – một bí mật chắc chắn 
sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nói trước công 
chúng ngay tức khắc. Vậy tôi đã khám phá điều này ở 
đâu? Trong vài quyển sách chăng? Thưa không. Hay là 
trong các khóa học nói trước công chúng ở trường đại 
học? Thưa cũng không. Tôi thậm chí chưa hề thấy nó 
được đề cập ở đó. Bản thân tôi cũng đã phải tìm kiếm 
nó một cách khó khăn, từng bước, chậm chạp và nhọc 
nhằn. 
Giả sử được trở lại những ngày ở đại học, có ai đó cho 
tôi biết bí quyết để nói và viết hiệu quả này thì tôi đã 
tiết kiệm không biết bao nhiêu thời gian cho những 
nỗ lực lãng phí và đau lòng. Chẳng hạn như một lần 
nọ tôi viết một quyển sách về Lincoln, và trong quá 
trình viết, tôi đã quăng vào sọt rác ít nhất một năm nỗ 
lực vô ích, thứ mà lẽ ra tôi có thể tiết kiệm nếu như tôi 
biết bí mật tuyệt vời mà tôi sắp sửa bật mí với các bạn 
đây Điều tương tự xảy ra khi tôi mất hai năm để viết 
một quyển tiểu thuyết. 
Rồi nó lại lặp lại trong lúc tôi viết một quyển sách về 
diễn thuyết trước công chúng – một năm dài nỗ lực vô 
ích lại bị ném thẳng vào sọt rác bởi tôi đã không nắm 
được bí mật của viết và nói thành công.
NẾU CÓ THỂ, HÃY BỎ RA THẬT NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ CHUẨN BỊ
3
Vậy những bí mật vô giá mà tôi sắp trình ra trước 
mắt các bạn là những gì? Đơn giản chỉ là: Luôn nói về 
những điều mà bạn đủ tư cách để nói thông qua quá 
trình nghiên cứu hay trải nghiệm. Nói về những điều 
bạn biết, và biết chắc rằng bạn biết. Đừng chỉ bỏ ra 10 
phút hoặc 10 giờ chuẩn bị cho bài nói, hãy bỏ ra 10 
tuần hay 10 tháng. Tốt hơn cả là 10 năm.
Hãy nói về những điều làm khơi dậy sự hứng thú trong 
bạn. Và nói về những điều bạn mong muốn được chia 
sẻ với người nghe một cách sâu sắc.
Để minh họa những gì tôi vừa nói, ta cùng tham khảo 
trường hợp của Gay Kellogg, một bà nội trợ ở Roselle, 
New Jersey. Cô chưa bao giờ diễn thuyết trước công 
chúng trước khi tham gia một trong các lớp học của 
chúng tôi ở New York. Đối với cô ấy, đó là một điều 
thật đáng sợ. Cô lo rằng diễn thuyết trước công chúng 
có thể là một nghệ thuật trừu tượng vượt quá khả 
năng của mình. Thế mà vào buổi thứ tư của khóa học, 
cô đã mê hoặc toàn bộ thính giả bằng bài phát biểu 
của mình. Tôi yêu cầu cô nói về chủ đề “Điều đáng tiếc 
nhất đời tôi”. Thế là Gay đã trình bày bài nói của mình 
một cách xúc động. Các thính giả khó lòng cầm được 
nước mắt. Tôi biết, bởi tôi cũng khó lòng kiềm được 
nước mắt vào lúc đó.
Bài nói của cô ấy như thế này:
“Điều đáng tiếc nhất cuộc đời tôi là việc tôi không bao 
giờ biết được tình mẹ là như thế nào. Mẹ tôi mất khi tôi 
mới một tuổi. Các dì và họ hàng thay phiên nuôi tôi, 
nhưng họ quá bận rộn với con cái của riêng họ đến nỗi 
chẳng còn mấy thời gian cho tôi. Tôi chẳng bao giờ ở 
với ai quá lâu. Ai cũng lấy làm buồn khi thấy tôi, và 
đều tỏ ra hớn hở khi tôi đi. Họ chưa bao giờ yêu thích 
cũng như quý mến tôi. Tôi hiểu mình không được chào 
đón. Ngay cả khi còn là một đứa trẻ, tôi đã cảm thấy 
điều này. Tối tối, tôi thường thiếp đi trong nước mắt vì 
quá cô đơn. Mong mỏi duy nhất cũng l lớn nhất của tôi 
là được ai đó hỏi xem sổ liên lạc, nhưng không một ai. 
Không ai quan tâm. Tất cả những gì một đứa trẻ trong 
tôi ao ước là tình cảm thật sự - điều mà mãi mãi không 
có ai cho tôi.”
Phải chăng Gay Kellogg đã chuẩn bị bài nói của mình 
trong 10 năm? Thưa không. Cô ấy đã dùng đến 20 
năm. Cô ấy đã chuẩn bị cho bài nói này vào những 
buổi tối thiếp đi trong nước mắt. Cô ấy đã chuẩn bị bài 
nói này khi lòng quặn đau vì không ai thèm hỏi đến 
kết quả học tập của cô. Không có gì phải thắc mắc khi 
cô có khả năng diễn thuyết về đề tài này. Cô ấy không 
thể xóa bỏ những kí ức ban đầu đó khỏi trí nhớ của 
mình. Gay Kellogg đã tìm lại ngăn chứa những kí ức và 
cảm xúc đau thương sâu thẳm bên trong bản thân. Cô 
không cần phải tô vẽ thêm cho câu chuyện. Cô cũng 
không cần phải chuẩn bị cho bài nói. Tất cả những gì 
cô cần làm là mang những cảm xúc và kí ức bấy lâu bị 
dồn nén trong cô được trỗi dậy như một nguồn dầu 
tuôn trào từ giếng.
Những bài diễn thuyết kém hiệu quả thường là những 
bài được viết cẩn thận, ghi nhớ vất vả và không tự 
nhiên. Những bài nói tốt là những bài chảy trong bạn 
như nguồn nước. Rất nhiều người diễn thuyết như 
cách tôi bơi. Tôi vùng vẫy, chống chọi với nước và kiệt 
sức để rồi bơi nhanh bằng 1/10 các chuyên gia. Người 
nói không hay cũng giống như người bơi tệ, căn ... n; 
và khi bạn đứng lên trình bày, bạn sẽ phải cố nhớ lại 
xem mình đã viết những gì. Điều đó sẽ cản trở bạn nói 
tự nhiên và sôi nổi
3. Tuyệt đối đừng bao giờ học thuộc lòng.
Nếu bạn ghi nhớ bài nói của mình, gần như chắc chắn 
bạn sẽ quên nó; và các khán giả có lẽ sẽ vui mừng, 
vì không ai muốn phải nghe một bài phát biểu giống 
như được ghi âm trước. Thậm chí nếu bạn không 
quên, nó sẽ mang âm hưởng thuộc lòng. Bạn sẽ có 
một ánh nhìn xa xôi và một giọng đọc cũng xa xôi. Bạn 
sẽ không thể như một con người thật sự đang nỗ lực 
gửi gắm đến chúng tôi điều gì đó. Nếu trong một cuộc 
nói chuyện lâu hơn, bạn sợ bạn sẽ quên đi những gì 
bạn muốn nói, hãy ghi chú ngắn và giữ chúng trong 
lòng bàn tay và thỉnh thoảng liếc qua. Đó là những gì 
tôi thường làm.
4. Bổ sung cho bài phát biểu với nhiều ví dụ và dẫn 
chứng minh họa.
Cho đến nay, cách dễ nhất để thực hiện một bài nói 
chuyện thú vị là chèn các ví dụ vào nó. Để minh họa 
những gì vừa nói, hãy lấy tập sách này làm ví dụ. 
Khoảng một nửa số trang được dành cho việc minh 
họa. Đầu tiên là điển hình Gay Kellogg cùng những 
nỗi buồn cô phải chịu đựng khi còn nhỏ. Tiếp theo 
là minh họa của anh chàng nói về “Điều gì, nếu có, là 
vấn đề không ổn của Tôn giáo?”. Tiếp theo là ví dụ về 
người phụ nữ đã cố gắng trình bày về cuộc xâm lược 
Ethiopia của Mussolini. Tiếp nữa là câu chuyện của 
bốn sinh viên đại học trong một cuộc thi nói trên đài 
phát thanh - và cứ thế tiếp tục. Vấn đề lớn nhất tôi gặp 
phải khi viết sách hay chuẩn bị bài nói không phải là 
tìm ý tưởng, mà là tìm được những minh họa giúp làm 
ý tưởng rõ ràng, sinh động và không thể nào quên. 
Các triết gia La Mã đã từng nói: “Exemplum docet” 
(dạy bằng ví dụ) và họ mới chính xác làm sao! Ví dụ, 
hãy để tôi chỉ cho bạn giá trị của một minh họa.
Nhiều năm trước, một nghị sĩ đã thực hiện một bài 
phát biểu dữ dội buộc tội chính phủ đã lãng phí tiền 
của dân vào việc in những tập tài liệu vô bổ. Ông minh 
họa ý của mình bằng cách nói rằng chính phủ đã in 
một tài liệu về “Đời sống tình yêu của Ễnh ương”. Tôi 
có lẽ đã quên bài phát biểu đó nhiều năm về trước nếu 
không có cái ví dụ minh họa cụ thể “Đời sống tình yêu 
của Ễnh ương”. Tôi có thể quên hàng triệu các dữ kiện 
khác khi thời gian qua đi nhưng tôi sẽ không bao giờ 
quên được câu chuyện chính phủ đã phung phí tiền 
của mình vào việc in và phát hành các tập tài liệu như 
kiểu “Đời sống tình yêu của Ễnh ương”.
5. Biết sâu hơn những điều cần thiết về đề tài mà bạn 
muốn trình bày.
Ida Tarbell, một trong những nhà báo giỏi nhất nước 
Mỹ, nói với tôi rằng nhiều năm trước khi ở Luân Đôn, 
cô nhận được điện tín từ S.S.McClure, người sáng lập 
Tạp Chí McClure, yêu cầu cô viết một bài hai trang 
về công ty Cáp Đại Tây Dương. Cô Tarbell phỏng vấn 
người quản lý công ty cáp Đại Tây Dương ở Luân Đôn 
và thu thập đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết để 
viết bài xã luận 500 từ của cô. Nhưng cô đã không 
dừng ở đó. Cô đã đi đến bảo tàng thư viện Anh và đọc 
các tạp chí, sách vở về Cáp Đại Tây Dương, và cả tiểu 
sử của Cyrus West Field, người đặt nền móng cho công 
ty này. Cô còn nghiên cứu các phần của dây cáp được 
trưng bày ở bảo tàng, sau đó cô đi đến nhà máy để 
tận mắt chứng kiến cảnh sản xuất dây cáp ở ngoại ô 
Luân Đôn.
Cô Tarbell nói khi kể cho tôi nghe câu chuyện:
“Cuối cùng khi tôi đã hoàn tất hai trang đánh máy 
về Cáp Đại Tây Dương, tôi đã có đủ mọi nguyên liệu 
cho để viết một cuốn sách nhỏ về đề tài này. Nhưng số 
lượng lớn các tài liệu mà tôi có và không sử dụng cho 
phép tôi viết những gì tôi đã viết với sự tự tin, mạch lạc 
và yêu thích. Nó đã cho tôi một nguồn năng lượng dự 
trữ.” 
Ida Tarbell đã học được qua nhiều năm kinh nghiệm 
rằng cô phải đủ tư cách để viết được hơn 500 từ về 
Cáp Đại Tây Dương. Cũng là nguyên tắc tương tự với 
việc diễn thuyết. Hãy tự tạo cho mình vốn tài liệu về đề 
tài sắp nói. Phát triển nó thành tài sản vô giá được gọi 
là năng lượng dự trữ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH BÀY BÀI NÓI CỦA MÌNH
10
6. Tập dợt bài nói bằng cách nói chuyện với bạn bè. 
Will Rogers chuẩn bị bài phát thanh Đêm Chủ Nhật nổi 
tiếng của mình bằng cách đem chúng ra trò chuyện 
với những người ông gặp trong tuần. Ví dụ như khi 
ông muốn nói về tiêu chuẩn vàng, ông sẽ huyên 
thuyên về nó suốt tuần trong các cuộc trò chuyện. Sau 
đó ông sẽ rút ra được những điều như câu đùa nào hơi 
quá lố và nhận xét nào sẽ thu hút sự quan tâm của mọi 
người. Đó là một cách tốt hơn hẳn để luyện tập thay vì 
thử với những cử chỉ trong trước gương.
7. Thay vì lo lắng về việc trình bày, nghĩ cách làm nó 
hay hơn.
Đã có vô số hiểu lầm tai hại và vô nghĩa về trình bày bài 
phát biểu. Sự thật là khi bạn phải đối mặt với khán giả, 
bạn nên quên đi tất cả, cả giọng nói, hơi thở, cử chỉ, tư 
thế, điểm nhấn. Hãy quên đi tất cả mọi thứ ngoại trừ 
những gì bạn đang nói. Những gì người nghe muốn, 
như tác giả của Hamlet nói, “nhiều vấn đề hơn, ít nghệ 
thuật hơn”. Hãy làm những gì con mèo làm khi nó bắt 
chuột. Nó không bao giờ nhìn xung quanh và tự hỏi 
“Cái đuôi tôi như thế nào, tư thế đúng chưa, và vẻ mặt 
ra sao?” Không đâu. Con mèo đó quá muốn bắt chuột 
cho bữa tối đến nỗi nó không thể sai tư thế hay sai kĩ 
thuật được, bạn cũng vậy, nếu như ở bạn có một sự 
say mê với khán giả và những điều bạn đang nói đến 
nỗi quên đi chính mình.
Đừng tưởng tượng việc diễn đạt ý tưởng và cảm xúc 
trước khán giả là thứ đòi hỏi nhiều năm học hành 
chuyên môn như thể bạn luyện tập để tinh thông âm 
nhạc hay hội họa. Ai cũng có thể có một bài phát biểu 
tuyệt vời ở nhà mỗi khi giận dữ. Ví dụ, nếu ai đó đẩy và 
đấm bạn một cú, ngay lập tức, bạn sẽ đứng dậy và có 
một bài phát biểu xuất sắc. Cử chỉ, tư thế, vẻ mặt của 
bạn sẽ trở nên hoàn hảo bởi nó biểu hiện sự tức giận 
thực sự. Và hãy nhớ, bạn không phải học cách biểu lộ 
cảm xúc của mình. Bạn đã có thể biểu lộ cảm xúc rõ 
ràng của mình một cách tuyệt vời từ sáu tháng tuổi. 
Thử hỏi mẹ bạn thì biết.
Theo dõi một nhóm trẻ em chơi đùa. Những biểu hiện 
mới tuyệt vời làm sao! Trọng âm, cử chỉ, tư thế, giao 
tiếp mới hoàn hảo làm sao! Chúa Jesus từng nói: “Các 
ngươi không thể đến được thiên đường, trừ khi các 
ngươi trở thành trẻ thơ”. Vâng, và trừ khi bạn trở nên 
tự nhiên, không e ngại và thoải mái như những đứa trẻ 
đang chơi đùa, bạn không thể đạt được mức độ diễn 
cảm tốt được.
Vấn đề của bạn không phải là cố gắng tìm hiểu làm thế 
nào để nói chuyện với cách nhấn giọng, hoặc cử chỉ và 
tư thế đứng như thế nào. Nói cho cùng thì chúng cũng 
chỉ là những hiệu ứng. Vấn đề của bạn là làm thế nào 
để xử lý những căn nguyên khiến những hiệu ứng này 
bộc lộ. Căn nguyên đó nằm sâu bên trong con người 
bạn; nó là thái độ ý chí và tình cảm của riêng bạn. Nếu 
bạn đặt mình vào điều kiện ý chí và tình cảm thích 
hợp, bạn sẽ thuyết trình một cách xuất sắc. Không cần 
nỗ lực để có được, nó xảy ra tự nhiên như hơi thở vậy.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH BÀY BÀI NÓI CỦA MÌNH
11
Để minh họa là trường hợp của Chuẩn Đô Đốc của Hải 
quân Hoa Kỳ từng tham gia khóa học này. Ông đã chỉ 
huy một hạm đội tàu chiến của Hải Quân Hoa Kỳ trong 
Thế chiến thứ nhất. Ông không sợ khi phải chiến đấu 
ở chiến trường, nhưng ông đã vô cùng lo lắng khi phải 
đối mặt với các thính giả đến nỗi mỗi tuần ông đều 
phải di chuyến bằng tàu từ quê nhà New Haven, Co 
necticut để đến New York tham dự khóa học này. 
Sáu buổi học trôi qua mà ông vẫn còn cảm thấy rất 
lo sợ. Vì vậy, một trong những giảng viên của chúng 
tôi, Giáo sư Elmer Nyberg, đã có một ý tưởng có thể 
làm cho Đô Đốc thoát khỏi vỏ ốc của mình. Trong lớp 
này có một học viên có quan điểm cực đoan. Giáo sư 
NyBerg kéo ông này sang một bên và nói, “Tôi tự hỏi 
liệu ông có đủ giỏi để làm một bài thuyết trình mạnh 
mẽ để chứng minh cho những quan điểm của ông về 
chính phủ không? Chắc chắn ông sẽ làm vị Đô Đốc kia 
tức giận, và đó chính xác là những gì tôi muốn. Ông ta 
sẽ quên chính mình và với sự hăng hái muốn bác bỏ 
khẳng định của ông, ông ta sẽ có thể diễn thuyế thành 
công.” Người theo quan điểm cực đoan này nói: “Được 
thôi, tôi rất vui lòng”. Và ông ta đã không nói được 
nhiều, khi vị Đô Đốc lao vào ông ta và hét lớn: “Dừng 
lại! Dừng ngay! Đó là nổi loạn!”. Sau đó, vị Đô Đốc đã 
tranh luận một cách nảy lửa về việc mỗi người trong 
chúng ta nợ đất nước này và sự tự do của nó như thế 
nào.
Giáo sư Nyberg đã quay sang vị chỉ huy hải quân và 
nói: “Xin chúc mừng, Đô Đốc! Một bài diễn thuyết 
tuyệt vời!”. Vị Đô Đốc đáp: “Tôi có diễn thuyết gì đâu, 
tôi chỉ muốn dạy cho kẻ láo lếu này một vài điều mà 
thôi”. Sau đó, giáo sư Nyberg giải thích tất cả mọi việc 
được sắp xếp chỉ nhằm kéo vị Đô Đốc ra khỏi vỏ óc của 
ông và quên đi bản thân.
Vị Đô Đốc trên vừa khám phá ra điều mà bạn cũng sẽ 
khám phá được khi một điều lớn hơn sự sợ hãi của bản 
thân được khuấy động. Bạn sẽ khám phá ra rằng sự sợ 
hãi diễn thuyết với diễn thuyết sẽ chóng tan biến và 
bạn không cần phải suy nghĩ gì về việc trình bày, vì 
các yếu tố tạo ra một bài trình bày tốt đã có sẵn bên 
trong bạn đang được thể hiện một cách tự động. Để 
tôi nhắc lại: Cách trình bày chỉ là một sự thể hiện của 
một căn nguyên xảy ra trước đó và sản sinh ra nó. Vì 
vậy, nếu không thích cách trình bày của mình, đừng 
cố xoay sở để thay đổi nó. Hãy tìm hiểu và thay đổi căn 
nguyên ban đầu tạo ra nó. Thay đổi thái độ tinh thần 
và tình cảm.
8. Đừng bắt chước người khác. Hãy là chính bạn. 
Tôi đến New York lần đầu tiên để học tại Học viện Kịch 
Nghệ Hoa Kỳ. Tôi mong được trở thành một diễn viên. 
Tôi sở hữu những gì tôi nghĩ là một ý tưởng thông 
minh, một lối tắt để thành công. Chiến dịch để đạt 
được sự xuất sắc rất đơn giản và hết sức rõ ràng đến 
nỗi tôi không thể hiểu tại sao hàng ngàn con người 
tham vọng khác không thể nhận ra. Nó như thế này: 
Tôi sẽ nghiên cứu các diễn viên nổi tiếng thời đó như 
John Drew, E.H. Sothern, Walter Hampden và Otis 
Skinner. Sau đó, tôi sẽ bắt chước điểm độc đáo nhất 
của mỗi người trong số họ và làm cho bản thân mình 
thành một sự kết hợp sáng chói và hoàn hảo. Đó mới 
thật ngớ ngẩn làm sao! Bi thảm làm sao! Tôi đã để lãng 
phí nhiều năm cuộc đời mình bắt chước người khác 
trước khi cái đầu to từ Missouri của tôi ngẫm ra rằng 
tôi phải là chính tôi, chứ không phải ai khác.
Để minh họa những gì tôi nói là ví dụ sau: Một vài năm 
trước đây, tôi quyết định viết cuốn sách hay nhất về 
diễn thuyết trước công chúng cho giới doanh nhân. 
Tôi đã có cùng một ý tưởng ngốc nghếch về việc viết 
sách như trước đây tôi đã nghĩ về diễn xuất: Tôi sẽ vay 
mượn ý tưởng của nhiều nhà văn khác và đặt chúng 
trong một cuốn sách – một cuốn sách có tất cả mọi 
thứ. Vì vậy, tôi thu thập tất cả sách viết về diễn thuyết 
trước công chúng và đã dành cả năm kết hợp ý tưởng 
của họ trong bản thảo của tôi. Nhưng một lần nữa tôi 
nhận ra là mình đang làm một chuyện rất ngu ngốc. 
Mớ hỗn tạp những ý tưởng của nhiều người này quá 
giả tạo và chán ngắt đến nỗi không một ai thèm nhìn 
đến nó. Thế là tôi ném một năm làm việc vào sọt rác, 
và bắt đầu lại từ đầu. Lần này tôi tự nhủ: “Mày phải là 
một Dale Carnergie với tất cả những thiếu sót và hạn 
chế của mình, chứ không phải một ai khác.” Và tôi từ 
bỏ việc trở thành một hỗn hợp của nhiều người, xắn 
tay áo lên và làm điều lẽ ra phải làm từ đầu: Viết một 
quyển sách về diễn thuyết trước công chúng dựa trên 
kinh nghiệm, quan sát và lý lẽ của bản thân. Hãy lấy cả 
một khoảng thời gian lãng phí một cách ngu ngốc của 
tôi làm bài học. Đừng cố bắt chước một ai.
 ĐỪNG SỢ LÀ CHÍNH MÌNH
TÓM TẮT
12
Hãy là chính mình. Hãy hành dộng dựa trên những 
lời khuyên khôn ngoan mà Irving Berlin gửi gắm cho 
George Gershwin. Khi Berlin và Gershwin lần đầu tiên 
gặp gỡ, Berlin đã nổi tiếng, nhưng Gershwin chỉ là một 
nhà soạn nhạc trẻ vẫn đang vất vả làm việc kiếm được 
35USD một tuần tại Tin Pan Alley. Berlin ấn tượng bởi 
khả năng của Gershwin và đã mời anh làm thư ký âm 
nhạc cho ông với mức lương gấp 3 lần mức lương hiện 
tại. “Nhưng đừng nhận nó”, ông khuyên, “Bởi nếu anh 
nhận, anh cũng chỉ có thể thành một Berlin thứ hai. 
Nhưng nếu kiên quyết là chính mình, ngày nào đó anh 
sẽ trở thành Gershwin số một.” Nhận lấy lời khuyên, 
Gershwin kiên nhẫn chuyển mình và trở thành một 
trong những nhà soạn nhạc người Mỹ quan trọng của 
thế hệ anh.
“Hãy là chính mình! Đừng bắt chước những người 
khác”. Đó là một lời khuyên đúng đắn trong âm nhạc, 
viết và nói. Bạn là một nguyên bản. Hãy vui mừng vì 
điều đó. Chưa bao giờ, kể từ những buổi bình minh 
của thời đại, không một ai giống bạn một cách chính 
xác, và một lần nữa, dù thời gian có trôi qua, vẫn không 
có một ai giống hệt bạn. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa cá 
tính của mình. Bài phát biểu nên là một phần của bạn, 
Làm thế nào tiến bộ nhanh chóng và dễ dàng trong việc học diễn thuyết trước công chúng.
Nói về những điều bạn:
(a) Đủ tư cách để nói thông qua các nghiên cứu và kinh nghiệm
(b) Đầy hứng thú để nói về nó
(c) Háo hức và mong muốn truyền tải ý tưởng, cảm xúc đến người nghe.
là một mô sống trên con người bạn. Để nó phát triển 
trong bạn cùng với kinh nghiệm, niềm tin, tính cách 
và lối sống của bạn. Trong phân tích cuối cùng, tất cả 
nghệ thuật ở đây là tự truyện. Bạn có thể chỉ hát lên 
chính con người bạn. Bạn chỉ có thể vẽ lên chính con 
người bạn và bạn chỉ có thể nói lên chính con người 
bạn. Bạn phải là chính những gì bạn trải nghiệm, môi 
trường sống và sự di truyền đã tạo ra bạn. Dù có tốt 
hơn hay tệ đi, bạn phải chăm bón cho khu vườn bản 
thân và bạn phải chơi nhạc cụ của chính mình trong 
dàn nhạc cuộc đời.
Như Emerson đã nói trong bài luận “Tự Lực”: Sẽ đến 
một thời điểm trong tri thức của con người khi ta nhận 
ra một chân lý rằng ghen tỵ là ngu xuẩn; bắt chước là 
tự sát; rằng dù có tốt hơn hay xấu đi thì ta cũng phải 
chấp nhận bản thân con người ta như định mệnh đã 
định; và rằng dù vũ trụ có toàn là điều tốt, thì ta cũng 
chẳng thu được hạt ngô nào nếu không lao động vất 
vả để gieo trồng. Sức mạnh tập trung trong con người 
ta còn chưa thể hiện hết ra ngoài, và không ai ngoài 
ta biết những điều mình có thể làm, và chính ta cũng 
không thể biết được cho đến khi ta thật sự cố gắng.
1. Ghi chú ngắn gọn những điều thú vị bạn muốn đề 
cập.
2. Đừng viết sẵn bài phát biểu
3. Tuyệt đối đừng bao giờ học thuộc lòng bài phát 
biểu trước..
4. Bổ sung cho bài phát biểu với nhiều ví dụ và dẫn 
chứng minh họa.
5. Biết sâu hơn những điều cần thiết về đề tài mà bạn 
muốn trình bày.
6. Tập dợt bài nói bằng cách nói chuyện với bạn bè
7. Thay vì lo lắng về việc trình bày, nghĩ cách làm nó 
hay hơn.
8. Đừng bắt chước người khác. Hãy là chính bạn.
Tất cả những bí quyết Thuyết trình hiệu quả trên là một phần trong chương trình huấn luyện Dale Carnegie ® - Kỹ Năng Trình 
Bày Tạo Ảnh Hưởng Cao. 
Để tìm hiểu thêm những bí quyết thuyết trình tạo ảnh hưởng cao này, hãy truy cập www.dalecarnegie.com.vn

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_dien_thuyet_hieu_qua_phan_1_noi_truoc_con.pdf