Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước

NIS: khái niệm và các vấn đề liên quan

Phần này luận giải làm rõ: một số khái niệm có liên quan đến NIS và các thành phần trong

NIS và mối liên hệ giữa chúng; tầm quan trọng của NIS đối với việc nâng cấp và đổi mới công

nghệ; vai trò của NIS trong nền kinh tế dựa trên ĐMST; và nội dung chính của phát triển NIS.

Hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất, duy nhất về NIS. Mặc dù trên thế giới có nhiều

quan niệm khác nhau về NIS nhưng xét về tổng thể có thể khái quát: NIS là tập hợp tất cả các

thể chế và cơ chế (công và tư), tương tác với nhau để kích thích, hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo,

biến tri thức mới thành công nghệ, hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi xã hội. Nói cách

khác, NIS bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia nhằm gắn bó hữu cơ các

tổ chức khoa học, các trường đại học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh

chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế.

Các chủ thể của NIS là chính phủ, các doanh nghiệp, các trường đại học, các tổ chức khoa

học và các cộng đồng dân cư liên kết chặt chẽ nhau, phối hợp nhịp nhàng cùng nhằm vào thúc

đẩy việc tạo ra các tri thức mới, vận dụng tri thức vào thực tiễn, biến tri thức thành giá trị.

Vai trò của NIS trong nền kinh tế dựa trên ĐMST: vào nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI

là quá trình toàn cầu hoá và sự hình thành “Nền kinh tế đổi mới sáng tạo” (Innovation Economy),

lấy đổi mới sáng tạo làm động lực. Đó là nền kinh tế nhấn mạnh về vai trò nền tảng và ảnh hưởng

của ĐMST trong kinh tế. Một số chuyên gia còn cho đó là "Nền kinh tế mới" hay "Nền kinh tế

thông tin", tức là nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức và công nghệ thông tin. "Nền kinh tế mới" và

quá trình toàn cầu hoá đang xóa nhòa các biên giới quốc gia trong cuộc cạnh tranh, một cách khách

quan, đã khiến cho tiềm lực giáo dục - trí tuệ của một nước bất kỳ cũng đều trở thành nguồn lực

then chốt để tăng trưởng kinh tế và nâng cao sự phồn thịnh của nước khác.

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 1

Trang 1

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 2

Trang 2

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 3

Trang 3

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 4

Trang 4

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 5

Trang 5

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 6

Trang 6

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 7

Trang 7

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 8

Trang 8

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 9

Trang 9

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 51 trang baonam 10160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước

Tài liệu Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở một số nước
1 
MỤC LỤC 
Lời nói đầu ...................................................................................................................................................... 2 
Tóm lược nội dung ........................................................................................................................................ 3 
I. HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA: KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ 
LIÊN QUAN .................................................................................................................................................. 4 
1.1. Khái niệm về Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ................................................................... 4 
1.2. Các thành phần, mối quan hệ giữa các thành phần và chức năng chủ yếu của NIS .......... 6 
1.3. Vai trò của NIS trong nền kinh tế dựa trên ĐMST ................................................................... 8 
1.4. Nội dung chính của phát triển NIS ............................................................................................. 10 
II. HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á .................. 10 
2.1. NIS của Nhật Bản .......................................................................................................................... 10 
2.2. NIS của Hàn Quốc ......................................................................................................................... 17 
2.3. NIS của Trung Quốc...................................................................................................................... 27 
2.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................................................................... 38 
III. HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 
QUỐC GIA Ở VIỆT NAM ....................................................................................................................... 41 
3.1. Thực trạng NIS ở Việt Nam......................................................................................................... 41 
3.2. Các giải pháp để phát triển NIS ở Việt Nam ............................................................................ 46 
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................. 50 
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................................... 51 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Địa chỉ: 24, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 
Tel: (024)38262718, Fax: (024)39349127 
BAN BIÊN TẬP 
TS. Trần Đắc Hiến (Trưởng ban); ThS. Trần Thị Thu Hà (Phó Trưởng ban) 
KS. Nguyễn Mạnh Quân; ThS. Nguyễn Lê Hằng; ThS. Phùng Anh Tiến 
2 
LỜI NÓI ĐẦU 
Tạo ra một hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (National Innovation System - NIS) hiệu 
quả là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới 
sáng tạo (ĐMST) của mỗi quốc gia. NIS được định nghĩa một cách chung nhất là một 
tập hợp các tổ chức tương tác của khu vực công và tư nhân trong việc tạo, đăng ký, lưu 
trữ, chuyển giao, sửa đổi, phân phối và chuyển đổi kiến thức mới thành công nghệ, hàng 
hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi xã hội. 
Những năm gần đây, nhiều học thuyết đã được đề ra để giải thích nguyên nhân một số 
quốc gia lại tụt hậu, trong khi những quốc gia khác vươn lên hàng đầu trong ĐMST ở 
quy mô toàn cầu. Những nghiên cứu về NIS đã đưa ra những luận cứ để chứng minh 
rằng sự khác biệt nêu trên ở các quốc gia tựu trung lại là ở cơ cấu tổ chức của quốc gia 
đó. NIS đã đề cập đến mối quan hệ cấu trúc bị bỏ qua trước đây đối với các biến số liên 
quan có ảnh hưởng tới hoạt động ĐMST. Qua NIS cho thấy ĐMST là kết quả của một 
quá trình năng động ở trong một môi trường có cấu trúc. NIS chứa đựng nhiều yếu tố 
của quá trình ĐMST. Những yếu tố này không tách rời mà tương tác và thay đổi thông 
qua sự học hỏi và tích luỹ kiến thức. 
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐMST, khái niệm và cách tiếp cận 
NIS đã được nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách khoa học và công nghệ 
(KH&CN) quan tâm áp dụng, đặc biệt là ở các quốc gia có trình độ phát triển cao như 
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Các nền kinh tế đang phát triển và đang công nghiệp hoá ở 
châu Á cũng đã quan tâm nghiên cứu để vận dụng trong hoàn cảnh của họ để xây dựng 
và hoàn thiện NIS. Trung Quốc đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế 
thị trường và đề ra quan điểm “NIS mang các đặc trưng Trung Quốc” với khái niệm 
“ĐMST nội sinh/bản địa”. Các quốc gia khác như Hàn Quốc đã đề xuất “NIS thế hệ thứ 
3”, khi nền kinh tế này đã hoàn thành giai đoạn rượt đuổi và bước sang giai đoạn nền 
kinh tế ĐMST. 
Để cung cấp thêm thông tin, kinh nghiệm về NIS ỏ 3 nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc 
và Trung Quốc) và một số hàm ý chính sách cho phát triển NIS ở Việt Nam, Cục Thông tin 
khoa học và c ... ân lực 
quản lý Nhà nước về KHCN&ĐMST. 
Về tạo lập môi trường, cần thiết lập hành lang pháp lý vững chắc, hoàn thiện các bộ luật 
và các văn bản dưới luật theo hướng thúc đẩy hơn nữa NC&PT và ĐMST, đặc biệt là khu vực 
doanh nghiệp, để doanh nghiệp thực sự ở vị trí trung tâm của NIS. Phải tạo ra sự cộng lực giữa 
các bộ/ngành, các hoạt động liên quan đến ĐMST như giáo dục, đào tạo, NC&PT và sản xuất 
kinh doanh. Đối với các dự án KHCN&ĐMST do Chính phủ tài trợ, cần hướng đến khu vực 
doanh nghiệp, sử dụng đầy đủ mọi thông tin và sở hữu trí tuệ, tránh nghiên cứu trùng lặp. Minh 
bạch hóa từ đầu vào đến đầu ra của các nhiệm vụ KH&CN để tránh trùng lặp. Tăng cường hơn 
nữa việc bảo hộ SHTT. 
Bên cạnh đó cũng cần có những cơ chế, chính sách để doanh nghiệp thực hiện nhiều hơn 
hoạt động ĐMST về sản phẩm và quy trình, thay vì chủ yếu là mua công nghệ về áp dụng, ít có 
cải tiến, nghiên cứu. Cũng cần đưa ra các chính sách để thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân và 
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cường ĐMST, do khối này hiện ít ĐMST hơn 
doanh nghiệp Nhà nước. 
Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ, xây dựng kết 
cấu hạ tầng, các tổ chức trung gian thúc đẩy và liên kết ĐMST trong NIS 
Theo bản chất của cách tiếp cận NIS thì chính doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp 
lớn là trung tâm của đổi mới chứ không phải các viện nghiên cứu hay các tổ chức nghiên cứu. 
Do đó việc nâng cao vai trò của các doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng 
nhằm phát triển NIS. 
Các doanh nghiệp cần lấy đổi mới công nghệ và chất lượng quản lý làm phương pháp then 
chốt để khắc phục khó khăn và phát triển; phấn đấu làm cho doanh nghiệp thực sự trở thành 
chủ thể chính của NIS. Để tồn tại và lớn mạnh, các doanh nghiệp cần phải hướng vào thị 
trường, đẩy mạnh hoạt động NC&PT, tích cực chuyển hoá và ứng dụng các thành tựu khoa 
học, tăng lợi ích kinh tế bằng cách dựa vào tiến bộ công nghệ và nâng cấp công nghệ. Kinh 
nghiệm của 3 nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc trong xây dựng các doanh nghiệp công 
nghệ lớn, đầu tàu cho NC&PT và ĐMST của khu vực doanh nghiệp cần được nghiên cứu học 
hỏi. 
Việt Nam cần đầu tư đáng kể về kết sở hạ tầng tương ứng để đảm bảo tính bền vững của 
cơ sở hạ tầng KHCN&ĐMST. Phát triển và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trung gian hỗ 
trợ NC&PT và ĐMST, các khu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ, trung tâm hỗ trợ và 
thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST, các sàn giao dịch công nghệ của quốc gia, vùng và địa phương, 
có chính sách ưu đãi mạnh mẽ hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp lớn của nước ngoài 
48 
chuyển giao công nghệ và xây dựng các trung tâm NC&PT của họ ở Việt Nam; tạo điều kiện 
cho các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp trong nước cùng liên kết để phát triển 
nhanh các lĩnh vực công nghệ then chốt của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng 
lực công nghệ trong nước. 
Hiện nay mối liên kết giữa viện-trường và doanh nghiệp còn yếu. Có khoảng 80% doanh 
nghiệp cho biết họ không hợp tác với đơn vị/tổ chức khác để thực hiện các hoạt động ĐMST. 
Do vậy trong thời gian tới cần nghiên cứu thêm các cơ chế, chính sách để tăng cường mối liên 
kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu công lập hay các 
nhà tư vấn, phòng thí nghiệm, hoặc tổ chức NC&PT ngoài nhà nước. 
Đồng thời cần nhanh chóng phát triển các tổ chức trung gian thúc đẩy ĐMST của các 
doanh nghiệp nói riêng và thị trường KH&CN nói chung. Cần phát triển mạnh các loại hình tổ 
chức trung gian của thị trường KH&CN bao gồm: Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh 
nghiệp KH&CN; Trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ - thiết bị; Tổ chức dịch 
vụ đánh giá, định giá, giám định, tư vấn chuyển giao công nghệ; Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ 
hoạt động chuyển giao công nghệ; Các tổ chức dịch vụ KH&CN khác liên quan. 
Từ thực tế điều tra, khoảng 30% số doanh nghiệp phản hồi họ chưa biết về các hình 
thức hỗ trợ từ Nhà nước đối với tất các hình thức hỗ trợ cuộc điều tra đưa ra. Tương tự, 
không ít doanh nghiệp phản ánh họ không biết đầu mối để kết nối với hình thức hỗ trợ. Do 
vậy, trong thời gian tới, các tổ chức trung gian thúc đẩy NIS cần tăng cường phổ biến cho 
doanh nghiệp các nguồn thông tin: Các chính sách mới về khuyến khích và hỗ trợ NC&PT, 
ĐMST cho doanh nghiệp; Tăng cường truyền thông về các tổ chức trung gian hỗ trợ, tư 
vấn, tổ chức NC&PT, nghiên cứu trong trường đại học; Techmart, Techfest, hội nghị, hội 
chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ và thiết bị; Tạp chí khoa học và xuất bản phẩm thương 
mại/kỹ thuật; Các hội chuyên ngành 
Tài chính cho NC&PT và ĐMST 
Tỷ lệ đầu tư cho NC&PT của Việt Nam chỉ đạt 0,52% GDP năm 2017 tương đương với tỷ 
lệ này của Trung Quốc năm 1996 (0,56%). Tuy nhiên, sau hơn 20 năm nỗ lực tăng đều đặn tỷ 
lệ này của Trung Quốc đã đạt 2,19%, ngang với các nước EU. Để đạt được như tỷ lệ của Trung 
Quốc hiện nay, thì trong 20 năm tới, tỷ lệ đầu tư cho NC&PT của Việt Nam sẽ phải đạt mức 
tăng trưởng bình quân 20%/năm. Đầu tư cho NC&PT của doanh nghiệp hiện khoảng 64% tổng 
đầu tư cho NC&PT quốc gia, dù đã tăng nhiều so với những năm trước nhưng để doanh nghiệp 
thực sự là trung tâm của NIS như 3 nước Đống Á trên thì tỷ lệ phải đạt từ 75-80%. 
Thực hiện các chính sách và nỗ lực đầu tư để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong 
doanh nghiệp. Cùng với việc ban hành các Chương trình quốc gia với trọng tâm thúc đẩy nâng 
cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp thông qua các hoạt động đổi mới quy trình và đổi 
mới sản phẩm công nghệ. Đồng thời cần nỗ lực đưa các kênh hỗ trợ tài chính theo hình thức 
quỹ đi vào thực chất và hiệu quả, như quỹ phát triển KH&CN quốc gia và địa phương, quỹ 
phát triển KH&CN của doanh nghiệp,Đối với các doanh nghiệp coi trọng đầu tư đổi mới 
công nghệ nên được hưởng các ưu đãi lớn hơn về thuế, phí, lệ phí; có thể miễn hoặc giảm thuế 
đối với thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thể hiện sự quan tâm, ưu đãi đối với các doanh 
nghiệp tích cực đổi mới công nghệ. 
Nhu cầu vốn cho hoạt động ĐMST công nghệ ngày càng lớn, hầu như các doanh nghiệp 
chủ yếu sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp cho các hoạt động ĐMST về sản phẩm, quy trình 
49 
và NC&PT (trên 90% số doanh nghiệp). Tiếp đến là nguồn vốn vay, doanh nghiệp huy động 
vốn vay nhiều nhất để thực hiện ĐMST cho sản phẩm (gần 50% số doanh nghiệp). Hầu như 
các doanh nghiệp chưa tích cực huy động vốn hỗ trợ từ Nhà nước và các nguồn khác. Đây là 
điểm cần lưu ý vì các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận tới nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước. Do 
vậy cần loại bỏ những rào cản để doanh nghiệp có thể tiếp cận tới nguồn vốn hỗ trợ này. 
Việc đầu tư cho hoạt động KH&CN nên được đổi mới theo hướng tập trung xây dựng một 
số viện nghiên cứu, trường đại học, các phòng thí nghiệm trọng điểm gắn liền với các doanh 
nghiệp. Một số viện, trường là cơ sở nghiên cứu mạnh sẽ là những đầu tàu trong NC&PT và 
liên kết ĐMST với doanh nghiệp, theo mô hình mà 3 nước Đông Á trên đã làm. 
Phát triển nguồn nhân lực KHCN&ĐMST 
Đây là giải pháp quan trọng bởi lẽ con người nằm ở trung tâm của quá trình ĐMST. Con 
người sáng tạo ra các ý tưởng đồng thời biến ý tưởng đó thành hiện thực, tức là tạo ra các công 
nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới. Hiện trạng nguồn nhân lực KHCN&ĐMST ở Việt Nam còn 
khá thấp cả về số lượng và chất lượng cũng phân bố. Do đó chúng ta cần đào tạo và phát triển 
đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp và tại các viện nghiên cứu, trường đại 
học. Nhất là trong xu hướng hiện nay coi doanh nghiệp là trung tâm của NIS và các trường đại 
học phải là những cơ sở nghiên cứu mạnh. Để doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, trở 
thành trung tâm của NIS thì cần có nhiều chính sách khuyến khích hơn nữa khu vực này trong 
đào tạo nhân lực, trong đó có việc phối hợp đào tạo nhân lực NC&PT giữa doanh nghiệp – 
viện – trường. 
Chúng ta cần tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu hiện đại, chú trọng học tập, cập nhật 
các thành tựu KHCN&ĐMST các nước trên thế giới, đặc biệt cũng cần có chính sách sử dụng 
hợp lý thể hiện ở chế độ lương, chính sách đãi ngộ Đồng thời cần có chính sách thu hút nhân 
tài KHCN&ĐMST, chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, đề bạt phải chuyển từ tiêu chuẩn “thâm niên” 
sang “vị trí công việc”, “kết quả”. Cần mở rộng nguồn tài trợ cho các trường đại học, không 
chỉ bao gồm học phí và các khoản hỗ trợ của nhà nước mà còn bao gồm hợp đồng nghiên cứu 
và đóng góp hảo tâm của khu vực tư nhân. 
Tóm lại, đầu tư tài chính cũng như nguồn nhân lực cho NC&PT mặc dù có nhiều cải thiện 
rõ nét trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn kém hơn nhiều so với các nước tốp đầu 
ASEAN. Trong thời gian tới cần nhanh chóng cải thiện tình trạng này với chiến lược và chỉ 
tiêu tăng trưởng rõ ràng để bắt kịp các nước tốp đầu ASEAN và xa hơn là 3 nước Đông Á trên. 
Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy họ có chiến lược tăng trưởng rất rõ ràng và quyết 
tâm thực hiện bằng được để bắt kịp Nhật Bản và Hàn Quốc trong khoảng 2 thập kỷ. Cũng như 
Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc cũng có những tập đoàn công nghệ lớn là đầu tàu cho 
hoạt động ĐMST, chiếm phần lớn đầu tư, nhân lực cũng như thực hiện hoạt động NC&PT. Ở 3 
nước này, doanh nghiệp đã thực sự trở thành trung tâm của ĐMST trong NIS. Đây là mô hình 
NIS tốt nhất mà Việt Nam có thể học hỏi. 
Tăng cường hợp tác quốc tế về NIS 
Là quốc gia đi sau, với năng lực công nghệ còn yếu kém thì hợp tác quốc tế là cơ hội lớn 
để Việt Nam phát triển NIS. Để hợp tác sắp tới có hiệu quả, chúng ta cần chuẩn bị đội ngũ cán 
bộ quản lý và nghiên cứu đủ trình độ làm việc với các đối tác, mạnh dạn hơn nữa đề xướng các 
sáng kiến hợp tác, tích cực chuẩn bị điều kiện tài chính cho việc tham gia hợp tác... 
50 
Thứ nhất, cần khai thác các mối quan hệ với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, họ 
có vai trò quan trọng trong mạng lưới liên kết của NIS. Tuy nhiên, vai trò này nhìn chung vẫn 
chưa phát huy tác dụng đáng kể ở nước ta. Để cải thiện tình hình, trong thời gian tới, hợp tác 
quốc tế về KHCN&ĐMST cần chú ý đến xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ hợp tác 
giữa doanh nghiệp trong nước với các công ty đa quốc gia; Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ 
KH&CN với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức hoạt động chung như 
chương trình, diễn đàn trao đổi, nhóm công tác; Có các biện pháp khuyến khích liên kết, liên 
doanh giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với các tổ chức nghiên cứu trong nước. 
Thứ hai, hợp tác quốc tế KHCN&ĐMST hướng vào giải quyết những vấn đề cụ thể của 
NIS. Trước đây chúng ta đã nỗ lực hoạt động sở hữu trí tuệ theo hƣớng đáp ứng các điều kiện 
quy định trong Hiệp định về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 
(TRIPS) nhằm sớm được gia nhập WTO, xây dựng cam kết thích hợp về sở hữu trí tuệ để thiết 
lập quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã phối 
hợp chặt chẽ hơn với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới trong việc cải thiện năng lực ĐMST của 
Việt Nam thông qua Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII), khiến chỉ số này của Việt Nam liên tục 
được tăng bậc, và xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Đây là hướng hợp tác rất 
hiệu quả để nâng cao năng lực, hiệu quả ĐMST và NIS cho Việt Nam. 
Thứ ba, gắn kết chặt chẽ hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST với các lĩnh vực khác. Đặc 
điểm của NIS là thống nhất giữa chính KH&CN với chính sách công nghiệp, thống nhất giữa 
hoạt động bên trong và hoạt động đối ngoại. Bởi vậy, cần chú ý tới gắn kết giữa hợp tác quốc 
tế về KH&CN và các hợp tác quốc tế khác. Chẳng hạn: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có hàm 
lượng tri thức và công nghệ cao cao nhằm khuyến khích gắn kết nghiên cứu - triển khai với sản 
xuất; Kết hợp chuyển giao công nghệ với đào tạo người quản lý và người lao động. 
KẾT LUẬN 
Ở các nước OECD và nhiều nước đang phát triển, NIS đã được hình thành từ vài chục 
năm nay, ngày càng được củng cố. Việc xây dựng và hoàn thiện NIS là một trong những trọng 
yếu nhằm phát triển mạnh KH&CN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc 
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra. NIS là công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao 
sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung, chủ yếu 
bằng ĐMST công nghệ. ĐMST được nhìn nhận như “chìa khóa” dẫn đến thành công trong thời 
đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế ĐMST như Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước đang 
theo đuổi. 
Bài học từ nghiên cứu NIS ở một số nước Đông Á cho thấy học hỏi là vấn đề sống còn để 
có được thành công. NIS của Việt Nam cần một cách nhìn năng động và áp dụng phù hợp với 
những thay đổi liên tục và rất nhanh của bối cảnh quốc tế và quốc gia. 
Biên soạn: Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Đánh giá đổi mới sáng tạo doanh nghiệp: Những kết quả bước đầu, Báó Khoa học và Phát 
triển, 13/09/2018; 
2. Đổi mới sáng tạo: Nhìn từ cuộc điều tra thí điểm đầu tiên tại Việt Nam, Báó Khoa học và 
Phát triển, 05/04/2019; 
3. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới ứng dụng công nghệ, Báó Khoa học và Phát triển, 
19/05/2016; 
4. Phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho 
Việt Nam, ThS. Hoàng Thị Thinh, 2014; 
5. Tái cấu trúc Chương trình KH&CN: Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo, 
CESTC, 17/10/2019; 
6. Tiếp tục đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, 
VietQ, 22/01/2020; 
Tiếng nước ngoài 
1. Assessing the efficiency of national innovation systems in developing countries 
2. Hyeri Choi and Hangjung Zo, 3/2019; 
3. Building a national innovation system: What can we learn from Korea? Kwang Wook 
Gang and Pier Abetti, 9/2012 
4. Foresight for Shaping National Innovation Systems in Developing Economies, Carlos 
Aguirre-Bastos, 2014; 
5. Global Innovation Index 2019, WIPO. 
6. Japanese Science and Technology Indicators 2019, National Institute of Science and 
Technology Policy, MEXT, 11/2019; 
7. How China Creates the Strongest Innovation System, BMI Think Tank, 12/2017; 
8. Mission-Oriented STI Policies in Korea, YongsukJang, Ph.D, 12/2018; 
9. National Innovation Systems in the United States and China - A Brief Review of the 
Literature, Aaron Melaas and Fang Zhang, 3/2016; 
10. Science & Technology Indicators of Korea, Volume 2019-1; 
11. The 5th Science and Technology Foresight (2016-2040), Korea Institute of S&T 
Evaluation and Planning (KISTEP), 4/2017; 
12. The National Innovation System of Japan, Oona Palmer, Uma Ilavarasan, Ella Mead, Ryan 
Keithahn, and Alyse Cronk Economics 354, 4/2018. 
13. The Methods of National Innovation Systems Assessing, International Review of 
Management and Marketing, 2016. 
14. The Global Competitiveness Report 2019, WEF; 
15. Universities in the National Innovation Systems: Emerging Innovation Landscapes in Asia-
Pacific, Venni V. Krishna, 8/2019; 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_he_thong_doi_moi_sang_tao_quoc_gia_o_mot_so_nuoc.pdf