Tài liệu Đánh giá hỗ trợ quốc gia tại Việt Nam
Bối cảnh, Mục Tiêu và Phạm Vi của công việc đánh giá
Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương với dân số khoảng 92 triệu người. Việt
Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 và có GNI bình quân đầu
người đạt trên 2000 đô la Mỹ vào năm 2014. Tầm quan trọng của Việt Nam trong vai trò thúc đẩy
sự phát triển của khu vực tiểu vùng sông Mekong đang được nâng cao. Mặt khác, song song với
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này, Việt nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách
thức. Mục tiêu của Bản đánh giá này là đánh giá tổng hợp Chính sách Hỗ trợ Phát triển Chính
thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam; từ đó đưa ra các kiến nghị và bài học kinh nghiệm
tham khảo cho việc lập và thực thi các chính sách ODA trong tương lai. Bản đánh giá bao trùm
“Kế hoạch viện trợ dành cho Việt Nam (bản năm 2009) và “Phương châm viện trợ cho nước
CHXHCN Việt Nam (năm 2012)”.
Tóm Tắt Kết Quả Đánh Giá
Quan điểm phát triển
(1) Tính thích hợp của Chính Sách
Chính sách hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trải rộng trên nhiều
lĩnh vực khác nhau bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường; và nhất quán với chiến lược phát triển
của Chính Phủ Việt Nam. Do vậy, có thể kết luận rằng tính thích hợp của các chính sách là cao.
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rất rõ đóng góp to lớn của của doanh nghiệp và chuyên gia Nhật
Bản vào hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản dành cho Việt Nam.
(2) Tính Hiệu Quả của Kết quả
Đối với các lĩnh vực trọng điểm của chương trình/dự án hỗ trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam
thì không có khó khăn nào đáng kể để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Tất cả kết quả
đều nằm trong phạm vi đã được đự đoán. Do đó, Đoàn đánh giá kết luận rằng tính hiệu quả của
dự án là cao. các dự án viện trợ tiêu biểu đã có kết quả trongviệc chuyển giao những kỹ thuật
tiên tiến, quy trình hoạt động có nhiều ưu điểm, và các phương pháp quản lý an toàn, v.v Đây
có thể được đánh giá là những đóng góp tích cực của ODA Nhật Bản.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đánh giá hỗ trợ quốc gia tại Việt Nam
Báo Cáo Đánh Giá của Bên Thứ Ba 2015 Bộ Ngoại Giao Nhật Bản Đánh Giá Hỗ Trợ Quốc Gia tại Việt Nam Tháng Hai 2016 Công ty Trách nhiệm hữu hạn AZSA Lời mở đầu Báo cáo này, với tựa đề “ Đánh giá hỗ trợ quốc gia tại Việt Nam”, đã được công ty trách nhiệm hữu hạn AZSA thực hiện dưới sự ủy thác của Bộ Ngoại Giao (MOFA) trong năm tài khóa 2015. Bắt đầu từ năm 1954, Nguồn vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA) của Nhật Bản đã đóng góp cho sự phát triển của các quốc gia đối tác và tìm ra giải pháp cho các vấn đề mang tính quốc tế qua các thời kỳ. Gần đây, cả ở Nhật Bản và cộng đồng quốc tế đều đang đòi hỏi việc thực hiện ODA phải hiệu quả và chất lượng hơn. MOFA tiến hành đánh giá ODA hằng năm, chủ yếu ở cấp chính sách với hai mục tiêu chính là: tăng cường quản lý vốn ODA và đảm bảo trách nhiệm giải trình của nguồn vốn. Các đánh giá do bên thứ ba thực hiện để tăng cường tính minh bạch và khách quan. Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện với mục tiêu rà soát lại chính sách tổng thể của Nhật Bản về hỗ trợ cho Việt Nam, bao gồm Chính sách hỗ trợ quốc gia cho Việt Nam, 2004 và 2009; rút ra những bài học kinh nghiệm từ đánh giá này để từ đó đưa ra những khuyến nghị để tham khảo trong hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ Việt Nam của Chính phủ Nhật Bản trong tương lai hiệu quả và hiệu suất hơn, và công bố kết quả đánh giá một cách rộng rãi để đảm bảo tính giải trình. Giáo sư Tatsufumi Yamagata - Tổng Thư ký , Viện Nghiên cứu kinh tế châu Á với tư cách là trưởng đoàn đánh giá giữ vai trò giám sát toàn bộ quá trình đánh giá. Giáo sư Kenta Goto - Khoa Kinh tế, trường Đại học Kansai với tư cách là cố vấn cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn của mình về Việt Nam. Cả hai vị giáo sư đã có những đóng góp to lớn từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thành báo cáo. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nghiên cứu ở cả Việt Nam và Nhật Bản, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác của MOFA, của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các tổ công tác ODA tại địa phương cũng như các cơ quan chính quyền tại Việt Nam và các nhà tài trợ. Chúng tôi xin nhân cơ hội này gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bên liên quan đến nghiên cứu này. Cuối cùng, Đoàn đánh giá xin lưu ý rằng những ý kiến trong báo cáo này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc lập trường của Chính phủ Nhật Bản. Tháng Hai 2016 Công ty TNHH AZSA Lưu ý: Báo cáo đánh giá bản tiếng Việt này là bản tóm tắt của Báo cáo “Đánh giá hỗ trợ quốc gia cho Việt Nam” bản tiếng Nhật. Báo cáo đánh giá quốc gia tại Việt nam (Tóm tắt) Người đánh giá (Đoàn đánh giá) Cầu Nhật Tân ・Trưởng đoàn đánh giá:Giáo sư Tatsufumi Yamagata, Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu kinh tế châu Á ・Cố vấn: Giáo sư Kenta Goto, Khoa Kinh Tế, ĐH Kansai ・Tư vấn: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) AZSA Thời gian nghiên cứu đánh giá: Tháng 8, 2015 – Tháng 2, 2016 Quốc gia khảo sát thực địa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Nguồn: Công ty TNHH IHI Infrastructure Systems) Bối cảnh, Mục Tiêu và Phạm Vi của công việc đánh giá Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương với dân số khoảng 92 triệu người. Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 và có GNI bình quân đầu người đạt trên 2000 đô la Mỹ vào năm 2014. Tầm quan trọng của Việt Nam trong vai trò thúc đẩy sự phát triển của khu vực tiểu vùng sông Mekong đang được nâng cao. Mặt khác, song song với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này, Việt nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Mục tiêu của Bản đánh giá này là đánh giá tổng hợp Chính sách Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam; từ đó đưa ra các kiến nghị và bài học kinh nghiệm tham khảo cho việc lập và thực thi các chính sách ODA trong tương lai. Bản đánh giá bao trùm “Kế hoạch viện trợ dành cho Việt Nam (bản năm 2009) và “Phương châm viện trợ cho nước CHXHCN Việt Nam (năm 2012)”. Tóm Tắt Kết Quả Đánh Giá Quan điểm phát triển (1) Tính thích hợp của Chính Sách Chính sách hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường; và nhất quán với chiến lược phát triển của Chính Phủ Việt Nam. Do vậy, có thể kết luận rằng tính thích hợp của các chính sách là cao. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rất rõ đóng góp to lớn của của doanh nghiệp và chuyên gia Nhật Bản vào hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản dành cho Việt Nam. (2) Tính Hiệu Quả của Kết quả Đối với các lĩnh vực trọng điểm của chương trình/dự án hỗ trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam thì không có khó khăn nào đáng kể để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Tất cả kết quả đều nằm trong phạm vi đã được đự đoán. Do đó, Đoàn đánh giá kết luận rằng tính hiệu quả của dự án là cao. các dự án viện trợ tiêu biểu đã có kết quả trongviệc chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến, quy trình hoạt động có nhiều ưu điểm, và các phương pháp quản lý an ... gian lận và tham nhũng liên quan đến ODA đã được xây dựng và thực hiện nhanh chóng và quyết liệt hơn. Những nỗ lực liên tục đó được ghi nhận là đã và đang mang lại những tiến triển khả quan. Trên nền tảng này, có thể đánh giá rằng gần như tất cả các quá trình được khảo sát đều được tiến hành đúng thời gian và cẩn trọng. Vì vậy, tính hợp lý của tiến trình được đánh giá cao. 23 Chương 4: Viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam: Đánh giá theo quan điểm ngoại giao Khi xem xét đánh giá theo quan điểm ngoại giao, viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam và mối quan hệ ngoại giao trong đó được phân tích dựa trên hai tiêu chí đánh giá, đó là “Tầm quan trọng ngoại giao” và “Tác động ngoại giao”. 4.1 Tầm quan trọng ngoại giao Về quan hệ song phương, Nhật Bản đã và đang là “Đđối tác chiến lược sâu rộng” của Việt Nam, với sự hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản đang là nước viện trợ ODA lớn nhất và là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam. 4.1.1 Quan hệ ngoại giao hướng tới Việt Nam của Nhật Bản Tính đến năm 2013, 40 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ song phương đó ngày càng trở nên gắn bó, gần gũi hơn sau chuyến thăm đến Nhật Bản của Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó vào tháng 3 năm 1993. Đáng lưu ý là kể từ năm 2006, một vài cuộc họp cấp cao cũng như các cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng bộ ngoại giao hai bên đã được tổ chức hàng năm. 4.1.2 Địa chính trị Hiện nay, sau thành tựu Việt Nam gia nhập WTO, những năm sắp tới đây sẽ là thời kỳ hết sức quan trọng cho Việt Nam bởi khi đó quốc gia này sẽ được quyết định xem thử liệu nó có đủ khả năng tiếp tục con đường tăng trưởng kinh tế bền vững mà không rơi vào vòng luẩn quẩn của một quốc gia có mức thu nhập trung bình hay không. Một yếu tố có tầm ảnh hưởng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cho sự phát triển của toàn bộ khu vực Châu Á đó là liệu Việt Nam có thể vượt qua những vấn đề về phát triển trong thời kỳ này hay không. Về vấn đề mở rộng đầu tư và thương mại đối với Nhật Bản và khu vực Mê Kông, các khu công nghiệp phát triển nhờ vào nguồn vốn ODA của Nhật Bản như khu công nghiệp Thăng Long và Khu công nghiệp Hải Phòng đang hoạt động làm cơ sở sản xuất cho các công ty của Nhật Bản khi đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA cũng đã được sử dụng để nâng cấp, cải tạo cơ sở cơ sở hạ tầng xã hội như đường sá, cảng biển, sân bay, hệ thống điện, nước và xử lý nước thải. 4.1.3 Các chuyến thăm cấp cao Nhật Bản-Việt Nam Kể từ 2006 đến nay, các quan chức cấp cao của Nhật Bản và Việt Nam đã tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau mỗi năm, cũng như tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh và các cuộc họp bộ trưởng bộ ngoại giao. Thông qua nhưng chuyến thăm, trao đổi thường xuyên này giữa hai quốc gia, tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nhật Bản cũng như 24 tầm quan trọng của Nhật Bản đối với Việt Nam trở nên rõ ràng hơn. 4.1.4 Kết luận về Tầm quan trọng quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam là đối tác chiến lược sâu rộng với các chuyến thăm trao đổi thường xuyên của lãnh đạo hai quốc gia. Nhiều cuộc họp thượng đỉnh cũng như cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao được tổ chức thường niên, qua đó thiết lập một mối quan hệ bang giao gần gũi. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là nước viện trợ ODA lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam. Có thể nói rằng Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng kinh tế và một thị trường đầy hứa hẹn, vì vậy quốc gia này mang tầm quan trọng ngoại giao rất cao. Trong khi phía Nhật Bản cương quyết ủng hộ biện pháp hòa bình tuân thủ Luật pháp quốc tế đối với các vấn đề liên quan tới Biển Đông mà Việt Nam hiện đang gặp phải, phía Việt Nam cũng đã bày tỏ sự cảm thông của mình đối với các chính sách của Nhật Bản liên quan tới các vấn đề Bắc Triều Tiên. Trên khía cạnh quản lý có hiệu quả các nguy cơ địa chính trị, hỗ trợ của Nhật Bản có tầm quan trọng ngoại giao đáng kể. 4.2 Tác động Ngoại giao Liên quan tới đánh giá tác động ngoại giao (hiệu ứng gợn sóng) mà viện trợ của Nhận Bản cho Việt nam mang lại, bài phân tích đã tập trung vào mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu rộng và các chuyến thăm trao đổi giữa Nhật Bản-Việt Nam, các kế hoạch hành động chung cũng như hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu giữa hai quốc gia. 4.2.1 Quan hệ kinh tế Nhật Bản-Việt Nam Sau khi Hiệp định đầu tư Nhật Bản-Việt Nam được ký kết vào tháng 11/2003, Hiệp định đối tác Kinh tế Nhật Bản-Việt Nam cũng được ký kết vào tháng12/ 2008 (bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/ 2009). Đây là Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) đầu tiên của Việt Nam và là EPA thứ 11 của Nhật Bản. Từ các cuộc phỏng vấn với cơ quan thuế vụ thuộc Bộ tài chính Việt Nam, có thể thấy rõ rằng mặc dầu trước đây thuế quan chưa thể bắt kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam kể từ khi nước này tham gia vào WTO, các thủ tục xuất nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan đã đang dần được rút ngắn và hiệu quả hơn nhờ vào Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (VNACCS) –đây là hệ thống được áp dụng nhờ viện trợ của Nhật Bản. Cơ sở hạ tầng kinh tế được cải thiện thông qua nguồn viện trợ ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. 4.2.2 Trao đổi nhân lực Nhật Bản-Việt Nam Trong khi số lượng du học sinh sinh viên từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến học tại Nhật Bản, vốn trước đây chiếm đa số trong tổng số du học sinh tại Nhật Bản, đang giảm dần đều mỗi năm, thì số lượng du học sinh Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. 25 Năm 2006, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là 2.119, xếp vị trí thứ 5 trong số các quốc gia, nhưng con số này đã tăng lên tới 26.439 vào năm 2014 (xếp vị trí thứ 2 trong số các quốc gia). Nhóm nghiên cứu đánh giá đã gặp một số cựu sinh viên tốt nghiệp tại Nhật Bản và hiện đang làm việc tại các tổ chức được khảo sát trong chuyến đi thực tế tại Việt Nam. 4.2.3 Kế hoạch hành động chung Nhật Bản-Việt Nam trên trường quốc tế Về vấn đề an ninh khu vực, Việt Nam đã hiểu và ý thức được rằng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định trong khu vực Đông Á cũng như khu vực Đông Nam Á. Đối với vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản, các quan chức hàng đầu của Việt Nam đã bày tỏ sự chia sẻ và ủng hộ chính phủ Nhật Bản. Thủ tướng Abe đã thông báo tình hình hiện tại trên khu vực Biển Đông, qua đó Nhật Bản bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực do hành động đơn phương bắt đầu đặt dàn khoan của Trung Quốc và đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của luật pháp. Như vậy thì Nhật Bản và Việt Nam có quan điểm chung về vấn đề an ninh khu vực Đông Á cũng như Đông Nam Á- là hai khu vực địa lý của hai quốc gia này. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Có thể đi đến kết luận rằng Việt Nam là một đối tác quan trọng để phía Nhật Bản tranh thủ sự ủng hộ đối với các chính sách ngoại giao của mình, và mối quan hệ song phương giữa hai nước đã góp phần củng cố vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế. 4.2.4 Sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản-Việt Nam Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam và trong năm này, khoảng 250 sự kiện trao đổi văn hóa đã được tổ chức ở cả Nhật Bản và Việt Nam, làm cho mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng sâu rộng hơn. Theo như trang mạng của Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tại Việt Nam, vào năm 2011, khi trận động đất kinh hoàng ở phía đông Nhật Bản xảy ra, một tổ chức cựu sinh viên dành cho các bạn nguyên là thực tập sinh đã thành lập diễn đàn kêu gọi sự ủng hộ dành cho nhân dân Nhật Bản. Một vị giám đốc của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam trước đây đã từng là thực tập sinh tại Nhật Bản đã kêu gọi quyên góp qua kênh truyền hình và chương trình được phát sóng dưới hình thức là chương trình từ thiện gây quỹ giúp các nạn nhân của thảm họa thiên tai. 4.2.5 Kết luận tác động Ngoại giao Nhật Bản đã và đang viện trợ cho Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực thông qua nhiều mô hình khác nhau bao gồm nguồn vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật, và chương trình viện trợ không hoàn lại dành cho các địa phương. Nguồn viện trợ này đã được tiến hành liên tục và ổn định trong nhiều năm, góp phần thúc đẩy mối 26 quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong tiến trình hội nhập. Kết quả của những mối quan hệ sâu rộng không chỉ về mặt kinh tế mà còn trên lĩnh vực giao lưu văn hóa, con người là chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ quan điểm chung về các vấn đề bán đảo Triều Tiên cũng như Biển Đông. Bên cạnh đó, đây có thể xem là một ví dụ tích cực về ảnh hưởng của quan hệ ngoại giao khi mà Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ của mình để Nhật Bản trở thành thành viện thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng góp phần củng cố vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế. Từ những kết luận ở trên, có thể thấy rằng hỗ trợ của Nhật Bản đang góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế cũng như các trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước, và tác động của quan hệ ngoại giao được đánh giá là cao. 27 Chương 5: Khuyến nghị và Các bài học kinh nghiệm 5.1 Khuyến nghị 5.1.1 Sử dụng mô hình viện trợ cho Việt Nam như là một yếu tố tiên phong cho hợp tác quốc tế Nhìn chung, viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã cho thấy một số các đặc điểm sẽ trở thành mô hình ODA của Nhật Bản tại các quốc gia khác. Cụ thể, các đặc điểm này bao gồm (1) chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và kiến thức kèm theo tạo nên bởi phương pháp quản lý theo phong cách Nhật Bản, (2) (không còn là bị động nữa mà) chuyển thành cam kết chủ động điều phối viện trợ, (3) áp dụng nhanh chóng các xu hướng hợp tác quốc tế mới như PPP (Đối tác công-tư), Đối tác chính quyền địa phương, và các chính sách về biến đổi khí hậu (REDD+, vvv.), (4) tiến hành các dự án quan trọng nhằm vào các nút giao thông đóng vai trò là trung tâm cho các hoạt động của người dân như sân bay, cảng biển, v tuyến đường huyết mạch, đi cùng với đó là quan hệ công chúng hiệu quả (nhìn từ quan điểm ngoại giao). Điều này có thể được chia sẻ giữa các cán bộ phụ trách hợp tác kinh tế của Đại Sứ quán Nhật Bản hay các chuyên gia Jica đóng tại các nước đang phát triển như là ví dụ cho việc thực hiện tốt ODA Nhật Bản. Qua đó cho thấy việc chính thức hóa các kiến thức tích lũy đa dạng do Nhật Bản tạo ra sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. 5.1.2 Thúc đẩy viện trợ cho các lĩnh vực xã hội một cách hiệu quả Trong khi ODA Nhật Bản được sử dụng hiệu quả cho cơ sở hạ tầng kinh tế, thì các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Y Tế và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam cho thấy hoạt động viện trợ của Nhật trong các lĩnh vực xã hội lại nhận được ít sự chú ý hơn. Đặc biệt, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực môi trường và chăm sóc sức khỏe cần được nhấn mạnh hơn. Các vấn đề về môi trường, đặc biệt là hiện tượng nóng lên toàn cầu đang nhận được sự tập trung chú ý của cộng đồng quốc tế. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang trở thành nước dẫn đầu trong Chương trình Hỗ trợ Ứng Phó với Biến đổi Khí hậu ở Việt Nam. Nhật Bản và Pháp đang dẫn đầu trong hoạt động gây quỹ cho Chương trình, và riêng Nhật Bản đóng góp khoảng ½ tổng số vốn quỹ được giải ngân ở lĩnh vực này. Do đó, thực tế Nhật Bản đóng vai trò hàng đầu trong việc giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu tại Việt Nam nên được chú ý và nêu bật hơn nữa. 5.1.3 Nỗ lực không ngừng nhằm xây dựng các biện pháp chống tiêu cực liên quan tới ODA Cả Việt Nam và Nhật Bản đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa tái diễn các sự cố gian lận và tham nhũng. Những biện pháp này đã được tăng cường sau vụ việc tiêu cực đưa và nhận hối lộ của Dự án xây dựng Đại lộ Đông tây Sài 28 Gòn và đưa hối lộ ở Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội. Để có thể loại bỏ hoàn toàn các hành vi gian lận và tham nhũng giữa các công ty Nhật Bản và chính phủ Việt Nam, chính phủ Nhật Bản cần phải triệt để triển khai “các giải pháp cải thiện”, “các biện pháp ngăn ngừa tái diễn” và luôn luôn chú ý duy trì cảnh báo giữa các bên liên quan. 5.2 Bài học kinh nghiệm Dưới đây là một vài điểm kết luận cuối cùng sẽ rất hữu ích cho tiến trình thực hiện các dự án ODA tương lai tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được các nước trên thế giới đánh giá cao. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được cho là bao gồm hai mặt: một mặt là mở rộng thị trường do thu nhập gia tăng (bên cầu) và mặt kia là tăng năng suất sản xuất (bên cung). Mặt mở rộng thị trường đã thu hút rất nhiều nhà tài trợ vào Việt Nam. Ngoài các nhà tài trợ là các quốc gia lân cận đang nổi trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á cũng được dự đoán sẽ gia nhập lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong tương lai gần (AIIB). Đối với mặt thứ hai là nâng cao năng suất sản xuất, có thể thấy rõ qua việc các công ty Việt Nam ngày càng thể hiện ý định tham gia vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Vì Nhật Bản đã tuyên bố rõ ràng sự quan tâm và lợi ích của quốc gia này đối với “Hiến chương Hợp tác phát triển” (02/ 2015), khảo sát thực tế của bản nghiên cứu đánh giá này giải thích rõ rằng chính phủ Việt Nam (cụ thể là Bộ Giao thông vận tải) cũng xem việc các công ty Việt Nam tham gia vào các dự án ODA Nhật Bản như là hiện thực hóa một phần lợi ích và sự quan tâm của quốc gia này. Xét viện trợ ODA Nhật Bản một cách tổng thể bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng thì Nhật Bản đã thúc đẩy viện trợ theo hướng tập trung vào nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp cho các bên tham gia vào các dự án ODA. Điều này đã được nêu rõ trong “Đối tác phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao” do thủ tướng Abe công bố vào 05/2015. Đây là một hướng đi rất quan trọng cho Nhật Bản trong thời gian tới khi Nhật Bản tham gia vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam dựa trên những đặc trưng của ODA Nhật Bản như tính chuyên nghiệp cao và chất lượng cao. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cần phải ý thức được rằng cả chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn quan tâm tới hạn chế chi phí trong tất cả các dự án, và rằng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, ví dụ như các nước tài trợ khác hay các công ty của Việt Nam. Để có thể vận hành trơn tru và tiến hành có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian tới, phía Nhật Bản phải thấy rõ được tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc nâng cao ý thức được “chia sẻ lợi ích quốc gia” với các nước khác cũng như là ý thức về hạn chế phí tổn. Đây chính là những bài học kinh nghiệm đáng lưu ý mà nhóm nghiên cứu đánh giá đã đúc rút được.
File đính kèm:
- tai_lieu_danh_gia_ho_tro_quoc_gia_tai_viet_nam.pdf