Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam

Bối cảnh

Những thành công của Chính phủ Việt Nam trong đối mới kinh tế và hiện đại hóa đã giúp Việt Nam trở

thành một trong những nước phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Những chính sách đổi mới ban đầu của

công cuộc Đổi Mới vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã tập trung vào việc giao ruộng đất của các

hợp tác xã nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân. Việc này mang đến sự tăng trưởng rõ ràng trong sản

xuất, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới vào thời gian đó. Những chính sách

tiếp theo trong những năm 90 của thế kỷ trước đã tập trung vào công nghiệp hóa, dẫn tới kết quả làm giảm

đáng kể tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế đất nước xuống còn 20% GDP vào năm 2007 và tăng tỷ lệ

đóng góp của công nghiệp và dịch vụ vào năm 2007 tương ứng là 42% GDP và 38% GDP. Là một phần

của quá trình này, một lượng đáng kể đất đai đã chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

và sự chuyển dịch tương ứng về người sử dụng đất.

Pháp luật và chính sách đất đai đã thường xuyên được đổi mới để tìm ra những giải pháp thực tế nhằm kết

hợp giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa về sở hữu đất đai với những yêu cầu và áp lực của một nền kinh tế thị

trường hiện đại đang nổi lên, cần xác định lại và chính xác hóa mối quan hệ giữa đất đai, con người, nhà

đầu tư và Nhà nước (xem Bảng 1).

Tuy vậy, mặc dù thường xuyên điều chỉnh khung luật pháp để hoàn thiện lĩnh vực quản lý đất đai, Bộ Tài

nguyên Môi trường đã nhận được hơn 30.000 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của dân gửi tới

từ 2003 tới 2006. Số lượng khiếu kiện tăng đều đặn và sự không vừa lòng của những người bị ảnh hưởng

cũng như của nhà đầu tư chứng tỏ sự cần thiết của việc tiếp tục làm rành mạch và chi tiết đối với các quy

định của pháp luật về đất đai.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu sự trợ giúp từ các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế trong việc nghiên

cứu những vấn đề này và đưa ra những khuyến nghị về hoàn thiện pháp luật trong quá trình sửa đổi, bổ

sung Luật Đất đai. Bản kiến nghị chính sách này được hình thành dựa trên nghiên cứu do Ngân hàng Thế

giới tài trợ với sự hợp tác của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mục tiêu của

nghiên cứu là đánh giá những vấn đề có liên quan đến cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện và không tự

nguyện được quy định trong pháp luật, chính sách hiện hành và việc thực thi những quy định đó. Việc đề

xuất những bước hoàn thiện sẽ được xem xét trong quá trình chuẩn bị dự thảo Luật Đất đai mà dự định sẽ

được Quốc hội xem xét và thông qua trước năm 2013.

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 242 trang baonam 11200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam

Tài liệu Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển đất đai tự nguyện ở Việt Nam
Hà Nội - 2011
Ngân hàng Thế giới
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
iẤn phẩm này là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam với chủ đề “Xã 
hội và các xung đột đất đai” nhằm hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường cải thiện chính sách và thực tiễn 
về thu hồi và chuyển dịch đất đai để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong quá trình đô thị hóa và công 
nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng hiện nay.
Ba báo cáo trong ấn phẩm (Báo cáo 1 - Đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế 
chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam; Báo cáo 2 - Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi 
thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam; Báo cáo 3 - Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại 
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam) do Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đặng 
Hùng Võ, tư vấn độc lập (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện với sự hợp tác của 
một số chuyên gia làm việc tại Tổng cục Quản lý Đất đai, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nghiên cứu 
điểm trong báo cáo thứ hai và thứ ba do Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện. 
Trưởng nhóm nghiên cứu là Tiến sỹ Phạm Thị Mộng Hoa, chuyên gia cao cấp về phát triển xã hội, Văn 
phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Báo cáo thứ nhất được hoàn thành trong năm 2009 và hai báo cáo còn lại được hoàn thành trong năm 2010 
và 2011. Các chuyên gia phản biện là: ông Reidar Kvam, cố vấn về các chính sách an toàn của vùng Mỹ 
La-tinh và ông Jose Vicente Zevallos, chuyên gia cao cấp về phát triển xã hội, đối với báo cáo thứ nhất; ông 
Jonathan Lindsay, Luật sư cao cấp và Keith Clifford Bell, chuyên gia cao cấp về chính sách đất đai (Ngân 
hàng Thế giới), đối với báo cáo thứ hai và thứ ba. Nhóm nghiên cứu cũng nhận được góp ý từ bà Nina 
Bhatt, chuyên gia về phát triển xã hội (Ngân hàng thế giới), cho báo cáo thứ nhất; từ ông Paul Munro-Faure, 
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), cho báo cáo thứ hai; và từ ông Sanjay Agarwal, chuyên gia về phát 
triển xã hội (Ngân hàng thế giới), cho báo cáo thứ ba. Nhóm nghiên cứu cũng đồng thời lấy ý kiến của các 
chuyên gia trong nước: Tiến sỹ Nguyễn Đình Bồng (Phó Chủ tịch, Hội Khoa học đất Việt Nam) và Tiến sỹ 
Phạm Đức Phong (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính) đối với báo cáo thứ hai; ông 
Lê Đình Đấu (nguyên Phó tổng Thanh tra Chính phủ), Luật sư Hoàng Ngọc Giao (Phó Viện trưởng, Viện 
nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển) và Tiến sỹ, Luật sư Nguyễn Văn Lạng (nguyên Phó chánh 
Thanh tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường), đối với báo cáo thứ ba. Ngoài ra, tại các Hội thảo tham vấn tổ 
chức vào tháng 6 năm 2009 (cho báo cáo thứ nhất) và tháng 5 năm 2011 (cho báo cáo thứ hai và báo cáo 
thứ ba), nhóm nghiên cứu cũng nhận được góp ý và phản hồi từ các chuyên gia về đất đai thuộc nhiều cơ 
quan, tổ chức. Tổng cục Quản lý Đất đai đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức các hội thảo này tại 
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thảo luận các phát hiện và đề xuất của các báo cáo. Đinh Thúy 
Quyên và Nguyễn Thu Phương (Ngân hàng Thế giới) hỗ trợ công việc hậu cần và ông Mel Blunt giúp biên 
tập bản tiếng Anh của các báo cáo.
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn các cá nhân và tổ chức nói trên đã góp phần quan trọng giúp chuẩn 
bị và hoàn thiện các báo cáo. Chúng tôi rất biết ơn ông Daniel Gibson đã hướng dẫn và góp ý cho các báo 
Lời cảm ơn
ii
cáo. Chúng tôi xin được bầy tỏ lời cảm ơn đặc biệt về sự hỗ trợ hiệu quả của bà Victoria Kwakwa, Giám đốc 
Quốc gia; bà Hoonae Kim, nguyên Giám đốc Chương trình Phát triển bền vững và bà Jennifer Sara, Giám 
đốc Chương trình Phát triển bền vững; ông Douglas J. Graham, nguyên Điều phối viên Ban Môi trường và 
Xã hội và bà Pilar Larreamendy, Điều phối viên Ban Xã hội của Ngân hàng Thế giới tại Việt nam. 
Các tác giả là người chịu trách nhiệm cho tất cả những nhầm lẫn nếu có. Các quan điểm thể hiện trong báo 
cáo này hoàn toàn là những quan điểm của các tác giả.
iii
iv
vmục Lục
Lời cảm ơn ....................................................................................................................................................i
mục lục ....................................................................................................................................................... iii
Từ viết tắt ....................................................................................................................................................xi
Thuật ngữ ................................................................... ... rong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và những cam kết trong khuôn khổ Tổ 
chức Thương mại Thế giới. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cũng bắt đầu được tiến hành để Quốc hội 
có thể thông qua vào năm 2013, trong đó việc đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai là 
một trong những trọng tâm. 
Hiện tại, tình trạng khiếu nại hành chính của những người bị thiệt hại do các dự án đầu tư gây ra đang 
chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 90%) tổng số tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Một mặt do cơ chế giải 
quyết khiếu nại về đất đai nói chung hiện nay chưa phù hợp nên những khiếu nại cũ chưa giải quyết xong 
thì khiếu nại mới lại tăng lên cùng với diện tích đất bị thu hồi. Mặt khác, hệ thống giải quyết khiếu nại hành 
chính của Việt Nam cũng chưa phân định rõ các loại khiếu nại khác nhau do các cơ quan có thẩm quyền 
khác nhau giải quyết nên làm cho bức tranh khiếu nại của dân càng trở nên phức tạp. Người khiếu nại có 
nhận thức pháp luật chưa cao nên cũng không biết rõ điều mình khiếu nại cần chuyển tới đâu để giải quyết. 
Nghiên cứu này đã phân tích: (i) hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về khiếu nại, về đất đai và 
việc thực thi các pháp luật này trên thực tế; (ii) kinh nghiệm quốc tế về xây dựng hệ thống pháp luật về 
khiếu nại và giải quyết khiếu nại, về cơ chế giải quyết bức xúc của người bị thiệt hại do các dự án đầu tư 
gây ra; (iii) kết quả nghiên cứu điểm về tình trạng khiếu nại của người bị thiệt hại do các dự án đầu tư gây 
ra ở một số dự án tại Việt Nam. Từ những phân tích này, nghiên cứu đã đề xuất: (i) cơ chế phù hợp để giải 
quyết các bức xúc của những người bị thiệt hại do các dự án đầu tư gây ra; (ii) hướng đổi mới phù hợp để 
hoàn chỉnh cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam; (iii) những điểm cần sửa đổi, bổ sung ngay 
trong hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại của Việt Nam.
Các đề xuất của nghiên cứu này được đưa ra dựa trên các nguyên tắc chủ yếu bao gồm:
• Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải độc lập với hệ thống hành chính.
• Cần bảo đảm quyền được khiếu nại hành chính của người khiếu nại ít nhất là 2 lần lên các cơ quan có 
thẩm quyền giải quyết trước khi thực hiện quyền khởi kiện ra tòa án hành chính.
• Việc giải quyết các bức xúc của dân cần bảo đảm các chuẩn mực quốc tế bao gồm: công bằng, khách 
quan và độc lập, đơn giản và dễ tiếp cận, được đáp ứng và có hiệu quả, có sự tham gia của cộng đồng.
• Bức xúc của người bị thiệt hại do các dự án đầu tư gây ra cần được phân chia ra các trường hợp theo 
thẩm quyền giải quyết, cụ thể bao gồm:
 > Bức xúc về những thiệt hại do quá trình thi công dự án gây ra do Ban Quản lý dự án giải quyết, 
đây không phải là các khiếu nại hành chính.
6. KẾT LUận
212
CƠ CHẾ NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ CHUYỂN DỊCH ĐẤT ĐAI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM
 > Bức xúc về quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định 
cư do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, đây là các khiếu nại hành chính.
 > Bức xúc về các quyết định giá đất do Hội đồng định giá đất đai và bất động sản giải quyết47, đây 
là khiếu nại không thuộc phạm vi hành chính.
 > Bức xúc về việc thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt do Hội 
đồng giải quyết bức xúc (GRC) giải quyết (ở mức độ dự án), đây là các khiếu nại có thể giải quyết 
được trước khi trở thành khiếu nại hành chính.
Nghiên cứu này đã đề xuất cụ thể một cơ chế giải quyết các bức xúc (GRM) của những người bị thiệt hại 
do dự án đầu tư gây ra, gồm cả dự thảo những điều chủ yếu của một Nghị định của Chính phủ về hướng 
dẫn thực hiện cơ chế này. Trong cơ chế này, các dự án đầu tư cần thành lập một đơn vị chịu trách nhiệm 
thực hiện cơ chế GRM với nhiệm vụ tiếp nhận mọi bức xúc của những người bị thiệt hại, phân loại, giúp đỡ 
người có bức xúc gửi đơn tới đúng các cơ quan có thẩm quyền (các bức xúc về thiệt hại do thi công dự án 
gây ra gửi tới PMU; các bức xúc về quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, 
hỗ trợ, tái định cư gửi tới Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; các bức xúc về định giá đất gửi về Hội đồng 
định giá đất đai và bất động sản) và trực tiếp thụ lý các bức xúc về thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, 
tái định cư để trình lên Hội đồng giải quyết bức xúc (GRC) cấp huyện quyết định. Khi người có bức xúc 
không đồng ý với quyết định này mới chính thức thực hiện các thủ tục của khiếu nại hành chính. Đây là đề 
xuất trọng tâm của nghiên cứu nhằm tạo một bộ lọc tốt ở mức các dự án đầu tư nhằm làm giảm số lượng 
khiếu nại trước khi trở thành các khiếu nại hành chính.
Nghiên cứu này cũng thảo luận và đề xuất lộ trình đổi mới Luật Khiếu nại của Việt Nam theo hướng tiếp 
cận từng bước tới hệ thống tài phán hành chính. Tiếp theo nghiên cứu này cũng đã đề xuất những nội dung 
của pháp luật hiện hành về khiếu nại cần sửa đổi, bổ sung ngay nhằm tạo hệ thống hiệu quả hơn trong giải 
quyết khiếu nại hành chính của dân. 
Nghiên cứu này được coi như một đóng góp chung cho quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về khiếu nại 
hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam. Nghiên cứu còn có mục đích xây dựng một cơ 
chế phù hợp để giải quyết bức xúc của người bị thiệt hại do dự án gây ra ở mức dự án, nhằm làm giảm các 
khiếu nại của dân trước khi trở thành một khiếu nại hành chính và tạo điều kiện thực hiện dự án thuận lợi 
hơn, đúng tiến độ hơn. 
213
BÁO CÁO 3: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi ...
1. Báo cáo của Thanh tra Chính phủ tại Hội nghị Tổng kết thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW tại Hà Nội ngày 
10-11/10/2005. 
2. Báo cáo năm 2006 của Chính phủ lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình giải quyết khiếu nại, 
tố cáo của dân.
3. Báo cáo Tổng kết ngày 7/10/2005 về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW về pháp luật khiếu nại, tố cáo.
4. Edwin Felter (Thẩm phán Cao cấp Luật Hành chính, Tòa Hành chính Bang Colorado), Giới thiệu về 
hệ thống giải quyết khiếu nại hành chính của Hoa Kỳ trong đợt tập huấn về Hiệp định Thương mại 
Việt - Mỹ tại Dự án STAR, tháng 12 năm 2003.
5. Hoàng Ngọc Giao, 2009, Cơ chế giải quyết khiếu nại thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Công an 
nhân dân.
6. International Finance Corporation, 2009, Addressing Grievances from Project-Affected Communities.
7. The World Bank, Social Development Department, 2009, Feedback Matters - Designing Effective 
Grievance Redress Mechanisms.
TÀi LiỆU THAm KHảO
214
cHú THÍcH
1 Nghị định số 84/2007/NĐ`-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất, thu hồi đất, quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi 
đất và giải quyết các khiếu nại về đất đai.
2 Tờ trình số 22/CP-TTr ngày 22/05/2006 của Chính phủ lên Quốc hội về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 
2006 - 2010.
3 Đặng Hùng Võ, Tranh chấp và khiếu nại kéo dài về đất đai: nguyên nhân từ thực thi pháp luật về đất đai, 
Báo cáo tại Hội thảo về tình trạng tranh chấp và khiếu nại kéo dài về đất đai hiện nay: thực trạng và giải 
pháp, Hội thảo do Văn phòng Quốc hội tổ chức, Buôn Mê Thuật, 8-9 tháng 10, 2008.
4 Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Cause of the Wealth of Nations, London, Methuen and Co., 
Ltd., ad. Edwin Cannan, 1904 (first published in 1776).
5 David Ricardo, On the Principles of Political Economy and Taxation, London, John Murray, 1921 (first 
published in 1817). 
6 Karl Marx and Frederick Engels, Capital, National Publishing House of Politics, Moscow, 1955 (first 
published: Volume 1 - 1867, Volume 2 - 1885, Volume 3 - 1894). 
7 The World Bank, 2006, Land Law Reform, Achieving Development Policy Objectives, prepared by John 
W. Bruce, Renée Giovarelli, Leonard Rolfes, Jr., David Bledsoe, Robert Mitchell. 
8 James B. London and Nicole L. Hill, Land Conversion in South Carolina: State Makes the Top 10 List, 
Clemson University, 2000. 
9 Rất nhiều bài báo đã viết về tình trạng này đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
10 Quyết định số 1115/QĐ-TTg ngày 25/11/2002 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội giai 
đoạn 2001-2005.
11 Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của thành phố Hà Nội. 
12 Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội), Quản lý đất đai: những khía cạnh đặc thù, Báo 
điện tử VietnamNet ngày 06/08/2007. 
13 Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Hội nghị ngành tài nguyên và môi trường tháng 
3/2006 và Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2008. 
14 Nhà tái định cư ở Hà Nội: xuống cấp trầm trọng trong 5 - 7 năm tới, Báo Tuổi trẻ, 24/06/2006, và rất 
nhiều bài báo khác nói về đề tài này đã công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
15 Báo cáo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của thành phố Đà Nẵng.
215
16 Padeco Co. Ltd., 2007, For the World Bank: The Evolving Role of World Bank Urban Shelter Project - 
Addressing Land Market and Economy-Wide Constraints, City-Specific Report - Da Nang.
17 Báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tại kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân 
thành phố Hồ Chí Minh (ngày 11/07/2006).
18 Nghị quyết số 57 ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
19 Đào Trung Chính, Một vài vấn đề về tình trạng tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai, Báo cáo tại Hội 
thảo về tình trạng tranh chấp và khiếu nại kéo dài về đất đai hiện nay: thực trạng và giải pháp, Hội thảo do 
Văn phòng Quốc hội tổ chức, Buôn Mê Thuật, 8-9 tháng 10, 2008.
20 The World Bank, 2011, Involuntary Resettlement, OP/BP 4.12 (www.worldbank.org). 
21 Rew A., Fisher E., Pandey, 2000, Addressing Policy Constraints and Improving Outcomes in Development-
Induced Displacement and Resettlement Projects. A review prepared for ESCOR and the Refugee Study 
Centre, University of Oxford (www.reliefweb.int). 
22 Asian Development Bank, 1998, Handbook on Resettlement: A guide to good practice (www.adb.org). 
23 - The WB Group, 2002, Benefit Sharing from Dam Projects, Final report of desk study. Prepared by 
Dominique Égré, Vincent Roquet, Carine Durocher.
 - UNEP, Dam and Development Project, 2006, Compensation Policy Issue: Monetary compensation for 
lost assets and loss of access to resources, livelihood restoration and enhancement, community development 
and catchment development. Prepared by Vincent Roquet, Carine Durocher.
 - Asian Development Bank, 2007, Benefit Sharing Mechanisms for People Adversely Affected by Power 
Generation Projects in Viet Nam, Final report of Project TA-4689 (VIE). Prepared by Lawrence J.M. Haas, 
Dang Vu Tung.
 - The World Bank Safeguard Training, 2008, Benefit Sharing & Hydropower: Enhancing Development 
Benefits of Hydropower Investments, Background Lessons Learned and Recent Trends in Hydropower 
Benefit Sharing. Prepared by Peter Leonard, Daryl Fields, Navin Rai, Elena Correa. 
24 - The World Bank, Guidance Note on Urban Resettlement, 2008, Prepared by F.Giovannetti.
 - The World Bank Group, The Evolving Role of World Bank Urban Shelter Projects: Addressing Land 
Market and Economy-Wide Constraints, 2007, Prepared by Padeco Co. Ltd. 
25 The World Bank, 2007, EAP Sustainable Development on the Urban Fringe, Vietnam Country Case 
Study. 
26 Archer R., 1999, Land Pooling and Readjustment: Examples from Asia.
27 Viện Nghiên cứu Kiến trúc, 2006, Đề tài khoa học: Giải pháp điều chỉnh lại đất đai áp dụng vào giải tỏa 
các trục và nút đường giao thông tại các đô thị.
28 Adusumilli A., 1999, Partnership Approaches in India.
29 Số liệu thống kê do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố.
30 Nghị quyết số 07-NQ/HNTW ngày 30/7/1994 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
khóa VII về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.
31 Chính phủ quy định khung giá đất theo từng loại đất tại Nghị định này và giao cho Ủy ban nhân dân cấp 
tỉnh quy định bảng giá cụ thể trên nguyên tắc không thấp hơn giá sàn và không cao hơn giá trần của khung 
216
giá; đối với đất tại khu vực đô thị được nhân giá đất theo khung giá đất và hệ số K có giá trị từ 0,8 tới 1,2 
cho phù hợp với vị trí và điều kiện hạ tầng cụ thể.
32 Phương pháp 1 và 2 được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP 
ngày 16/11/2004. Phương pháp 3 và 4 được quy định tại khoản 3 điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP 
ngày 17/07/2007.
33 R.O. Rost and H.G. Collins, 1993, Land valuation and compensation in Australia, Australian Institute of 
Valuers and Land Economists. 
34 Hiến pháp Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan); Luật Chiếm giữ đất đai và Luật về Bình quân địa quyền 
(Đài Loan). 
35 Tzu-Chin Lin, Stephen D. Roach, 2008, The Materialization of Protection of Property Rights through 
Just Compensation - Experiences from Taiwan and California, The 24th Pan Pacific Congress of Real 
Estate Appraisers, Valuers and Counselors. 
36 Richard Grover, Ion Anghel, Béla Berdar, Mikhail Soloviev, Aleksei Zavyalov, 2007, Compulsory 
Purchase in the Transitional Countries of Central and Eastern Europe, FIG-Commission 6 Seminar on 
Compulsory Purchase and Compensation, Helsinki, September 6-8, 2007.
37 Ewa Kucharska-Stasiak, 2007, Inadequacy of valuation in expropriation processes - the case of Poland, 
FIG-Commission 6 Seminar on Compulsory Purchase and Compensation, Helsinki, September 6-8, 2007.
38 Sopon Pornchokchai, 2005, Status-quo, Problems and Solutions, International Workshop - Valuation in 
Vietnam 10th Jun., Hanoi.
39 The Land Development Organizations can sign contracts with organizations providing services related 
to compensation, site clearance in order for them to carry out the compensation, support and resettlement 
plan.
40 Hoàng Ngọc Giao, 2009, Cơ chế giải quyết khiếu nại thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Công an 
nhân dân. 
41 Báo cáo Tổng kết ngày 7/10/2005 về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW về pháp luật khiếu nại, tố cáo.
42 Báo cáo năm 2006 của Chính phủ lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình giải quyết khiếu nại, tố 
cáo của dân. 
43 Báo cáo của Thanh tra Chính phủ tại Hội nghị Tổng kết thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW tại Hà Nội ngày 
10-11/10/2005. 
44 Edwin Felter (Thẩm phán Cao cấp Luật Hành chính, Tòa Hành chính Bang Colorado), Giới thiệu về hệ 
thống giải quyết khiếu nại hành chính của Hoa Kỳ trong đợt tập huấn về Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ 
tại Dự án STAR, tháng 12 năm 2003.
45 The World Bank, Social Development Department, 2009, Feedback Matters - Designing Effective 
Grievance Redress Mechanisms. 
 46 International Finance Corporation, 2009, Addressing Grievances from Project-Affected Communities.
47 Đề xuất giải pháp tại Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 
Việt Nam (kết quả nghiên cứu thứ hai trong cuốn sách này).

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_co_che_nha_nuoc_thu_hoi_dat_va_chuyen_dat_dai_tu_ng.pdf